Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Mời vợ uống rượu - Nguyễn Duy


Mỗi năm Tết có một lần
Mời em ly rượu tay nâng ngang mày
Vợ cười chưa uống đã say
Ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm

Gót chân ăn vẹt bậc thềm
Quanh năm tất bật đi tìm ngày xuân
Tóc loay hoay bạc bạc dần
Mỗi năm Tết có một lần thôi em.

Con tàu say - Vũ Hoàng Chương


Khói tuôn mờ trắng đêm sâu
Men rừng say, một con tầu ngả nghiêng
Lắng tai nhịp sắt liền liền
Đường sương nổi dậy ưu phiền dưới chân
Còi khuya vọng mãi tiếng ngân
Lao đao núi thẳm cây gần tương tư

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Ta thấy hình ta những miếu đền - Mai Thảo.


Ta thấy tên ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không, hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương

Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên

Ta thấy muôn sao đứng kín trời

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Bức thư của người đàn bà không quen - Stefan Zweig


Người dịch: Dương Tường

R…, nhà viết tiểu thuyết thời thượng, trở về Viên từ sáng sớm, sau ba ngày đi chơi núi. Ông ta mua một tờ báo ở nhà ga, ông ta chợt nhìn thấy ngày tháng ghi trên báo và bèn nhớ ra rằng hôm nay là sinh nhật mình. Bốn mươi mốt tuổi, ông nghĩ thầm, và ông thấy không vui mà cũng chẳng buồn. Ông giở liên tục những trang báo sột soạt rồi thuê tắc-xi về nhà.
Người hầu, sau khi thưa lại rằng trong khi ông vắng nhà, có hai vị khách đến thăm và mấy người gọi dây nói, mang thư từ giấy má trình ông trên một cái khay. Nhà văn uể oải nhìn những bức thư và bóc mấy cái phong bì mang tên những người ông quan tâm. Mới đầu ông gạt sang bên một bức thư có vẻ quá dày và nét chữ là lạ đối với ông. Trà dọn ra, ông chễm chệ tỳ tay ngồi trên ghế bành, lướt qua tờ báo một lần nữa cùng vài tài liệu in. Cuối cùng ông châm một điếu thuốc lá và cầm lấy bức thư đã gạt sang bên.

Thơ Nguyễn Bắc Sơn


Tha lỗi cho tôi

Tiếc mày không gặp tao ngày trước
Ta cho mày say quắc cần câu
Rượu bia bốn chục chai đồ bỏ
Uống từ chạng vạng suốt đêm thâu

Thành phố giới nghiêm ta ngất ngưởng
Một mình huýt sáo một mình nghe
Theo sau còn có vầng trăng lạnh
Cao tiếng cười buông tiếng chửi thề

Thời đó là thời ta chấp hết

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Thằng Bờm - Võ Thanh An


Thằng Bờm có cái quạt mo
Sống trong thiên hạ vô lo trọn đời
Trọn đời không nợ nần ai
Không quyền chức để gọi ngài xưng ông
Không sang trọng, chẳng bần cùng
Không mưu mánh, đừng ai mong phỉnh phờ

Bờm rằng: Không ruộng chẳng bò
Màng chi trâu nái với đồ gỗ lim
Bờm rằng: Chẳng dễ gì tin

Mỏ Bạc - Selma Lagerlof


Tô Chương dịch

Vua Guixtavơ Đệ Tam đang ngự giá tuần du trong vùng Đalêcarli. Bị thời gian thúc bách, nhà vua muốn lúc nào cũng đi thật mau. Xe nhà vua phóng nhanh đến mức mấy con ngựa trông như những cái dải căng dài trên đường và khi đến những chỗ rẽ chiếc xe chỉ còn lăn trên hai bánh. Tuy vậy nhà vua vẫn thò đầu ra ngoài cửa và thét bảo người đánh xe:
- Tại sao nhà ngươi bắt ta đi chậm thế? Ngươi tưởng xe của người chở trứng đấy à?
Cứ đi mãi trên những con đường xấu với tốc độ khủng khiếp như thế, thật là kỳ diệu nếu cái xe và bộ cương thắng không việc gì. Nhưng làm sao mà giữ mãi được như vậy; đến chân một cái dốc ngược, càng xe bị gãy, thế là nhà vua phải dừng lại trên đường. Các quan hộ giá vội vàng nhảy xuống đất, thét mắng anh đánh xe; tuy nhiên xe hỏng vẫn hoàn hỏng. Xe chưa chữa được thì chẳng có cách nào tiếp tục đi cả.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Không đề - thơ Nguyễn Thụy Kha


Đưa người yêu qua nhà người yêu cũ
Trong cơn mưa ban trưa
Thấy hồn mình tách thành hai nửa
Nửa ướt bây giờ, nửa ướt xa xưa.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Chia - thơ Nguyễn Trọng Tạo

Chia cho em một đời tôi
Một cay đắng
một niềm vui
một buồn
Tôi còn cái xác không hồn
Cái chai không rượu,
tôi còn vỏ chai
Chia cho em một đời say
Một cây si
với
một cây bồ đề

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Menden, người bán sách cũ - Stefan Zweig


Sau một cuộc viếng thăm vùng ngoại ô trở về Viên, tôi bất chợt gặp một trận mưa rào. Để tránh làn mưa như roi quất, khách qua đường dạt vào trú dưới các vòm cửa và các mái hiên. Tôi cũng phải tìm chỗ trú. May sao, ở Viên, góc phố nào cũng có một tiệm cà phê đón khách. Thế là, mũ ròng ròng nước, hai vai ướt sũng, tôi vào luôn một tiệm ngoại ô rất là Viên này. Ở đây không có nhạc jazz như ở các tiệm cà phê dập theo kiểu Đức ở trung tâm thành phố. Loại tiệm này đầy khách bình dân mải mê ngốn báo chí hơn là bánh ngọt. Không khí trong tiệm nặng nề dưới những làn khói xanh nhạt vằn vèo như đường vân. Tuy nhiên, ở đây vẫn có vẻ sạch sẽ với những chiếc sôpha bọc nhung và quầy bán hàng bằng nhôm. Vội bước vào, tôi không kịp đọc tấm biển ngoài cửa tiệm. Mà đọc làm gì kia chứ? Tôi đã có nơi trú mưa. Nóng lòng sốt ruột tôi nhìn qua các tấm cửa kính bám đầy hơi nước, chờ cho cơn mưa rào tạnh hẳn.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Bộ sưu tập vô hình - Stefan Zweig


Ở ga thứ hai sau Đretxđen, một người đàn ông đã đứng tuổi bước vào buồng toa xe của tôi. Ông ta lễ phép chào, đoạn ngồi xuống ngước nhìn tôi và gật đầu với tôi như với một người quen cũ. Ông mỉm cười vui vẻ nhắc lại tên mình khiến tôi nhớ lại ngay. Ông là một trong những nhà buôn đồ cổ có tiếng nhất ở Beclin. Thời bình tôi đã mua của ông ta, nhiều cuốn sách và bút tích cổ. Thoạt đầu chúng tôi trao đổi vài lời khách sáo. Bỗng nhiên, ông nói với tôi.

