Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính


Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn xum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau sut tối ngày

Có lần tôi thấy hai cô bé
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng làm một bóng
 “Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ, bóng xiêu xiêu.

Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn đưa nhau bóng chạy dài
Chị cởi khăn giầu, anh thắt lại
Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi.                                                              

Hai người bạn cũ tiễn chân nhau,
Kẻ ở trên toa, kẻ dưới tàu
Họ giục nhau về ba, bốn bận
Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.

Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.

Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu? nghĩ ngợi gì?
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc chia ly.

Những chiếc khăn mầu thổn thức bay,
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này ?

Hà Nội 1937
------------------------

“Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu? nghĩ ngợi gì?
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc chia ly”. 

Tôi thật ấn tượng với khổ thơ này. Chỉ vài chữ ngắn gọn mà Nguyễn Bính vẽ nên cảnh huống cô đơn cùng cực của kiếp người.  “Một mình làm cả cuộc chia ly”... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét