Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Kiếp Sau - thơ Cung Trầm Tưởng

Bù em một tháng trời gần
Đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi
Bù em góp núi chung đồi
Thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ.
Bù em xuôi có ngàn thơ

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Chợt không - thơ Giản Chi

Sớm lên ngồi lạnh non cao
Thở ra mây trắng, hút vào gió xanh…
Chợt thương con Nguyệt nửa vành
Phiêu du trắng mộng bên cành thông khô…
Vô biên bừng nở trời thơ
Bông hoa ngày dựng, ánh hồ sương treo…
Trần Tâm nghe tắt eo xèo
Trong Vô Sở Trụ bốn chiều chợt không.

Nụ hôn đầu - thơ Trần Dạ Từ

Nụ hôn đầu 
Trần Dạ Từ

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó giòn tan

Lầu chuông - thơ Viên Linh (Nguyễn Nam) và vài bài khác.

Lầu chuông

Tháng Tư úng thủy đầu mùa máu tuôn
Tặng em tôi, Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, để nhớ những ngày Vạn Hạnh

Nhận tin em một năm rồi
Thành xưa đã đổi con người đã thay
Cơn mơ chia biệt tháng ngày
Vẫn rơi tầm tã lòng này đêm đêm.

Mưa lầy con phố bôi tên

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường - Thạch Lam

Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu... Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào.
Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris... Trong những cuộc phiếm du, - phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ người Hà Nội có - ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.

Tiệc tẩy trần của người sống sót - thơ Nguyễn Bắc Sơn

Bóng bồ câu gù trên đầu ngọn tháp
Ai chèo thuyền câu cá giữa dòng sông
Vẫn còn đây bóng dáng chiếc cầu cong
Đây có sẵn rượu bia đồ nhắm tốt
Các bạn cũ những thằng nào vô phước
Mồ đang xanh vì cuộc chiến hôm qua

Cũng đành - Trần Dzạ Lữ

Cũng đành người bỏ xa tôi
Để vun bên đó, để vơi bên này
Chim giờ lệch cả đường bay
Trời xanh đã thẳm những ngày hư hao!
Cũng đành buồn chuyện ca dao

Mùa xuân gửi người nhan sắc - Trần Dzạ Lữ

Em nhan sắc - cho đời tôi mê mải
Vó câu dồn cũng không kịp mùa xuân
Tôi lên non - Em đã về biển cả
Tình đong đưa quen, lạ giữa muôn trùng!

Em kỳ hoa - Còn tôi loài dị thảo
Mọc vô vàn thương nhớ đến khôn nguôi

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Mấy bài thơ lục bát tôi yêu

Chân quê
Nguyễn Bính

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Nhớ người trong nắng - Nguyễn Bính

Hà Nội cơ hồ loạn tiếng ve,
Nắng dâng làm lụt cả trưa hè,
Năm xưa, một buổi đang mưa lụt
Tôi tiễn chân người sang biệt ly.

Từ buổi về đây, sầu lại sầu
Người xa xôi quá, ai thương đâu!
Tôi đi ngửa mặt trên hè vắng

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Bên lều chợ - thơ Vương Trọng

- Con tôi đâu? con tôi đâu? 
Bên lều chợ, người Mẹ gào khản hơi 
- Trả con tôi! Trả con tôi 
Hỏi ai, ngọn gió nói lời hư vô. 

Chợ phiên tan tự bao giờ 
Chỉ còn nắng với xác xơ quán lều 
Chỉ còn rách rưới Mẹ nghèo 
Gọi con tê tái cả chiều trung du. 

Nghe lời kể, thấm nỗi đau 
Mẹ con dắt díu theo nhau tháng ròng 
Những mong rau cháo lót lòng

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Một ngàn con đường quê - Robert James Waller (phần 5)

Một ngàn con đường quê

(Phần kết “Những cây cầu ở quận Madison”)

Tác giả: Robert James Waller
Dịch giả: Thanh Vân
Nhà xuất bản Phụ Nữ - 2013


Con đường cô đơn nhất nước Mỹ

Robert Kincaid băng qua sông MissouriOmaha, rồi rẽ về hướng Tây. Ông nhớ lại chuyến đi hàng trăm dặm từ cầu Roseman đến dòng sông hùng vĩ này, vật lộn với những con đường ngập tuyết, đầu óc đầy ắp hình ảnh người phụ nữ và cây cầu cũ kỹ với mọi hồi ức về họ.

Một ngàn con đường quê - Robert James Waller (phần 4)

Một ngàn con đường quê

(Phần kết “Những cây cầu ở quận Madison”)

Tác giả: Robert James Waller
Dịch giả: Thanh Vân
Nhà xuất bản Phụ Nữ - 2013


Mùa thu năm 1981

Ba mươi sáu năm và ba tháng sau mùa thu trên bãi biển Big Sur, tháng Mười một ở Nam Dakota vẫn còn nấn ná, gay gắt và khó chịu, là khúc dạo đầu ấn tượng của một mùa đông khắc nghiệt. Nhiều loài vật đã bay, chạy về phương Nam hoặc chui xuống đất.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Một ngàn con đường quê - Robert James Waller (phần 3)

Một ngàn con đường quê

(Phần kết “Những cây cầu ở quận Madison”)

Tác giả: Robert James Waller
Dịch giả: Thanh Vân
Nhà xuất bản Phụ Nữ - 2013


Francesca

Một buổi sáng nữa của một ngày nữa trong cuộc đời đang tàn, Francesca Johnson đi đôi ủng đã mòn gót, chuẩn bị cuộc đi dạo hàng ngày. Bà buộc chặt mớ tóc dài, chụp cái mũ nồi lên đầu và lấy chiếc áo khoác len trên mắc gần cửa bếp.

Một ngàn con đường quê - Robert James Waller (phần 2)

Một ngàn con đường quê

(Phần kết “Những cây cầu ở quận Madison”)

Tác giả: Robert James Waller
Dịch giả: Thanh Vân
Nhà xuất bản Phụ Nữ - 2013



Francesca

Francesca Johnson không cảm thấy già và trông bà không hề có dáng dấp của tuổi sáu mươi. Bạn bè thường bảo thời gian quá ưu đãi bà. Mái tóc đen nhánh của bà chưa bao giờ hoa râm, ngoài vài sợi xuất hiện từ lúc bà mới bốn mươi, còn thân hình bà vẫn giữ được vẻ cân đối.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Một ngàn con đường quê - Robert James Waller (phần 1)

Một ngàn con đường quê

(Phần kết “Những cây cầu ở quận Madison”)

Tác giả: Robert James Waller
Dịch giả: Thanh Vân
Nhà xuất bản Phụ Nữ - 2013

Tác giả cuốn tiểu thuyết bạn đang cầm trong tay, Robert James Wallen hiện sống trong một nông trại hẻo lánh trên những chóp núi cao hoang vắng bang Texas và theo đuổi những ham thích của mình: viết văn, chụp ảnh, âm nhạc, kinh tế và toán học. Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Những cây cầu ở quận Madison, và đây là phần kết của cuốn sách đó.

Nghe đất - thơ Mai Thảo

Nằm đây dưới bóng cây xanh
Nhìn qua lá biếc lại xanh sắc trời
Mát thơm đất trải bên người
Nghe trong ẩm lạnh da người cũng thơm

Đất lên hương, thấm qua hồn

Thơ Đường và giai thoại thơ Đường - Cao Tự Thanh

I.

Là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn học cổ Trung Hoa, thơ Đường với thi pháp và thể loại của nó cũng chiếm một địa vị quan trọng trong văn học nghệ thuật của bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây là Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Chẳng hạn, nếu gạt bỏ toàn bộ các yếu tố thi pháp Đường thi và tất cả các tác phẩm thơ Đường luật, chắc chắn kho tàng văn học viết Việt Nam trước thế kỷ XX sẽ trở nên trống vắng và vô hồn. Việc tìm hiểu thơ Đường ở Việt Nam hiện nay do đó không chỉ đơn thuần là tìm hiểu một giá trị văn hóa tinh thần, một thành tựu văn học nghệ thuật của nhân loại mà còn là tìm kiếm những phương tiện và cách thức để khai thác và kế thừa di sản văn hóa của cha ông.
Tuy nhiên, trong bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây, hiện chỉ có Việt Nam đang dùng một loại chữ viết chính thức khác. Sau hơn một trăm năm sử dụng chữ quốc ngữ la tinh, phần đông người Việt Nam hiện tại không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với các văn bản Hán Nôm, còn những người may mắn biết chữ Hán Nôm cũng không phải đều có thể hiểu đúng tất cả các tác phẩm văn chương Hán Nôm của người Việt Nam các thế kỷ trước.