Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Gió gác Sơn Nam - thơ Trần Huyền Trân

“Kỷ niệm với Thâm Tâm và Nguyễn Bính”

Gió lên về gác Sơn Nam
Áo thơ gió thổi, đèn tàn gió lay
Ý thơ lộng gió còn bay
Ba ta, ba chiếc bóng gầy, đèn khuya
Đêm dài tù túng đi về
Ngọn đèn trang giấy cùng chia cái nghèo

Hành phương Nam - thơ Nguyễn Bính

Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua, én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã
Mà áo khinh cừu không ai may

Người giam chí lớn vòng cơm áo

Độc hành ca - thơ Trần Huyền Trân

Ớ kìa! Thiên hạ đang say
Ớ nghìn tay nắm nghìn tay đang cười...
Nhớ ngươi, nhạt thếch rượu đời
Tay vo chỏm tóc, ta ngồi ta ca.

Tình tang lỗi nhịp mình ta
Thương về đầu bạc, xót ra má hồng
Đèn chong, ai vợ không chồng
Võng đưa ai mẹ bế bồng không con
Nằm đây thép rỉ son mòn

Tráng ca - thơ Thâm Tâm

Gác Sơn Nam, gác đèo bòng
Có ba mái tóc bềnh bồng bên nhau...
Gió gác Sơn Nam - Trần Huyền Trân.
*
Hôm nay bỗng dưng nhớ thơ của ba thi nhân nhóm Áo bào gốc liễu. Phải chăng vì hết rượu nên nhớ hơi rượu bừng bừng trong thi phẩm của các ông?
-------------
Sinh ta, cha ném bút rồi
Rừng nho tàn rụng cho đời sang xuân
Nuôi ta, mẹ héo từng năm,
Vắt bầu sữa cạn, tê chân máu gầy
Dạy ta, ba bảy ông thầy

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Mười năm - thơ Khuyết danh

Chị ơi thôi đợi làm chi
Mười năm người có tin gì về đâu
Thời gian vun vút bóng câu
Lỡ mai tóc chị bạc mầu thì sao?

Đất thì rộng trời thì cao

Xem Truyện Quỷ - thơ Vũ Hoàng Chương

Ngõ nhớ hoa vàng, gác nhớ trăng
Chiêm bao dợn tuyết gối ngờ băng
Sương vây bể xám lòng hoang đảo
Nằm hứng thơ mưa độc vận bằng
Phới gót mùa say về ẩn hiện
Giữa đôi hàng chữ sách Khiêu Đăng
Xôn xao vò nậm bừng hương cúc
Thu nhập hồn men cựa đó chăng?

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Bơ vơ - Vũ Hoàng Chương

Mòn con mắt đợi cổng trường
Người ta về... các ngả đường xôn xao
Bóng ai nào thấy đâu nào
Mây càng thấp gió càng cao... Một mình
Không gian ngoảnh mặt làm thinh
Giọt mưa xuân cũng vô tình trêu ai
Mưa đầy tóc, gió đầy tai

Gặp lại cố nhân - Vũ Hoàng Chương

Xa xôi lòng những ước ao
Trăng ai rèm gấm, hoa nào vườn xuân
Người xưa, này vẫn cố nhân
Mà ôi thôi! đã phong trần cả hai
Vắng tanh lòng gái đời trai
Đèn khêu tỏ ngọn đêm dài khóc nhau
Cười to cho vỡ thương đau
Giấc mơ xưa gối chung đầu mà say
Bao năm vị đắng mùa cay

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Uống rượu tiêu sầu - Thơ Cao Bá Quát

Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
Trầm tư bách kế bất như nhàn.
Bóng thiều quang thấp thoáng dưới Nam san,
Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ.
Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ,
Mảnh hình hài không có, có không?
Lọ là thiên tứ vạn chung.
*
Nguồn: Tuyển tập thơ ca trù - Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội, 1987.

Đôi bờ - thơ Quang Dũng

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm thu về một sớm mai?

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự
Kinh thành em có nhớ bên tê?
Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Nguyện cầu - thơ Hà Huyền Chi

Mưa đi cho ngập giếng đình
Ðể cho bèo tấm, lục bình gặp nhau

Hai ta không ngớt nguyện cầu
Nước còn lưng giếng đã sầu đầy sông
Có trong ngờ vực mênh mông
Có trong tuyệt tận cái không có gì

Mưa khuya thầm gọi nhớ về
Gọi đời phiêu lãng, gọi quê xa vời
Ðôi lòng cùng có mưa rơi
Lại dòng sông trắng ngầm trôi trắng hồn...

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Carmen - tác giả: Prosper Mérimée

Carmen


NXB Văn Học, 1981.
Dịch giả: Tô Chương
*

Người phụ nữ nào chẳng đắng như mật. Song có hai trường hợp tỏ ra dễ thương: trên giường cưới và trên giường chết.

PALAĐAT [nhà thơ Hy Lạp cổ đại, sống vào thế kỷ V trước CN]

I

Từ lâu tôi vẫn ngờ rằng các nhà địa lý học không nắm vững điều họ nói, khi họ đặt chiến trường trận Munđa vào xứ sở của người Baxtuli Pêni, gần thành phố Munđa mới, cách Marbenla chừng hai dặm về phía bắc. Theo phỏng đoán của riêng tôi dựa trên văn bản của tác giả vô danh cuốn Benlom Hixpanienxơ, và dựa trên một vài tại liệu thu lượm được trong thư viện đặc sắc của công tước Oxuna, tôi cho là phải tìm ở quanh vùng Môngtila địa điểm đáng ghi nhớ của trận sống mái cuối cùng giữa Xêda và các chiến sỹ bảo vệ nền cộng hòa. Đầu mùa thu năm 1830, nhân đang ở Angđaludi, tôi đã đi một chuyến khá lâu để giải quyết những nghi vấn còn tồn tại đối với tôi. Tôi hy vọng bản luận án mà tôi sắp công bố sẽ xóa bỏ mọi điều nghi hoặc còn sót trong trí của tất cả những nhà khảo cổ thành thực. Trong lúc chờ đợi bản luận án của tôi giải quyết được vấn đề địa lý đang làm các nhà bác học châu Âu phân vân, tôi muốn kể các bạn nghe một câu chuyện nhỏ, câu chuyện ấy không quyết đoán trước điều gì đối với vấn đề lý thú về địa điểm thành Munđa cả.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Trại súc vật (Animal Farm) - tác giả George Orwell (tiếp theo và hết)

Chương 7


Mùa đông năm đó rất khắc nghiệt. Bão rồi đến mưa, sau đó là tuyết và băng giá, sang tháng hai mà băng chưa tan. Thế mà lũ súc vật vẫn miệt mài xây dựng lại cối xay gió, chúng biết rằng người ta đang theo dõi chúng và bọn người độc ác ấy sẽ có cớ để vui mừng nếu chúng không hoàn thành công trình đúng hạn.
Để trêu tức chúng, người ta còn làm ra vẻ không tin là Tuyết Tròn đã phá cối xay gió, họ bảo rằng nó sập là do tường mỏng quá. Nhưng lũ súc vật thì tin chắc là không phải thế. Dù sao chúng cũng quyết định sẽ xây tường dày một mét chứ không phải bốn mươi phân như trước đây nữa, và như vậy thì cần phải khai thác nhiều đá hơn trước. Mỏ đá chìm dưới tuyết trong một thời gian dài nên không thể bắt đầu được. Sau đó thì trời tuy có lạnh nhưng khô ráo, nhưng công việc quả là khủng khiếp, lũ súc vật không còn hăng hái như xưa nữa.

Trại súc vật (Animal Farm) - tác giả George Orwell (tiếp)

Chương 3


Phải công nhận là chúng làm việc rất chăm, không quản mệt mỏi, chỉ cốt thu hoạch cho xong! Công khó của chúng đã được đền bù, chúng thu được nhiều hơn dự kiến.
Đôi khi chúng cũng gặp một số khó khăn vì tất cả công cụ đều được làm để dành cho người chứ không phải cho súc vật, mà muốn sử dụng công cụ đó thì phải đứng được trên hai chân sau. Nhưng phải nói bọn lợn là một giống thông minh - khó đến đâu chúng cũng có cách. Còn lũ ngựa thì hiểu rõ từng thửa ruộng, mà cắt và vun cỏ thành đống thì chúng làm thạo hơn ông Jones và gia nhân nhiều. Bọn lợn không làm mà chỉ hướng dẫn và kiểm tra các con khác. Với kiến thức như thế thì việc chúng nắm vai trò lãnh đạo là đương nhiên.

Trại súc vật (Animal Farm) - tác giả George Orwell

Chương 1


Ông Jones, chủ Điền Trang đóng cửa chuồng gà, nhưng vì say quá nên quên đóng cửa chuồng lợn. Với chiếc đèn bão trong tay, đung đưa, khi sang phải, khi sang trái, ông lảo đảo đi qua sân, tới cửa sau thì lấy chân đạp ủng ra và bước vào bếp để uống nốt vại bia cuối cùng trong ngày rồi leo lên giường, nơi vợ ông, bà Jones đã ngáy khò khò.
Ngay khi đèn trong phòng ngủ vừa tắt, đây đó bỗng dậy lên những tiếng sột soạt, thì thầm. Ngày hôm đó có tin đồn rằng Thủ Lĩnh, một con lợn đực trắng, từng được huy chương trong một cuộc triển lãm, đêm hôm trước có một giấc mơ kì lạ và muốn kể cho mọi loài cùng nghe. Chúng thỏa thuận với nhau là ngay sau khi ông Jones đi ngủ sẽ tập trung trong nhà kho lớn. Tất cả các con vật trong trang trại đều kính trọng Thủ Lĩnh (chúng gọi nó như vậy, mặc dù khi đi dự triển lãm nó mang tên Willingdon Điển Trai) và sẵn sàng hi sinh giấc ngủ để được nghe nó nói chuyện.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Cô lái đò - thơ Nguyễn Bính

Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề.

Nhưng rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi