Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Muộn Màng - thơ Thái Dương Liễu

Muộn màng rồi phải không anh ?
Thôi thì xin giữ yên lành cho nhau
Nào ai có trách ai đâu,
Đừng nhìn em thế để đau đớn lòng
Anh về đi kẻo người mong

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Chuỗi ngọc lam - Fulton Oursler


Fulton Oursler

Nguyễn Hiến Lê dịch
-Ý cao tình đẹp-

Ngày cô bé Joan Grace đẩy cửa bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong phanh câu chuyện đó. Nhưng báo chí không nêu tên mà cũng không kể chi tiết nên hôm nay tôi xin thuật lại tường tận.
Pierre đã được ông nội để lại cho một cửa tiệm bán đồ cổ. Trong cái tủ kính nhỏ xíu anh chất đủ các thứ đồ kỳ cục: vòng, mề đay đeo vào dây chuyền có từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ.
Buổi chiều, mùa đông hôm đó, một em gái đứng áp trán vào tủ kính, trố mắt ngó kỹ từng vật cổ lỗ đó như muốn kiếm một vật gì. Bỗng em ngững đầu lên, vẻ khoan khoái rồi đẩy cửa bước vào tiệm.

Quà Giáng sinh - O. Henry


Một dolla tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhầm lẫn, chỉ có một đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.
Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi. Ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở.
Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố New York.

Người khách ngày giáng sinh


Selma Lagerlof

Ngày xưa có một bọn nghệ sĩ lãng tử nương náu trong một điền trang cổ kính xứ Vermland, tự xưng là những hiệp sĩ Ekebug, họ quay cuồng trong cuộc sống phóng túng giang hồ.
Một người trong bọn hiệp sĩ đó là chú thiếu niên Ruster biết soạn nhạc và thổi sáo. Vốn xuất thân dân dã, nghèo túng, không gia đình, không nhà cửa nên khi bọn Ekebug rã đám thì chú Ruster đã trải qua những ngày khốn khổ: không ngựa, không xe, không áo choàng lông thú và cũng không có cả đến cái thúng cho ra hồn để đựng những thứ vặt vãnh. Chú phải lê la từ nhà này tới nhà khác với một cái khăn kẻ ô xanh bọc mấy bộ quần áo sờn rách, áo choàng cài nút đến tận cổ để che giấu tình trạng thảm hại của gilê và sơmi.

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Thái Tử, tình yêu và thời gian - O. Henry


(The Caliph, Cupid and the clock)

Dịch giả: Diệp Minh Tâm

Thái Tử Micheal của xứ Valleluna ngồi trên băng ghế ông ưa thích trong công viên. Không khí mát lạnh của đêm tháng Chín giục giã cuộc sống trong ông như một loại rượu vang quý hiếm, bổ dưỡng. Các băng ghế không đầy, vì những người thường thơ thẩn trong công viên, với dòng máu đặc quánh, đã nhanh nhảu bay về nhà để trốn tránh cái se lạnh của đầu thu. Tiếng phong cầm thở than và lao nhao ở đường bên. Trên những con đường chung quanh, xe cộ rì rầm, những con tàu thét rống như là hổ và báo. Vầng trăng vừa mới nhô lên khỏi những mái nhà phía đông. Trẻ em cười đùa nô giỡn quanh vòi nước. Phía trên các ngọn cây, cái tháp của một nhà công sở cũ kỹ mang một đồng hồ với cái mặt to, tròn, chiếu dạ quang.

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Dặm về - Nguyễn Đình Tiên

Mai chị về em gửi gì không?
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong.

Quê chị về xa tít dặm xa
Rừng thu chiều xao xác canh gà
Sương buông khắp lối đường muôn ngả
Ngựa lạc cành hoang, qua lướt qua.

Ngựa chị dừng bên thác trong veo

Đưa em tìm động hoa vàng - thơ Phạm Thiên Thư

(100 đoản thi của Phạm Thiên Thư)

1
Mười con nhạn trắng về tha
Như Lai thường trụ trên tà áo xuân
Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền
Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm

2
Xe lên bụi quán hoa đường
Qua sương trắng dậm phố phường úa thu
Tiếng chim ướt sũng hai mùa
Hạt rơi thêm lạnh hững hờ mây qua

3

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Cây xương rồng - O.Henry


Điều quý nhất của thời gian là nó chỉ thuần tương đối. Theo sự nhất trí chung, phần lớn những hồi tưởng được dành cho người đang bị thì thụp rơi xuống nước và ta không nói quá là con người có thể duyệt lại toàn bộ cuộc tình chỉ trong thời gian ngắn ngủi khi họ cởi đôi găng tay.
Đấy là việc Trysdale đang làm, khi anh đứng bên chiếc bàn trong căn phòng độc thân anh thuê. Trên mặt bàn là một cây xanh trồng trong một cái lọ bằng đất nung đỏ. Cây này là một loài xương rồng, với những chiếc lá dài thõng, liên tục đong đưa theo ngọn gió nhẹ nhất trong cử chỉ lạ lùng dường như ra dấu hiệu gì đấy.

Mười Năm - thơ Trần Huyền Trân


Hay gì em hỏi đến tôi
Khóc thì trái nết mà cười vô duyên
Vị đời nhấp mãi thành điên
Nên ngày hoan lạc tưởng đêm thanh bình
Tim tôi chiếc lá dâu xanh
Tằm đời ăn rỗi trơ cành còn chi

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Những Chiếc Ấm Đất - Nguyễn Tuân

Những chiếc ấm đất

Tác giả: Nguyễn Tuân

Bóng nắng gần tới đỉnh đầu. Sư cụ chùa Đồi Mai thủng thẳng trở về trai phòng. Nhà sư già gỡ chiếc nón tu lờ, sắp ngồi vào thụ trai thì có tiếng con trẻ gọi ở ngoài cổng chùa. Một chú tiểu lễ phép bước lên tam cấp:
- Bạch cụ, có người con trai cụ Sáu xin vào.
- Vậy chú vẫn đóng cửa chùa đó à ? Chú ra mở mau không có người ta phải đứng nắng lâu. Cổng nhà chùa bao giờ cũng nên để ngỏ. Từ giờ chú nên nhớ: sáng sớm tụng kinh nhật tụng và thỉnh chuông xong là phải mở rộng cửa chùa và tối đến, lúc nào học xong kệ thì mới đóng. Kẻo nữa khách thập phương họ kêu đấy.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Sóng lớn Canaca


Jack London

Dịch giả: Nguyễn Đình Phòng

Khi đôi vợ chồng Li Báctơn và Iđa bước ra khỏi phòng thay quần áo, đám phụ nữ Mỹ đang nghỉ ngơi dưới bóng rặng cây “hao” bao quanh bãi tắm của khách sạn Môn đều khẽ thốt lên:
“A!” Và họ tiếp tục tỏ thái độ như thế suốt trong lúc đôi vợ chồng Báctơn đi ngang qua chỗ họ, nghỉ để ra phía bờ biển. Anh chồng chắc gì đã tạo cho họ ấn tượng mạnh đến như vậy.
Những phụ nữ Mỹ nghỉ ở đây đâu thuộc loại người phải thốt lên “A!” khi nhìn thấy một người đàn ông mặc đồ tắm biển, cho dù đấy là một chàng trai tuyệt diệu, vạm vỡ và rắn rỏi đi nữa. Thật ra một thân thể hoàn chỉnh đến như thế sẽ phải làm cho bất kỳ huấn luyện viên bơi lội nào nhìn thấy cũng phải thở dài một cách hài lòng sâu sắc. Nhưng những huấn luyện viên ấy sẽ không kêu “A” lên như đám phụ nữ trên các bãi tắm, bởi vì những người phụ nữ này đã bị xúc phạm đến những tình cảm tốt đẹp nhất.

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Luật Đời


- J.London -

Lão Koskoosh chăm chú nghe hau háu. Tuy mắt lão đã mờ từ lâu, nhưng tai lão còn thính lắm, và một tiếng động khẽ cũng thấu tới cái trí thông minh suy kém vẫn còn nằm sau vầng trán khô héo, nhưng không còn để ý đến việc đời nữa. À! Đó là Sitcum-to-ha đang the thé nguyền rủa đàn chó mà nàng đánh đập và vỗ về để buộc vào dây cương. Sitcum-to-ha là cháu ngọai lão. Nhưng nàng quá bận nên chẳng thèm nghĩ tới ông ngọai già nua ngồi trơ trọi trên tuyết, tuyệt vọng và yếu đuối. Phải nhổ trại cho xong. Con đường dài đang chờ đợi trong khi những đoạn ngày ngắn ngủi không chịu chậm lại. Cuộc sống và những bổn phận của cuộc sống chứ không phải của cái chết, giục giã nàng. Mà bây giờ lão gần với cái chết lắm rồi. Ý nghĩ đó làm lão già hoảng hốt trong một lúc. Lão đưa bàn tay tê liệt run rẩy sờ soạng đống củi khô nhỏ bé bên cạnh lão. Chắc chắn là đống củi nằm đó, bàn tay lão lại rụt về và nằm ẩn dưới những tấm da thú rách rưới bẩn thỉu, và lão lại chăm chú nghe ngóng.

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Hư vô - thơ Quang Huy

Cái gì cũng có một thời
Bao nhiêu máu chảy trong lời vua ban

Cái gì rồi cũng tiêu tan
Bao nhiêu xương trắng nằm oan dưới mồ

Cái gì rồi cũng hư vô

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Thả thơ - Nguyễn Tuân

Thả thơ

Tác giả: Nguyễn Tuân

Cái buồn thường không mấy khi xẩy đến một cách đơn chiếc. Cụ Phủ bà vừa mất vào quãng đầu xuân, cỏ xanh chưa đủ che kín mặt nấm mộ mới, thì cuối xuân năm ấy, cậu Chiêu lại cũng qua đời. Vì những luật lệ về luân lý gia đình vẫn còn ứng dụng được dưới suối vàng thì bên kia cõi đời này, linh hồn cậu Chiêu chí hiếu đang được yên tĩnh để hầu dưới gối một linh hồn chí từ. Và trên trần, có một gia đình đang lúng túng vì sự hiu quạnh.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Bài thơ hay: Uống rượu với chồng

Quanh năm khó nhọc bộn bề
Sớm đi sấp ngửa, tối về đăm chiêu
Ngược xuôi chạy trốn cái nghèo
Bao nhiêu hy vọng thả theo gió trời

Oái oăm là cái sự đời
Có trôi chảy cũng nửa vời đắng cay

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

Tâm sự Hầu vương -Vũ Hồng Tâm sự Hầu vương -


(Tưởng nhớ Ngô Thừa Ân, tác giả “Tây du ký”. Đoạn Tề Thiên Đại Thánh bị giam dưới chân Ngũ Hành Sơn)

Trải qua mấy độ thu tàn
Ai đem sương giá rắc ngang lưng trời
Nỗi Hầu vương, xót lệ rơi
Ngũ Hành Sơn ấy - bể đời trầm luân

Tiếc cho một thuở tung hoành
Tự do giữa cõi non xanh sá gì

Óc tim này chẳng ai cho - thơ Bùi Minh Quốc


( “Ðảng cho ta trái tim giàu

Thẳng lưng mà bước ngẩng đầu mà bay”

                                                -Tố Hữu-)

Óc tim này chẳng ai cho
Tự mình chiêm nghiệm mà lo phận mình
Một đời,- một cõi nhân sinh
Thẳng lưng dẫu chạm thiên đình chẳng sao

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Hương cuội - Nguyễn Tuân

Hương cuội

Tác giả: Nguyễn Tuân

Đứa cháu đích tôn và lũ cháu ngoại đang loay hoay ngoài sân với những đồ đồng ngũ sự lổng chổng trên đám trấu và tro đẫm nước.
Ông chúng, cụ Kép làng Mọc, cũng đang loay hoay với mấy chục chậu lan xếp thành hàng dưới giàn thiên lý.
Trái với thời tiết, buổi chiều cuối năm gió nồm thổi nhiều.
Cơn gió nồm thổi nhẹ, như muốn nhạo cái ông già kia mặc cả một tấm áo trấn thủ bằng lông cừu trắng. Trời nồm nực, bức đến tắm nước lã được, ông cụ Kép mặc áo lông cừu xứ Bắc!

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Thi sỹ Bùi Giáng làm thơ Bút Tre


Một hôm nhà thơ Bùi Giáng ghé trụ sở hội Nhà Văn thành phố chơi. Lúc bấy giờ nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn VN, đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng:
- Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi.
Bùi Giáng gãi tai trả lời:
- Lâu quá tui không có làm thơ, quên mất cả rồi.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Một Cảnh Thu Muộn - Nguyễn Tuân

Một cảnh thu muộn

Tác giả: Nguyễn Tuân

- Hình như năm nay thu nó về sớm hơn mọi kỳ, phải không hở anh Cử?
Mặc phủ ra ngoài chiếc áo the, ông già sáu mươi vừa cài hết hàng khuy hổ phách nơi tà áo chiếc áo lụa Nguyễn ruộm màu tím than đã bợt, vừa ngẩng đầu hỏi người con thứ hai đang soạn bộ đồ trà cho cha uống tuần nước buổi sớm mai.
Cậu Cử mở qua loa cuốn lịch, thưa lại:

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Lửa nến trong tranh - Nguyễn Tuân

Lửa nến trong tranh

Tác giả: Nguyễn Tuân

Tên thực ông Tây già chủ đồn điền ấy là Rê-Bít-Xê. Nhưng người mình đã đông phương hóa cái tên Rê-Bít-Xê từ hồi ông còn là quan cai trị xứ này. Trước khi được về hưu để vỡ đồn điền giồng cà-phê ở hai vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, ông Rê-Bít-Xê đã làm chức Công Sứ ở nhiều tỉnh Trung Bắc lưỡng kì và, sự thực, cái tên Rê-Bít-Xê được hóa chệch ra là Lê-Bích-Xa là từ cái hồi ông Tây đó bắt đầu lĩnh chức Đại Pháp Lưu Trú Quan ở tỉnh Quảng Ngãi.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Pxysê và nhà chọc trời - O. Henry


Nguyễn Việt Long dịch

Nếu bạn là một triết gia, bạn có thể làm được điều này: leo lên nóc một tòa nhà lớn, chiếu tầm mắt từ độ cao ba trăm phút (1) xuống đám huynh đệ đồng loại để mà khinh bỉ họ như loài sâu bọ nhỏ mọn. Người ta bò, người ta chen vai thích cánh nhau và đứng vòng trong vòng ngoài, vô chủ đích, đần độn, ngu ngốc, hệt như những con cất vó trên mặt ao mùa hạ.
Đến nước ví họ chạy tung tăng như đàn kiến cũng không được, bởi vì con kiến, vốn có đầu óc suy xét đáng ghen tị, bao giờ cũng biết lối ngắn nhất để về nhà. Vị trí của con kiến trên mặt đất không cao, nhưng lệ thường là chúng đã về được tận nhà, lôi dép từ dưới gầm giường ra, còn bạn thì vẫn còn đang sa lầy trên đỉnh cao vị trí của mình, chân mắc kẹt trên các đầu cầu nổi.

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Đoạn kết của câu chuyện cổ tích - Jack London


Chiếc bàn gỗ bào nham nhở nên những người chơi bài Uýxt chốc chốc lại phải khó khăn lắm mới thu bài về phía mình qua măt bàn gồ ghề. Họ mặc độc có áo lót mà mồ hôi vẫn lấm tâm trên mặt, trong khi đó chân lại đi giầy da và nịt tất len cồng kềnh đến thế vẫn thấy lạnh.
Nhiệt độ trong căn phòng nhỏ giữa mặt sàn nhà và phía trên bàn cách nhau khoảng hơn một mét mà đã chênh lệch ghê gớm. Bếp lò I-u-côn bằng sắt lửa đỏ rực vậy mà cách đó có vài mét, thịt để ở dưới thấp, trên cái giá cạnh cửa ra vào, lại đóng cứng.

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Những người khách trọ ở chốn thiên đường - O' Henry


Có một khách sạn ở Broadway đã thoát được cảnh bị những người tổ chức các chuyến nghỉ hè phát hiện ra. Khách sạn sâu, rộng và mát mẻ. Những phòng nghỉ của nó được trang hoàng bằng gỗ sồi tối màu ở nhiệt độ thấp. Những cơn gió thoảng và bụi cây xanh đậm đem lại cho nó cái khoái cảm của Adirondacks mà không kèm theo những bất tiện. Một người có thể trèo lên những bậc thang rộng hoặc lướt lên như mơ trong chiếc thang máy nhẹ như không, được phục vụ bởi người hướng dẫn có những chiếc cúc áo bằng đồng, với niềm vui nhẹ nhàng mà những người leo núi An-pơ chưa bao giờ có được. Người bếp trưởng của khách sạn sẽ chuẩn bị cho bạn món cá hồi suối tuyệt hơn cả ở White Mountains, những món hải sản sẽ khiến Old Point Comfort phải ghen tị, và món thịt thú rừng vùng Maine sẽ làm tan chảy trái tim công quyền của một người bảo vệ khu cấm săn bắn.

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Bạn hữu ở San Rosario - O. Henry


Dịch giả: Diệp Minh Tâm
Nguyên tác Friends in San Rosario

Chiếc tàu xuôi miền Tây đến San Rosario về đúng giờ, lúc 8 giờ 20 sáng. Một người đàn ông mang một túi da dầy bước xuống tàu và đi nhanh về khu phố chính của thị trấn. Có vài hành khách cũng xuống tàu ở San Rosario, nhưng họ lừ đừ đi đến nhà ăn của công ty hỏa xa hoặc quán San Rosario, hoặc nhập bọn với những người nhà rỗi đứng quanh sân ga.
Người đàn ông với chiếc túi da bước đi với điệu bộ cả quyết. Ông có dáng người thấp nhưng mạnh mẽ, với mái tóc nhẹ và cắt gọn, gương mặt cương nghị và nhẵn nhụi, và đôi kính gọng vàng trông xông xáo. Ông ăn mặc lịch sự theo thời trang miền Đông lúc bấy giờ. Tư thái của ông lộ một sức mạnh điềm đạm nhưng có ý thức dè dặt, nếu không nói là tư cách của một người có thẩm quyền thật sự.

Mất mặt - Jack London


Thế là hết. Subienkow đã trải qua một đoạn đường dài đầy cay đắng và hãi hùng, mong trở về các thủ đô Âu Châu như một con bồ câu trở về tổ ấm, và tới đây, một nơi xa xôi hơn bao giờ hết, tại một địa hạt trên Mỹ Châu thuộc Nga, con đường đã tận cùng. Chàng ngồi trên tuyết, hai tay bị trói giật cánh khủyu sau lưng, chờ đợi đến lượt bị tra tấn. Gã tò mò chầm chậm nhìn người lính Cossack to lớn nằm sấp trên tuyết đằng trước mặt; miệng rên rỉ vì đau đớn. Bọn đàn ông đã hành hạ hắn xong, rồi giao hắn cho đám phụ nữ. Cứ nghe tiếng kêu thét của người Cossack đó thì rõ. Bọn này còn tàn ác hơn bọn đàn ông nhiều.
Subienkow tiếp tục nhìn và rùng mình vì kinh tởm. Chàng không sợ chết. Chàng đã dùng đôi tay tự bảo vệ đời mình trên con đường gian nan suốt từ Warsaw đến Nulato trong một thời gian dài dặc nên cái chết không làm chàng rùng mình được.

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Xuân về trên thực đơn - O.Henry


(Spring à la carte)

Đấy là một ngày tháng Ba.
Không bao giờ, nên nhớ là không bao giờ bạn viết như thế khi bắt đầu một mẩu truyện. Không có câu mở đầu nào tệ hại hơn nữa. Như thế là thiếu sáng tạo, đơn điệu, khô khan, và có thể rồi chỉ có gió… Nhưng trong hoàn cảnh này, câu trên lại có thể được người đọc chấp nhận. Vì lẽ, câu văn sau đây, đánh lẽ có thể được dùng để khánh thành mẩu truyện, lại quá cường điệu và đường đột nếu ta dứ trước mắt người đọc mà thiếu sự chuẩn bị.

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010

Lời ru năm tháng - Trương Nam Hương

Ngủ ngoan em nhé, đừng buồn
Giấc mơ sẽ mở lá buồm thong dong
Anh ngồi uống cạn dòng sông,
Lo em nhan sắc về không có đò!

Chòng chành một giấc mơ lo,
Ngủ ngoan, anh mượn lời thơ dỗ dành.

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Qua cơn mê - O. Henry


(At arms with Morpheus)

Dịch giả: Diệp Minh Tâm

Tôi không thể hiểu nổi làm thế nào Tom Hopkins lại có thể nhầm lẫn tai hại đến thế, vì lẽ anh đã học nguyên một kỳ tại trường đại học y khoa - trước khi anh thừa hưởng gia tài của bà cô để lại - và lại được xem là giỏi về khoa trị liệu.
Chúng tôi đến thăm nhau buổi tối hôm ấy, rồi Tom lên phòng tôi để nhậu nhẹt và tán gẫu trước khi anh trở về căn hộ sang trọng anh đang thuê. Tôi vừa lẻn vào phòng bên thì nghe Tom phát ra:
- Billy này, mình muốn uống một chút kí-ninh, nếu cậu không thấy phiền hà - Mình cảm thấy ngần ngật ớn lạnh. Có lẽ mình đang bị cảm.

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2010

Quà Giáng sinh - O. Henry


Một dolla tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhầm lẫn, chỉ có một dolla tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.
Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi. Ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở.
Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố New York.

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

Trung Hoa – thơ Lưu Quang Vũ

Gió bấc thổi từ xứ xa
Bên kia núi cao sừng sững
Trung Hoa...

Trung Hoa của tuổi thơ
Tiếng ngựa hí đêm khuya
Đoàn xe Chiến Quốc đi trong tuyết
Rũ rượi tóc râu, đao thương sáng quắc
Não bạt thanh la xủng xoẻng
Dữ tợn mà sầu thương.

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Thạch Thanh Hư - Liêu Trai


Hình Vân Phi người phủ Thuận Thiên thích đá, thấy đá đẹp là mua ngay không tiếc tiền. Tình cờ đánh cá ở sông thấy có vật vướng vào lưới, lặn xuống gở thì được tảng đá bề ngang khoảng một thước, bốn mặt lóng lánh lởm chởm như núi non rất đẹp, mừng như được ngọc báu, lấy gỗ đàn hương tía chạm thành cái đế bày trên bàn. Mỗi khi trời sắp mưa thì các lỗ sinh mây, nhìn xa như bông bay phơ phất. 
Có nhà thế hào Mỗ tới xin xem, nhìn thấy cướp luôn, đưa cho tên đầy tớ khỏe mạnh vác rồi quất ngựa đi mất. Hình không làm gì được, chỉ biết giẫm chân căm tức mà thôi. Tên đầy tớ vác đá tới bờ sông nghỉ vai ở trên cầu, chợt tuột tay, đá rớt xuống sông. Nhà thế hào giận đánh đầy tớ rồi bỏ tiền thuê người giỏi lặn tìm đủ cách mò lên mà vẫn không thấy, bèn treo tiền thưởng cho ai mò được rồi đi.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

Dự phóng - thơ Trần Huyền Ân


Hôm nay bỏ rượu, mai bỏ thuốc
Mốt bỏ cà phê, tiếp bỏ trà
Quán cóc bên đường bè bạn gọi
Vẫy chào xin phép được đi qua

Sách vở người xưa từng đã dạy

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Lạc giữa đám diễu hành - O. Henry


(Lost on dress parade)

Dịch: Diệp Minh Tâm

Towers Chandler đang là bộ đồ vía của anh. Một cái bàn là đang được nung nóng trên bếp ga, cái kia đang đẩy tới đẩy lui mạnh mẽ để tạo một đường nếp thích hợp mà người ta sẽ thấy sau này khi nó chạy dọc thẳng tắp từ đôi giày da được đăng ký mẫu mã của anh Chandler cho đến vạt chiếc áo gi-lê.
Sau khi đã ăn mặc vô cùng tề chỉnh và đúng mốt, anh bước xuống từ tòa nhà ngăn phòng cho thuê để khánh thành những niềm vui của đêm tối. Anh điềm đạm, tự tin, bô trai, nhưng cảm thấy chút nhàm chán – hình ảnh bề ngoài thường thấy của một hội viên trẻ ở các câu lạc bộ New York.

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Giã từ Yên Tử - thơ Trần Lê Văn

Thôi thông ở lại với đời,
Ta về phố chợ với người nhân gian.
Bụi trần bào ruột, xé gan.
Bát cơm nóng hổi, giòn tan quả cà.
Đã quen tiếng chó, tiếng gà

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Vịnh Kiều - Tản Đà


Tiếng trống biên đình bốn phía ran
Tướng quân chi tiếc cái hoa tàn
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

Ấm lạnh - Thơ Vũ Hoàng Chương

Yêu nhau từ thuở tóc còn buông
Một gái thơ ngây, một gã cuồng
Khuya sớm vai kề vui đọc sách
Chung đèn chung cả ánh trăng suông.

Bảy tám mùa hoa dệt trước lầu
Năm năm thương mến rễ càng sâu

Nhớ Bắc - Thơ Huỳnh Văn Nghệ


Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Cờ, kỷ niệm khó quên.


Cách đây đã lâu, lâu lắm, khi tôi còn trẻ, rất trẻ. Tôi sống trong một tập thể có hơn 800 con người mà ít ra phải có 10% số đó thuộc loại rách giời rơi xuống, loại người khi hứng chí lên thì trời cũng không to hơn quả táo. Khi đó thời gian thì nhiều mà những việc tử tế để làm thì quá ít, tình cờ tôi vớ được mấy quyển: Tượng kỳ, Tượng kỳ khai cuộc, Cờ tướng những vấn đề cơ bản... Nhàn cư vi bất thiện, tôi mang mấy quyển sách ấy ra “ngâm kíu”.

Đọc lại một bài thơ cổ về đất Thanh Hoá


Năm 1406, Hồ Khai Đại 4, Minh Vĩnh Lạc 4, nhà Minh với danh nghĩa giúp con cháu nhà Trần, đem quân xâm lược nước ta. Sau một cuộc kháng chiến ngắn ngủi và tuyệt vọng vì không có được sự ủng hộ của nhân dân, cha con họ Hồ cùng phần lớn quần thần bị bắt giải về Yên kinh.

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010

Bữa rượu máu - Nguyễn Tuân

Bữa rượu máu

Tác giả: Nguyễn Tuân

Phía tây thành B. trên một nền đất rộng đổ sát vào chân thành cho lần gạch ngoài thành được thêm vững chãi, lũ cây chuối mật tha hồ mặc sức mà mọc. Nó um tùm, tàu lá rộng và không bị gió đánh rách, che kín cả bóng mặt trời. Trên áng cỏ bốn mùa ẩm ướt, loài nấm dại sinh nở hết sức bừa bộn.
Khoảng đất ấy ở phía sau kho lúa xây trong thành quanh năm không có vết chân người.
Mỗi buổi chiều mặt trời lặn, mấy con chim không tổ mỏi cánh định tìm vào vườn chuối âm u này để ngủ. Nhưng thân chuối cao vút và tàu lá chuối trống trải không đủ là nơi làm tổ, loài chim kêu mấy tiếng thưa thớt rồi lại bay qua ngọn thành. Vào tiết mưa dầm, những trận mưa Ngâu đổ lên vườn chuối một khúc nhạc suông nghe buồn thỉu buồn thiu.

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

Trưng Nữ Vương - thơ Ngân Giang

Thù hận đôi lần chau khóe hạnh;
Một trời loáng thoáng bóng sao rơi.
Dồn sương, vó ngựa xa non thẳm,
Gạt gió, chim bằng vượt dặm khơi.
Ngang dọc non sông đường kiếm mã,
Huy hoàng cung điện nếp cân đai.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Mộng uống rượu với Tản Đà - Thơ Trần Huyền Trân

Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này đã cạn hết rồi còn đâu !
Rồi lên ta uống với nhau
Rót đau lòng ấy vào đau lòng này...

- Say đâu ! lòng chưa được đầy
Nỗi đau nhân thế, thì say nỗi gì?

Chuyến phà nhỡ nhàng - O' Henry


O. Henry 

Chuyến phà nhỡ nhàng
 (The ferry of unfulfillment)

 Dịch: Diệp Minh Tâm

Chàng từ Nome (1) đứng ở góc phố, vững như cẩm thạch, giữa cơn sóng triều nhân loại trong giờ tan tầm. Gió và mặt trời miền Bắc cực đã nhuộm anh đỏ-hồng. Mắt anh vẫn còn giữ ánh xanh biếc của những băng sơn.
Anh lanh lẹn như một con chồn, rắn chắc như miếng thịt nai rừng, to rộng như là ánh quang Bắc cực. Anh đứng đấy, tắm đẫm trong dòng thác của những âm thanh đổ ập vào anh – tiếng then thét của tàu vượt, xe cộ kêu lanh canh, tiếng lộp cộp của những bánh xe không có cao su, mọi loại phản âm thanh của mấy anh đánh xe ngựa và tài xế xe tải đang liến thoắng.

Sông Thao - Thơ Nguyễn Duy


Quá một nửa đời đi đã nhiều, ở lắm nơi. Sống trong nhiều môi trường: Sinh viên, quân đội, tù tội, công trường... cộng với bao năm lăn lóc đầu đường xó chợ, không thể nhớ hết đã gặp bao người, đã có bao mối quan hệ. Có những người khi ở gần thì thân thiết thế, vậy mà chỉ xa nhau 1 thời gian đã rất khó để mà hồi tưởng, có thể vì họ có những tính cách nhàn nhạt, có lối cư xử tròn trịa quá nên không để lại cho mình những kỷ niệm sâu sắc để mà nhớ? Và có người chỉ gặp, quen, gần nhau một thời gian ngắn ngủi rồi số phận bắt chia tay mãi mãi mà mỗi khi chợt nhớ, lại nhói lòng như bị một nhát dao đâm.

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Độc Hành ca - Thơ Trần Huyền Trân


Ớ kìa! Thiên hạ đang say
Ớ nghìn tay nắm nghìn tay đang cười...
Nhớ ngươi, nhạt thếch rượu đời
Tay vo chỏm tóc, ta ngồi ta ca.

Tình tang lỗi nhịp mình ta
Thương về đầu bạc, xót ra má hồng

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

Nguyện cầu - thơ Vũ Hoàng Chương

Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Hai chị em - thơ Vương Trọng

Sáng nay 8 với bà chị, lan man 1 lúc thế nào lại đề cập đến chuyện chia ly của những đôi mà mình biết. Đủ các lứa tuổi, thành phần, học vấn. Đã đành  nhiều khi chia tay là giải thoát nhưng vẫn cảm thấy bất nhẫn & bất an khi phải/bị chứng kiến cảnh ấy. Bài thơ này của nhà thơ Vương Trọng đáng phải treo ở vị trí trang trọng nơi làm thủ tục đăng ký kết hôn.
------------------------------

- Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa!

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Khách ở sa mạc lên - O. Henry


(The buyer from Cactus city)

Dịch: Diệp Minh Tâm

Quả thật hai chứng dị ứng và sổ mũi không thể hiện diện một cách khỏe khoắn ở Cactus city – “Thành phố của những cây xương rồng” – của bang Texas , vì lẽ không ai khịt mũi với những món hàng thời trang của trung tâm bách hóa “Navarro & Platt” ở đây.
Hai mươi nghìn dân tại Cactus city sẵn sàng vung tiền ra mua thứ họ thích. Phần lớn số tiền này đổ vào Navarro & Platt. Tòa nhà gạch vĩ đại của nó đủ rộng để trồng cỏ nuôi vài chục đàn cừu. Bạn có thể mua ở đây cà vạt da rắn chuông, ô tô, hoặc áo choàng giá tám mươi lăm đô la, kiểu mới nhất, màu da phụ nữ với hai mươi sắc đậm nhạt khác nhau. Navarro & Platt là dân chăn nuôi với đầu óc kinh doanh. Họ thấy rằng thế giới không nhất thiết phải ngừng quay sau khi không còn cỏ miễn phí để nuôi gia súc.

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

Mateo Falcone


Merimé

Rời khỏi Vecchio đường dốc dần, nếu đi bộ về phía trong đảo độ 3 tiếng đồng hồ theo hướng Tây-Bắc qua những lối mòn quanh co gập ghềnh nhiều quãng đá chắn lối đi, rạch sâu cản bước ta sẽ tới bìa rừng bát ngát. Đó là giang san của những chàng chăn cừu và tất cả những kẻ nào muốn trốn tránh pháp luật. Ở đây cuộc sống thật là dễ dãi. Người nông dân chỉ việc đốt rừng làm rẫy trồng nhiều hay ít tùy theo ý mình và chắc chắn mùa gặt tới sẽ vô cùng tốt đẹp mỗi khi gieo hạt giống trên giải đất mà tro thực vật đã làm tăng thêm phần mầu mỡ. Năm sau họ lại trồng tỉa nơi khác, phần đất cũ để hoang cây cối mọc um tùm chỉ một vài năm cây lớn, nhỏ, cây leo mọc chằng chịt, dầy đặc đến nổi một con cừu lớn không thể chui qua nổi và người ta muốn đi phải dùng dao rừng hay rìu để mở lối.

Vô Đề - thơ Nguyễn Trọng Tạo

Anh đã để tình yêu tuột mất,
Xin em đừng tha thứ hay giận hờn.
Hoa Ly vàng cọ chân anh như nhắc,
Một chiều buồn sóng trắng biển Quy Nhơn.

Anh trót để em ra đi vô cớ,

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

Tưởng chuyện ngàn sau - thơ Hồ Dzếnh

Nằm đây nghĩ chuyện ngàn sau
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan
Gió lìa cánh lá không vang.
Tin ta vĩnh quyết, trần gian hững hờ
Bao nhiêu dáng ảnh tôn thờ
Xa nhau lâu quá, bây giờ lạnh nhau

Chợ chiều - thơ Vũ Hoàng Chương

Nắng phai để mộng tàn lây
Tình đi cho gió sương đầy quán không
Chợ tan ngàn nẻo cô phòng
Sầu dâng bàng bạc cánh đồng tịch liêu
Hồn đương lắng bước chân chiều
Đâu đây nỗi nhớ niềm yêu bời bời
Mong manh tình đã rụng rồi

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

Tình Xưa - thơ khuyết danh

Dòng sông với một con đò     
Tròng trành là tuổi học trò tôi yêu     
Tình cho nhau chẳng bao nhiêu 
Mà khi mái tóc muối tiêu vẫn còn    
Tôi giờ đã vợ, đã con

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Lan trong rừng vắng (... không cốc u lan)


Lê Quang Trường 

                Cầm Sắt

Cầm sắt vô đoan ngũ thập huyền
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên
Thương hải nguyệt minh, châu hữu lệ
Lam Điền nhật noãn, ngọc sinh yên
Thử tình khả đãi thành truy ức
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.

                     (Lý Thương Ẩn )

Khuê oán


Vương Xương Linh

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.

Quỷ Con


Selma Lagerlof

Mụ quỷ già dạo chơi trong rừng, gùi đứa con trên lưng trong một chiếc giỏ bằng vỏ cây. Quỷ con trông thật thô kệch và xấu xí, tóc dựng đứng và cứng như lông lợn rừng, răng nhọn hoắt và đầu ngón tay không có móng mà lại có vuốt. Song quỷ mẹ vẫn thấy nó thật xinh xẻo.
Mụ đi tới một quãng rừng thưa. Tại đây có một con đường bị rễ cây đâm lồi lõm, gồ ghề chạy băng qua và trên đường, một nông dân đang cùng vợ cưỡi ngựa đi tới.

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2010

Một ngày của Ivan Denisovich (tiếp theo & hết)

Phần 3

Người ta la hét, chửi bới ông, thúc vào lưng ông đòi chỗ.
Pavlo nói:
- Trung tá! Trung tá!
Buinovski giật bắn mình, như bị đánh thức và quay lại.
Pavlo đưa bát cháo cho ông, không hỏi xem ông có muốn ăn hay không.
Cặp lông mày của Buinovski dựng ngược lên, hai mắt nhìn vào bát cháo như thể nhìn vào một vật lạ chưa từng thấy bao giờ.

Một ngày của Ivan Denisovich (II)

Aleksandr Solzenitsyne

Phần 2

Sukhov còn lâu mới hết hạn tù - đông này qua đông khác, hè nọ sang hè kia, nhưng những tấm thảm đó vẫn làm anh mệt óc không ít. Một công việc thật thích hợp với anh, nếu như anh mang án và mất quyền công dân, chẳng đâu người ta nhận, mà cũng không được phép về lại làng nữa. Khi ấy anh viết thư hỏi vợ, liệu anh có thể trở thành thợ vẽ thảm được không, khi chẳng có lấy một tí khiếu vẽ nào? Mà thảm ấy là loại gì mà xôm vậy, vẽ bằng gì và vẽ cái gì trên đó? Vợ anh trả lời rằng chỉ có những thằng đần thối mới không vẽ được thôi: chỉ việc đặt khuôn lên vải, rồi lấy bút lông chấm chấm sơn vào những cái lỗ nhỏ trên đó. Thảm có ba loại. Loại thứ nhất là loại “Tam mã” - vẽ  một cỗ xe đẹp ba ngựa kéo, cầm cương là một sĩ quan kị mã. Loại thứ hai vẽ tranh con hươu. Loại ba - mô phỏng thảm Ba Tư. Chả còn loại nào khác, nhưng thế cũng đủ làm thiên hạ lóa mắt, tranh cướp nhau, làm không kịp bán. Là bởi vì thảm thật không phải năm mươi, mà hàng nghìn rúp.

Một ngày của Ivan Denisovich (I)

Aleksandr Solzenitsyne

Phần 1

Vào năm giờ sáng, như thường lệ, hiệu lệnh báo thức vang lên - tiếng búa đánh vào thanh tà vẹt treo cạnh sở chỉ huy. Tiếng kẻng rè ngắt quãng, yếu ớt vọng qua lớp kính băng đóng dầy đến hai đốt ngón tay, chẳng bao lâu đã im bặt: trời rét nên viên giám thị cũng chẳng buồn vung tay lâu làm gì.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

Những câu thơ trong trí nhớ


Chí phèo

I
Say đâu? Ai bảo hắn say!
Thêm vài chai nữa chẳng hay hấn gì!
Cuộc đời ngẫm đếch ra chi
Hắn mượn rượu để quên đi thôi mà
Ới làng nước, ới người ta

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2010

Em đi tìm Anh - thơ Khổng Văn Đương

Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng
Tìm không thấy, chỉ thấy trời im lặng
Một mình em trong đêm dài thanh vắng
Tim bồi hồi, chân bước vội dưới trăng.

Em trèo lên đỉnh núi cao Cacpat

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2010

Nỗi buồn đàn ông


Tôi có ông anh, năm hết tết đến ổng làm một bài thơ thật hay. Trong bài gi gỉ gì gi gì cũng có. Nhưng có một cái quan trọng (có thể là quan trọng nhất với đàn ông!) thì không thấy ổng đề cập.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

Phạm Phú Hải: Người ở cõi vĩnh hằng đoạt giải Bách Việt


(TT&VH) - Giải thưởng thơ Bách Việt lần thứ 2 năm 2009 trị giá 30 triệu đồng đã được trao cho “người thơ quá cố” Phạm Phú Hải (Quảng Nam) với tập thơ Một hôm núi khóc.
-------------

Tôi là người yêu thơ của Phạm Phú Hải dù biết ông có muộn màng. Sau khi ông đi xa, thơ ông được giải thưởng. Âu cũng là một sự đền bù của cuộc đời với ông, còn giá trị của thơ ông chẳng cần phải có một giải thưởng nào, bản thân những bài thơ của ông đã xác định chỗ đứng trong lòng người yêu thơ từ lâu.
Tưởng nhớ ông, tôi đăng lại một bài thơ của ông mà tôi tâm đắc.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Thường Dân - Thơ trong trí nhớ



Hôm qua đọc tin đàn chó của một tên trọc phú tư bản đỏ cắn chết một một phụ nữ đi mót hạt café. Đọc rồi rùng mình, phẫn nộ. Khi những cảm xúc ấy lắng xuống thì xót xa thương cảm cho thân phận của người dân thường mà lại nghèo (trong đó có mình) trong cái thời đồ đểu này. Ôi, dân thường bao giờ cũng là những người đau khổ, thiệt thòi.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

Hai bài thơ viết về Mẹ


Hai bài thơ viết về Mẹ


Trần Đăng Khoa trong "Chân dung & đối thoại", bài "Ngày Tết đọc 5 bài thơ lục bát" đánh giá rất cao bài "Bờ sông vẫn gió" của Trúc Thông. Ông viết: "...Đây là bài thơ hay nhất trong đời Trúc Thông. Và bài thơ lại viết theo lối cổ điển... Lời chắt. Ý sâu. Câu chữ như rút ruột mà thành..."