Mùa xuân chín - thơ Hàn Mặc Tử

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Huyền thoại - Jorge Luis Borges


Cain và Abel gặp lại nhau sau khi Abel chết. Đang hành cước qua sa mạc, họ nhận ra nhau từ xa, vì cả hai đều cao lớn. Hai anh em ngồi xuống đất, nhóm lửa lên, và ăn uống. Họ ngồi lặng lẽ, như những kẻ mệt nhoài vẫn làm thế khi màn đêm bắt đầu buông xuống. Trên bầu trời, một vì sao le lói, dù chưa được ai đặt tên. Dưới ánh lửa, Cain thấy trán Abel mang vết sẹo vì hòn đá, và ông làm rơi miếng bánh sắp đưa vào miệng, rồi ông xin em trai tha tội cho ông.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Những con kiến - Andre Maurois


Giữa hai phiến kính được ghép lại bởi hai bờ bằng giấy, một xã hội của những con vật bé xíu màu nâu đang chuyển dịch và lao động. Người bán hàng bỏ cho lũ kiến một ít cát, chúng tạo ra những hành lang kiểu đồng quy. Chính giữa, ta chú ý đến một con kiến to nhất hầu như luôn luôn bất động. Đấy chính là con chúa, được lũ kiến nuôi nấng một cách trọng vọng.
- Chẳng khó nhọc gì cả, - người bán hàng nói. – Chỉ cần cho vào cái cửa này mỗi tháng một giọt mật là đủ… Chỉ mỗi một giọt thôi… là lũ kiến tự đảm nhiệm lấy việc vận chuyển và chia bôi.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Người tù binh trở về - André Maurois


Sau đây là một câu chuyện có thật. Chuyện xảy ra vào mùa Xuân 1945, trong một thành phố của nước Pháp tạm gọi là Chardeuil, mà vì những lý do ngoài ý muốn, chúng tôi không thể nêu tên thật ra được.
Câu chuyện bắt đầu từ trên một chuyến xe lửa chở những người tù Pháp từ Đức trở về. Họ ngồi từng nhóm 12 người một trong những toa tàu chỉ để dành cho mười người mà thôi. Vì vậy, họ phải ngồi thật sát vào nhau, nhưng chẳng ai để ý hay tỏ dấu phiền hà gì về chuyện đó cả. Mọi người, tuy đã kiệt sức vì những năm tháng tù đày và chuyến hành trình quá dài, vẫn thấy lòng nôn nao hạnh phúc vì họ biết rằng, sau năm năm vắng nhà, họ đã về lại được Quê Hương, sẽ được nhìn lại mái nhà yêu dấu và nhất là sẽ được gặp lại gia đình.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Chiếc xe của Thần Chết - Selma Lagerlöf


1
Một cô gái tội nghiệp của Đội quân cứu tế đang hấp hối.
Nàng đã mắc một chứng lao phổi phát triển nhanh và ác liệt, không sao cưỡng được quá một năm. Khi còn đủ sức, nàng vẫn tiếp tục đi thăm kẻ khó và làm tròn nhiệm vụ của mình; nhưng khi sức nàng đã kiệt, người ta đưa nàng vào một viện điều dưỡng. Ở đấy nàng được chăm sóc mấy tháng, nhưng sức khỏe chẳng tăng lên được tí nào,và khi hiểu rằng mình đã hết phương cứu chữa, nàng trở về bên mẹ, bà có riêng một căn nhà nhỏ trong một đường phố ngoại ô. Ở đó, nằm trong một căn buồng hẹp tồi tàn, nơi nàng đã trải qua thời thơ ấu và tuổi thanh xuân, nàng chờ đợi cái chết.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Ly rượu mắt mình - thơ Hà Đức Toàn

Bỗng đâu mình lại trao tôi
Ly đầy rượu mạnh cháy môi hỡi mình
Phút say sóng sánh mắt tình
Chao nghiêng vẫn thấy bóng hình  đung đưa
Vẫn nguyên nét mộng ngày xưa

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Một đêm mưa - Tatsuo Nagai


Nguyễn Hào dịch.

(Tuyển tập truyên ngắn Nhật Bản - Nhà xuất bản Tác phẩm mới - năm 1985)

Hôm mười chín, lúc hai giờ chiều, người ta phát hiện thấy bốn xác chết nằm trên giường trong nhà ông già thất nghiệp Senjô Ôta, sinh sống tại thị trấn Ph. thuộc quận Kanagawa. Người chết là bản thân chủ nhà - Ôta, bảy mươi bảy tuổi; vợ ông ta là bà Hiđê, sáu mươi bảy tuổi; cô con nuôi của hai người là Haruê, năm mươi mốt tuổi, và bà chị vợ chủ nhà - Yuki Hayasi, bảy mươi hai tuổi. Phát hiện ra xác chết, ông Sađayô Umêmôtô, chủ một cửa hàng tạp hóa ở cùng phố, một người bà con của họ, liền đến báo ngay cho cảnh sát biết.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Em bé bán diêm - Hans. C. Andersen


Rét dữ dội. Tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa.
Giữa trời đông giá rét, một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.
Lúc ra khỏi nhà em có đi giày vải, nhưng giày vải phỏng có tác dụng gì kia chứ!
Giày ấy của mẹ em để lại, rộng quá, em đã liên tiếp làm văng mất cả hai chiếc khi em chạy qua đường, vào lúc hai chiếc xe ngựa đang phóng nước đại.
Chiếc thứ nhất bị xe song mã nghiến, rồi dính theo tuyết vào bánh xe; thế là mất hút. Còn chiếc thứ hai, một thằng bé lượm được, cười sằng sặc, đem tung lên trời. Nó còn nói với em bé rằng nó sẽ giữ chiếc giày để làm nôi cho con chó sau này.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Sông Đông êm đềm (phần 5b) - M. Solokhov


16

Buntruc vừa mở mắt ra lần đầu thì bắt gặp ngay hai con mắt đen láy của Anna long lanh sau những giọt nước mắt và trong nét cười.
Anh đã bất tỉnh và mê sảng ba tuần liền. Đã ba tuần liền, anh đi lang thang trong một thế giới khác, hư ảo, không sờ thấy được. Đến chiều ngày hai mươi tháng Chạp anh mới tỉnh lại. Anh đăm đăm nhìn mãi Anna bằng cặp mắt nghiêm nghị, mung lung như qua một lớp sương mù, cố nhớ lại tất cả những chuyện có dính dáng tới Anna, nhưng chỉ hồi tưởng được một phần. Trí nhớ của anh đã kém đi nhiều, không chịu tuân theo ý muốn của anh nữa, và vẫn còn cố chôn giấu rất nhiều điều ở một nơi nào sâu kín.
- Cho tôi uống nước… - Vẫn như trước, tiếng nói của chính anh cứ vẳng tới tai anh như từ một nơi xa xôi nào, nhưng anh thấy thế lại lấy làm thích thú. Buntruc mỉm cười.
Anna vội chạy bổ đến với anh. Một nụ cười dè dặt, cố ghìm lại, làm cho toàn thân Anna như sáng bừng lên.

Sông Đông êm đềm (phần 5a) - M. Solokhov


Phần V - 1

Mãi gần cuối mùa thu năm 1917, anh em Cô-dắc mới lũ lượt kéo nhau từ các mặt trận trở về. Khristonhia về với ba gã Cô-dắc cùng đi lính với hắn ở trung đoàn 52, già sọm đi. Giải ngũ về hẳn có anh chàng Anikey mặt mày vẫn nhẵn thín chẳng có râu ria gì cả như xưa, hai gã pháo binh Tomilin Ivan và Yakov “Móng lừa” rồi đến Marchin Samin, Kotliarov, Dakha Korolov và gã Borsev với cái thân hình dài ngoẵng chẳng cân đối chút nào. Đến tháng chạp, đùng một cái thấy Mitka Korsunov lù lù mò về. Một tuần sau là cả một xốc một xếch những anh chàng Cô-dắc trước kia ở trung đoàn 12.
Miska Kosevoi, Prokho, Dykov, Andrey con lão già Casulin, Epipitan Marsaev, Xinilin Egor.

Sông Đông êm đềm (phần 4b) - Mikhail Solokhov


10

Sau khi hết phép trở về đơn vị, viên đại úy Cô-dắc Evgeni Litnhitkit nhận được lệnh điều đến trung đoàn Cô-dắc sông Đông số mười bốn. Hắn đã tới thẳng sư đoàn bộ chứ không vác mặt về trung đoàn của hắn trước kia, trung đoàn mà hắn đã bỏ chạy một cách nhục nhã trước cuộc chinh biến tháng Hai bùng nổ. Trưởng ban tham mưu sư đoàn là một viên tướng trẻ thuộc một dòng họ danh tiếng lẫy lừng trong giới quý tộc Cô-dắc sông Đông.
- Đại úy ạ, - Hắn đưa Evgeni về phòng riêng rồi bảo. - tôi biết rằng ngài lại về làm việc trong hoàn cảnh cũ thì sẽ rất khó khăn, vì bọn Cô-dắc đã có thái độ chống đối ngài, chúng nó ghét cay ghét đắng tên họ của ngài, do đó cách khôn ngoan hơn là ngài hãy về trung đoàn Mười bốn. Ở đấy toàn là những sĩ quan được lựa chọn rất tốt, ngay đến bọn Cô-dắc cũng vững vàng hơn, đáng tin hơn, phần lớn là dân những trấn phía Nam thuộc quân khu Ust - Medvedisky. Ngài đến đấy thì tốt hơn. Hình như cụ thân sinh ra ngài là ngài Nicolai Alexeevich Litnhitki có phải không? - Viên tướng nín lặng một lát, hỏi rồi sau khi trả lời là đúng thế, bèn nói tiếp. - Theo ý riêng tôi thì tôi có thể cam đoan với ngài rằng chúng tôi rất quí những sĩ quan như ngài. Ở thời điểm nầy thì ngay trong thành phần sĩ quan, phần lớn cũng là những kẻ lá mặt lá trái. Chẳng có gì dễ dàng hơn là lừa thầy phản chúa, nếu không thì cũng một lúc cầu nguyện hai vị thần cũng được… - Viên tham mưu trưởng chấm dứt câu chuyện bằng một giọng chua chát.

Sông Đông êm đềm (phần 4a) - Mikhail Solokhov


Phần IV

1

Năm một nghìn chín trăm mười sáu. Tháng mười. Đêm tối. Trời mưa và gió to. Một vùng đất trũng có nhiều rừng. Những dãy chiến hào trên một bãi lầy mọc đầy liễu đỏ. Trước mặt là những hàng rào dây thép gai. Dưới đáy các chiến hào toàn một thứ bùn lạnh giá.
Chiếc lá chắn đẫm nước che cho người lính quan sát nhấp nhoáng một ánh ảm đạm. Vài ánh lửa thưa thớt le lói trong những căn hầm đào hàm ếch bên vách các chiến hào. Một viên sĩ quan béo lùn dừng chân trước cửa một căn hầm dành cho sĩ quan. Anh ta lần ngón tay ướt sũng theo đường khuyết, vội vã cởi những cái cúc trên áo ca-pốt, giũ nước trên cổ áo, chùi qua quít đôi ủng vào bó rơm đã bị dẫm lún xuống bùn, xong đâu đó mới đẩy cửa, khom lưng, bước vào trong hầm.

Sông Đông êm đềm (phần 3b) - Mikhail Solokhov


13

Cuộc chiến đấu đánh chiếm thành phố mở màn lúc tờ mờ sáng.
Các đơn vị bộ binh phải tiến ra khỏi khu rừng để tấn công lúc trời mới rạng. Kỵ binh được đặt sẵn ở hai bên sườn các đơn vị bộ binh và ở vị trí lực lượng dự bị. Nhưng ở một nơi đã xảy ra chuyện rắc rối: hai trung đoàn bộ binh không tới nơi đúng giờ, vì thế trung đoàn khinh binh 211 nhận được lệnh phải chuyển sang sườn bên trái.
Trong lúc một trung đoàn khác vận động vu hồi thì trung đoàn 211 bị một đại đội pháo của chính nó bắn vào, gây một tình trạng hỗn loạn không thể tưởng tượng được. Sự lộn xộn tai hại ấy đã phá vỡ các kế hoạch, và trận tấn công có nguy cơ nếu không đưa tới sự tan vỡ của phía tấn công, thì dù sao cũng sẽ thất bại. Giữa lúc bộ binh đang bị điều loạn lên từ chỗ nọ sang chỗ kia, giữa lúc pháo binh đang cố cứu những cỗ ngựa và những khẩu pháo đêm qua đã bị đẩy đến vùng đồng lầy không biết theo lệnh của ai, thì giữa lúc ấy sư đoàn 11 bắt đầu xuất kích. Địa hình vừa rừng vừa bãi lầy không cho phép dàn một thế trận rộng lớn để tấn công quân địch. Ở một số khu vực các đại đội kỵ binh của quân ta đã phải tẩn công từng trung đội.

Sông Đông êm đềm (phần 3a) - Mikhail Solokhov


Phần III  

1

Tháng ba năm 1914, Natalia về ở với bố mẹ chồng vào một ngày tuyết tan, cảnh vật rất vui tươi. Ông Panteley Prokofievich đang dùng một cành cây xam xám, rêu bám lờm xờm đan lại quãng hàng rào vừa bị con bò mộng húc đổ. Nước nhỏ giọt từ cái mái nhà tua tủa những que băng lấp loáng như bạc. Những chỗ nước chảy xuống từ xưa còn để lại ven đường gờ trên mái những dải đen như nhựa chưng.
Mặt trời bây giờ đã đỏ hơn, đang cọ mình vào khoảng sườn đồi tan hết tuyết, nũng nịu như con bò con. Cỏ đầu mùa mọc xanh rờn như đá khổng tước trên những mô dá phấn nhô ra như những cái đầu hói từ ngọn đồi bên bờ sông.
Natalia bước tới sau lưng bố chồng. Nàng gầy rộc đi, nom khác hẳn xưa. Nàng cúi xuống chào, cái cổ tàn tật vẹo sang một bên:

Sông Đông êm đềm (phần 2) - Mikhail Solokhov


Phần II – 1


Gia phả nhà Sergey Platonovich còn ghi được những ông tổ xa xưa. Dưới triều hoàng đế Petr đệ nhất (đọc là Pi-ốt, 1672 - 1725. Hoàng đế nước Nga, đã đánh bại quân Thụy-Điển ở Poltava, xây dựng thủ đô mới Peterburg, áp dụng văn minh phương Tây vào nước Nga, và làm cho nước Nga trở thành một cường quốc lớn ở châu Âu), có lần một chiếc thuyền chở lương khô và thuốc súng của Nga hoàng xuôi theo sông Đông ra biển Azop. Trên thượng lưu sông Đông, gần cửa nhánh Khop, có thị trấn Trigonac, dân ở đây chuyên đầu trộm đuôi cướp. Bọn Cô-dắc trong thị trấn đã lợi dụng đêm tối đánh úp chiếc thuyền, chém cổ tên lính gác đang ngủ gà ngủ gật, cướp hết lương khô và thuốc súng, còn thuyền thì họ đánh chìm xuống sông.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Sông Đông êm đềm (phần 1) - Mikhail Solokhov


Dịch giả : Nguyễn Thụy Ứng

Phần I - 1


Cơ ngơi nhà Melekhov ở ngay rìa thôn. Phía sân nuôi gia súc có cái cổng nhỏ mở về hướng bắc, hướng sông Đông. Chỉ xuống một đoạn dốc đứng dài tám xa-gien (Một xa-gien bằng 2,134m) nằm giữa những tảng đá phấn đầy rêu xanh là tới ngay khoảng bờ sông lấm tấm những vỏ trai ốc óng ánh như xà cừ. Những đợt sóng âu yếm hôn hít dải đất ngoằn ngoèo đầy những hòn đá trứng ngỗng màu xám xám. Nhìn ra xa nữa là thấy đoạn sông Đông chảy xiết, sôi sục dưới làn gió, với những vệt sóng gợn màu thép biếc. Về phía đông, sau những rặng liễu đỏ trồng làm hàng rào quanh sân đập lúa là con đường của các ghết-man (Tên gọi các thủ lĩnh quân sự thời xưa do dân Cô-dắc tự bầu ra), những đám ngải cứu lốm đốm trắng như những làn tóc hoa râm, những bụi cỏ xa tiền um tùm màu hung hung bị vó ngựa dẫm nát.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Chấm hết - Guy de Maupassant


Bá tước Loócmơranh vừa ăn vận xong. Ông soi mình lần cuối vào tấm gương lớn chiếm cả một bức tường của phòng toa lét và mỉm cười.
Quả thật ông còn đẹp, dù tóc đã hoàn toàn ngả xám. Dong dỏng cao, bụng vẫn thon, khuôn mặt gầy điểm hàng ria mỏng, ông có phong độ hào hoa nổi bật, dáng vẻ cao quý không lẫn với bất kỳ ai.
Ông thì thầm:
- Loócmơranh sống còn chán!

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Nhớ nhau - Trần Huyền Trân


Nhớ nhau

Mờ mờ mưa luống rau xanh
Nắng còn thoi thóp như tình tiễn đưa.
Trông mưa chạnh nhớ lời thơ
Với người hôm ấy cũng mưa âm thầm...
Người là một kiếp thi nhân
Tóc xanh đã nhuộm mấy lần biển dâu.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Bức bích họa bị bồi hỏng - V. Lidin


Mùa xuân, khi bắt đầu công việc phục chế ở ngôi nhà thờ cổ Mephodiev và ở khu doanh trại cổ của đội thân binh công quốc, Gorsnep đến ở nhà người bạn cũ là họa sĩ Anikusep. Anikusep đã làm việc nhiều năm tại một xí nghiệp dệt địa phương và có nhiều mẫu vải được sản xuất theo kiểu vẽ của anh. Anikusep mất cách đây mấy năm và đã nhiều lần người ta đề nghị lấy tên anh đặt cho một con đường phố ở đây.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Và nơi đây bình minh yên tĩnh - Boris Vaxiliyev


Boris Vaxiliyev
Người dịch Lê Đức Mẫn.
Nhà xuất bản Việt Nam - Nhà xuất bản Cầu vồng.


     Và nơi đây bình minh yên tĩnh (tiếng Nga: А зори здесь тихие) là một tiểu thuyết Liên Xô của nhà văn Boris Vasilyev được xuất bản lần đầu năm 1969. Lấy bối cảnh Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Liên Xô, tác phẩm nói về cuộc chiến đấu ở hậu phương của một nhóm pháo thủ nữ Hồng quân nhằm ngăn cản âm mưu phá hoại của một tiểu đội lính dù Đức Quốc xã. Khi được tạp chí Thanh niên xuất bản vào năm 1969, tiểu thuyết đã ngay lập tức được độc giả đón nhận và trở thành một trong những tác phẩm văn học về đề tài chiến tranh nổi bật nhất thập niên 1960 và 1970 ở Liên Xô. Cùng với Tên anh không có trong danh sách, đây được coi là tiểu thuyết ngắn xuất sắc nhất của Boris Vasilyev nói về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Tại Việt Nam, tiểu thuyết này được Nhà xuất bản Cầu vồng in chung cùng Tên anh không có trong danh sách với bản dịch của Lê Đức Mẫn.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Những bức tranh phong cảnh mùa Đông - V. Lidin


Mọi việc cần giải quyết trong chuyến công tác đã xong, tàu hỏa đã khởi hành lúc nửa đêm. Thế là bây giờ có thể dành gần trọn một ngày để đi gặp lại dĩ vãng.
Mười ba năm trước, cũng ở khách sạn này, hồi còn là một kỹ sư địa chất trẻ tuổi, anh đã vĩnh viễn chia tay với người phụ nữ mà thiếu nàng đời anh trở nên vô nghĩa. Dường như mọi chuyện chỉ mới xảy ra hôm qua, khu Lesnôie, nơi Varia ở hồi ấy, những đêm trắng khiến cho con sông Neva xám đục nhuốm màu trắng bạc, lấp lánh như kim cương, những con đường trong công viên mùa hè. Cả hai đều ưa thích nhất công viên vào mùa thu. Những lối đi, những ghế đá rải rác. Lá cây và những vần thơ của Puskin hay thơ của Bloc tự nhiên cứ đến với họ. Những giờ khắc dài đằng đẵng trong viện Emitagiơ hay bảo tàng Nga. Những họa sỹ anh yêu thích cũng là những tác giả nàng yêu chuộng, quan điểm nghệ thuật của họ hoàn toàn giống nhau, tưởng như cả cuộc đời cũng chưa đủ để thổ lộ với nhau điều thầm kín nhất.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Nhóm lửa - J. London


Trời đã sáng mà vẫn âm u lạnh lẽo vô cùng. Anh rẽ khỏi con đường chỉnh dọc theo dòng sông I-u-con và leo lên bờ đất cao, nơi đây 1 con đường mòn ít người qua lại chạy lờ mờ về hướng đông, qua khu rừng thông bát ngát. Bờ đất dốc, nên leo lên đến đỉnh, anh dừng lại thở, nhưng để tỏ ra mình làm như thế không phải do mệt, anh nhìn vào đồng hồ. Đã 9h sáng. Mặt trời chưa xuất hiện, thậm chí chưa có dấu hiệu gì tỏ ra hôm nay mặt trời sẽ xuất hiện, dẫu trên trời không có 1 bóng mây. Đó là 1 ngày quang đãng, vậy mà vẫn như có 1 tấm màn vô hình bao phủ lên vạn vật, 1 cảnh âm u làm cho ngày tối lại, và lại cũng do không có mặt trời. Dẫu thế, anh vẫn không tỏ ra lo lắng. Anh đã quen với cảnh thiếu ánh mặt trời. Đã từ bao ngày nay anh có nhìn thấy ánh mặt trời đâu, hơn nữa anh cũng biết rằng phải 1 vài ngày nữa cái quả cầu rạng rỡ kia mới ló ra khỏi chân trời phương nam trong chốc lát để rồi lại biến mất ngay.

Mối thù thiên thu - J.London


(An Odyssey of the North)

Người dịch: Lê Bá Kông và Võ Hà Lang

Xe trượt tuyết rền rĩ những âm điệu như than vãn hoà với tiếng rèn rẹt của dây cương và tiếng leng reng của những quả chuông buộc nơi cổ những con chó đầu đàn; nhưng người và vật đều mệt mỏi nên chẳng buồn cất tiếng. Con đường mòn nằm lấp dưới lớp tuyết dày đặc mới rơi xuống. Họ đã vượt một khoảng đường xa, và những bàn trượt nặng trĩu dưới những tảng thịt nai rừng nặng như đá, bám rít lấy mặt tuyết chưa kết đông và chậm lại một cách bướng bỉnh hầu như có người xúi giục vậy. Màn đêm xuống dần, nhưng đêm hôm đó họ không có ý định cắm trại. Tuyết lả tả rơi trong bầu trời êm ả, không thành băng tuyết mà thành những mảnh pha lê li ti đủ hình thể xinh đẹp. Trời thực ấm áp - chỉ ngót 10 độ dưới không độ - và mọi người cảm thấy thoải mái. Meyers và Bettles đã lật hai cánh mũi che tai lên, và Malemute Kid lại còn tháo cả bao tay ra.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Chúc kẻ lên đường - Jack London


- Có điều, Kid này, thế này có phải nặng quá không? Whisky với cồn đã là tệ lắm, còn nói đến brandy với tương ớt, lại còn...
- Dốc cạn đi. Không nhớ ai pha cái rượu này à? - Và Malemute Kid mỉm cười hiền hòa sau đám hơi nước mù mịt.- Chú mà ở lâu tại đất này như ta, chú em, và phải sống bằng bẫy thỏ và cá hồi, chú sẽ biết là một năm chỉ có một lễ Giáng sinh. Và lễ Giáng sinh mà không có rượu punch cũng nhạt nhẽo như đồ ăn không muối.
- Cha này chỉ được cái nói đúng thôi,- Jim Belden Bự con tán thưởng. Jim đã xuống đây từ phần đất của hắn ở Mazy Man để ăn lễ, sau khi, như mọi người đều biết, phải trải qua 2 tháng không có gì ăn ngoài thịt nai.- Còn nhớ cái mẻ rượu tụi mình pha cho bọn Tanana không, bác?

Thơ Tô Thùy Yên


Trường Sa hành

Bài thơ này, tác giả viết tháng 3/1974, sau một chuyến hành quân công vụ của ông ra vùng đảo Trường Sa. Hai tháng trước thời điểm bài thơ ra đời, Trung Quốc đã cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (19/1/1974). Chính quyền VN Cộng hòa đã điều quân đội ra đánh trả. Những người lính miền Nam Việt Nam đã đổ máu xuống vùng biển, vùng đảo này của Tổ quốc để quyết giữ trọn vẹn giang sơn bờ cõi Việt Nam.

Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Chàng Đỏ - Somerset Maugham


Somerset Maugham

“Bi kịch của tình yêu không phải là cái chết hay sự chia ly... Bi kịch của tình yêu là sự lãnh đạm.”

Viên thuyền trưởng thọc tay vào một bên túi quần với vẻ khó khăn, vì nó không nằm ở bên sườn mà lại ở đằng trước, đã thế gã lại to béo; gã rút ra chiếc đồng hồ to bằng bạc. Gã nhìn đồng hồ rồi lại nhìn lên mặt trời đang xế. Anh chàng người Kanaka ở mạn trái đưa mắt nhìn viên thuyền trưởng, nhưng không nói gì. Mắt viên thuyền trưởng dừng lại ở hòn đảo mà họ đang tiến lại gần. Một vệt bọt trắng ghi dấu đá ngầm. Đã biết rằng chỗ này có một khe nước đủ rộng cho con tàu đi qua, khi họ tới gần hơn, gã tính sẽ trông thấy.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Một người đàn ông hạnh phúc - Sommerset Maugham


Sommerset Maugham

Thật là một việc khó khăn khi quyết định cuộc sống của người khác và tôi luôn luôn ngạc nhiên trước sự tự tin của các chính trị gia, các nhà cải cách và những người đại loại như vậy, khi họ sẵn sàng áp đặt cho đồng loại những biện pháp làm thay đổi thói quen, chính kiến của người ta. Tôi luôn ngần ngại khi phải đưa ra những lời khuyên, làm sao ta có thể khuyên bảo người khác phải sống thế nào nếu như ta không biết họ như biết rõ chính bản thân? Có Chúa chứng giám tôi cũng còn chưa biết rõ về bản thân tôi, vậy nên tôi hoàn toàn không biết gì về người khác. Chúng ta chỉ có thể ước đoán suy nghĩ và tình cảm của người khác.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Bữa ăn trưa - Somerset Maugham


Somerset Maugham

Tôi gặp bà ta ở rạp hát. Nếu không có người nhắc thì có lẽ tôi cũng không nhận ra bà ta nữa vì hình như lâu lắm rồi tôi đã gặp bà ta một lần.
Bà ta vui vẻ nói với tôi :
- Lâu lắm rồi chúng ta mới lại gặp nhau. Thời gian qua như bay! Chúng ta chẳng còn ai trẻ cả. Ông có nhớ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau không? Cái lần mà ông mời tôi dùng bữa trưa đấy!
Tôi có nhớ không nhỉ?

Ông “biết tuốt” - Somerset Maugham


Somerset Maugham

Tôi vốn không ưa gì Max Kelada ngay cả khi tôi chưa quen biết ông ta. Chiến tranh vừa chấm dứt và lượng hành khách trên các chuyến tàu biển thì luôn đông đúc. Phải tìm đỏ con mắt mới có được một phòng nên bạn phải chấp nhận bất cứ thứ gì người ta đưa cho. Bạn đừng mong một mình một phòng riêng, tôi may mắn lắm mới được người ta cấp cho một cái chỉ có hai giường kê bên trong. Nhưng khi tôi nghe họ nói đến cái tên của cái gã cùng phòng với mình thì tôi thấy thất vọng vô cùng. Nếu đóng kín mít các cửa sổ ở mạn tàu thì không khí ban đêm thể nào cũng ngột ngạt kinh khủng. Ở chung phòng trong suốt 14 ngày với bất kỳ ai đã là điều đồi tệ lắm rồi (tôi đang trên đường từ San Francisco đến Yokohama), nhưng có lẽ xem ra tôi sẽ bớt rầu hơn giá mà tên của vị khách cùng phòng là Smith hay Brown gì gì đó.

Ta không muốn - Hồ Dzếnh

Ta không muốn nắn cung đàn
Đêm xưa dạo dưới trăng vàng đợi em.
Bền gì mấy thoáng hương duyên,
Đẹp gì mấy sợi mây huyền gợi mơ.
Thơ dâng ngùn ngụt sắc cờ,
Máu tươi hoen ố những giờ ái ân.

Thầy quản giáo đường - Somerset Maugham


Somerset Maugham

Chiều hôm ấy, có lễ rửa tội diễn ra tại Nhà thờ Thánh Peter, Quảng trường Neville, và thầy quản nhà thờ Albert Edward Foreman vẫn còn vận chiếc áo choàng quản giáo đường của ông trên mình. Ông vẫn để dành tấm áo mới của ông, với những nếp gấp còn nguyên vẹn và cứng đơ như thể nó được may từ chất đồng lưu niên, chứ không phải bằng len dệt từ lông lạc đà alpaca Nam Mỹ, nó chỉ chuyên dùng vào dịp các buổi cưới xin, ma chay (Nhà thờ Thánh Peter, Quảng trường Neville, là một nhà thờ được tầng lớp thượng lưu ái mộ những cuộc lễ này lắm!) và hiện giờ ông chỉ mặc chiếc áo hạng thứ mà thôi. Ông vận chiếc áo này, vẻ tự mãn, vì nó là biểu tượng trang nghiêm của chức vị ông, và nếu không mặc nó (đó là những khi ông phải cởi nó ra để về nhà), thì ông có cái cảm giác khó chịu là trang phục chưa được chỉn chu cho lắm. Ông chịu khó giữ gìn nó, ông tự tay là nó, gấp nó rất cẩn thận. Trong 16 năm ông làm thầy quản tại nhà thờ này, ông đã có một lô những chiếc áo như vậy, mà ông cũng không nỡ lòng nào quẳng chúng đi khi chúng đã sờn cũ. Lô áo ấy, đầy đủ không thiếu một chiếc, được gói gọn gàng bằng giấy dầu, nằm trong các ô kéo dưới cùng của chiếc tủ đứng kê trong phòng ngủ nhà ông.

Xa chạy cao bay - Somerset Maugham


Somerset Maugham

Từ trước tới nay tôi vẫn đinh ninh cho rằng một khi một người phụ nữ đã định lấy ai làm chồng thì không gì có thể cứu nổi anh ta ngoài việc bỏ của chạy lấy người ngay lập tức.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng làm được như vậy, bởi vì có một lần, một người bạn của tôi khi thấy mối nguy cơ tất yếu ấy đang lù lù hiện ra đầy đe doạ trước mắt, anh ta liền vội vã xuống tàu từ một hải cảng nào đó (tất cả hành lý anh đem theo lúc đó chỉ vẻn vẹn có một chiếc bàn chải đánh răng mà thôi, điều đó chứng tỏ rằng anh đã ý thức sâu sắc đến mức nào về mối nguy cơ và sự cần thiết phải hành động tức thời không được chậm trễ ấy!), và anh đã bỏ ra cả một năm trời đi chu du vòng quanh thế giới. Nhưng khi thầm nghĩ rằng mình đã thoát nạn (chẳng là, anh ấy cho rằng phụ nữ hay thay lòng đổi dạ, và sau 12 tháng trời đằng đẵng, chắc chắn cô nàng đã quên hết chuyện cũ rồi!), anh đã lên bờ ở chính cái cảng năm xưa, thì người đầu tiên anh trông thấy đang vẫy tay hân hoan mừng đón anh từ trên bến cảng lại chính là cô gái bé bỏng mà anh đã bỏ trốn.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Uống rượu ba người - Hoàng Đình Quang


Một tình - một bạn - một tôi
Ba ly rượu, mấy góc trời với nhau!
Rượu từng cất được bao lâu
Chén này sum họp, chén sau quan hà…

Rượu đêm rót xẻ làm ba

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Xuân đầu tiên - Hàn Mặc Tử


Mai sáng mai, trời cao rộng quá
Gió căng hơi và nhạc lên mây
Đôi lòng cũng ấm như xuân ấm
Chỉ có ao xuân trắng trẻo thay.

Mai này thiên địa mới tinh khôi

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Biển và Em - Nguyễn Khắc Thạch


Tôi ngồi trước biển bao la
Hai chiều khát vọng muốn òa vào thơ

Tưởng đời biển vẫn hoang sơ
Ngàn muôn con sóng tới giờ làm chi?

Bạc đầu ngọn sóng còn đi

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Không đề - thơ Tích Phước


Lại làm dáng phải không? Ừ thì làm dáng
Nếu để thấy mình xinh, để bớt chán mình hơn
Nhưng vẽ mặt, tô mày - vẫn mình - không thể khác
Đưa tay về phía trước, chỉ là gương...

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Chờ Nhau - Nguyễn Bính


Chờ Nhau

Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em chừng giập miếng giầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng chung một ngõ, vội vàng chi anh
Em nghe họ nói mong manh

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Bến Quê - Xuân Sách

Tôi về tới bến sông xưa
Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò
Nhìn theo ngọn khói vu vơ
Nhớ thương thì có đợi chờ thì không
Buồn ai thả lại giữa dòng

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Những cánh thơ vàng - Trần Huyền Trân


Đời tôi - em hỏi làm chi?
Đời tôi là chuyến tàu đi không người
Sông Tần bao ngả ngược xuôi
Đã vắng cái bến lại dài con sông

Tình tôi - em hỏi làm chi?
Tình muôn ngàn lối tôi đi một mình
Một mình dốc chén ly sinh
Men day dứt mãi, lòng mênh mông buồn

Duyên tôi - em hỏi làm chi

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính


Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn xum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau sut tối ngày

Có lần tôi thấy hai cô bé
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng làm một bóng
 “Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

Có lần tôi thấy một người yêu

Hành phương Nam - Nguyễn Bính


Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua, én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã *

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Một trời quan tái - Nguyễn Bính


Chiều lại buồn rồi, em vẫn xa
Lá rừng thu đổ, nắng sông tà
Chênh vênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu quạnh tiếng gà

Tôi đi mãi mãi vào sơn cước
Em vuốt tua rèm cửa vọng lâu
Lá úa kinh thành rơi ngập đất
Lòng vàng hỏi có nhớ thương nhau?

Có những mâm cau phủ lụa điều

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Chân quê - Nguyễn Bính


Đêm qua xem lại blog, thư mục  “bài thơ tôi thích”  (trước vốn là Thơ trong trí nhớ) thấy thơ của Nguyễn Bính, nhà thơ mình yêu thích nhất lại ít được đưa lên. Vậy là sao? Hôm nay đưa lên bài thơ của ông, bài Chân Quê. Bài thơ xác định chỗ ngồi của ông trong thi đàn Việt.

Chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Đêm giữa ban ngày - Vũ Thư Hiên (p3.ch11 - ch15)


Chương 11

- Anh ngủ tốt chớ, anh Hiên?
Không ngẩng lên, Huỳnh Ngự vừa lúi húi soạn chồng hồ sơ trên bàn vừa hỏi tôi thay lời chào.
Tôi biết thừa: y chẳng bận gì hết, y làm ra vẻ bận bịu để bắt tôi phải chờ, cho những gì sẽ xảy ra sau đó thêm quan trọng.
- Cảm ơn, tôi ngủ được. - tôi nhạt nhẽo đáp.
Ngồi vào vị trí thường ngày, tôi lơ đãng nhìn quanh.
Công việc hỏi cung được Huỳnh Ngự tiến hành theo lối du mục, không cố định một nơi, nay phòng này mai phòng khác, không hiểu tại Hỏa Lò thiếu phòng làm việc hay do nguyên nhân nào khác. Căn phòng hôm nay hẹp nên có vẻ ấm hơn. Cách bài trí bên trong thì phòng nào cũng như phòng nào - bàn chấp pháp đặt sát tường hậu, sau lưng chấp pháp là chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, với vài băng khẩu hiệu bên dưới. Ghế cho phạm(1) được đặt cách chỗ ngồi của chấp pháp hơn một tầm với, đề phòng sự tấn công bất ngờ. Bên phải hoặc bên trái, là cái bàn nhỏ dành cho phạm viết lời khai, phần lớn là bàn mộc, cái nào cái nấy lem nhem mực tím. Ghế cho phạm là ghế đẩu, thấp hơn ghế chấp pháp. Ở vị trí này bao giờ người bị hỏi cung cũng phải ngước mắt lên nhìn kẻ hỏi mình. Một cách tính toán để nâng cao uy thế cho chấp pháp. Cũng có lần tôi được đưa tới một căn phòng khác loại, bài trí theo kiểu phòng khách, được ngồi ghế có tựa, ở khoảng cách gần chấp pháp. Ðó là khi tôi chấp nhận một sự lùi bước.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Sầu chung - Trần Huyền Trân


Tặng Quách Thị Hồ

Tự cổ sầu chung kiếp xướng ca
Mênh mông trời đất vẫn không nhà
Người ơi! Mưa đấy hay sênh phách
Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa

Đời bảo nơi đây cõi mộng hờ

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Đêm giữa ban ngày - Vũ Thư Hiên (p2.ch6 - ch10)


Chương 6

Hôm sau, tôi lại bị gọi ra. Thấy Huỳnh Ngự ngồi trong phòng hỏi cung, tôi quay ngoắt lại. Huỳnh Ngự nghiến răng ken két sai cai ngục đưa tôi sang phòng bên. Tôi ngồi đấy, một mình trong căn phòng trống rỗng, ngáp ngắn ngáp dài. Ðến gần trưa quản giáo mới đưa tôi về.
Suất ăn lạnh ngắt đợi tôi ở xà lim. Trên phản, bên cái bát men đựng suất cơm tù là bộ quần áo tôi mặc trên người khi bị bắt.
Trong khi tôi vắng mặt quản giáo đã đem thức ăn vào cho tôi, nhân tiện trả lại tôi quần áo. Về sau mới biết việc quản giáo đưa cơm vào tận xà lim cho tù là ngoại lệ. Có vẻ người trong vụ chúng tôi được đối đãi khác, được nể nang hơn so với tù thường. Tôi nghĩ không phải chúng tôi được Ðảng yêu mến, mà chắc Ðảng lo chúng tôi có thể gây chuyện om sòm, không có lợi.

Đêm giữa ban ngày - Vũ Thư Hiên (p1.ch1 - ch5)


Tự Bạch

Tôi tặng cuốn sách này cho :
Những người con của nước Việt đã cống hiến đời mình cho một nước Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ.
Hương hồn cha tôi, và những người cộng sản đã chết bởi tay các đồng chí của họ.
Mẹ tôi, người dạy tôi sống không cúi đầu.
Vợ tôi, người cùng tôi chia sẻ vô vàn khốn khó trong những năm tháng đen tối của đời tôi.
Các bạn tù của tôi, cộng sản cũng như không cộng sản.
Các thế hệ sau tôi, hi vọng họ sẽ không bao giờ phải sống như tôi đã sống,dưới bất cứ gông cùm chuyên chế nào.

Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi ở miền Bắc Việt Nam nổ ra một vụ án lớn, cho đến nay vẫn còn là chuyện khó hiểu đối với nhiều người.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (phần cuối)


Chương 36 - Không phải nghề tôi

Yakanov đi sau Foma Oskolupov lên cầu thang, nhưng khi tới hành lang, y tiến lên đi cạnh Oskolupov. Oskolupov không ưa phải đi cạnh Yakanov vì hắn vừa mập vừa lùn, thân thể hắn chỉ có bề ngang. Dù đội mũ, hắn cũng chỉ cao tới vai Yakanov.
Yakanov có thể chọn lúc này để báo cho Oskolupov biết về chuyện kỹ sư tù nhân Sologdin đã chế ra được mẫu hình giàn máy điện thoại bí mật. Y biết nếu ý nói ra, thái độ bất nhã và hung hăng của Oskolupov sẽ biến đi ngay. Kể từ đêm oan nghiệt cả hai cùng bị Tổng trưởng Abakumov đe dọa, Oskolupov gần như không còn nể nang gì y nữa.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p7)


Chương 31 - Cuộc gặp

Tuy trong lúc ngồi chờ, Nadya khóc ròng, nhưng khi đến lượt nàng được vào gặp chồng, lòng nàng vui như mở hội.
Khi nàng hiện ra giữa khung cửa, Nerzhin đứng lên đón nàng và môi chàng mỉm cười. Nụ cười chỉ ở trên môi chàng khoảnh khắc nhưng Nadya cảm thấy tình yêu và hạnh phúc dào dạt trong tim nàng. Chồng nàng vẫn gần nàng như ngày xưa. Với nàng, chàng không thay đổi.
Người đàn ông thứ hai trong phòng có cái cổ bự như cổ trâu, bận bộ quần áo xám, trông như một tay găng-tơ về già giải nghệ, đi tới đứng ở đầu chiếc bàn nhỏ, nơi hai vợ chồng sẽ ngồi nói chuyện. Cái bàn và sự có mặt của gã này trong căn phòng nhỏ ngăn không cho họ chạm tay vào người nhau.

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p6)


Chương 26 - Dấu phạt

Vẫn hân hoan sung sướng, Sologdin đẩy mạnh cánh cửa phòng Đồ Hình và bước vào. Nhưng thay vì cảnh đông đảo hoạt động mà anh chờ đợi trông thấy, trong căn phòng rộng sáng nay chỉ có mỗi một người đàn bà đứng bên cửa sổ.
- Larisa Nikolayevna… Chỉ có mình cô ở đây thôi sao?
Sologdin ngạc nhiên hỏi. Anh vừa hỏi vừa rảo bước đi tới bàn làm việc của anh.
Larisa Nikolayevna Emina, một thiếu phụ ba mươi tuổi, nhân viên tự do và là nữ họa viên, quay lại từ cửa sổ, nàng cười với Sologdin.
- Dmitri Aleksandrovich…? Tôi tưởng cả sáng hôm nay tôi sẽ ngồi buồn một mình ở đây chứ…

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Giời mưa ở Huế - Nguyễn Bính


Mưa. Mưa tầm tã. Mưa đến hôm nay là đã ba ngày mưa liên tếp. Mưa Hải Phòng còn buồn hơn mưa ở Huế của thi sỹ Nguyễn Bính. Chí ít ông còn có được một người bạn đối ẩm với mình dù chỉ là rượu suông nơi quán lá.
Sáng dậy, nhìn ra trời thấy mưa trắng trời trắng đất, mưa sủi bong bóng mũi. Biết là lại có một ngày vô vị và vô duyên, bốc máy lên gọi cho mấy ông bạn, ông em rủ sang uống rượu ngắm mưa. Ông trời ác nghiệt, bắt mình làm bạn với toàn những thằng chẳng có tâm hồn. Chúng nguây nguẩy từ chối, kêu bận với lại ngại mưa!

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p5)


Chương 21 - Tuổi già

Vị Bất tử, tâm trí xúc động vì những tư tưởng lớn, đi đi lại lại trong văn phòng đêm. Một thứ âm nhạc nội tâm dìu dặt vang lên trong hồn Người, một ban nhạc vô hình vĩ đại dường như đang tấu nhạc cho riêng Người thưởng thức.
Những kẻ bất mãn? Không sao. Ở đâu cũng có những kẻ bất mãn, thời nào cũng có những kẻ bất mãn. Sẽ không bao giờ hết được những kẻ bất mãn.
Kiểm điểm lại quá trình tiến hóa không mấy phức tạp lắm của lịch sử nhân loại, Stalin biết rằng với thời gian, con người sẽ tha thứ tất cả, sẽ quên hết, hơn thế nữa, sẽ nhớ lại những cái xấu như những cái tốt. Con người đều như Lady Anne, nàng sương phụ trong vở kịch Richard III của Shakespeare. Cơn giận của họ ngắn ngủi, chóng tàn, ý chí của họ không kiên cường, trí nhớ của họ yếu kém – và bao giờ con người cũng vui lòng thuận phục hoàn toàn kẻ thắng.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p4)


Chương 16 - Không có nước sôi pha trà

Đêm đó theo lệnh của Abakumov và do Sevastyanov truyền lại, Yakanov được gọi đến Bộ An ninh từ Viện Mavrino. Sau đó, có hai lệnh mật được gọi bằng điện thoại tới Viện Mavrino, mỗi lệnh tới cách nhau mười lăm phút, lệnh trước là lệnh đưa tù nhân Bobynin, lệnh sau là lệnh đưa tù nhân Pryanchikov về Bộ. Bobynin và Pryanchikov được đưa về trên hai chiếc xe khác nhau và được để ngồi chờ ở hai phòng đợi khác nhau, đề phòng họ đụng mặt nhau.
Nhưng dù hai tù nhân này có gặp mặt nhau, họ cũng không thể nói gì được với nhau, không thể hiểu ngầm nhau. Nói rõ hơn, Pryanchikov sẽ không sao có thể hiểu được Bobynin muốn gì ở chàng.

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p3)


Chương 11 - Số bảy

Không ai nói cho những người lính chiến trên mặt trận biết rằng những vị tướng tư lệnh dự định những gì, đặt kế hoạch ra sao nhưng luôn luôn họ biết, họ biết rõ, biết đúng nữa là khác, đơn vị của họ ở trong mũi dùi tấn công chính hay là ở cạnh sườn. Cũng giống như thế, ba trăm tù nhân chuyên viên sống trong Viện Mavrino biết rằng Phòng số bảy là nơi quan trọng nhất của Viện.
Không một tù nhân nào trong Viện được quyền biết về những việc làm trong Phòng số bảy nhưng trên thực tế, tất cả mọi người đều biết. Công tác chính của Phòng số bảy là thí nghiệm và hoàn thành một máy điện thoại đặc biệt cho Lãnh Tụ Tối Cao dùng. Đại khái người ta hiểu là tiếng nói vào máy này sẽ bị chia cắt thành những âm thanh hỗn độn, những âm thanh này sẽ được kết tụ lại do một cái máy khác và trở lại thành tiếng nói như khi mới được phát ra.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p2)


Dịch giả: Hải Triều

Chương 1 - Và anh là ai?

Đôi kim đồng hồ chỉ bốn giờ năm phút.
Trong ánh sáng hấp hối của một ngày tháng Chạp, mặt đồng của chiếc đồng hồ đặt trên giá trông như có màu đen.
Hai cánh cửa kiếng của khung cửa sổ cao nhìn xuống dãy phố đông đảo, nhộn nhịp bên dưới, nơi những người gác cửa đang dồn những mảnh tuyết nâu lại thành từng đống, tuyết tuy mới rơi nhưng đã ướt và dơ bẩn, những cây cào gỗ đẩy tuyết ngay dưới chân những người qua đường.

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p1)


Tác giả và tác phẩm

Aleksandr I. Solzhenitsyn được thi sĩ Yevgeny Yevtushenko, một nhà thơ trẻ tuổi được ái mộ nhất của văn nghệ Nga Xô gọi là “Nhà văn cổ điển duy nhất của chúng ta…”. Ở Nga Xô không có nhà văn nào xứng đáng với danh hiệu trên hơn là tác giả “Tầng đầu địa ngục”.
Solzhenitsyn ra đời năm 1918. Sau mười một năm sống trong những trại tập trung tù chính trị của chế độ Xô Viết, nơi ông thu thập, ghi nhận những tài liệu sống để viết thành hai tác phẩm Một ngày trong đời của Ivan Denisovich và Tầng đầu địa ngục, ông sống như một bệnh nhân trong một bệnh viện điều trị bệnh ung thư cho tới năm 1950.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Những vì sao - A. Daudet


Tác giả : Alphonse Daudet
Người dịch : Trúc Huy

Trong thời gian tôi chăn cừu trên miền núi Luberon (2), có khi suốt mấy tuần lễ liên tiếp tôi không trông thấy một bóng người, chỉ một mình tôi thui thủi trên cánh đồng cỏ với con chó Labri và đàn cừu của tôi. Thỉnh thoảng có vị tu sĩ sống ẩn dật ở núi Ure đi ngang qua đây để tìm kiếm dược thảo hoặc là tôi trông thấy bộ mặt lọ lem dính đầy bụi than của người thợ phu mỏ xứ Piémont, nhưng họ là những người chất phác, khuôn mặt lầm lì vì quen sống lâu ngày trong cảnh cô đơn, không còn hứng thú trò chuyện và chẳng biết gì về những chuyện trong làng ngoài tỉnh mà người ta đang bàn tán ở dưới đó.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Qua hoàng hôn - Mai Văn Phấn


Hoàng hôn như một cửa chùa
Hư không mười ngón tay vừa lọt qua
Ta ngồi nhập định với hoa
Hồi chuông ai thỉnh ngân nga ngoài thềm
Đưa tay gió dắt vào đêm
Linh hồn ta ngỡ bỏ quên cuối trời
Dấu chân xin cát chớ vùi
Cho ta lại được luân hồi kiếp sau.

Nơi ấy - thơ Lưu Quang Vũ


Ở nơi ấy có một đồi mua tím
Có con đường đất mịn mát chân đi
Ở nơi ấy có cánh rừng bưởi chín
Có người em bé nhỏ ngóng ta về

Tia nắng hạ sáng bừng trên lá cọ

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 9)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 9

Lời hứa cho Sarikov biết tay của bác sĩ Bormental sáng hôm sau đã không thực hiện được vì một nguyên nhân là Poligraph Poligraphovich đã biến khỏi căn hộ. Bormental rơi vào tình thế tuyệt vọng điên cuồng, tự rủa mình là đồ con lừa vì đã không cất chìa khóa cửa chính, hò hét rằng điều đó là không thể tha thứ được, và cuối cùng kết thúc bằng lời ước cho Sarikov rơi vào dưới bánh ô tô buýt, Philip Philippovieh ngồi trong phòng làm việc, thọc cả bàn tay vào mái tóc và nói:

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 8)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 8

Không rõ giáo sư Philip Philippovich đã quyết định điều gì.
Trong suốt cả tuần lễ sau đó ông không tiến hành một việc gì đặc biệt cả, và cũng có thể là do ông không hành động nên cuộc sống trong căn hộ của ông mới đầy ứ các sự kiện đến như vậy.

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 7)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 7

- Không, không, không được? - Bormental kiên quyết nói. - Xin anh mang vào.
- Chà, quả thật, mà... - Sarikov làu bàu khó chịu.
- Cám ơn bác sĩ, - Philip Philippovich dịu dàng nói. - Tôi nhắc nhở mãi đến phát ngấy lên rồi.