Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Đám đông trên đại lộ Bờ Biển

Konstantin Georgiyevich Paustovsky

Đám đông trên đại lộ Bờ Biển

Kim Ân dịch

Con gái tôi, một thiếu phụ trẻ, vốn thích gây ra những chuyện bất ngờ, nói với tôi:
- Khi nào cha đặt chân lên bờ biển Neapon thì xin cha hãy đem con Matryoshka này tặng em bé gái Ý đầu tiên mà cha gặp.
Tôi đồng ý. Biết đâu việc con tôi nhờ lại chả dẫn đến một sự kiện trữ tình nào đó. Chúng ta đã mất hết thói quen đối với những sự kiện loại đó.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Kẻ hưởng lạc

William Somerset Maugham

Kẻ hưởng lạc

Nguyễn Việt Long dịch

Phần nhiều con người ta, có thể nói là đại đa số, cam sống một cuộc sống mà hoàn cảnh đã áp đặt lên họ, và tuy có vài người than vãn khi nhìn lại mình như nhìn cái cọc tròn cắm vào cái lỗ vuông, và nghĩ rằng giá thế cuộc khác đi, thì họ đã có thể làm nên những trò trống hay ho hơn nhiều, còn cái đa phần kia chấp nhận số mệnh của mình, nếu không phải với sự an phận, thì cũng với sự cam chịu trong mọi trường hợp. Họ cũng như những chiếc xe điện cứ chạy mãi trên mỗi một con đường ray ấy. Chúng chạy đi rồi lại chạy lại, chạy lại rồi lại chạy đi, cứ quanh quanh quẩn quẩn như thế, cho tới khi nào chúng không còn chạy nổi nữa và bị bán làm sắt vụn. Có mấy khi bạn gặp được một người dám cả gan nắm lấy tiến trình cả cuộc đời vào tay mình. Khi bạn gặp được một người như thế, thì cũng đáng xem xét, ngắm nghía anh ta lắm.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Thằn Lằn

Lê Minh Khuê

Thằn Lằn

“Truyện ngắn chọn lọc - 14 tác giả nữ” - NXB Hội Nhà Văn - 1995

Đã lâu lắm rồi, có dễ từ thời tiền sử, hôm nay gã mới được vài tiếng nghỉ ngơi. Gã đi lại trong căn nhà trống huếch sặc sụa mùi nước đái trẻ, cảm thấy mình là vua là quan, là người làm chủ cả một hòn đảo. Gã không ngờ khi người ta được một thân một mình, người ta lại có thể sung sướng đến như thế này… Gã cảm thấy như mình hơi dở người. Gã cười. Rồi bỗng dưng gã khóc hu hu… Gã ngờ ngợ rằng mình cũng đã có thời là con người tử tế, hạnh phúc. Có lẽ trong cái rương nằm ở góc nhà kia còn cái gì nhắc gã đến ngày xưa?

Lốt Sư tử

William Somerset Maugham

Lốt Sư tử

Nguyễn Việt Long dịch
Khá nhiều người sửng sốt khi nghe tin đại úy Phore-xtơ đã tử nạn trong một đám cháy rừng khi cố cứu con chó yêu của vợ vô tình bị nhốt trong nhà. Một số người nói họ không ngờ ông ta lại có hành động như vậy; số khác lại nói đó đúng là cái điều họ dự đoán được, nhưng cũng lời nói ấy được họ ngụ ý khác nhau.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Mắt buồn - Bùi Giáng

Dặm khuya ngất tạnh mù khơi
(Nguyễn Du)

Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng

Thưa Ông - Henri Duvernois

Henri Duvernois

Thưa Ông

Người dịch: Đức Giang

“Tuyển tập truyện ngắn Pháp” - Nhà xuất bản Văn Học - 1986

Trong cuộc ly hôn vừa mới xẩy ra giữa bố mẹ em, Clốt không đứng về bên nào. Đối với bố, em trìu mến một cách hơi khinh miệt; em gọi bố là “bố già”. Đúng là một ông bố rất già, lưng đã còng, với một chùm râu điểm bạc buồn man mác. Một hôm em nghe thấy bà quản gia tiết lộ với chị nấu bếp: “Bà chủ giữ hết tiền”. Cuộc sống ngày nay là như thế đấy, nó đã để cho một em bé mười tuổi cũng có thể chịu sự cám dỗ xấu xa của danh từ ấy. Từ đấy, em nhìn mẹ em với một con mắt kính trọng, đáng sợ, coi mẹ em như là người ban phát những cái xa hoa mà em ưa thích.

Mối tình người thợ gốm - Pierre Gamarra

Pierre Gamarra

Mối tình người thợ gốm

Người dịch: Hoàng Huy - Văn Phước.

“Tuyển tập truyện ngắn Pháp” - Nhà xuất bản Văn Học - 1986

Gió lướt trên cánh đồng và rải từng nắm lá vàng khô xuống những luống cầy mầu nâu sẫm. Hàng cây xiêm gai trên đồi đã rụng hết lá. Quạ bay tản trong làn hơi nước, báo hiệu mùa thu đến. Mặt nước hồ gợn sóng, đượm vẻ âu sầu buồn bã trước những cơn gió mạnh. Khói cuồn cuộn trên nền trời xám. Hãy đi kiếm một ôm cành nho khô. Đốt lửa lên. Đêm xuống rồi. Gia súc ngủ trong chuồng. Chó và mèo tìm đến góc lò sưởi. Đây là giờ chuyện trò và mơ mộng trong lúc đợi bữa ăn tối. Cành nho khô cong queo cứ việc bốc cháy trong nhà bếp tối om, những bóng dài cứ xuất hiện trên xà nhà. Tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện về anh Vidan, người thợ gốm và mối tình của anh.

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Câu chuyện về cái đuôi lừa - Henri Pourrat

Henri Pourrat

Câu chuyện về cái đuôi lừa - (Histoire du sufficit)

Người dịch: Đức Giang

“Tuyển tập truyện ngắn Pháp” - Nhà xuất bản Văn Học - 1986

Chuyện xảy ra trước cơn bão ít lâu, dưới cối xay gió. Đức Giám mục đi thăm giáo phận của ngài. Trên con đường cái đi đến Ambe, nơi mà tất cả các cha trong vùng đang đang chờ ngài để làm lễ kiên tín thì tại địa phận Sê Xervy, chiếc xe ngựa bị gẫy một bánh. Thời ấy, đường sá không rải đá và bằng phẳng như bây giờ, bùn ngập đến nửa bánh xe và đá nhọn hoắt làm người ta có thể ngã gẫy cổ.
Người ta đi kiếm bác thợ đóng xe ở Mônexchiê. Thời gian trôi qua, trưa mất rồi. Đức Giám mục phải lên làng trên quả đồi gần đó để dùng bữa.

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Tiền! Niềm vui sướng - P. L. Sulitzer (P IV)

Paul Loup Sulitzer
       
Tiền! Niềm vui sướng 

Người dịch: Phương Hà, Thái Vũ

Phần IV - Vành Đai Nắng

1

Léonard Sussman bảo tôi: Điều đó xảy ra chủ yếu ở Florida. Cả ở nhiều nơi khác nhưng chủ yếu ở bang Florida, ở đây cảnh tượng trông thật nổi bật. Nhất là bên sườn phía Đông bán đảo. Bắt đầu từ Bắc Palm Beach, càng đi về phía Nam ta càng nhìn rõ cảnh đình đốn, qui mô và tính chất nghiêm trọng của nó. Léonard bảo tôi: Anh hãy đi về phía Nam, qua sông Beach, tới Tây Palm Beach, qua tất cả các vịnh nối nhau thành chuỗi: Vịnh Boyton, Delray, Deerfiled và Pompano, đến Fort Lauderdale và Hollywood không phải điện ảnh mà một nơi khác, đến Miami. Cả một vùng đình đốn. Frank, với chữ D hoa như bệnh Vĩ Đại.
* * *

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Tiền! Niềm vui sướng - P. L. Sulitzer (P III)

Paul Loup Sulitzer
       
Tiền! Niềm vui sướng 

Người dịch: Phương Hà, Thái Vũ

Phần III - Những người ở Bahamas

1

Ngày 26 tháng 9, đúng hai mươi hai tháng sau khi bị Alfred Morf áp giải ra khỏi London, tôi đến đến Nassau. Kể từ chuyến tháng hai vừa rồi, chuyến gặp Catherine, đây là chuyến thứ hai.
Ở Nassau, tôi gặp gã Thổ, cô Ute, bảy tám ả cởi truồng đầy sức quyến rũ và tất cả. Gã Thổ hôn tôi (lên má), Ute hôn tôi (lên môi). Ôm hôn tất cả. Chàng béo nũng nịu:
- Cậu đến thật đúng lúc. Bọn mình từ Hampstead đến được năm sáu ngày rồi. Chắc cậu thấy tức cười, nhưng quả thật những cây cọ này, ánh nắng này làm bọn mình chán ứ tận cổ. Hampstead khoái hơn. Với lại ở chỗ khỉ ho cò gáy mà muốn theo dõi trường đua Longchamp hay Epsom, có lẽ phải tậu riêng một vệ tinh cá nhân.

Tiền! Niềm vui sướng - P. L. Sulitzer (P II)

Paul Loup Sulitzer

Tiền! Niềm vui sướng 

Người dịch: Phương Hà, Thái Vũ

Phần II - Chiến dịch “Rồng bạc”

1

Tôi thích về ở Cửu Long trên phần bán đảo chạy từ bến Star Ferry đến đại lộ Jordan, thường gọi là Tsimshatsui. Đây là nơi náo nhiệt hết mức, không bao giờ chịu ngủ yên nhưng tôi lại thích, cần quái gì phải ngủ cho nhiều? Hơn nữa lại đông hàng quán, khách sạn quốc tế với những quầy rượu lót nệm rạ. Nhưng Sarah lại bảo:
- Nhìn mãi khách sạn chán rồi. Với lại, ai cấm anh đến Cửu Long ở một mình. Mỗi tuần chúng mình gặp nhau một lần, vào ngày em được nghỉ. Nếu em không bận việc khác.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Tiền! Niềm vui sướng - P. L. Sulitzer (P I)

Paul Loup Sulitzer

Tiền! Niềm vui sướng 

Người dịch: Phương Hà, Thái Vũ

Phần Một - Một cơn say dữ dội và vui

1

Tôi nghĩ rằng, ta có thể bắt đầu câu chuyện từ sáng 23 tháng Mười Một, vào lúc mười một giờ ba mươi phút, trong ngôi nhà ở đường Old Queen bên rìa công viên St. James thành phố London. Sao lại không? Chính vào lúc đó cuộc chơi bắt đầu. Có lẽ không thật đúng vào lúc mười một giờ ba mươi, mà là mười một giờ ba mươi rồi kéo dài trong năm sáu tiếng đồng hồ sau đó.
Viên cảnh sát từ công viên Scotland tới ngồi trước mặt tôi. Đến bây giờ trong mắt tôi vẫn còn lưu lại đường nét chiếc veston bằng vải tuýt anh ta mặc hôm đó. Anh ta trạc độ bốn mươi, có khuôn mặt người xứ Scotland hung hung, mái tóc dày và xoắn có đường ngôi bên trái kéo dài sang phải bởi một làn sóng có hai chỗ duỗi, tên là Ogilvie hoặc Watts. Anh ta theo dõi những người dọn nhà thuê đang khuân vác đồ đạc.

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Con lừa của Giáo chủ - Alphonse Daudet


Trong tất cả những tục ngữ ngộ nghĩnh, những cách ngôn hay phương ngôn mà dân quê miền Provence chúng ta tô điểm lời lẽ của họ, tôi không biết được câu nào thú vị hơn và kỳ lạ hơn câu này. Ở mười lăm dặm chung quanh chiếc máy xay gió của tôi, khi nói đến một người nào hay nhỏ mọn, thù hằn người ta bảo:
- Cái người ấy, các bạn hãy đề phòng. Hắn như con lừa của Giáo chủ giữ bảy năm cú đá…
Tôi tìm rất lâu xem câu cách ngôn ấy có thể từ đâu tới, con lừa của Giáo chủ kia và cú đá giữ trong mười năm trời nọ là gì. Không ai ở đây có thể cho tôi biết về cớ tích đó, ngay lão Francet Mamai - người thổi sáo - bạn tôi, vốn rành chuyện cổ miền Provence làu như cháo. Francet, như tôi, cho là bên trong có một câu chuyện xưa nào đó của xứ Avignon nhưng bao giờ lão cũng chỉ nghe nó nói qua câu ngạn ngữ.

Những vì Sao - Alphonse Daudet

Thời tôi chăn thú trên ngọn Luberon, tôi ở trên ấy hằng mấy tuần trọn mà chẳng thấy một ai, cô quạnh trên cánh đồng cỏ với con chó Labri và bầy dê. Thỉnh thoảng vị tu sĩ Mont de l’Ure đi ngang qua đó để tìm vài giống cấy thuốc, hoặc tôi thấy được gương mặt đen đúa của một người làm than ở Piémont nào đó, nhưng họ là những người khờ khạo, lặng lẽ vì quá cô đơn, họ đã mất cái thú chuyện trò và không biết gì về những chuyện người ta nói dưới các làng, dưới các đô thị. Vì thế mỗi nửa tháng, khi tôi nghe trên con đường dốc, tiếng chuông của con lừa ở nông trại đem đến tôi lương thực của nửa tháng, và khi tôi thấy hiện lên dần dần trên sườn đồi gương mặt vui vẻ của thằng bé ở nông trại, hay bộ tóc hung đỏ của bà dì già Norade, tôi thật lấy làm sung sướng vô cùng. Tôi bảo kể lại tôi nghe những tin tức của miền dưới ấy, những buổi lễ rửa tội, những đám cưới, nhưng điều khiến tôi chú ý hơn cả là biết xem cô con gái của chủ chúng tôi, cô Stéphanette, hiện giờ ra sao, cô là người xinh đẹp nhất trong mười dặm chung quanh.

Tai họa của vàng - Andre Maurois

Andre Maurois

Tai họa của vàng

Ngay từ lúc mới đặt chân vào cái nhà hàng ở thành phố New York ấy, tôi đã để ý một ông già bé nhỏ, ngồi ở bàn đầu, đang ăn miếng thịt bò bít-tết rất dày. Miếng thịt màu đỏ thu hút sự chú ý của tôi, bởi vì lúc này thịt bò đang là của hiếm, đồng thời cũng vì cả khuôn mặt thanh nhã đượm buồn của người đó nữa. Chắc chắn trước kia tôi đã từng quen biết ông già, ở Paris hoặc ở đâu đó. Vừa ngồi vào chỗ, tôi liền gọi Périgourdin, tay chủ cửa hàng khôn ngoan và tháo vát đã biết cách biến cái hũm này thành nơi hang động của những kẻ sành ăn.

Con dê của ông Seguin - Alphonse Daudet

Mãi mãi rồi anh cũng sẽ không đổi tính, anh Gringoire ạ.
Sao! Người ta cho anh một chân ký giả trong một nhật báo giá trị ở Paris, thế mà anh cả gan từ chối…. Nhưng anh hãy nhìn cái áo thủng kìa, cái quần xốc xếch kìa, gương mặt gầy kêu đói kìa. Ấy thế mà, đấy là nơi mà sự say sưa những vần thơ đẹp đưa anh đến! Đấy mười năm tận tụy phụng sự thi ca để rồi chỉ có được bấy nhiêu. Mãi rồi anh không xấu hổ ư?
Anh đi làm ký giả đi, đồ ngu! Anh làm ký giả đi! Anh sẽ lãnh được những đồng tiền hoa đẹp, anh ăn ở nhà hàng Brébant, và anh có thể hiện diện trong các buổi công diễn đầu, với ngòi bút mới giắt trên mũ bẹt.

Bí mật của lão Cornille - Alphonse Daudet

Francet Mamai, một lão thổi sáo già thỉnh thoảng vẫn đến họp đêm tại nhà tôi, một chiều nọ vừa uống rượu nấu, vừa kể cho tôi một tấn kịch con con trong làng, tấn kịch mà cối xay gió của tôi được chứng kiến cách đây độ hai mươi năm. Câu chuyện của lão làm tôi cảm động và tôi cố lập lại cho các người đúng theo những gì tôi đã nghe được.
Bạn đọc thân mến, hãy tưởng tượng trong một giây lát rằng bạn đang ngồi trước một hũ rượu thơm ngát và chính lão thổi sáo đang nói với bạn.
Xứ chúng ta, ông bạn ạ, không phải là một nơi vắng tẻ và chán ngắt như bây giờ. Trước kia việc xay bột rất là thịnh vượng trong vùng, và người trong các nông trại xa mười lăm dặm chung quanh đem lúa mì đến cho chúng tôi xay.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Khách sạn Thanatos - Andre Maurois

- Bao nhiêu, cái công ty Thép ấy? - Jean Monnier hỏi.
- Năm mươi chín một phần tư, - một trong số mười hai cô thư ký đánh máy trả lời.
Tiếng lạch tạch của những chiếc máy chữ nghe giống như một điệu nhạc jazz. Qua cửa sổ, ta có thể nhìn thấy các khối nhà khổng lồ của khu Manhattan. Máy điện thoại đổ chuông và các cuốn băng giấy được nhả ra với một tốc độ nhanh ghê gớm, chất đống khắp phòng, trông như những con rắn quái dị bao bọc bằng chữ và các con số.
- Công ty Thép, bao nhiêu? - Jean Monnier lại hỏi.

Hoa từng mùa - Andre Maurois

Andre Maurois

Hoa từng mùa

Etienne Carlut xuống tắc-xi trước cổng chính nghĩa địa Montparnasse. Anh ôm một bó cúc cháy rực đủ các sắc hoa mùa thu, từ đỏ sẫm đến vàng nhạt. Một trong hai người gác cổng chào anh khi anh đi ngang qua chỗ họ. Bị vướng bó hoa, anh chỉ gật đầu chào lại.
- Ngài quen ông ta đấy ạ?
- Ừ, cũng sơ sơ. Ông ta là giáo sư. Bà vợ vừa mất dạo cuối tháng Chín, chôn ở khu số Bảy. Thứ Năm nào ông ta cũng đến… vì ngày đó ông ta không phải lên lớp… ông ta đã giải thích với tôi như vậy… ngay từ hồi đầu.

Ông già và biển cả - Ernest Hemingway

Ernest Hemingway

Ông Già Và Biển Cả

Chương 1

Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu và đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mống cá nào. Bốn mươi ngày đầu thằng bé đi với lão. Nhưng sau bốn mươi ngày không câu được cá, cha mẹ thằng bé bảo nó rằng rốt cuộc bây giờ ông lão đã hoàn toàn salao, cách diễn đạt tệ nhất của vận rủi, rồi buộc nó đi theo thuyền khác và ngay trong tuần lễ đầu tiên chiếc thuyền ấy đã câu được ba con cá lớn. Điều đó khiến thằng bé buồn khi hằng ngày thấy ông lão trở về với chiếc thuyền không, nó luôn xuống giúp lão mang khi thì cuộn dây, cái lao móc săn cá, khi thì cái sào hay tấm buồm quấn quanh cột. Tấm buồm được vá bằng bao bột, cuộn lại trông như một lá cờ bại trận triền miên.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Người lữ hành kỳ dị - Harold Robbins (Q 9)

Harold Robbins


Người lữ hành kỳ dị

Người dịch: Mạnh Hà, Thanh Sơn
NXB Văn học - 1987


Quyển chín - Jonas - 1945


1

Ngoài kia, mặt trời giữa tháng bảy sáng trắng đang hầm hập đổ xuống được băng sân bay Nevada, nhưng ở đây, trong văn phòng của viên tướng, chiếc máy điều hòa nhiệt độ làm việc quá tải kêu rè rè, giữ nhiệt độ trong phòng ở mức hãm sáu độ C thường xuyên. Tôi đưa mắt nhìn Morrisey, rồi ngó qua bàn tới viên tướng và đám tùy tùng của ông ta.
- Chuyện là thế đấy, thưa các vị. - Tôi kết thúc. - Chiếc phản lực CA-X.P này sẽ đạt tốc độ một ngàn ba trăm cây số dễ dàng hơn chiếc phản lực De Havillan-Rolz với tốc độ chín trăm mười mà người Anh đang quảng cáo ầm ĩ. - Tôi mỉm cười đứng dậy. - Và bây giờ, nếu các vị có nhã ý bước ra ngoài, tôi sẽ chứng minh cho các vị xem.

Người lữ hành kỳ dị - Harold Robbins (Q 8 - phần 2)

Harold Robbins

Người lữ hành kỳ dị

Người dịch: Mạnh Hà, Thanh Sơn
NXB Văn học - 1987


Quyển tám. Gieny Denton


9

Khi gặp Gieny Đentơn, Chali Xtanđơxt tám mươi mốt tuổi. Đó là một buổi sáng mùa xuân năm 1936, tám giờ sáng. Và ông thì nằm trên bàn mổ của Nhà an dưỡng Coltơn ở Xanta Monica. Ông là bệnh nhân chuẩn bị được mổ, còn cô y tá thì là y tá trưởng của Phòng phẫu thuật.
Ông thấy người ta nhấc hai chân mình lên buộc vào cái bàn đạp và nhanh nhẹn phủ khăn lên chúng, sắp xếp khéo đến mức nếu ông có cố ngoảnh đầu nhìn cũng không thể thấy được nửa dưới của mình. Khi họ làm xong tất cả những việc đó, ông thấy cô xuất hiện từ một nơi nào đó ở phía sau ông, bước tới đuôi bàn; cô nhấc tấm khăn phủ người ông lên.

Người lữ hành kỳ dị - Harold Robbins (Q 8 - phần 1)

Harold Robbins

Người lữ hành kỳ dị

Người dịch: Mạnh Hà, Thanh Sơn
NXB Văn học - 1987


Quyển tám. Gieny Denton

1

Gieny bước qua ngưỡng cửa che màn, tiến thẳng tới ống kính của camêra. Giọng đạo diễn quát lên:
- Cắt! Gói nó lại! - Và thế là xong.
Cô đứng sững hồi lâu ở đó, đờ đẫn, chớp chớp mắt vì chưa quen với ánh sáng khi các ngọn đèn chiếu cực mạnh bắt đầu từ từ tối lại, rồi tắt hẳn. Và đột nhiên, cái nóng ngột ngạt của tháng tám bỗng ập tới người cô, làm cô nghẹt thở, như muốn ngất. Cô giang vội một tay ra cho khỏi ngã. Như vẳng lại từ rất xa, cô nghe thấy sàn quay khổng lồ bỗng ồn lên như một cái chợ hỗn loạn. Dường như tất cả mọi người đều ồ lên nói và cười cùng một lúc.

Người lữ hành kỳ dị - Harold Robbins (Q 7)

Harold Robbins


Người lữ hành kỳ dị

Người dịch: Mạnh Hà, Thanh Sơn
NXB Văn học - 1987


Quyển bẩy. Jonas - 1940

1

- Thật ngu hết chỗ nói!- Forexter làu bàu, đưa chiếc CAB-200 bổng lên không trung, sau biên đội máy bay khu trục Xpitfaiơ.
- Ngu cái gì thế? - Tôi hỏi lại, cúi nhìn xuống qua lưng chiếc ghế phi công thứ hai. Lănđơn đã chìm khuất sau màn sương sớm mờ mờ. Mấy đốm lửa của trận ném bom đêm qua vẫn còn đang cháy. - Họ đã không mua máy bay của ta nhưng đã mua hết toàn bộ chỗ B17 mà ta có. Kêu làm quái gì, ta đều biết là họ phải qui chuẩn hóa không quân của họ.