Thứ Ba, 14 tháng 6, 2022

Chơi sách - ký Ngọc Giao

Chơi sách

Tác giả: Ngọc Giao

Thuở ấy, 1945, tôi có ông bạn văn mắc chứng mê say sách quý đến mức điên cuồng rồ dại. Anh em gọi đùa ông là anh chàng mang bệnh “dâm thư” không thuốc chữa. Tôn thờ sách quý đã đành, ông còn yêu sách đẹp, in đẹp. Chữ đúng, cỡ 10, soi trang sách nơi ánh sáng, dòng chữ bên này phải căn chỉ với dòng chữ trang sau. Giấy phải loại ngoại hạng, Boufflant. Gờ sách nhà in không được xén bằng máy, mà phải để cho người mua sách, nghĩa là độc giả, dùng dao con bằng tre nứa, nhẹ tay rọc tờ này sang tờ khác, những sợi bông giấy thổi ra tua tủa dưới lưỡi dao tre.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

Nhớ về Lan Khai - ký Ngọc Giao

Nhớ về Lan Khai

Tác giả: Ngọc Giao

Thời trước chiến sự Đông Dương, văn đàn Bắc Hà nổi danh ba cây bút lịch sử tiểu thuyết: Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc, sau này thêm Nguyễn Huy Tưởng, cũng là cây bút sắc.
Lan Khai nói với tôi: “Ở thời này, nên viết nhiều về sử, lấy người xưa, việc cũ áp dụng vào chính sự và chiến sự, nâng cao tinh thần dân tộc, ngòi bút được thả sức tung hoành, Tây nó biết đấy mà không làm gì được, nó ức lắm, nhưng kệ nó, mình cứ viết.

Hồi ức về Lê Văn Trương - ký Ngọc Giao

Hồi ức về Lê Văn Trương

Tác giả: Ngọc Giao

Thời tiền chiến, 1930-1945, kể về số lượng tác phẩm. Lê Văn Trương là một nhà văn lớn. Theo tôi nhớ, ông có tới 60 tiểu thuyết dài, không nói khá nhiều truyện nhỏ đăng trên các báo khắp ba miền trong nước. Ở miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, tủ sách nhà nào cũng có Lê Văn Trương. Giai đoạn ấy, văn học lãng mạn thịnh hành. Về mặt chính trị, con người, nhất là giới trí thức, lâm vào đời sống tinh thần bế tắc, đứng ở ngã ba lịch sử kể từ sau cái đêm Yên Bái đỏ, mười ba cái đầu yêu nước, cùng một lúc, rụng dưới lưỡi dao thực dân Tây.

Đôi điều tôi biết về Vũ Trọng Phụng - ký Ngọc Giao

Đôi điều tôi biết về Vũ Trọng Phụng

Tác giả: Ngọc Giao

Năm 1939, Vũ Trọng Phụng mất, tôi đã viết về ông trong Chiêu niệm Vũ Trọng Phụng. Bài này đăng báo nào, nhiều năm đã qua đi, tôi không nhớ. Nhưng gia đình ông còn lưu giữ.
Nửa thế kỷ đã trôi qua...

Chiêu niệm Vũ Trọng Phụng - ký Ngọc Giao

Chiêu niệm Vũ Trọng Phụng

Tác giả: Ngọc Giao

Người ta đã thường nhắc nhở nhiều đến Thiên Hư Vũ Trọng Phụng. Đời còn nhớ tiếc anh, văn mạch còn khóc thương anh, Phụng ơi, vẫn hay rằng cái nghề của lũ chúng mình chẳng nuôi sống được người, nhưng dẫu văn tinh rụng sớm, anh còn ngự trị trên văn đàn xứ sở và trong lòng những kẻ bạn đã chia đau khổ với anh. Những độc giả đã thông cảm với anh qua những nhân vật điển hình bất tử: ông Týp-phờ-nờ, bà Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ, cụ Cố Hồng, Phúc Cái Đinh, Nghị Hách...

Tam Lang Vũ Đình Chí với nỗi vinh nhục của nghề làm báo - ký Ngọc Giao

Tam Lang Vũ Đình Chí với nỗi vinh nhục của nghề làm báo

Tác giả: Ngọc Giao

Cái vinh

Thời xưa, cứ đầu xuân, nho gia có thói quen khai bút, dầm đầu bút lông vào nghiên đá, phất tay áo rộng, chữ nghĩa như rồng như phượng nhảy múa trên mặt giấy hoa tiên. Một đôi câu đối. Một bài thơ tâm sự với chúa xuân. Một bài từ, bài phú chuyện trò với cõi phù sinh.

Hồi ức về nhà thơ Nguyễn Bính - ký Ngọc Giao

Hồi ức về nhà thơ Nguyễn Bính

Tác giả: Ngọc Giao

Giờ đây là mùa thăm viếng Chùa Hương. Đã quá lâu rồi, tôi không còn sức khỏe, không còn hứng thú rủ bạn văn đi vãn cảnh động Nam Thiên. Không còn cái thú được nhìn các cô gái hái mơ. Nhưng giữa phố phường Hà Nội, lão già tôi còn đủ sức chống gậy đi nhìn các cô gái bán mơ, trên mấy vỉa hè bốc bụi kinh thành. Nhìn những thúng mơ đầy, những bàn tay cô gái bán mơ thoăn thoắt bốc mơ trao cho khách, làm sao tôi không thể nhớ đến bài thơ Rừng mơ bất hủ của thi nhân Nguyễn Bính. Bởi vậy, sớm nay tôi cố ngồi nghĩ về anh, viết về anh.

Đời nó thế - Truyện ngắn Ngọc Giao

Đời nó thế

Tác giả: Ngọc Giao

Đã lâu lắm, tôi không tiếp được tin tức của anh Thông, một người bạn hiền có đức hạnh mà thầy mẹ tôi vẫn răn tôi nên lấy làm khuôn mẫu. Anh người trong Thanh, hồi ấy ra Hà Nội trọ tại nhà tôi. Chúng tôi cùng học một trường, một lớp, ăn một bàn, ngủ chung một chiếc giường tây.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

Công chúa và báo Puma - truyện ngắn O. Henry

Công chúa và báo Puma
(The Princess and the Puma)

Tác giả: O. Henry
Người dịch: Nguyễn Mạnh Chương

Dĩ nhiên là có một ông vua và một bà hoàng hậu. Vua là một ông già đến sợ, đeo trên người một khẩu súng sáu và cái thúc ngựa và cất tiếng gầm rú lên to đến nỗi cả những con rắn đuôi kêu ở ngoài thảo nguyên cũng phải nhanh nhanh chóng chóng mà bò vào hang nằm dưới bụi cây xương rồng. Trước khi có gia đình nhà vua thì họ gọi ông ta là “Ben Thì Thầm”. Khi ông ta sở hữu 50.000 mẫu đất và một đàn gia súc nhiều vô kể, họ gọi ông ta là O’Donnell “Ông Vua Gia Súc”.