Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

Phạm Phú Hải: Người ở cõi vĩnh hằng đoạt giải Bách Việt


(TT&VH) - Giải thưởng thơ Bách Việt lần thứ 2 năm 2009 trị giá 30 triệu đồng đã được trao cho “người thơ quá cố” Phạm Phú Hải (Quảng Nam) với tập thơ Một hôm núi khóc.
-------------

Tôi là người yêu thơ của Phạm Phú Hải dù biết ông có muộn màng. Sau khi ông đi xa, thơ ông được giải thưởng. Âu cũng là một sự đền bù của cuộc đời với ông, còn giá trị của thơ ông chẳng cần phải có một giải thưởng nào, bản thân những bài thơ của ông đã xác định chỗ đứng trong lòng người yêu thơ từ lâu.
Tưởng nhớ ông, tôi đăng lại một bài thơ của ông mà tôi tâm đắc.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Thường Dân - Thơ trong trí nhớ



Hôm qua đọc tin đàn chó của một tên trọc phú tư bản đỏ cắn chết một một phụ nữ đi mót hạt café. Đọc rồi rùng mình, phẫn nộ. Khi những cảm xúc ấy lắng xuống thì xót xa thương cảm cho thân phận của người dân thường mà lại nghèo (trong đó có mình) trong cái thời đồ đểu này. Ôi, dân thường bao giờ cũng là những người đau khổ, thiệt thòi.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

Hai bài thơ viết về Mẹ


Hai bài thơ viết về Mẹ


Trần Đăng Khoa trong "Chân dung & đối thoại", bài "Ngày Tết đọc 5 bài thơ lục bát" đánh giá rất cao bài "Bờ sông vẫn gió" của Trúc Thông. Ông viết: "...Đây là bài thơ hay nhất trong đời Trúc Thông. Và bài thơ lại viết theo lối cổ điển... Lời chắt. Ý sâu. Câu chữ như rút ruột mà thành..."

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Giá Như - Thơ trong trí nhớ


                 Giá Như

Thời gian không biết khoan dung

Để cho hai đứa mình chung một thời. 

Gặp nhau khi đã lỡ rồi,

Giá như...

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Chuyện kể về núi Narayama


Shichiro Fukazawa - Nhật Bản

Dịch giả : Hoàng Hải Phong

Những rặng núi trải dài, trùng trùng, điệp điệp, bốn bề chỉ toàn núi. Nơi đó có làng Shinshu, ở đầu làng có ngôi nhà nhỏ, đó là nhà của bà Rin. Trước cửa nhà nhô lên một gốc cây sồi bị cưa cụt, mặt cắt của nó phẳng lì như tấm ván. Trẻ con ở đây và khách qua đường rất thích ngồi lên gốc cây ấy. Vì vậy mà dân làng gọi nhà bà Rin là nhà “Gốc cụt”. Bà Rin về ở đây làm dâu từ năm chục năm trước. Quê bà ở bên kia núi. Ở vùng này, làng bản không có tên gọi nên người ta gọi ngôi làng bên kia núi là làng ấy, lâu dần thành quen. Bà Rin năm nay đã sáu chín tuổi, chồng bà mất đã được hai chục năm. Vợ của Tatsuhei, người con trai độc nhất của bà, bị rơi xuống vực năm ngoái khi đi nhặt hạt dẻ, nên bà Rin chỉ nghĩ đến chuyện tìm một người vợ mới cho anh con trai góa, dù sao cũng phải có người trông nom bốn đứa cháu mồ côi. Song ở cả làng này, cả làng bên kia núi đều không có người gái góa nào tương xứng.