Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Nhân Dân Bất Diệt - Chương 14

Nhân Dân Bất Diệt

Tác giả: Vasily Grossman
Người dịch: Trần Mai Chính
NXB Quân Đội Nhân Dân - Năm 1963

Ở Bộ Tư Lệnh Mặt Trận

Bộ tư lệnh mặt trận đóng trong rừng. Nhân viên phòng tác chiến, phòng tình báo, cơ quan chính trị và hậu cần sống dưới những chiếc lều vải và trong những hầm ngụy trang lá xanh, Bàn làm việc kê dưới những cây dẻ um tùm. Trên con đường mòn trải đầy quả thông như trong chuyện cổ tích, các đồng chí công vụ đi tới, đổ mực vào lọ. Buổi sáng, tiếng máy chữ đập rào rào, dưới đám lá cây ướt đẫm sương, át cá tiếng chim hót; sâu trong các bụi rậm thấp thoáng những mái đầu phụ nữ tóc hoe hoe; nghe có tiếng cười của các chị và giọng gắt gỏng của các nhân viên văn phòng. Trong một cái hầm tối và cao kê nhiều bàn to trên phủ đầy bản đồ. Xung quanh chỗ trú ẩn, các đồng chí cảnh vệ đi đi lại lại; người thường trực ngồi ngoài cửa cắm những tờ giấy thông hành vào đầu chiếc đinh đóng vào thân cây trăn cổ thụ. Ban đêm, những gốc cây gãy ngang đất sáng lên những ánh xanh xanh. Dù đóng trong những gian phòng cổ kính của một 1ãnh chúa Ba Lan, hoặc trong những ngôi nhà nhỏ của một cái làng to, hay ở trong rừng, ở đâu cơ quan tham mưu cũng sống một cuộc đời giống như vậy. Chính bản thân khu rừng cũng có một cuộc sống riêng của nó: những con sóc đi nhặt lương thực chuẩn bị cho mùa rét. Chúng nhảy nhót, làm rơi quả thông xuống đầu những người đánh máy chữ, Chim gõ kiến lấy mỏ mổ vào những thân cây và giết chết sâu non. Quạ ô sục sạo trên ngọn những cây sến, trám, bồ đề. Chim non tập bay. Hàng triệu những con kiến nâu và đen, những con bọ hung có sừng và những con giáp trùng chạy đi kiếm ăn.
Chốc chốc, máy bay “Mét-xe-smit” lại xuất hiện trên bầu trời; chúng bay lượn trên rừng cây do thám tình hình bộ đội và những cơ quan chỉ huy.
-  Má-á-a-a-y bay! - Các đồng chí cảnh vệ kêu to.
Những người đánh máy thu dọn bàn; trùm lên đầu chiếc khăn tay màu sẫm; các sĩ quan bỏ mũ cát-két để khỏi lộ những vành lưỡi trai sáng loáng; người thợ cạo của cơ quan tham mưu vội vã xếp gọn những cái khăn trắng và chùi bọt xà-phòng trên má khách hàng; các chị phục vụ che kín những đĩa thức ăn nấu cho bữa tới lặng như tờ: chỉ còn nghe thấy tiếng động cơ nổ giòn và từ giữa dải rừng thông bao vây lấy quả đồi cát nơi đặt chỉ huy sở pháo binh, vang lên giọng nói ngọt ngào và vui vẻ của vị tướng pháo binh đang trao đổi tình hình với cấp dưới.
Và người ta mang tới gian hầm trụ sở Hội đồng quân sự, y hệt như trước đây trong gian buồng tranh tối tranh sáng và trần xây vòm giống như kiểu lâu đài một đĩa táo xanh cho tư lệnh trưởng và những hộp thuốc lá “Cao nguyên phương bắc” cho các ủy viên hội đồng.
Bộ tư lệnh mặt trận đóng cách tiền duyên bốn mươi cây số. Buổi chiều, khi gió lặng và ngọn cây không xào xạc nữa, người ta nghe thấy tiếng đại bác nổ rõ mồn một; Đồng chí tham mưu trưởng cho rằng cần phải di chuyển Bộ tư 1ệnh lùi về đằng sau độ bảy, tám mươi cây số; nhưng tư lệnh trưởng không tỏ vẻ vội vã, ông thích ở gần mặt trận để tiện xuống các sư đoàn và các trung đoàn luôn. Ở như thế ông có thể chỉ huy chiến đấu sát và chỉ bốn mươi phút sau lại có thể trở về chỉ huy sở, đứng trước tấm bản đồ lớn.
Hôm đó, trong chỉ huy sở Bộ tư lệnh, người ta xao xuyến lắm. Nhiều binh đoàn thiết giáp Đức đã tiến về phía con sông. Có tin đồn là đã thoáng nhìn thấy lính mô-tô Đức ở bên kia dòng nước. Có lẽ chúng đã tổ chúc vượt sông bằng những ca-nô bẹt, lớn và phát triển đến tận mép khu rừng chỉ huy sở mặt trận. Lúc tham mưu trưởng vào báo cáo tình hình đó với tư lệnh trưởng Ê-rê-min thì ông đang hái hạt dẻ.
Các sĩ quan tham mưu kéo tới, cùng với đồng chí chính ủy; họ dò xét, không phải là không hoảng hốt, bộ mặt của tư lệnh trưởng. Những tin tức đó không gây một ấn tượng nào đối với Ê-rê-min cả. Ông gật đầu tỏ vẻ hiểu những điều mà cơ quan tham mưu vừa báo cáo với ông, và bảo đồng chí sĩ quan phụ tá:
- La-da-rép, vít hộ mình cái cành kia, đấy, chỗ đó ít ra cũng có đến ba chục hạt.
Các sĩ quan, vây kín xung quanh, quan sát Ê-rê-min đang chăm chú bứt hạt dẻ. Mắt ông tốt lắm thì phải, vì không một hạt nào lọt qua, cả những hạt khuất kín trong những chùm vỏ xanh dưới đám lá gai góc. Bài học về đức tính trầm tĩnh ấy kéo dài khá lâu.
Sau đó, vị tướng bước mạnh đến gần các sĩ quan đang chờ đợi ông và nói:
- Tôi biết, tôi biết vì sao các đồng chí tới Bộ tư lệnh. Ở đâu vẫn cứ ở đấy, không đi đâu cả; tôi đề nghị với các đồng chí là từ nay trở đi, các đổng chí chỉ đến chỗ tôi khi nào tôi triệu tập.
Các sĩ quan, thẹn thùng, bối rối, quay lui. Mấy phút sau, đồng chí sĩ quan phụ tá đến báo cáo rằng quân đoàn trưởng Xa-ma-rin đang đợi ở máy nói.
Ê-rê-min trở về nhà.
Ông nghe Xa-ma-rin nói, chốc chốc lại điểm một tiêng “tốt, tốt”. Và, vẫn cái giọng thốt lên tiếng “tốt, tốt”, ông bảo;
- Lắng nghe đây, Xa-ma-rin, các đơn vị bị thiệt hại nhiều là một chuyện, nhưng nhiệm vụ mà tôi đã trao cho đồng chí thì dù có chết hết, chỉ còn một mình đồng chí cũng phải hoàn thành. Hiểu chưa?
Đoạn:
- Hiểu rõ thế là tốt.
Và ông đặt ống nói xuống.
Sê-rê-nít-sen-cô đã nghe thấy cuộc đàm thoại, nói:
- Tình hình chỗ Xa-ma-rin chắc có vẻ khó khăn. Nếu không đã không phải gọi dây nói.
- Đúng, Xa-ma-rin rắn như đá. - Đại tướng nói.
- Quả thế. Dẫu sao mai tôi cũng cứ đến thăm đồng chí ấy.
- Trời hôm nay mới đẹp làm sao, chà! Anh có thích hạt dẻ không? Tay tôi hái đấy.
- Tôi biết. - Sê-rê-nít-sen-cô vừa nói vừa nở nụ cười.
Ông lấy một nắm hạt dẻ.
- Anh thấy không? - Vị tướng hỏi một cách hăm hở. - Anh em vừa nghe nói đến lính mô-tô đã ngỡ tôi sắp di chuyển chỉ huy sở.
- Không sao, không sao đâu, - Sê-rê-nít-sen-cô nói. - tôi thấy thế này: đầu tiên một sĩ quan đến trình diện, áo mới, mặt mày nhẵn nhụi, tay trắng trẻo nhưng mắt nhìn thì do dự. Lúc đó tôi nghĩ bụng: chắc hẳn anh chàng vừa ở Viện hàn lâm quân sự ra. Nhưng rồi tôi thấy mỗi ngày anh ta một khác, mũi mọc lông ra, tay sém đen. Cái áo không còn phẳng phiu nữa, mặt thì rám nắng, đến lông mày cũng bạc màu. Thế là, gần gũi xem xét và tìm hiểu thì thấy da anh ta đã dạn dày nắng gió và bên trong, anh ta cũng đã được rèn luyện tốt.
- Đúng, - Tư lệnh trưởng nói. - đúng thế không sai. Nhưng, thật ra tôi cho rằng chằng có gì đáng tự hào đối với những người đã học tập được cách chiến đấu, đã trở thành cứng rắn và dày dạn. Đồng chí thấy có gì là đáng khen trong đó không nào? Dù sao thì cũng là những quân nhân!
Ông hỏi viên sĩ quan phụ tá:
- Thế nào, cơm chiều bao giờ ăn đấy?
- Đang dọn. - Viên sĩ quan đáp.
- Tốt đấy, - Ê-rê-min nói. - sắp ăn cơm anh đừng cắn hạt dẻ nữa.
Ông nhún vai.
- Một sĩ quan được tôi luyện, dạn dày kinh nghiệm và lịch duyệt thôi, chưa đủ. Cuộc sống của một sĩ quan ngoài mặt trận phải đầy tràn như nước ngập bờ. Anh ta phải ăn tốt, ngủ tốt, đọc sách, vui vẻ, bình tĩnh, cắt tóc cho đúng mốt, theo kiểu nào hợp với mình nhất và đánh không quân địch, tiêu diệt những xe thiết giáp lao vào hậu phương ta, tiêu diệt lính mô-tô, súng máy và mọi cái khác nữa. Và từ trong cuộc vật lộn ấy, anh ta rút ra chỉ toàn những điều có lợi để sống được thoải mái hơn. Như thế mới đúng là quân nhân chứ! Anh có nhớ chúng mình đã cùng nhau ăn những cái bánh rán con con phết kem tươi ở trung đoàn ra sao không?
Sê-rê-nít-sen-cô mỉm cười.
- Ăn cái ngày mà cậu cấp dưỡng than thở: “Cái quân chó đẻ, chúng nó cứ bổ nhào xuống bắn mãi, làm tôi không nhào được bột!”.
- Đúng thế đấy, chúng nó bổ nhào mãi, cái quân chó đẻ, làm cho không nhào được bột!... Những cái bánh rán nhò ấy ngon đấy chứ, hả?
Sê-rê-nít-sen-cô đến sát bên Ê-rê-min và thì thào, giọng đùng đục:
- Chúng ta sắp đánh quân thù. Và nó sẽ bỏ chạy, nó sẽ bỏ chạy cho mà xem. Nó sẽ nguyền rủa cái ngày 22 tháng Sáu, đúng bốn giờ sáng ấy. Con cháu và cả chắt chút nó sẽ nguyền rủa cái ngày giờ ấy.
Ban ngày, trinh sát hàng không đã xác nhận những tin tức do một viên trung úy bị thương, thoát ra khỏi vòng vây cung cấp: nhiều binh đoàn thiết giáp Đức, theo nhiều đường khác nhau, đang tập trung ở miền Gô-rê-lô-vét. Viên trung úy chỉ trên bản đồ cái miền đất thấp thưa thớt trồng những cây tùng, nơi quân Đức tập trung. Máy bay chụp ảnh cũng xác nhận những điều anh ta nói về đủ mọi mặt. Những người chăn cừu đã vượt sông, báo cho anh em trinh sát là, vào khoảng giữa trưa, lúc chị em nông dân đi vắt sữa, đã thấy có dấu hiệu của nhiều binh đoàn bộ binh cơ giới hóa Đức cách con sông hai mươi cây số, ở địa điểm chúng đang tập trung.
Biết lực lượng không quân của ta trong khu vực này yếu hơn chúng, quân Đức cứ bình chân như vại.
Xe ô-tô quân sự và cam-nhông vận tải đỗ sát sạt, cái nọ cạnh cái kia. Trời chạng vạng tối, một số xe bật đèn pha lên và dưới ánh sáng ấy cấp dưỡng ngồi nhặt rau cho bữa sáng hôm sau.
Tư lệnh trưởng cho gọi tư lệnh pháo binh tới.
- Các đồng chí có bắn tới đây không? - Ông chỉ vào một cái vòng tròn vạch trên tấm bản đồ một phần hai nghìn, hỏi.
- Có thể “cả cái” trúng giữa, thưa đại tướng. - Tư lệnh pháo binh nói. Đồng chí này nắm trong tay những khẩu trọng pháo của đội dự bị Bộ tư lệnh tối cao. Đó chính là những con quái vật bằng thép mà Bô-ga-rép đã nhìn thấy hôm anh đến bộ tham mưu.
Rất nhiều người cho rằng không thể đưa những xe cam-nhông khổng lồ sang bờ bên kia được. Cần phải dùng những cái cầu có sức chịu đựng rất lớn. Bô-ga-rép không biết rằng trận chiến đấu xung quanh nông trường, tiêu diệt binh đoàn thiết giáp đã tạo cho công binh khả năng bắc những chiếc cầu chở được những vũ khí có uy lực lớn.
- Đến hai mươi giờ, đồng chí sẽ cho phát huy toàn bộ hỏa lực của đồng chí. - Tư lệnh trưởng chỉ thị cho tư lệnh pháo binh.
Đồng chí tư lệnh pháo binh có nước da hồng hào, miệng như luôn luôn cười mỉm. Ông yêu vợ, yêu mẹ già, yêu mấy đứa con gái và thằng con trai của ông. Ông mê rất nhiều thứ trên đời: đi săn, tán chuyện vui, rượu vang Giê-oóc-gi, một cuốn sách hay. Nhưng cái mà ông yêu nhất trần gian, đó là loại pháo tầm xa. Ông vừa là người phục vụ, vừa là người hâm mộ nó. Mỗi lần hỏng một khẩu trọng pháo, không chiến đấu được, ông đau xót chẳng khác gì mất một người thân thích. Ổng buồn phiền nghĩ rằng pháo tầm xa không thề phát dương hết toàn bộ uy lực bắn trong cuộc vận động chiến mau lẹ này. Khi những khối lớn trọng pháo đến tập trung trong khu vực tham mưu, vị tướng ấy băn khoăn, nửa mừng nửa lo, tự hỏi không biết đến bao giờ mới có dịp đưa những khẩu pháo ấy ra sử dụng. Và khi tướng Ê-rê-min bảo: “đồng chí sẽ cho phát huy toàn bộ hỏa lực của đồng chí”, giây phút ấy chắc chắn là giây phút long trọng nhất và sung sướng nhất trong đời tư lệnh pháo binh.

Buổi chiều, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Bi-ê-lô-rút-xi họp trong một cánh rừng thưa. Qua lá cây, thoáng thấy bầu trời trong trẻo. Những chiếc lá xám, khô héo, như được bàn tay một bà nội trợ cẩn thận đặt nằm ở đó, phủ một lượt rêu xanh thẫm, lộng lẫy và xôm xốp.
Thể hiện làm sao cho được cái giản dị của cuộc hội nghị trong cái góc nhỏ cuối cùng còn tự do này của rừng cây Bi-ê-lô-rút-xi! Gió thổi tử Bi-ê-lô-rút-xi, buồn rầu và trang trọng; hàng triệu tiếng người dường như gầm thét dưới cành lá những cây sến. Các ủy viên nhân dân và các ủy viên Trung ương Đảng mặc áo đồng phục, mặt xạm nắng và mệt nhọc, chỉ nói rất vắn tắt.
Thế là như có ngàn vạn sợi dây liên lạc chạy đi từ khoảng rừng thưa ấy tói Gô-men, Mô-ghi-lép, Min-xcơ, Bô-bơ-rui-xcơ, Rô-gát-sáp, Smô-lê-vít-si, tới những thôn xóm và thị trấn nhỏ, tới những khu vườn, những tổ ong, tới những cánh đồng và những bãi lầy của xứ Bi-ê-lô-rút-xi...
Và gió chiều làm ngân vang dưới đám lá cây đen sẫm, tiếng nói giữa hoàng hôn, buồn bã và bình tĩnh, của một dân tộc biết rõ minh sẽ phải chết nô lệ hay chiến đấu vì tự do.

Ngày tàn. Pháo binh phát hỏa. Những tia chớp dài chiếu sáng phía tây sầm tối. Những ngọn cây sến nhô ra ngoài bóng đêm dường như cả khu rừng với ngàn vạn thân cây đồng thời cùng tiến một bước lên phía trước, dưới một luồng ánh trắng chập chờn. Đó không phải là những loạt đạn lẻ loi, không phải tiếng đại bác ì ầm. Không khí đã gầm lên như trên mặt đất, vào những thời hồng thủy xa xưa khi dãy núi của châu Âu và châu Á hiện nay nhô lên từ dưới đại dương.
Hai người phóng viên chiến tranh và một phóng nhiếp ảnh ngồi trên một thân cây đổ, cách gian hầm của Hội đồng quân sự không xa. Họ lặng lẽ ngắm nhìn cảnh tượng cảm động ấy.
Dưới cái hầm phủ cành cây rậm lá, giọng tư lệnh to vang rất rõ:
- À này, các đồng chí, các đồng chí có nhớ miêu tả rất hay của Pút-skin trong cuốn Hành trình tới Ê rum không?...
Mấy nhà báo không nghe được đoạn cuối câu nói.
Đôi lát sau, họ còn nghe thấy vài ba lời cất lên đĩnh đạc chậm rãi và họ nhận ngay ra giọng chính ủy Sê-rê-nít-si đang nói:
- Tôi thích Gác-sin, ông ta tả đời lính đến là hay.

Hồi hai mươi hai giờ năm mươi, tư lệnh trưởng mặt trận và tư lệnh pháo binh cưỡi máy bay chiến đấu bay đến cái thung lũng tập trung những binh đoàn thiết giáp của Đức. Cảnh tượng nhìn thấy bên dưới làm cho trái tim tướng pháo binh mãi mãi tràn ngập tự hào.
------------
Còn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét