Trời đã sáng mà vẫn âm u lạnh lẽo vô cùng. Anh rẽ khỏi con
đường chỉnh dọc theo dòng sông I-u-con và leo lên bờ đất cao, nơi đây 1 con
đường mòn ít người qua lại chạy lờ mờ về hướng đông, qua khu rừng thông bát
ngát. Bờ đất dốc, nên leo lên đến đỉnh, anh dừng lại thở, nhưng để tỏ ra mình
làm như thế không phải do mệt, anh nhìn vào đồng hồ. Đã 9h sáng. Mặt trời chưa
xuất hiện, thậm chí chưa có dấu hiệu gì tỏ ra hôm nay mặt trời sẽ xuất hiện,
dẫu trên trời không có 1 bóng mây. Đó là 1 ngày quang đãng, vậy mà vẫn như có 1
tấm màn vô hình bao phủ lên vạn vật, 1 cảnh âm u làm cho ngày tối lại, và lại
cũng do không có mặt trời. Dẫu thế, anh vẫn không tỏ ra lo lắng. Anh đã quen
với cảnh thiếu ánh mặt trời. Đã từ bao ngày nay anh có nhìn thấy ánh mặt trời đâu,
hơn nữa anh cũng biết rằng phải 1 vài ngày nữa cái quả cầu rạng rỡ kia mới ló
ra khỏi chân trời phương nam trong chốc lát để rồi lại biến mất ngay.
Anh ngoái nhìn lại con đường vừa đi qua. Con sông I-u-con
rộng gần 2 cây số nằm giấu mình dưới 1 lớp băng dầy 1 thước. Trên mặt lớp băng
đó là 1 lớp tuyết dầy hơn thế. Tuyết trắng 1 mầu, chỗ nào băng ùn lại nhiều,
mặt tuyết cuộn lên thành những đợt sóng gợn lăn tăn. Từ bắc xuống nam, xa hút
tầm mắt, tuyết trải trắng 1 màu mênh mang, trừ có con đường nhỏ như sợi tóc kia
in thẫm ngoằn ngoèo quanh khu rừng thông về phía nam, rồi lại chạy quanh co
ngược lên phía bắc, và biến mất sau khu rừng thông khác. Con đường vạch nhỏ
thẫm như sợi tóc này là con đường mòn - lại là con đường chính - chạy về phía
nam, khoảng ngót 1.000 cây số để đến đèo Trin-cút và hồ nước mặn! Rồi về phía
bắc, hơn 100 cây số để tới Đo-xơn, và chạy tiếp về phương bắc 2.000 cây số nữa
để tới Na-la-tô, cuối cùng đến Xanh Mai-sơn nằm trên bờ biển Be-rinh, phải tới
trên 2000 cây số nữa.
Nhưng tất cả những thứ như con đường mòn nhỏ như sợi chỉ
thần bí, dài muôn dặm ấy, cảnh thiếu ánh mặt trời, cái rét khủng khiếp, cho đến
cảnh hoang vu kỳ quái quanh đấy đều không gây ấn tượng gì đối với anh. Không
phải do anh đã quen thuộc từ lâu với cảnh tượng ấy. Anh là người mới đến khu
này, 1 kẻ “xa lạ”, và đây là lần đầu tiên anh qua mùa đông ở vùng này. Khốn nỗi
anh không có óc tưởng tượng. Anh lanh lẹn, nhạy bén trước việc đời, nhưng chỉ
đối với công việc, chứ trước ý nghĩa của những công việc ấy, anh lại chẳng hay
biết gì. 50 độ dưới không có nghĩa là độ lạnh giá phải là 80 độ. Thực tế đó chỉ
gây cho anh 1 cảm giác lạnh và khó chịu, thế thôi, chứ anh không nghĩ đến 1
điều là mình, cũng như con người nói chung, rất mỏng manh trước nhiệt độ, chỉ
có thể chịu đựng được nhiệt độ nóng hay lạnh ở mức rất giới hạn; và cũng vì thế
mà anh không nhận ra 1 điều rằng con người đâu có phải là bất tử, và anh không
xác định được vị trí của con người trong vũ trụ. 50 độ dưới không đối với anh
chỉ là cái rét lạnh thấu xương, mà muốn chống lại, chỉ việc đeo găng, đội mũ
che tai, đi giầy da và tất thật ấm. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng liệu ở nhiệt độ
dưới 0 độ còn có điều gì khác nữa hay không.
Lúc quay lại tiếp tục cuộc hành trình, anh nhổ nước bọt xem
trời lạnh đến mức nào. Vừa mới nhổ xong, 1 tiếng nổ giòn tan làm anh giật mình.
Anh lại nhổ 1 lần nữa. Lần này nước bọt chưa kịp rơi xuống tuyết đã nổ tan ngay
trong không khí. Anh vẫn biết là 50 độ dưới 0 độ, nước bọt nhổ xuống tuyết là
nổ vỡ, nhưng lần này nước bọt lại nổ vỡ ngay trong không khí. Như vậy, không
còn nghi ngờ gì nữa, nhiệt độ phải lạnh hơn 50 độ dưới 0, nhưng lạnh hơn bao
nhiêu độ thì anh không biết. Song thế đã hề chi. Anh phải về khu mỏ cũ ở nhánh
sông bên trái của con sôgn Hen-đơ-xơn, nơi đó anh em đang đợi. Họ từ miền sông
In-đi-ơn đến đấy trước, sau khi băng qua lưu vực sông, trong khi đó anh còn đi
vòng quanh để quan sát xem liệu mùa xuân tới có thể chở củi từ các cù lao trên
sông I-u-con ra được không. Anh mong về tới trại vào khoảng 6h chiều. Lúc đó
chân trời đã tối và anh em chắc cũng về đến nơi, bếp lửa sẽ bùng lên và bữa cơm
tối chắc cũng sẵn sàng. Sực nhớ đến bữa ăn trưa nay, anh lấy tay nắn vào cái
gói cồm cộm dưới áo, gói trong 1 chiếc khăn tay và đang nằm dưới chiếc áo
sơ-mi, sát ngay da thịt anh. Chi có cách đó mới giữ cho bánh bích-quy khỏi bị
khô cứng vì giá lạnh. Anh khoan khoái mỉm cười 1 mình khi nghĩ đến những chiếc
bánh bích-quy cắt đôi đẫm mỡ và chiếc nào cũng kẹp 1 miếng thịt rán to bự.
Anh tiến sâu vào khu rừng thông bát ngát. Con đường mòn chỉ
còn lờ mờ. Từ hôm có chiếc xe trượt tuyết cuối cùng đi qua, đến giờ tuyết đã
rơi ngập tới 30 phân còn anh lại cảm thấy mừng vì không cần đến xe trượt tuyết,
như thế đi lại đỡ cồng kềnh. Đúng ra anh chẳng mang theo người cái gì trừ bữa
ăn trưa gói trong chiếc khăn tay. Dẫu sao anh cũng phải kinh ngạc trước cái
rét. Quả là rét ghê người, anh nghĩ khi đưa bàn tay đeo găng lên xoa mũi và 2
bèn gò má đã tê cóng. Anh có râu rậm đến thế mà vẫn không sao che nổi hết 2 bên
gò má cao và cái mũi nhọn hoắt nhô ra 1 cách khiêu khích trước bầu không khí
giá buốt.
Theo sau sát gót anh là 1 con chó to thuộc giống địa phương,
lai sói, lông xám, từ thân hình tới tính khí đều không có gì khác mấy với người
anh em của nó là giống sói rừng. Con vật có vẻ lo lắng trước cái rét kinh hồn
đó. Nó biết trời rét như vậy thì đi đâu cũng không phải lúc. Linh tính của nó
nhạy bén hơn sự xét đoán của con người nhiều. Thực tế hôm đó không phải trời
chỉ rét hơn 50 độ dưới 0 mà là rét đến - 60, - 70 độ là đằng khác. Đúng ra trời
rét đến 75 độ dưới 0. Vì điểm đông lạnh là 32 độ, nên độ lạnh giá phải là 107
độ. Con chó không biết gì về bàn thử biểu, có lẽ trí óc nó không có được ý thức
nhạy bén về 1 hoàn cảnh rét buốt như trí óc con người. Nhưng nó lại có bản năng
riêng, khiến cho nó linh cảm được mối nguy hiểm, dù chỉ lơ mơ, làm nó sợ, cứ
bám lấy gót chủ, rồi mỗi lần anh có cử chỉ khác thường là nó lại mong chủ mình
chóng về đến trại, hay tìm một chỗ nào đó để ẩn nấp và nhóm lửa sưởi. Con chó
đã biết lửa là gì nên nó rất mong có lửa, bằng không, đành phải đào một lỗ dưới
tuyết để chui xuống nằm thu mình cho ấm.
nhất là dưới cằm, trên mõm và trên mi mắt của nó trắng xoá
cả. Bộ râu của anh như râu ngô cũng đọng đầy tuyết và mỗi lúc một thêm dầy khi
anh phả hơi thở ấm ra. Ngoài ra, anh lại nhai thuốc lá nên miệng đông cứng toàn
băng tuyết, khiến cho có nhổ cũng không gọn. Kết quả là bộ râu trông như pha lê
có mầu hồng như hổ phách do nước bọt quyện nhựa thuốc tạo thành cứ mỗi lúc một
dài ra dưới cằm. Giá anh ngã chắc bộ râu ấy đã vỡ tan ra như thuỷ tinh. Nhưng
anh không quan tâm đến cái vật lòng thòng phụ ấy. Ai là người nghiện nhai thuốc
ở cái xứ sở này đều phải gánh chịu hình phạt ấy, mà trước đây cũng đã hai lần
anh ra đi trong khi trời giá buốt đột ngột như thế này rồi nhưng hồi đó hàn thử
biểu bằng rượu ở Xic-xti Mai-lơ có lần chỉ 50 độ, có lần chỉ 55 độ dưới 0 độ.
Anh tiếp tục đi được 20 cây số qua khu rừng bằng phẳng,
rộng, toàn những bụi cây thấp mọc, sau đó rẽ xuống 1 dòng sông nhỏ đã đóng
băng. Đó là con sông Hen-đơ-xơn, và anh biết mình còn cách những nhánh sông độ
15 cây số. Anh nhìn đồng hồ - mới 10h. Như vậy, tốc độ đi khoảng 6 cây số 1
giờ, nên anh nhẩm tính mình sẽ tới chỗ ngã ba sông vào khoảng 12h trưa. Anh
quyết định sẽ dừng lại ăn trưa ở đó để mừng kết quả.
Con chó vẫn bám sát gót anh, và khi thấy chủ đi xuống men
theo lòng sông, nó cụp đuôi thất vọng. Vết xe trượt tuyết cũ vẫn còn rõ, nhưng
1 lớp tuyết dày đến gang tay đã phủ hết dấu những chiếc xe cuối cùng đi qua đó.
Đã hàng tháng nay không có ai qua lại dòng sông lặng lẽ này. Anh vẫn bước đều.
Vốn là người không hay suy nghĩ, mà ngay lúc đó cũng chẳng có gì làm anh phải
nghĩ ngợi cả ngoài việc sẽ ăn trưa khi đến chỗ ngã ba sông và đến 6 giờ sẽ về
tới trại với anh em. Anh chẳng có ai mà trò chuyện, mà có chăng nữa, anh cũng
không thể nói được vì băng đã đông cứng nơi miệng. Vì vậy anh tiếp tục nhai
thuốc lá bỏm bẻm, và bộ râu mầu hổ phách cứ dài thêm.
Chốc chốc anh lại nhớ rằng trời lạnh khủng khiếp. Chưa bao
giờ anh chịu 1 cảnh rét buốt đến thế. Vừa đi, anh vừa đưa mu bàn tay đeo găng
lên xát mạnh vào gò má và mũi. Anh làm thế một cách vô ý thức, hết tay bên này
lại đổi sang tay bên kia. Nhưng dù cho anh có xoa thế chăng nữa, cứ hễ ngơi tay
là hai gò má lại tê cóng, và một lát sau, đầu mũi của anh cũng tê cóng lại. Anh
biết chắc 2 má mình đã bị tê cóng và bỗng nhiên thấy hối tiếc là đã không nghĩ
ra cách làm thêm một cái bao bọc lấy mũi như kiểu anh chàng Bát vẫn đeo khi
trời trở rét đột ngột. Cái bao mũi ấy cũng che cả má nữa. Nhưng dẫu sao điều đó
cũng chẳng hệ trọng mấy. Má tê cóng thì đã sao? Có chăng cũng chỉ hơi buốt một
chút, hoàn toàn không gì nghiêm trọng.
Dù không nghĩ ngợi gì, anh vẫn chăm chú quan sát và nhận
thấy có nhiều thay đổi trên dòng sông, những chỗ gấp khúc và những đống gỗ để
chồng chất, ngoài ra anh cũng luôn nhận ra một cách nhạy bén nơi mình đang đi
lên đó. Đó là lần đến một chỗ rẽ, anh vội nhảy sang một bên như một con ngựa
kinh hoảng, rồi lại đi vòng trở về con đường cũ mấy bước. Anh biết dòng sông
đóng băng trong suốt đến tận đáy - không có con sông nào có thể chảy vào mùa
đông Bắc cực - nhưng anh cũng biết là vẫn có những dòng sườn từ những sườn đồi
chảy giữa lớp tuyết và băng. Anh biết rằng cả trong những buổi trời rét đột
ngột nhất, cũng không bao giờ những dòng suối đó đóng băng được song như thế
lại nguy hiểm. Đó là những cạm bẫy, chúng dấu những vùng nước ngầm dưới lớp
tuyết dầy từ 7 phân đến hàng thước. Đôi khi có một lớp băng mỏng chừng một phân
phủ trên mặt nước, rồi trên là một lớp tuyết. Cũng có khi nước và băng lại
chồng lên nhau lẫn lộn, khiến cho ai sảy chân thụt xuống, thì cứ gọi là phải
ngập đến ngang lưng. Chính vì thế mà anh đã hoảng hốt nhảy lùi lại. Anh thấy
dưới chân mình đã hơi lún và nghe thấy lớp băng ở dưới tuyết kêu răng rắc. Trời
rét như thế này mà để chân ướt thì thật rầy rà và nguy hiểm. ít ra cũng bị chậm
trễ vì phải dừng lại để nhóm lửa, cởi giầy, hong chân và hong tất, giầy cho
khô. Anh đứng xem xét kỹ lòng sông và hai bên bờ rồi mới dứt khoát cho rằng
mạch nước chảy từ phía bên phải. Đắn đo một lát, lấy tay xoa mũi và má, anh đi
vòng sang bên trái, dò từng bước, vừa đi vừa nghe ngóng. Khi thấy không còn
nguy hiểm nữa, anh mới lấy một miếng thuốc lá khác ra nhai và lại tiếp tục đi
với tốc độ 6 cây số 1 giờ.
Suốt hai tiếng đồng hồ sau, anh gặp nhiều những cái bẫy
tương tự. Thường lớp tuyết phủ trên những vũng nước ngầm trông như trũng xuống
và kết đặc lại như đường phèn, báo hiệu sự nguy hiể. ấy thế mà có lần anh vẫn
suýt chết. Thấy bị nguy hiểm, anh bắt con chó đi lên trước. Con chó không muốn
đi, nó cứ chùn lại, làm anh phải thúc mạnh, khiến nó phải chạy nhanh qua mặt
tuyết trắng bằng phẳng đó. Bỗng nó hụt chân nghiêng về một bên, rồi chạy thoắt
đến chỗ vững chắc hơn. Hai chân trước của nó bị ướt nên nước bám vào đấy lập
tức đóng thành băng. Con chó vội liếm lấy liếm để cho hết chỗ băng đóng ở chân,
rồi nằm lăn ra tuyết, lấy răng gặm hết chỗ băng đóng giữa những kẽ chân. Đấy là
bản năng, vì để băng vướng vào đấy, chân của nó sẽ đau. Nó không biết như thế,
mà chỉ làm theo lời nhắc nhở thần bí từ nơi sâu thẳm trong con người nó. Nhưng
chủ nó lại biết nên anh tháo găng bên phải ra sau khi phán đoán sự việc, và
giúp con chó gỡ hết những mảng băng nhỏ đi. Vừa tháo găng ra chưa quá 1 phút mà
anh cũng phải ngạc nhiên khi thấy mấy ngón tay của mình bị tê cóng lại. Rõ ràng
trời rất rét. Anh vội đi ngay găng tay vào, rồi đập mạnh vào ngực.
Đã 12h trưa, lúc này bầu trời trở nên sáng sủa nhất. Nhưng
trong cuộc hành trình mùa đông của mình, mặt trời hãy còn xa tít tắp ở phương Nam , chưa thấy
sáng nơi chân trời. Gò đất cao đứng sững giữa chân trời và dòng sông
Hen-đơ-xơn, nơi anh đã đi dưới bầu trời trong sáng vào giữa trưa mà không để
lại một bóng nào. Vào đúng 12 giờ rưỡi, anh đến chỗ ngã ba sông, trong lòng
thấy thỏa mãn trước tốc độ đó. Nếu giữ được tốc độ đó, chắc chắn đến 6 giờ anh
sẽ có mặt bên các bạn của mình. Anh cởi cúc áo choàng, sau đó đến chiếc áo
sơ-mi và kéo ra gói bánh ăn trưa. Anh làm động tác đó không quá 15 giây đồng
hồ, vậy mà những đầu ngón tay để hở đã bị tê cóng liền. Anh không đeo găng tay,
mà lại đập mạnh các ngón tay hàng chục cái vào đùi. Sau đó, anh ngồi xuống một
khúc cây phủ đầy tuyết và ăn trưa. Những cảm giác đau nhói sau khi đánh mạnh
những ngón tay vào chân biến đi thật nhanh, khiến anh hoảng sợ. Anh không còn
kịp ăn miếng bánh nữa, liền đập những ngón tay liên hồi, rồi đi găng tay vào,
và tháo găng bên kia ra để ăn bánh. Anh định cắn một miếng lớn, nhưng tuyết
đông cứng quanh miệng không sao há ra được. Anh quên khuấy không nhóm lửa cho
hết cóng. Trước sự ngu ngốc của mình, anh chậc lưỡi chưa dứt thì ngay lúc ấy,
mấy ngón tay để trần kia bị tê cóng lại. Anh cũng nhận thấy rằng lúc đầu ở mấy
đầu ngón chân còn có cảm giác nhức nhối, nay khi vừa ngồi xuống thì cảm giác ấy
không còn nữa. Anh sững sờ không hiểu những ngón chân ấy ấm hay bị tê cóng nữa,
nhưng khi cố ngó ngoáy những ngón chân trong giầy mới biết là chúng đã bị tê
thật.
Anh vội vã đi găng tay vào rồi đứng dậy, trong người thấy
hơi sờ sợ. Anh ráng sức dậm chân cho tới khi hai bàn chân thấy đau, nghĩ bụng
quả là trời rét ghê thật. Ông già từ vùng sông Lưu huỳnh đã nói đúng là thỉnh
thoảng ở vùng này lại có một đợt rét khủng khiếp. Vậy mà lúc ấy anh đã cười
nhạo ông ta! Điều đó chứng tỏ rằng đừng có bao giờ dám chắc một điều gì. Rõ
ràng là trời rét thật, không còn lầm vào đâu được. Anh đi đi lại lại, dậm chân,
rồi lại đập tay cho đến khi thấy nóng người lên mới yên tâm. Đoạn anh chạy đi
kiếm củi còn mắc lại ở những bụi cây khi nước tràn lên vào mùa xuân năm ngoái,
rồi rút diêm ra nhóm lửa. Cẩn thận lắm mới nhen được ngọn lửa, dần dần ngọn lửa
bùng lên cháy vù vù. Anh hơ mặt vào gần lửa cho tan hết băng, và nhờ có hơi
nóng của lửa, anh mới ăn được bánh. Tạm thời cái rét của không gian bị lùi
bước. Con chó cũng thấy khoan khoái, duỗi chân sát vào đống lửa để lấy hơi ấm,
nhưng cũng nằm đủ xa để khỏi bị cháy lông.
Ăn xong, anh nhồi thuốc vào tẩu rồi ngồi hút một cách khoan
khoái. Đoạn anh đi găng, kéo hai giải mũ che cho tai thật chặt, rồi lại tiếp
tục men theo con đường mòn bên sông ngược lên phía nhánh sông bên trái. Con chó
tỏ ra chán nản, ngoái lại nhìn đống lửa một cách thèm khát. Anh chủ thật không
biết lạnh. Có lẽ đời ông cha của anh ta cũng không biết lạnh, một cái lạnh
không lường, lạnh tới 107 độ dưới 0. Nhưng con chó biết cái lạnh tổ tiên của nó
biết, và nó thừa hưởng được sự hiểu biết đó. Nó biết trời rét khủng khiếp như
vậy mà đi ra ngoài thì thật nguy hiểm. Đã thế, chỉ nên nằm cuộn tròn trong một
cái lỗ đào dưới tuyết và đợi cho đến lúc mây kéo về giăng kín cả bầu trời mang
đi cái lạnh đó. Vả lại giữa người và vật đâu có sự tương thân tương ái. Con vật
chỉ làm nô lệ cho người mà thôi và những cái vuốt ve mà nó từng được hưởng chỉ
là những cái vuốt ve của những cái roi và những tiếng quát tháo ác nghiệt dọa
đánh. Vì vậy, con vật đã không tỏ ra muốn nhọc lòng truyền nỗi lo sợ của nó cho
người chủ. Đâu có phải người chủ mà nó nuối tiếc đến lửa, chẳng qua nó tỏ thái
độ ấy là vì chính bản thân nó; nhưng chủ nó huýt sáo và gọi nó bằng tiếng roi
quất vun vút trong không khí, khiến con vật vội chạy sát theo gót anh ta.
Anh nhai thuốc tiếp, một bộ râu mới màu hổ phách lại bắt đầu
hình thành. Và trong nháy mắt; hơi thở của anh đã đóng băng trắng xoá như bột
trên bộ ria mép, lông mày và mi mắt. Ở phía bên trái của dòng sông Hen-đơ-xơn
có vẻ không có nhiều những con suối ngầm, vì anh đã đi được nửa tiếng đồng hồ
mà không thấy dấu hiệu gì, vậy mà vẫn có. Ở một chỗ chẳng có dấu hiệu gì, nơi
mặt tuyết phủ mềm mại phẳng lì như báo hiệu là bên dưới cũng rắn chắc, thì anh
lại thụt chân. Chỗ đó không sâu lắm, nên chỉ bị ướt đến giữa bắp chân, sau đó
anh leo lên được một khoảng băng vững chắc.
Bực mình, anh chửi đổng mấy câu. Cứ hy vọng thế nào cũng về
tới trại với anh em vào lúc 6 giờ, vậy mà lúc này lại phải chậm hàng tiếng đồng
hồ mất rồi, vì phải ngồi nhóm lửa và hong cho khô giầy và tất. Ở nhiệt độ thấp
như vậy, anh biết việc đó rất cần thiết. Anh tiến lại gần bờ sông và leo lên.
Trên bờ sông lẫn lộn trong bụi cây mọc quanh những cây thông nhỏ, có vô khối
củi khô - đặc biệt những cây con, ngoài ra, còn có cỏ khô vương lại từ năm
ngoái. Anh chất mấy cành lớn xuống mặt tuyết làm nền cho ngọn lửa mới nhóm khỏi
bị tắt vì tuyết tan. Anh đánh diêm đốt một cái vỏ cây phong lấy từ trong túi
ra. Cái vỏ đó cháy nhạy hơn giấy. Anh đặt miếng vỏ lên mấy cành cây lớn, sau đó
cho thêm cỏ khô và những cành cây con để mồi ngọn lửa mới bén.
Anh làm công việc đó một cách từ từ và cẩn thận vì hiển
nhiên mỗi ngày nguy hiểm đang đợi anh. Dần dần ngọn lửa bốc mỗi lúc một to hơn,
nên anh lại chất thêm củi khô. Anh ngồi xổm trên tuyết, kéo những cành cây khô
nằm vướng trong bụi rồi vứt thẳng vào đống lửa. Anh biết rằng không được để lửa
tắt, vì khi thời tiết ở 75 độ âm, chân lại bị ướt nữa thì ngay từ đầu là phải
nhóm lửa sao cho nó không được tắt. Giá mà chân khô, thì dù nhóm lửa không
được, anh có thể chạy dọc theo con đường mòn trên nửa cây số là máu lại lưu
thông. Nhưng khi hai bàn chân đã ướt và tê cóng ở nhiệt độ 75 độ âm thì đừng có
nói đến chuyện chạy cho máu được lưu thông. Dù cho anh có chạy nhanh đến đâu
chăng nữa, bàn chân ướt sũng đó chỉ thêm tê cứng hơn mà thôi.
Anh biết rõ như thế. Ông già ở vùng sông Lưu Huỳnh đã nói
đến điều đó từ mùa thu năm ngoái, và giờ anh mới thấy hết những lời khuyên đó.
Anh đã mất hết cảm giác ở bàn chân. Muốn nhóm lửa, anh đã phải bỏ găng tay ra,
do đó các ngón tay cũng bị tê cứng lại ngay. Đi với tốc độ 6 cây số 1 giờ đã
tạo cho tim anh bơm máu đi khắp cơ thể, đến tận các đầu ngón chân và ngón tay.
Nhưng khi vừa mới dừng lại, máu cũng kém lưu thông. Cái giá lạnh của không gian
đang giáng xuống mỏm địa cầu trơ trụi, mà anh lại ở trong cái vùng ấy nên đã
phải hứng lấy cái đòn tàn khốc đó. Máu trong người anh dường như co lại trước
cái lạnh. Máu cũng sống, cho nên giống như con chó, máu cũng muốn trốn cái lạnh
kinh hồn đó. Chừng nào còn đi được 6 cây số 1 giờ, dù muốn hay không, máu vẫn
được bơm đi khắp cơ thể, song giờ đây máu rút đi, lẩn sâu vào tận nơi sâu kín
trong người anh, nên đầu ngón chân và ngón tay là nơi cảm thấy thiếu máu trước
tiên. Những ngón chân bị ướt tê cóng nhanh hơn, cả những ngón tay bị hở cũng
thế, mặc dù chúng chưa bị tê hẳn. Mũi và gò má đã bị tê cóng lại, trong khi đó,
do thiếu máu, da anh lạnh tê tái.
Ấy thế mà anh vẫn không sao cả. Những ngón tay, mũi và má
chỉ chớm bị cóng thôi, vì lửa đã bắt đầu cháy mạnh. Anh vẫn còn cho thêm những
cành cây to bằng ngón tay để lửa cháy to thêm. Lát nữa có thể mồi thêm vào ngọn
lửa những cành to bằng cổ tay, chắc đến lúc đó anh có thể cởi giầy và tất ướt
ra hơ cho khô, và đôi chân trần sẽ được sưởi ấm bên đống lửa, nhưng dĩ nhiên,
nhóm lửa thì trước hết phải xoa tuyết vào chân đã. Nhóm được lửa là mỹ mãn lắm
rồi, vì thế mà anh thoát chết. Anh lại nhớ đến lời khuyên của ông già miền sông
Lưu Huỳnh, rồi mỉm cười. Ông già đề ra một luật lệ rất nghiêm khắc là không ai
được đi một mình trong vùng Klôn-đai với cái rét 50 độ dưới 0. Thế mà anh đã có
mặt ở đây, rồi gặp tai nạn một thân một mình, cuối cùng đã tự cứu lấy bản thân.
Anh cho rằng ông già này tính rụt rè như đàn bà. Điều cần phải làm đối với
người đàn ông là phải giữ bình tĩnh, và thế là ổn cả. Bất cứ ai là đàn ông đều
có thể đi lại một mình. Nhưng thật là lạ, má và mũi của anh sao mà chóng bị tê
cóng thế. Hơn nữa, anh cũng không nghĩ rằng những ngón tay của mình lại có thể
mất sinh khí nhanh đến thế, vì chúng không sao cầm được thanh củi lên. Rõ ràng
những ngón tay mất hết sinh khí rồi, chúng dường như ở xa hẳn thân thể và chính
bản thân anh. Tay cầm thanh củi mà mắt cứ ngơ
ngác không hiểu mình đã nắm được nó chưa. Những sợi dây thân kinh từ óc anh tới
mấy đầu ngón tay dường như liệt hẳn.
Tất cả những điều đó chẳng hệ trọng là mấy. Chính ngọn lửa
đang nhẩy múa kia, đang kêu răng rắc, lốp bốp đó, là hứa hẹn của sự sống. Anh
bắt đầu tháo giầy. Đôi giầy phủ một lớp băng, còn đôi tất trông giống như hai
cái bao bằng sắt bọc từ đầu gối trở xuống, trong khi đôi dây giầy giống như hai
thanh sắt cong queo thắt nút lại như bị cháy. Thoạt đầu anh còn lấy mấy ngón
tay tê cóng để giật dây ra, nhưng sau mới nhận thấy có họa là rồ mới làm như
thế, nên anh vội rút con dao con ra.
Chưa kịp cắt dây giầy, lại có chuyện xảy ra. Đó là do lỗi,
hay nói đúng ra, là do sai lầm của anh. Đáng lẽ không được nhóm lửa dưới cây
thông, mà phải nhóm ở ngoài khoảng trống. Khốn một nỗi có nhóm ở dưới gốc thông
mới dễ lấy củi ngay từ trong bụi ra thì ném thẳng vào lửa. Cây thông mà anh đã
nhóm lửa ở dưới lúc này lại nặng trĩu tuyết. Mỗi lần anh rút củi từ trong bụi
ra là cái cây lại bị động nhẹ, vậy mà anh không hay biết gì. Song cái động nhẹ
ấy cũng đủ gây ra tai nạn. Cành cao tít trên ngọn trút tuyết xuống những cành
dưới, và cứ như thế truyền ra khắp cây, chẳng khác gì một trận tuyết lở, cuối
cùng đột ngột rơi ào ào xuống anh và đống lửa, dấp ngọn lửa tắt ngấm! Nơi trước
đấy là một đống lửa, giờ ngổn ngang những tuyết là tuyết.
Anh hoảng sợ, cứ như vừa mới nghe lời cáo chung đối với
mình. Anh ngồi nhìn đăm đăm vào chỗ lúc nãy còn là đống lửa. Nhưng rồi anh lấy
lại được bình tĩnh. Có lẽ ông già vùng sông Lưu Huỳnh lần này lại nói đúng. Giá
có một người bạn đồng hành thì bây giờ đâu đến nỗi nguy hiểm. Người bán đó sẽ
có thể nhóm lửa được. Còn bây giờ anh lại phải đi nhóm đống lửa khác mà lần này
không được để hỏng. Thậm chí có nhóm được lửa chăng nữa, chắc đâu mấy ngón chân
còn có tác dụng nữa. Đến lúc này, hai bàn chân của anh đã tê dại rồi, mà cũng
còn chán mới nhóm lửa xong.
Anh nghĩ thế, nhưng không chỉ ngồi mà nghĩ. Trong lúc ngồi
nghĩ như thế, chân tay luôn luôn phải cử động. Anh làm một cái nền mới để nhóm
lửa, lần này ở ngoài chỗ bãi trống để không có một cái cây xảo trá nào có thể
làm tắt ngọn lửa được. Tiếp đó anh đi kiếm cỏ khô và những cành cây con bị trôi
giạt quanh đó từ vụ nước tràn về lần trước. Anh không thể lấy mấy ngón tay kéo
từng cái một, nhưng vẫn có thể dùng cả hai bàn tay mà vơ cả những cành củi mục
và rêu xanh. Biết làm cách nào khác được? Anh làm như một cái máy, thậm chí
nhặt cả một ôm lớn những cành to để dùng sau khi lửa đã bùng to. Trong lúc đó,
con chó nằm im và chăm chú nhìn anh, với con mắt thèm muốn, vì nó coi anh là
người cung cấp lửa, vậy mà mãi không thấy lửa đâu.
Khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, anh móc túi lấy ra một
miếng vỏ cây Phong nữa. Vẫn biết cái vỏ còn nằm trong túi, thế mà tìm mãi vẫn
không có cảm giác gì, mà rõ ràng anh nghe thấy tiếng lạo xạo của các vỏ cây va
vào nhau. Anh cố hết sức mà không sao nắm được miếng vỏ cây. Trong khi đó anh
vẫn nhận biết được rằng mỗi lúc bàn chân mình thêm tê cóng. Nghĩ thế, anh đâm
hoảng sợ, nhưng cố gắng giữ bình tĩnh. Anh lấy răng kéo găng tay rồi vung cánh
tay, đập mạnh hai bàn tay vào hai bên sườn. Hết ngồi, anh lại đứng dậy vung tay
trong khi đó con chó vẫn ngồi yên dưới tuyết, đuôi nó quấn lấy hai chân trước
trông ấm ấp, hai tai sói thính của nó vểnh lên nghe ngóng, chăm chú nhìn chủ
nó. Còn anh, trong lúc vung tay đập như thế bỗng cảm thấy trong lòng dội lên một
nỗi ghen tức với con vật vì nó có bộ lông thiên nhiên che chở cho ấm áp và an
toàn.
Một lát sau, anh bắt đầu nhận thấy ở đầu những ngón tay dập
đó còn lờ mờ một chút cảm giác. Cái cảm giác ngứa ran mỗi lúc một tăng lên
thành một cái đau buốt hành hạ anh, vậy mà anh lại sung sướng reo lên. Anh tháo
chiếc găng tay bên phải và thọc vào túi tìm vỏ cây. Những ngón tay vừa để trần
đã bị tê cóng liền. Anh bèn rút ra một bao diêm. Nhưng cái lạnh khủng khiếp đã
làm cho mấy ngón tay bị tê liệt hẳn. Còn đang loay hoay tách ra lấy một que
diêm, thì lại đánh rơi cả bao xuống tuyết. Anh cố nhặt lên mà không sao nhặt
nổi. Những ngón tay đã chết hẳn, không có khả năng sờ hay cầm được nữa. Anh rất
cẩn thận. Gạt bỏ hết những ý nghĩ về hai bàn chân, cái mũi và hai má bị tê
cóng, anh tập trung tâm trí vào việc nhặt bao diêm lên. Dồn cả hai mắt vào
nhìn, dùng thị giác thay cho xúc giác và đến khi nhìn thấy hai ngón tay ở hai
bên bao diêm, anh liền kẹp lấy, đã đành ý chí là vậy, nhưng những dây thần kinh
đã bị tê liệt nên những ngón tay cũng không tuân theo nữa. Anh lại đi găng tay
phải vào rồi đập thật mạnh vào đầu gối. Sau đó anh dùng cả bàn tay đeo găng mà
xúc bao diêm lên, mang theo cả một nắm tuyết, đặt vào lòng. Nhưng tình hình
cũng không tốt đẹp gì hơn.
Loay hoay mãi, anh mới kẹp được bao diêm vào giữa cùi hai
bàn tay đeo găng, rồi đưa lên miệng. Tuyết đóng quanh miệng vỡ tan ra khi anh
lấy hết gân sức để há ra. Anh rụt hàm dưới vào, uốn cong môi trên trông đến kỳ
quái, rồi lấy hàm răng trên ngậm bao diêm nhằm để tách lấy một que. Anh đã tách
được một que nhưng lại để rơi xuống đất. Cũng chẳng ăn thua gì. Không thể nào
nhặt que diêm đó lên được. Anh mới nghĩ ra một cách, liền ghé răng cắn lấy que
diêm và quẹt mạnh vào chân. Quẹt đến hai mươi lần que diêm mới cháy. Khi diêm
cháy, anh vẫn cắn răng và dí sát vào vỏ cây. Nhưng mùi diêm sinh ở diêm bốc ra
bay vào mũi, luồn vào phổi, làm cho anh ho sặc sụa. Qua diêm rơi xuống tuyết
tắt ngấm.
Ông già vùng sông Lưu Huỳnh nói có lý, anh nghĩ như vậy vào
lúc sự tuyệt vọng đã được kiềm chế lại trỗi dậy: quá 50 độ dưới 0, ai muốn đi
đâu phải có bạn đồng hành. Anh đập mạnh hai bàn tay nhưng không gây nên một cảm
giác gì. Bỗng nhiên anh lấy răng cởi cả hai chiếc găng tay ra. Anh lấy cùi tay
kẹp bao diêm vào. Do cơ bắp ở hai cánh tay không bị cóng, nên anh có thể kẹp
chặt bao diêm ở chỗ hai cùi tay. Sau đó anh quẹt cả nắm diêm dọc theo cẳng
chân. Bó diêm cháy bùng lên, cả 70 que diêm lưu huỳnh cùng bùng cháy lên một
lúc! Không khí lặng như tờ nên diêm không tắt được. Anh nghiêng đầu sang một
bên để tránh khỏi bị ngạt thở, rồi dí cả nắm diêm đang cháy vào vỏ cây Phong.
Giơ diêm như thế anh mới nhận ra cảm giác ở nơi tay mình. Thịt đang bị cháy. Có
thể ngửi thấy mùi thịt cháy, có cảm giác như nó cháy vào tận trong thịt. Cảm
giấc ấy dần dần biến thành cái đau nhức nhối. Song anh vẫn cố gắng chịu đựng,
vụng về dí ngọn lửa vào vỏ cây, nhưng miếng vỏ lại không bắt lửa ngay, vì chính
bàn tay đang bị cháy đó đã cuốn hết lửa.
Cuối cùng không chịu nổi, anh rời cả hai tay ra. Nắm diêm
đang cháy rơi xuống nghe xèo xèo trong tuyết, nhưng miếng vỏ cây cũng đã cháy.
Anh liền chất cỏ khô và những cành cây nhỏ tí vào ngọn lửa. Anh không còn khả
năng chọn được nữa, vì phải dùng hai cùi tay mà kẹp củi. Những mẩu gỗ mục và
những đám rêu xanh bám cả vào củi, nên anh phải cố ghé răng mà nhặt bớt đi. Anh
nâng niu ngọn lửa một cách cẩn thận, song đến vụng. Lửa là sự sống, vì vậy
không thể để nó tắt được. Máu rút ra khỏi làn da trên thân thể của anh nên anh
bắt đầu thấy run lên cầm cập, và thấy người trở nên vụng về hơn. Một mảng rêu
to rơi xuống đúng ngay giữa đống lửa nhỏ. Anh lấy ngón tay cố cời nó ra, nhưng
tấm thân run lẩy bẩy làm cho anh cời lửa đi đâu ấy, hất tung những mớ cỏ đang
cháy và những cành khô, và thế là cả đống lửa nhỏ bị hổng ở giữa. Anh lại vun
chúng lại, nhưng có cố mấy cũng chẳng ăn thua gì, vì toàn thân anh đang run bắn
lên mà củi lại bắn rải rác. Từng cành một phun ra một cuộn khói rồi tắt ngấm.
Người nhóm lửa lại thất bại. Nhìn quanh một cách lãnh đạm, anh chợt bắt gặp con
chó đang ngồi bên đống lửa đã lụi, người nó cử động có vẻ bứt rứt bồn chồn, hết
nhấc chân bên này lại đến chân bên kia và toàn thân cựa quậy luôn, như đang háo
hức muốn có một cái gì đó.
Trông thấy con chó, anh liền nảy ra một ý nghĩ man rợ. Anh
nhớ đến câu chuyện về một người bị cuốn trong cơn bão tuyết, đã giết chết con
nai và chui vào xác của nó mà nằm cho ấm, nên mới thoát chết. Anh sẽ giết con
chó và thọc tay vào người nó cho đến khi hết tê dại thì thôi, sau đó lại có thể
nhóm được đống lửa khác. Anh bèn gọi nó lại gần, nhưng trong giọng nói có pha
chút sợ hãi, khiến con chó cũng sợ, vì từ trước đến giờ nó chưa nghe thấy chủ
nó nói giọng như thế. Chắc có chuyện sao đây, và linh tính đa nghi của nó đã
đánh hơi thấy sự nguy hiểm nhưng không biết đó là mối nguy hiểm gì. Đâu đó
trong óc nó bỗng nhiên thấy xuất hiện một nỗi sợ hãi đối với người chủ. Nó cụp
tai xuống khi nghe thấy tiếng gọi của người chủ, rồi những động tác bồn chồn,
vặn vẹo mình, hết nhấc chân trước lên lại đặt xuống: nhưng nó không lại. Anh
bèn chống hai tay quỳ hai gối và bò lại phía nó. Tư thế lạ lùng đó lại gây thêm
mối ngờ vực, nên con chó len lét lùi lại.
Anh lại ngồi lên tuyết một lát và cố lấy lại bình tĩnh. Sau
đó anh lấy răng đi găng tay vào và gượng đứng dậy. Trước hết anh liếc nhìn
xuống chân xem có chắc là mình đứng thật không, vì anh không có cảm giác là
chân mình đụng đất. Tư thế đứng thẳng của anh làm cho con vật hết nghi ngờ, và
khi anh quát lên ra lệnh nghe như tiếng roi quất, con chó lại ngoan ngoãn nghe
theo như thường ngày. Khi nó tiền đến gần tầm tay, anh đã mất tự chủ, vội giơ
tay vồ lấy nó, nhưng đến lúc đó anh mới nhận ra rằng tay mình không còn nắm được
nữa, còn những ngón tay thì không sao co lại được, mà cũng không có cảm giác gì
cả. Trong chốc lát anh quên khuấy mất rằng không những đôi bàn tay mình đã tê
cóng mà mỗi lúc chúng còn tê cóng hơn, mọi việc xảy ra rất nhanh, nên con chó
chưa kịp bỏ chạy, anh đã ôm chầm lấy nó. Anh ngồi xuống tuyết, và cứ thế ôm lấy
nó, dù cho nó cứ gầm gừ, sủa và vùng vẫy mấy để thoát cũng mặc.
Nhưng anh cũng chỉ có thể làm được đến thế, nghĩa là cứ ngồi
ôm khư khư lấy con vật. Anh biết mình không có khả năng giết được nó. Không sao
tìm ra được cách gì để giết chết nó. Với đôi tay vô dụng, anh không thể rút
hoặc cầm lấy con dao găm hay bóp cổ nó. Anh đành buông nó ra, con vật vội cụp
đuôi phóng một mạch chừng 10 thước, nó dừng lại, ngoảnh nhìn anh dáng dò hỏi, hai
tai vểnh lên.
Anh ngồi xuống nhìn hai bàn tay xem nó ở đâu, và thấy nó còn
đang lủng lẳng ở cổ tay. Anh bỗng ngạc nhiên thấy mình lại phải dùng đến mắt để
xem tay mình ở đâu. Anh liền vung tay đập mạnh hai bàn tay đeo găng vào hai bên
sườn. Làm như vậy trong 5 phút, ráng hết sức đủ để bơm máu lên làn da, thế là
anh hết run. Nhưng hai bàn tay không cảm giác gì. Anh có cảm tưởng chúng như hai
quả cân treo ở đầu cánh tay, vậy mà anh cố truyền cảm tưởng đó xuống thì lại
không thấy gì.
Một nỗi sợ chết lờ mờ và nặng nề xâm chiếm anh. Sự sợ hãi đó
nhanh chóng trở nên sâu sắc vì anh nhận ra rằng đây không còn là vấn đề những
ngón tay và ngón chân bị tê cóng hoặc để mất cả hai bàn tay và bàn chân mà đó
là vấn đề sinh tử, trong đó cơ hội để sống rất mỏng manh. Điều đó làm anh hoảng
hốt, khiến anh quay cổ chạy một mạch trên lòng sông dọc theo con đường mòn cũ,
lờ mờ sáng. Con chó chạy theo sau sát anh. Anh chạy thục mạng không biết trời
đất là gì, trong nỗi hoảng loạn anh chưa bao giờ phải trải qua trong đời. Trong
lúc chạy loạng choạng trên tuyết, anh lại dần dần nhìn rõ mọi vật: bờ sông,
những đống gỗ ngổn ngang, những cây dương trụi lá và cả bầu trời. Chạy như thế
làm cho anh cảm thấy dễ chịu hơn, người không thấy run nữa. Chắc nếu cứ tiếp
tục chạy thì hai bàn chân sẽ hết cóng; mà nhỡ đâu chạy gắng một đoạn xa nữa
chẳng về đến nơi với anh em ở trại. Ngón tay, ngón chân và một phần trên mặt
chắc không còn nguyên vẹn, nhưng sẽ nhờ anh em cứu vớt cho phần còn lại khi về
đến trại. Song lúc ấy anh lại nẩy ra ý nghĩ cho rằng sẽ không bao giờ mình trở
về được tới trại và sum họp cùng anh em, rằng đến đó đường còn xa, mà người đã
bị tê cóng thế này, chắc sớm muộn cũng sẽ chết cứng thôi. Anh cố xua đuổi ý
nghĩ đó, gác nó lại phía sau, nhưng đôi lúc nó lại hiện ra làm anh cứ phải cố
sức nghĩ đến chuyện khác cho quên đi.
Anh ngạc nhiên không hiểu sao mình vẫn chạy được với đôi
chân tê dại như thế, tê dại đến mức khi cả khối thân người đè nặng xuống và lúc
chúng chạm đất vẫn không có cảm giác gì. Anh thấy như mình đang lướt trên mặt
đất, chân không đến đất, cật không đến trời. Có lúc anh thấy như mình đã nhìn
thấy thần Méc-cua có cánh ở đâu đó, rồi cứ thắc mắc liệu thần Méc-cua có cảm
giác giống như anh khi bay lướt trên mặt đất không.
Chạy một mạch về trại và gặp gỡ bạn bè lúc này là điều vô lý
hết sức vì lấy đâu ra sức nữa. Nhiều lần anh vấp ngã, loạng choạng đứng dậy rồi
lại ngã. Anh cố gượng đứng lên, nhưng không nổi, quyết định đành phải ngồi nghỉ
và nghĩ bụng sẽ không chạy mà chỉ bước đều. Lúc ngồi xuống thở, anh thấy người
ấm và dễ chịu hẳn lên. Người không còn run nữa thậm chí hơi ấm như tràn râm ran
khắp ngực và bụng. Nhưng sao sờ tay lên mũi và má vẫn không có cảm giác gì?
Chạy cũng không làm hết tê cóng được. Cả hai bàn tay và bàn chân cũng vẫn không
hết tê. Rồi anh lại nghĩ có lẽ phần tê cóng trên thân thể lan rộng hơn thì
phải. Anh cố không nghĩ đến điều đó, chỉ nghĩ đến điều khác cho quên đi: anh
biết mình cứ nghĩ như thế sẽ gây hoảng sợ, mà anh vốn lại sợ sự hoảng hốt. Dù
vậy, ý nghĩ đó cứ ám ảnh anh một cách dai dẳng cho đến khi mường tượng ra cảnh
toàn thân mình tê cóng lại. Nghĩ dông dài chán cũng đến thế thôi, thế là anh
lại vùng đứng dậy chạy thục mạng dọc theo con đường. Có lần anh chạy chậm lại
và bước bộ từ từ, nhưng rồi nghĩ đến chỗ tê cóng đang lan khắp, anh lại lao đầu
chạy.
Trong suốt thời gian ấy, con chó vẫn chạy theo sau anh. Lúc
anh ngã lần thứ hai, nó lại ngồi xuống trước mặt, đuôi quấn lấy hai chân trước,
chăm chú nhìn anh một cách dò hỏi. Trước cảnh ấm cúng và an toàn của con vật,
anh thấy trong người mình nổi cáu, rồi chửi cho nó một chập, khiến con vật phải
cụp tai xuống ra chiều ngoan ngoãn. Lần này cái rét đến với anh nhanh hơn. Anh
đang bó tay trước cái giá rét đang lan khắp thân mình. Nghĩ đến cái rét tê
cóng, anh lại càng chạy thục mạng, nhưng chưa được 30 mét đã lảo đảo ngã chúi
xuống. Lần hoảng hốt này lên đến tột đỉnh. Khi đã lấy lại được bình tĩnh anh
ngồi lên và nghĩ mình có chết cũng phải chết cho có tư thế. Song ý nghĩ đó
không đến một cách rõ nét như vậy. Anh chỉ thấy mình như một thằng ngốc, chạy
quẩn như con gà bị cắt tiết - anh lại nảy ra sự so sánh đó trong đầu. Thôi thì
đằng nào cũng chết cóng, nên phải chết cho đàng hoàng. Khi đã tìm được sự tĩnh
tâm mới này, anh bỗng thấy buồn ngủ. Anh nghĩ đến giấc ngủ ngàn thu ngon lành,
chẳng khác gì uống một liều thuốc ngủ. Chết cóng thì có gì đau đớn như người ta
tưởng đâu! Còn gặp cái chết khác ghê sợ hơn nhiều.
Anh tưởng tượng ngày mai anh em tìm thấy xác anh. Bỗng nhiên
anh thấy mình đang đi cùng mọi người dọc theo con đường mòn và tìm kiếm anh.
Rồi anh lại cùng với họ đi tới chỗ rẽ của con đường và thấy mình đang nằm trên
tuyết. Anh không còn thuộc về bản thân mình nữa, vì thậm chí ngay lúc đó anh đã
thoát xác, đứng cùng với anh em và nhìn vào xác mình nằm trên tuyết: Trời quả
là rét quá, anh nghĩ thế. Khi nào về đến xứ sở, anh sẽ kể lại cho bà con nghe
cái lạnh thực sự nó như thế nào. Nghĩ miên man, anh lại nhớ đến ông già vùng
sông Lưu Huỳnh. Anh mường tượng rõ mồn một ông ta đang ngồi hút tẩu trong cảnh
ấm cúng dễ chịu.
“Ông nói đúng ông già ạ; ông nói đúng đấy”, anh lẩm bẩm như
đang nói với ông già.
Sau đó anh thiếp đi trong một giấc ngủ ngon lành mà dường
như chưa bao giờ mình đTrời đã sáng mà vẫn âm u lạnh lẽo vô cùng. Anh rẽ khỏi con
đường chỉnh dọc theo dòng sông I-u-con và leo lên bờ đất cao, nơi đây 1 con
đường mòn ít người qua lại chạy lờ mờ về hướng đông, qua khu rừng thông bát
ngát. Bờ đất dốc, nên leo lên đến đỉnh, anh dừng lại thở, nhưng để tỏ ra mình
làm như thế không phải do mệt, anh nhìn vào đồng hồ. Đã 9h sáng. Mặt trời chưa
xuất hiện, thậm chí chưa có dấu hiệu gì tỏ ra hôm nay mặt trời sẽ xuất hiện,
dẫu trên trời không có 1 bóng mây. Đó là 1 ngày quang đãng, vậy mà vẫn như có 1
tấm màn vô hình bao phủ lên vạn vật, 1 cảnh âm u làm cho ngày tối lại, và lại
cũng do không có mặt trời. Dẫu thế, anh vẫn không tỏ ra lo lắng. Anh đã quen
với cảnh thiếu ánh mặt trời. Đã từ bao ngày nay anh có nhìn thấy ánh mặt trời đâu,
hơn nữa anh cũng biết rằng phải 1 vài ngày nữa cái quả cầu rạng rỡ kia mới ló
ra khỏi chân trời phương nam trong chốc lát để rồi lại biến mất ngay.
Anh ngoái nhìn lại con đường vừa đi qua. Con sông I-u-con
rộng gần 2 cây số nằm giấu mình dưới 1 lớp băng dầy 1 thước. Trên mặt lớp băng
đó là 1 lớp tuyết dầy hơn thế. Tuyết trắng 1 mầu, chỗ nào băng ùn lại nhiều,
mặt tuyết cuộn lên thành những đợt sóng gợn lăn tăn. Từ bắc xuống nam, xa hút
tầm mắt, tuyết trải trắng 1 màu mênh mang, trừ có con đường nhỏ như sợi tóc kia
in thẫm ngoằn ngoèo quanh khu rừng thông về phía nam, rồi lại chạy quanh co
ngược lên phía bắc, và biến mất sau khu rừng thông khác. Con đường vạch nhỏ
thẫm như sợi tóc này là con đường mòn - lại là con đường chính - chạy về phía
nam, khoảng ngót 1.000 cây số để đến đèo Trin-cút và hồ nước mặn! Rồi về phía
bắc, hơn 100 cây số để tới Đo-xơn, và chạy tiếp về phương bắc 2.000 cây số nữa
để tới Na-la-tô, cuối cùng đến Xanh Mai-sơn nằm trên bờ biển Be-rinh, phải tới
trên 2000 cây số nữa.
Nhưng tất cả những thứ như con đường mòn nhỏ như sợi chỉ
thần bí, dài muôn dặm ấy, cảnh thiếu ánh mặt trời, cái rét khủng khiếp, cho đến
cảnh hoang vu kỳ quái quanh đấy đều không gây ấn tượng gì đối với anh. Không
phải do anh đã quen thuộc từ lâu với cảnh tượng ấy. Anh là người mới đến khu
này, 1 kẻ “xa lạ”, và đây là lần đầu tiên anh qua mùa đông ở vùng này. Khốn nỗi
anh không có óc tưởng tượng. Anh lanh lẹn, nhạy bén trước việc đời, nhưng chỉ
đối với công việc, chứ trước ý nghĩa của những công việc ấy, anh lại chẳng hay
biết gì. 50 độ dưới không có nghĩa là độ lạnh giá phải là 80 độ. Thực tế đó chỉ
gây cho anh 1 cảm giác lạnh và khó chịu, thế thôi, chứ anh không nghĩ đến 1
điều là mình, cũng như con người nói chung, rất mỏng manh trước nhiệt độ, chỉ
có thể chịu đựng được nhiệt độ nóng hay lạnh ở mức rất giới hạn; và cũng vì thế
mà anh không nhận ra 1 điều rằng con người đâu có phải là bất tử, và anh không
xác định được vị trí của con người trong vũ trụ. 50 độ dưới không đối với anh
chỉ là cái rét lạnh thấu xương, mà muốn chống lại, chỉ việc đeo găng, đội mũ
che tai, đi giầy da và tất thật ấm. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng liệu ở nhiệt độ
dưới 0 độ còn có điều gì khác nữa hay không.
Lúc quay lại tiếp tục cuộc hành trình, anh nhổ nước bọt xem
trời lạnh đến mức nào. Vừa mới nhổ xong, 1 tiếng nổ giòn tan làm anh giật mình.
Anh lại nhổ 1 lần nữa. Lần này nước bọt chưa kịp rơi xuống tuyết đã nổ tan ngay
trong không khí. Anh vẫn biết là 50 độ dưới 0 độ, nước bọt nhổ xuống tuyết là
nổ vỡ, nhưng lần này nước bọt lại nổ vỡ ngay trong không khí. Như vậy, không
còn nghi ngờ gì nữa, nhiệt độ phải lạnh hơn 50 độ dưới 0, nhưng lạnh hơn bao
nhiêu độ thì anh không biết. Song thế đã hề chi. Anh phải về khu mỏ cũ ở nhánh
sông bên trái của con sôgn Hen-đơ-xơn, nơi đó anh em đang đợi. Họ từ miền sông
In-đi-ơn đến đấy trước, sau khi băng qua lưu vực sông, trong khi đó anh còn đi
vòng quanh để quan sát xem liệu mùa xuân tới có thể chở củi từ các cù lao trên
sông I-u-con ra được không. Anh mong về tới trại vào khoảng 6h chiều. Lúc đó
chân trời đã tối và anh em chắc cũng về đến nơi, bếp lửa sẽ bùng lên và bữa cơm
tối chắc cũng sẵn sàng. Sực nhớ đến bữa ăn trưa nay, anh lấy tay nắn vào cái
gói cồm cộm dưới áo, gói trong 1 chiếc khăn tay và đang nằm dưới chiếc áo
sơ-mi, sát ngay da thịt anh. Chi có cách đó mới giữ cho bánh bích-quy khỏi bị
khô cứng vì giá lạnh. Anh khoan khoái mỉm cười 1 mình khi nghĩ đến những chiếc
bánh bích-quy cắt đôi đẫm mỡ và chiếc nào cũng kẹp 1 miếng thịt rán to bự.
Anh tiến sâu vào khu rừng thông bát ngát. Con đường mòn chỉ
còn lờ mờ. Từ hôm có chiếc xe trượt tuyết cuối cùng đi qua, đến giờ tuyết đã
rơi ngập tới 30 phân còn anh lại cảm thấy mừng vì không cần đến xe trượt tuyết,
như thế đi lại đỡ cồng kềnh. Đúng ra anh chẳng mang theo người cái gì trừ bữa
ăn trưa gói trong chiếc khăn tay. Dẫu sao anh cũng phải kinh ngạc trước cái
rét. Quả là rét ghê người, anh nghĩ khi đưa bàn tay đeo găng lên xoa mũi và 2
bèn gò má đã tê cóng. Anh có râu rậm đến thế mà vẫn không sao che nổi hết 2 bên
gò má cao và cái mũi nhọn hoắt nhô ra 1 cách khiêu khích trước bầu không khí
giá buốt.
Theo sau sát gót anh là 1 con chó to thuộc giống địa phương,
lai sói, lông xám, từ thân hình tới tính khí đều không có gì khác mấy với người
anh em của nó là giống sói rừng. Con vật có vẻ lo lắng trước cái rét kinh hồn
đó. Nó biết trời rét như vậy thì đi đâu cũng không phải lúc. Linh tính của nó
nhạy bén hơn sự xét đoán của con người nhiều. Thực tế hôm đó không phải trời
chỉ rét hơn 50 độ dưới 0 mà là rét đến - 60, - 70 độ là đằng khác. Đúng ra trời
rét đến 75 độ dưới 0. Vì điểm đông lạnh là 32 độ, nên độ lạnh giá phải là 107
độ. Con chó không biết gì về bàn thử biểu, có lẽ trí óc nó không có được ý thức
nhạy bén về 1 hoàn cảnh rét buốt như trí óc con người. Nhưng nó lại có bản năng
riêng, khiến cho nó linh cảm được mối nguy hiểm, dù chỉ lơ mơ, làm nó sợ, cứ
bám lấy gót chủ, rồi mỗi lần anh có cử chỉ khác thường là nó lại mong chủ mình
chóng về đến trại, hay tìm một chỗ nào đó để ẩn nấp và nhóm lửa sưởi. Con chó
đã biết lửa là gì nên nó rất mong có lửa, bằng không, đành phải đào một lỗ dưới
tuyết để chui xuống nằm thu mình cho ấm.
nhất là dưới cằm, trên mõm và trên mi mắt của nó trắng xoá
cả. Bộ râu của anh như râu ngô cũng đọng đầy tuyết và mỗi lúc một thêm dầy khi
anh phả hơi thở ấm ra. Ngoài ra, anh lại nhai thuốc lá nên miệng đông cứng toàn
băng tuyết, khiến cho có nhổ cũng không gọn. Kết quả là bộ râu trông như pha lê
có mầu hồng như hổ phách do nước bọt quyện nhựa thuốc tạo thành cứ mỗi lúc một
dài ra dưới cằm. Giá anh ngã chắc bộ râu ấy đã vỡ tan ra như thuỷ tinh. Nhưng
anh không quan tâm đến cái vật lòng thòng phụ ấy. Ai là người nghiện nhai thuốc
ở cái xứ sở này đều phải gánh chịu hình phạt ấy, mà trước đây cũng đã hai lần
anh ra đi trong khi trời giá buốt đột ngột như thế này rồi nhưng hồi đó hàn thử
biểu bằng rượu ở Xic-xti Mai-lơ có lần chỉ 50 độ, có lần chỉ 55 độ dưới 0 độ.
Anh tiếp tục đi được 20 cây số qua khu rừng bằng phẳng,
rộng, toàn những bụi cây thấp mọc, sau đó rẽ xuống 1 dòng sông nhỏ đã đóng
băng. Đó là con sông Hen-đơ-xơn, và anh biết mình còn cách những nhánh sông độ
15 cây số. Anh nhìn đồng hồ - mới 10h. Như vậy, tốc độ đi khoảng 6 cây số 1
giờ, nên anh nhẩm tính mình sẽ tới chỗ ngã ba sông vào khoảng 12h trưa. Anh
quyết định sẽ dừng lại ăn trưa ở đó để mừng kết quả.
Con chó vẫn bám sát gót anh, và khi thấy chủ đi xuống men
theo lòng sông, nó cụp đuôi thất vọng. Vết xe trượt tuyết cũ vẫn còn rõ, nhưng
1 lớp tuyết dày đến gang tay đã phủ hết dấu những chiếc xe cuối cùng đi qua đó.
Đã hàng tháng nay không có ai qua lại dòng sông lặng lẽ này. Anh vẫn bước đều.
Vốn là người không hay suy nghĩ, mà ngay lúc đó cũng chẳng có gì làm anh phải
nghĩ ngợi cả ngoài việc sẽ ăn trưa khi đến chỗ ngã ba sông và đến 6 giờ sẽ về
tới trại với anh em. Anh chẳng có ai mà trò chuyện, mà có chăng nữa, anh cũng
không thể nói được vì băng đã đông cứng nơi miệng. Vì vậy anh tiếp tục nhai
thuốc lá bỏm bẻm, và bộ râu mầu hổ phách cứ dài thêm.
Chốc chốc anh lại nhớ rằng trời lạnh khủng khiếp. Chưa bao
giờ anh chịu 1 cảnh rét buốt đến thế. Vừa đi, anh vừa đưa mu bàn tay đeo găng
lên xát mạnh vào gò má và mũi. Anh làm thế một cách vô ý thức, hết tay bên này
lại đổi sang tay bên kia. Nhưng dù cho anh có xoa thế chăng nữa, cứ hễ ngơi tay
là hai gò má lại tê cóng, và một lát sau, đầu mũi của anh cũng tê cóng lại. Anh
biết chắc 2 má mình đã bị tê cóng và bỗng nhiên thấy hối tiếc là đã không nghĩ
ra cách làm thêm một cái bao bọc lấy mũi như kiểu anh chàng Bát vẫn đeo khi
trời trở rét đột ngột. Cái bao mũi ấy cũng che cả má nữa. Nhưng dẫu sao điều đó
cũng chẳng hệ trọng mấy. Má tê cóng thì đã sao? Có chăng cũng chỉ hơi buốt một
chút, hoàn toàn không gì nghiêm trọng.
Dù không nghĩ ngợi gì, anh vẫn chăm chú quan sát và nhận
thấy có nhiều thay đổi trên dòng sông, những chỗ gấp khúc và những đống gỗ để
chồng chất, ngoài ra anh cũng luôn nhận ra một cách nhạy bén nơi mình đang đi
lên đó. Đó là lần đến một chỗ rẽ, anh vội nhảy sang một bên như một con ngựa
kinh hoảng, rồi lại đi vòng trở về con đường cũ mấy bước. Anh biết dòng sông
đóng băng trong suốt đến tận đáy - không có con sông nào có thể chảy vào mùa
đông Bắc cực - nhưng anh cũng biết là vẫn có những dòng sườn từ những sườn đồi
chảy giữa lớp tuyết và băng. Anh biết rằng cả trong những buổi trời rét đột
ngột nhất, cũng không bao giờ những dòng suối đó đóng băng được song như thế
lại nguy hiểm. Đó là những cạm bẫy, chúng dấu những vùng nước ngầm dưới lớp
tuyết dầy từ 7 phân đến hàng thước. Đôi khi có một lớp băng mỏng chừng một phân
phủ trên mặt nước, rồi trên là một lớp tuyết. Cũng có khi nước và băng lại
chồng lên nhau lẫn lộn, khiến cho ai sảy chân thụt xuống, thì cứ gọi là phải
ngập đến ngang lưng. Chính vì thế mà anh đã hoảng hốt nhảy lùi lại. Anh thấy
dưới chân mình đã hơi lún và nghe thấy lớp băng ở dưới tuyết kêu răng rắc. Trời
rét như thế này mà để chân ướt thì thật rầy rà và nguy hiểm. ít ra cũng bị chậm
trễ vì phải dừng lại để nhóm lửa, cởi giầy, hong chân và hong tất, giầy cho
khô. Anh đứng xem xét kỹ lòng sông và hai bên bờ rồi mới dứt khoát cho rằng
mạch nước chảy từ phía bên phải. Đắn đo một lát, lấy tay xoa mũi và má, anh đi
vòng sang bên trái, dò từng bước, vừa đi vừa nghe ngóng. Khi thấy không còn
nguy hiểm nữa, anh mới lấy một miếng thuốc lá khác ra nhai và lại tiếp tục đi
với tốc độ 6 cây số 1 giờ.
Suốt hai tiếng đồng hồ sau, anh gặp nhiều những cái bẫy
tương tự. Thường lớp tuyết phủ trên những vũng nước ngầm trông như trũng xuống
và kết đặc lại như đường phèn, báo hiệu sự nguy hiể. ấy thế mà có lần anh vẫn
suýt chết. Thấy bị nguy hiểm, anh bắt con chó đi lên trước. Con chó không muốn
đi, nó cứ chùn lại, làm anh phải thúc mạnh, khiến nó phải chạy nhanh qua mặt
tuyết trắng bằng phẳng đó. Bỗng nó hụt chân nghiêng về một bên, rồi chạy thoắt
đến chỗ vững chắc hơn. Hai chân trước của nó bị ướt nên nước bám vào đấy lập
tức đóng thành băng. Con chó vội liếm lấy liếm để cho hết chỗ băng đóng ở chân,
rồi nằm lăn ra tuyết, lấy răng gặm hết chỗ băng đóng giữa những kẽ chân. Đấy là
bản năng, vì để băng vướng vào đấy, chân của nó sẽ đau. Nó không biết như thế,
mà chỉ làm theo lời nhắc nhở thần bí từ nơi sâu thẳm trong con người nó. Nhưng
chủ nó lại biết nên anh tháo găng bên phải ra sau khi phán đoán sự việc, và
giúp con chó gỡ hết những mảng băng nhỏ đi. Vừa tháo găng ra chưa quá 1 phút mà
anh cũng phải ngạc nhiên khi thấy mấy ngón tay của mình bị tê cóng lại. Rõ ràng
trời rất rét. Anh vội đi ngay găng tay vào, rồi đập mạnh vào ngực.
Đã 12h trưa, lúc này bầu trời trở nên sáng sủa nhất. Nhưng
trong cuộc hành trình mùa đông của mình, mặt trời hãy còn xa tít tắp ở phương Nam , chưa thấy
sáng nơi chân trời. Gò đất cao đứng sững giữa chân trời và dòng sông
Hen-đơ-xơn, nơi anh đã đi dưới bầu trời trong sáng vào giữa trưa mà không để
lại một bóng nào. Vào đúng 12 giờ rưỡi, anh đến chỗ ngã ba sông, trong lòng
thấy thỏa mãn trước tốc độ đó. Nếu giữ được tốc độ đó, chắc chắn đến 6 giờ anh
sẽ có mặt bên các bạn của mình. Anh cởi cúc áo choàng, sau đó đến chiếc áo
sơ-mi và kéo ra gói bánh ăn trưa. Anh làm động tác đó không quá 15 giây đồng
hồ, vậy mà những đầu ngón tay để hở đã bị tê cóng liền. Anh không đeo găng tay,
mà lại đập mạnh các ngón tay hàng chục cái vào đùi. Sau đó, anh ngồi xuống một
khúc cây phủ đầy tuyết và ăn trưa. Những cảm giác đau nhói sau khi đánh mạnh
những ngón tay vào chân biến đi thật nhanh, khiến anh hoảng sợ. Anh không còn
kịp ăn miếng bánh nữa, liền đập những ngón tay liên hồi, rồi đi găng tay vào,
và tháo găng bên kia ra để ăn bánh. Anh định cắn một miếng lớn, nhưng tuyết
đông cứng quanh miệng không sao há ra được. Anh quên khuấy không nhóm lửa cho
hết cóng. Trước sự ngu ngốc của mình, anh chậc lưỡi chưa dứt thì ngay lúc ấy,
mấy ngón tay để trần kia bị tê cóng lại. Anh cũng nhận thấy rằng lúc đầu ở mấy
đầu ngón chân còn có cảm giác nhức nhối, nay khi vừa ngồi xuống thì cảm giác ấy
không còn nữa. Anh sững sờ không hiểu những ngón chân ấy ấm hay bị tê cóng nữa,
nhưng khi cố ngó ngoáy những ngón chân trong giầy mới biết là chúng đã bị tê
thật.
Anh vội vã đi găng tay vào rồi đứng dậy, trong người thấy
hơi sờ sợ. Anh ráng sức dậm chân cho tới khi hai bàn chân thấy đau, nghĩ bụng
quả là trời rét ghê thật. Ông già từ vùng sông Lưu huỳnh đã nói đúng là thỉnh
thoảng ở vùng này lại có một đợt rét khủng khiếp. Vậy mà lúc ấy anh đã cười
nhạo ông ta! Điều đó chứng tỏ rằng đừng có bao giờ dám chắc một điều gì. Rõ
ràng là trời rét thật, không còn lầm vào đâu được. Anh đi đi lại lại, dậm chân,
rồi lại đập tay cho đến khi thấy nóng người lên mới yên tâm. Đoạn anh chạy đi
kiếm củi còn mắc lại ở những bụi cây khi nước tràn lên vào mùa xuân năm ngoái,
rồi rút diêm ra nhóm lửa. Cẩn thận lắm mới nhen được ngọn lửa, dần dần ngọn lửa
bùng lên cháy vù vù. Anh hơ mặt vào gần lửa cho tan hết băng, và nhờ có hơi
nóng của lửa, anh mới ăn được bánh. Tạm thời cái rét của không gian bị lùi
bước. Con chó cũng thấy khoan khoái, duỗi chân sát vào đống lửa để lấy hơi ấm,
nhưng cũng nằm đủ xa để khỏi bị cháy lông.
Ăn xong, anh nhồi thuốc vào tẩu rồi ngồi hút một cách khoan
khoái. Đoạn anh đi găng, kéo hai giải mũ che cho tai thật chặt, rồi lại tiếp
tục men theo con đường mòn bên sông ngược lên phía nhánh sông bên trái. Con chó
tỏ ra chán nản, ngoái lại nhìn đống lửa một cách thèm khát. Anh chủ thật không
biết lạnh. Có lẽ đời ông cha của anh ta cũng không biết lạnh, một cái lạnh
không lường, lạnh tới 107 độ dưới 0. Nhưng con chó biết cái lạnh tổ tiên của nó
biết, và nó thừa hưởng được sự hiểu biết đó. Nó biết trời rét khủng khiếp như
vậy mà đi ra ngoài thì thật nguy hiểm. Đã thế, chỉ nên nằm cuộn tròn trong một
cái lỗ đào dưới tuyết và đợi cho đến lúc mây kéo về giăng kín cả bầu trời mang
đi cái lạnh đó. Vả lại giữa người và vật đâu có sự tương thân tương ái. Con vật
chỉ làm nô lệ cho người mà thôi và những cái vuốt ve mà nó từng được hưởng chỉ
là những cái vuốt ve của những cái roi và những tiếng quát tháo ác nghiệt dọa
đánh. Vì vậy, con vật đã không tỏ ra muốn nhọc lòng truyền nỗi lo sợ của nó cho
người chủ. Đâu có phải người chủ mà nó nuối tiếc đến lửa, chẳng qua nó tỏ thái
độ ấy là vì chính bản thân nó; nhưng chủ nó huýt sáo và gọi nó bằng tiếng roi
quất vun vút trong không khí, khiến con vật vội chạy sát theo gót anh ta.
Anh nhai thuốc tiếp, một bộ râu mới màu hổ phách lại bắt đầu
hình thành. Và trong nháy mắt; hơi thở của anh đã đóng băng trắng xoá như bột
trên bộ ria mép, lông mày và mi mắt. Ở phía bên trái của dòng sông Hen-đơ-xơn
có vẻ không có nhiều những con suối ngầm, vì anh đã đi được nửa tiếng đồng hồ
mà không thấy dấu hiệu gì, vậy mà vẫn có. Ở một chỗ chẳng có dấu hiệu gì, nơi
mặt tuyết phủ mềm mại phẳng lì như báo hiệu là bên dưới cũng rắn chắc, thì anh
lại thụt chân. Chỗ đó không sâu lắm, nên chỉ bị ướt đến giữa bắp chân, sau đó
anh leo lên được một khoảng băng vững chắc.
Bực mình, anh chửi đổng mấy câu. Cứ hy vọng thế nào cũng về
tới trại với anh em vào lúc 6 giờ, vậy mà lúc này lại phải chậm hàng tiếng đồng
hồ mất rồi, vì phải ngồi nhóm lửa và hong cho khô giầy và tất. Ở nhiệt độ thấp
như vậy, anh biết việc đó rất cần thiết. Anh tiến lại gần bờ sông và leo lên.
Trên bờ sông lẫn lộn trong bụi cây mọc quanh những cây thông nhỏ, có vô khối
củi khô - đặc biệt những cây con, ngoài ra, còn có cỏ khô vương lại từ năm
ngoái. Anh chất mấy cành lớn xuống mặt tuyết làm nền cho ngọn lửa mới nhóm khỏi
bị tắt vì tuyết tan. Anh đánh diêm đốt một cái vỏ cây phong lấy từ trong túi
ra. Cái vỏ đó cháy nhạy hơn giấy. Anh đặt miếng vỏ lên mấy cành cây lớn, sau đó
cho thêm cỏ khô và những cành cây con để mồi ngọn lửa mới bén.
Anh làm công việc đó một cách từ từ và cẩn thận vì hiển
nhiên mỗi ngày nguy hiểm đang đợi anh. Dần dần ngọn lửa bốc mỗi lúc một to hơn,
nên anh lại chất thêm củi khô. Anh ngồi xổm trên tuyết, kéo những cành cây khô
nằm vướng trong bụi rồi vứt thẳng vào đống lửa. Anh biết rằng không được để lửa
tắt, vì khi thời tiết ở 75 độ âm, chân lại bị ướt nữa thì ngay từ đầu là phải
nhóm lửa sao cho nó không được tắt. Giá mà chân khô, thì dù nhóm lửa không
được, anh có thể chạy dọc theo con đường mòn trên nửa cây số là máu lại lưu
thông. Nhưng khi hai bàn chân đã ướt và tê cóng ở nhiệt độ 75 độ âm thì đừng có
nói đến chuyện chạy cho máu được lưu thông. Dù cho anh có chạy nhanh đến đâu
chăng nữa, bàn chân ướt sũng đó chỉ thêm tê cứng hơn mà thôi.
Anh biết rõ như thế. Ông già ở vùng sông Lưu Huỳnh đã nói
đến điều đó từ mùa thu năm ngoái, và giờ anh mới thấy hết những lời khuyên đó.
Anh đã mất hết cảm giác ở bàn chân. Muốn nhóm lửa, anh đã phải bỏ găng tay ra,
do đó các ngón tay cũng bị tê cứng lại ngay. Đi với tốc độ 6 cây số 1 giờ đã
tạo cho tim anh bơm máu đi khắp cơ thể, đến tận các đầu ngón chân và ngón tay.
Nhưng khi vừa mới dừng lại, máu cũng kém lưu thông. Cái giá lạnh của không gian
đang giáng xuống mỏm địa cầu trơ trụi, mà anh lại ở trong cái vùng ấy nên đã
phải hứng lấy cái đòn tàn khốc đó. Máu trong người anh dường như co lại trước
cái lạnh. Máu cũng sống, cho nên giống như con chó, máu cũng muốn trốn cái lạnh
kinh hồn đó. Chừng nào còn đi được 6 cây số 1 giờ, dù muốn hay không, máu vẫn
được bơm đi khắp cơ thể, song giờ đây máu rút đi, lẩn sâu vào tận nơi sâu kín
trong người anh, nên đầu ngón chân và ngón tay là nơi cảm thấy thiếu máu trước
tiên. Những ngón chân bị ướt tê cóng nhanh hơn, cả những ngón tay bị hở cũng
thế, mặc dù chúng chưa bị tê hẳn. Mũi và gò má đã bị tê cóng lại, trong khi đó,
do thiếu máu, da anh lạnh tê tái.
Ấy thế mà anh vẫn không sao cả. Những ngón tay, mũi và má
chỉ chớm bị cóng thôi, vì lửa đã bắt đầu cháy mạnh. Anh vẫn còn cho thêm những
cành cây to bằng ngón tay để lửa cháy to thêm. Lát nữa có thể mồi thêm vào ngọn
lửa những cành to bằng cổ tay, chắc đến lúc đó anh có thể cởi giầy và tất ướt
ra hơ cho khô, và đôi chân trần sẽ được sưởi ấm bên đống lửa, nhưng dĩ nhiên,
nhóm lửa thì trước hết phải xoa tuyết vào chân đã. Nhóm được lửa là mỹ mãn lắm
rồi, vì thế mà anh thoát chết. Anh lại nhớ đến lời khuyên của ông già miền sông
Lưu Huỳnh, rồi mỉm cười. Ông già đề ra một luật lệ rất nghiêm khắc là không ai
được đi một mình trong vùng Klôn-đai với cái rét 50 độ dưới 0. Thế mà anh đã có
mặt ở đây, rồi gặp tai nạn một thân một mình, cuối cùng đã tự cứu lấy bản thân.
Anh cho rằng ông già này tính rụt rè như đàn bà. Điều cần phải làm đối với
người đàn ông là phải giữ bình tĩnh, và thế là ổn cả. Bất cứ ai là đàn ông đều
có thể đi lại một mình. Nhưng thật là lạ, má và mũi của anh sao mà chóng bị tê
cóng thế. Hơn nữa, anh cũng không nghĩ rằng những ngón tay của mình lại có thể
mất sinh khí nhanh đến thế, vì chúng không sao cầm được thanh củi lên. Rõ ràng
những ngón tay mất hết sinh khí rồi, chúng dường như ở xa hẳn thân thể và chính
bản thân anh. Tay cầm thanh củi mà mắt cứ ngơ
ngác không hiểu mình đã nắm được nó chưa. Những sợi dây thân kinh từ óc anh tới
mấy đầu ngón tay dường như liệt hẳn.
Tất cả những điều đó chẳng hệ trọng là mấy. Chính ngọn lửa
đang nhẩy múa kia, đang kêu răng rắc, lốp bốp đó, là hứa hẹn của sự sống. Anh
bắt đầu tháo giầy. Đôi giầy phủ một lớp băng, còn đôi tất trông giống như hai
cái bao bằng sắt bọc từ đầu gối trở xuống, trong khi đôi dây giầy giống như hai
thanh sắt cong queo thắt nút lại như bị cháy. Thoạt đầu anh còn lấy mấy ngón
tay tê cóng để giật dây ra, nhưng sau mới nhận thấy có họa là rồ mới làm như
thế, nên anh vội rút con dao con ra.
Chưa kịp cắt dây giầy, lại có chuyện xảy ra. Đó là do lỗi,
hay nói đúng ra, là do sai lầm của anh. Đáng lẽ không được nhóm lửa dưới cây
thông, mà phải nhóm ở ngoài khoảng trống. Khốn một nỗi có nhóm ở dưới gốc thông
mới dễ lấy củi ngay từ trong bụi ra thì ném thẳng vào lửa. Cây thông mà anh đã
nhóm lửa ở dưới lúc này lại nặng trĩu tuyết. Mỗi lần anh rút củi từ trong bụi
ra là cái cây lại bị động nhẹ, vậy mà anh không hay biết gì. Song cái động nhẹ
ấy cũng đủ gây ra tai nạn. Cành cao tít trên ngọn trút tuyết xuống những cành
dưới, và cứ như thế truyền ra khắp cây, chẳng khác gì một trận tuyết lở, cuối
cùng đột ngột rơi ào ào xuống anh và đống lửa, dấp ngọn lửa tắt ngấm! Nơi trước
đấy là một đống lửa, giờ ngổn ngang những tuyết là tuyết.
Anh hoảng sợ, cứ như vừa mới nghe lời cáo chung đối với
mình. Anh ngồi nhìn đăm đăm vào chỗ lúc nãy còn là đống lửa. Nhưng rồi anh lấy
lại được bình tĩnh. Có lẽ ông già vùng sông Lưu Huỳnh lần này lại nói đúng. Giá
có một người bạn đồng hành thì bây giờ đâu đến nỗi nguy hiểm. Người bán đó sẽ
có thể nhóm lửa được. Còn bây giờ anh lại phải đi nhóm đống lửa khác mà lần này
không được để hỏng. Thậm chí có nhóm được lửa chăng nữa, chắc đâu mấy ngón chân
còn có tác dụng nữa. Đến lúc này, hai bàn chân của anh đã tê dại rồi, mà cũng
còn chán mới nhóm lửa xong.
Anh nghĩ thế, nhưng không chỉ ngồi mà nghĩ. Trong lúc ngồi
nghĩ như thế, chân tay luôn luôn phải cử động. Anh làm một cái nền mới để nhóm
lửa, lần này ở ngoài chỗ bãi trống để không có một cái cây xảo trá nào có thể
làm tắt ngọn lửa được. Tiếp đó anh đi kiếm cỏ khô và những cành cây con bị trôi
giạt quanh đó từ vụ nước tràn về lần trước. Anh không thể lấy mấy ngón tay kéo
từng cái một, nhưng vẫn có thể dùng cả hai bàn tay mà vơ cả những cành củi mục
và rêu xanh. Biết làm cách nào khác được? Anh làm như một cái máy, thậm chí
nhặt cả một ôm lớn những cành to để dùng sau khi lửa đã bùng to. Trong lúc đó,
con chó nằm im và chăm chú nhìn anh, với con mắt thèm muốn, vì nó coi anh là
người cung cấp lửa, vậy mà mãi không thấy lửa đâu.
Khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, anh móc túi lấy ra một
miếng vỏ cây Phong nữa. Vẫn biết cái vỏ còn nằm trong túi, thế mà tìm mãi vẫn
không có cảm giác gì, mà rõ ràng anh nghe thấy tiếng lạo xạo của các vỏ cây va
vào nhau. Anh cố hết sức mà không sao nắm được miếng vỏ cây. Trong khi đó anh
vẫn nhận biết được rằng mỗi lúc bàn chân mình thêm tê cóng. Nghĩ thế, anh đâm
hoảng sợ, nhưng cố gắng giữ bình tĩnh. Anh lấy răng kéo găng tay rồi vung cánh
tay, đập mạnh hai bàn tay vào hai bên sườn. Hết ngồi, anh lại đứng dậy vung tay
trong khi đó con chó vẫn ngồi yên dưới tuyết, đuôi nó quấn lấy hai chân trước
trông ấm ấp, hai tai sói thính của nó vểnh lên nghe ngóng, chăm chú nhìn chủ
nó. Còn anh, trong lúc vung tay đập như thế bỗng cảm thấy trong lòng dội lên một
nỗi ghen tức với con vật vì nó có bộ lông thiên nhiên che chở cho ấm áp và an
toàn.
Một lát sau, anh bắt đầu nhận thấy ở đầu những ngón tay dập
đó còn lờ mờ một chút cảm giác. Cái cảm giác ngứa ran mỗi lúc một tăng lên
thành một cái đau buốt hành hạ anh, vậy mà anh lại sung sướng reo lên. Anh tháo
chiếc găng tay bên phải và thọc vào túi tìm vỏ cây. Những ngón tay vừa để trần
đã bị tê cóng liền. Anh bèn rút ra một bao diêm. Nhưng cái lạnh khủng khiếp đã
làm cho mấy ngón tay bị tê liệt hẳn. Còn đang loay hoay tách ra lấy một que
diêm, thì lại đánh rơi cả bao xuống tuyết. Anh cố nhặt lên mà không sao nhặt
nổi. Những ngón tay đã chết hẳn, không có khả năng sờ hay cầm được nữa. Anh rất
cẩn thận. Gạt bỏ hết những ý nghĩ về hai bàn chân, cái mũi và hai má bị tê
cóng, anh tập trung tâm trí vào việc nhặt bao diêm lên. Dồn cả hai mắt vào
nhìn, dùng thị giác thay cho xúc giác và đến khi nhìn thấy hai ngón tay ở hai
bên bao diêm, anh liền kẹp lấy, đã đành ý chí là vậy, nhưng những dây thần kinh
đã bị tê liệt nên những ngón tay cũng không tuân theo nữa. Anh lại đi găng tay
phải vào rồi đập thật mạnh vào đầu gối. Sau đó anh dùng cả bàn tay đeo găng mà
xúc bao diêm lên, mang theo cả một nắm tuyết, đặt vào lòng. Nhưng tình hình
cũng không tốt đẹp gì hơn.
Loay hoay mãi, anh mới kẹp được bao diêm vào giữa cùi hai
bàn tay đeo găng, rồi đưa lên miệng. Tuyết đóng quanh miệng vỡ tan ra khi anh
lấy hết gân sức để há ra. Anh rụt hàm dưới vào, uốn cong môi trên trông đến kỳ
quái, rồi lấy hàm răng trên ngậm bao diêm nhằm để tách lấy một que. Anh đã tách
được một que nhưng lại để rơi xuống đất. Cũng chẳng ăn thua gì. Không thể nào
nhặt que diêm đó lên được. Anh mới nghĩ ra một cách, liền ghé răng cắn lấy que
diêm và quẹt mạnh vào chân. Quẹt đến hai mươi lần que diêm mới cháy. Khi diêm
cháy, anh vẫn cắn răng và dí sát vào vỏ cây. Nhưng mùi diêm sinh ở diêm bốc ra
bay vào mũi, luồn vào phổi, làm cho anh ho sặc sụa. Qua diêm rơi xuống tuyết
tắt ngấm.
Ông già vùng sông Lưu Huỳnh nói có lý, anh nghĩ như vậy vào
lúc sự tuyệt vọng đã được kiềm chế lại trỗi dậy: quá 50 độ dưới 0, ai muốn đi
đâu phải có bạn đồng hành. Anh đập mạnh hai bàn tay nhưng không gây nên một cảm
giác gì. Bỗng nhiên anh lấy răng cởi cả hai chiếc găng tay ra. Anh lấy cùi tay
kẹp bao diêm vào. Do cơ bắp ở hai cánh tay không bị cóng, nên anh có thể kẹp
chặt bao diêm ở chỗ hai cùi tay. Sau đó anh quẹt cả nắm diêm dọc theo cẳng
chân. Bó diêm cháy bùng lên, cả 70 que diêm lưu huỳnh cùng bùng cháy lên một
lúc! Không khí lặng như tờ nên diêm không tắt được. Anh nghiêng đầu sang một
bên để tránh khỏi bị ngạt thở, rồi dí cả nắm diêm đang cháy vào vỏ cây Phong.
Giơ diêm như thế anh mới nhận ra cảm giác ở nơi tay mình. Thịt đang bị cháy. Có
thể ngửi thấy mùi thịt cháy, có cảm giác như nó cháy vào tận trong thịt. Cảm
giấc ấy dần dần biến thành cái đau nhức nhối. Song anh vẫn cố gắng chịu đựng,
vụng về dí ngọn lửa vào vỏ cây, nhưng miếng vỏ lại không bắt lửa ngay, vì chính
bàn tay đang bị cháy đó đã cuốn hết lửa.
Cuối cùng không chịu nổi, anh rời cả hai tay ra. Nắm diêm
đang cháy rơi xuống nghe xèo xèo trong tuyết, nhưng miếng vỏ cây cũng đã cháy.
Anh liền chất cỏ khô và những cành cây nhỏ tí vào ngọn lửa. Anh không còn khả
năng chọn được nữa, vì phải dùng hai cùi tay mà kẹp củi. Những mẩu gỗ mục và
những đám rêu xanh bám cả vào củi, nên anh phải cố ghé răng mà nhặt bớt đi. Anh
nâng niu ngọn lửa một cách cẩn thận, song đến vụng. Lửa là sự sống, vì vậy
không thể để nó tắt được. Máu rút ra khỏi làn da trên thân thể của anh nên anh
bắt đầu thấy run lên cầm cập, và thấy người trở nên vụng về hơn. Một mảng rêu
to rơi xuống đúng ngay giữa đống lửa nhỏ. Anh lấy ngón tay cố cời nó ra, nhưng
tấm thân run lẩy bẩy làm cho anh cời lửa đi đâu ấy, hất tung những mớ cỏ đang
cháy và những cành khô, và thế là cả đống lửa nhỏ bị hổng ở giữa. Anh lại vun
chúng lại, nhưng có cố mấy cũng chẳng ăn thua gì, vì toàn thân anh đang run bắn
lên mà củi lại bắn rải rác. Từng cành một phun ra một cuộn khói rồi tắt ngấm.
Người nhóm lửa lại thất bại. Nhìn quanh một cách lãnh đạm, anh chợt bắt gặp con
chó đang ngồi bên đống lửa đã lụi, người nó cử động có vẻ bứt rứt bồn chồn, hết
nhấc chân bên này lại đến chân bên kia và toàn thân cựa quậy luôn, như đang háo
hức muốn có một cái gì đó.
Trông thấy con chó, anh liền nảy ra một ý nghĩ man rợ. Anh
nhớ đến câu chuyện về một người bị cuốn trong cơn bão tuyết, đã giết chết con
nai và chui vào xác của nó mà nằm cho ấm, nên mới thoát chết. Anh sẽ giết con
chó và thọc tay vào người nó cho đến khi hết tê dại thì thôi, sau đó lại có thể
nhóm được đống lửa khác. Anh bèn gọi nó lại gần, nhưng trong giọng nói có pha
chút sợ hãi, khiến con chó cũng sợ, vì từ trước đến giờ nó chưa nghe thấy chủ
nó nói giọng như thế. Chắc có chuyện sao đây, và linh tính đa nghi của nó đã
đánh hơi thấy sự nguy hiểm nhưng không biết đó là mối nguy hiểm gì. Đâu đó
trong óc nó bỗng nhiên thấy xuất hiện một nỗi sợ hãi đối với người chủ. Nó cụp
tai xuống khi nghe thấy tiếng gọi của người chủ, rồi những động tác bồn chồn,
vặn vẹo mình, hết nhấc chân trước lên lại đặt xuống: nhưng nó không lại. Anh
bèn chống hai tay quỳ hai gối và bò lại phía nó. Tư thế lạ lùng đó lại gây thêm
mối ngờ vực, nên con chó len lét lùi lại.
Anh lại ngồi lên tuyết một lát và cố lấy lại bình tĩnh. Sau
đó anh lấy răng đi găng tay vào và gượng đứng dậy. Trước hết anh liếc nhìn
xuống chân xem có chắc là mình đứng thật không, vì anh không có cảm giác là
chân mình đụng đất. Tư thế đứng thẳng của anh làm cho con vật hết nghi ngờ, và
khi anh quát lên ra lệnh nghe như tiếng roi quất, con chó lại ngoan ngoãn nghe
theo như thường ngày. Khi nó tiền đến gần tầm tay, anh đã mất tự chủ, vội giơ
tay vồ lấy nó, nhưng đến lúc đó anh mới nhận ra rằng tay mình không còn nắm được
nữa, còn những ngón tay thì không sao co lại được, mà cũng không có cảm giác gì
cả. Trong chốc lát anh quên khuấy mất rằng không những đôi bàn tay mình đã tê
cóng mà mỗi lúc chúng còn tê cóng hơn, mọi việc xảy ra rất nhanh, nên con chó
chưa kịp bỏ chạy, anh đã ôm chầm lấy nó. Anh ngồi xuống tuyết, và cứ thế ôm lấy
nó, dù cho nó cứ gầm gừ, sủa và vùng vẫy mấy để thoát cũng mặc.
Nhưng anh cũng chỉ có thể làm được đến thế, nghĩa là cứ ngồi
ôm khư khư lấy con vật. Anh biết mình không có khả năng giết được nó. Không sao
tìm ra được cách gì để giết chết nó. Với đôi tay vô dụng, anh không thể rút
hoặc cầm lấy con dao găm hay bóp cổ nó. Anh đành buông nó ra, con vật vội cụp
đuôi phóng một mạch chừng 10 thước, nó dừng lại, ngoảnh nhìn anh dáng dò hỏi, hai
tai vểnh lên.
Anh ngồi xuống nhìn hai bàn tay xem nó ở đâu, và thấy nó còn
đang lủng lẳng ở cổ tay. Anh bỗng ngạc nhiên thấy mình lại phải dùng đến mắt để
xem tay mình ở đâu. Anh liền vung tay đập mạnh hai bàn tay đeo găng vào hai bên
sườn. Làm như vậy trong 5 phút, ráng hết sức đủ để bơm máu lên làn da, thế là
anh hết run. Nhưng hai bàn tay không cảm giác gì. Anh có cảm tưởng chúng như hai
quả cân treo ở đầu cánh tay, vậy mà anh cố truyền cảm tưởng đó xuống thì lại
không thấy gì.
Một nỗi sợ chết lờ mờ và nặng nề xâm chiếm anh. Sự sợ hãi đó
nhanh chóng trở nên sâu sắc vì anh nhận ra rằng đây không còn là vấn đề những
ngón tay và ngón chân bị tê cóng hoặc để mất cả hai bàn tay và bàn chân mà đó
là vấn đề sinh tử, trong đó cơ hội để sống rất mỏng manh. Điều đó làm anh hoảng
hốt, khiến anh quay cổ chạy một mạch trên lòng sông dọc theo con đường mòn cũ,
lờ mờ sáng. Con chó chạy theo sau sát anh. Anh chạy thục mạng không biết trời
đất là gì, trong nỗi hoảng loạn anh chưa bao giờ phải trải qua trong đời. Trong
lúc chạy loạng choạng trên tuyết, anh lại dần dần nhìn rõ mọi vật: bờ sông,
những đống gỗ ngổn ngang, những cây dương trụi lá và cả bầu trời. Chạy như thế
làm cho anh cảm thấy dễ chịu hơn, người không thấy run nữa. Chắc nếu cứ tiếp
tục chạy thì hai bàn chân sẽ hết cóng; mà nhỡ đâu chạy gắng một đoạn xa nữa
chẳng về đến nơi với anh em ở trại. Ngón tay, ngón chân và một phần trên mặt
chắc không còn nguyên vẹn, nhưng sẽ nhờ anh em cứu vớt cho phần còn lại khi về
đến trại. Song lúc ấy anh lại nẩy ra ý nghĩ cho rằng sẽ không bao giờ mình trở
về được tới trại và sum họp cùng anh em, rằng đến đó đường còn xa, mà người đã
bị tê cóng thế này, chắc sớm muộn cũng sẽ chết cứng thôi. Anh cố xua đuổi ý
nghĩ đó, gác nó lại phía sau, nhưng đôi lúc nó lại hiện ra làm anh cứ phải cố
sức nghĩ đến chuyện khác cho quên đi.
Anh ngạc nhiên không hiểu sao mình vẫn chạy được với đôi
chân tê dại như thế, tê dại đến mức khi cả khối thân người đè nặng xuống và lúc
chúng chạm đất vẫn không có cảm giác gì. Anh thấy như mình đang lướt trên mặt
đất, chân không đến đất, cật không đến trời. Có lúc anh thấy như mình đã nhìn
thấy thần Méc-cua có cánh ở đâu đó, rồi cứ thắc mắc liệu thần Méc-cua có cảm
giác giống như anh khi bay lướt trên mặt đất không.
Chạy một mạch về trại và gặp gỡ bạn bè lúc này là điều vô lý
hết sức vì lấy đâu ra sức nữa. Nhiều lần anh vấp ngã, loạng choạng đứng dậy rồi
lại ngã. Anh cố gượng đứng lên, nhưng không nổi, quyết định đành phải ngồi nghỉ
và nghĩ bụng sẽ không chạy mà chỉ bước đều. Lúc ngồi xuống thở, anh thấy người
ấm và dễ chịu hẳn lên. Người không còn run nữa thậm chí hơi ấm như tràn râm ran
khắp ngực và bụng. Nhưng sao sờ tay lên mũi và má vẫn không có cảm giác gì?
Chạy cũng không làm hết tê cóng được. Cả hai bàn tay và bàn chân cũng vẫn không
hết tê. Rồi anh lại nghĩ có lẽ phần tê cóng trên thân thể lan rộng hơn thì
phải. Anh cố không nghĩ đến điều đó, chỉ nghĩ đến điều khác cho quên đi: anh
biết mình cứ nghĩ như thế sẽ gây hoảng sợ, mà anh vốn lại sợ sự hoảng hốt. Dù
vậy, ý nghĩ đó cứ ám ảnh anh một cách dai dẳng cho đến khi mường tượng ra cảnh
toàn thân mình tê cóng lại. Nghĩ dông dài chán cũng đến thế thôi, thế là anh
lại vùng đứng dậy chạy thục mạng dọc theo con đường. Có lần anh chạy chậm lại
và bước bộ từ từ, nhưng rồi nghĩ đến chỗ tê cóng đang lan khắp, anh lại lao đầu
chạy.
Trong suốt thời gian ấy, con chó vẫn chạy theo sau anh. Lúc
anh ngã lần thứ hai, nó lại ngồi xuống trước mặt, đuôi quấn lấy hai chân trước,
chăm chú nhìn anh một cách dò hỏi. Trước cảnh ấm cúng và an toàn của con vật,
anh thấy trong người mình nổi cáu, rồi chửi cho nó một chập, khiến con vật phải
cụp tai xuống ra chiều ngoan ngoãn. Lần này cái rét đến với anh nhanh hơn. Anh
đang bó tay trước cái giá rét đang lan khắp thân mình. Nghĩ đến cái rét tê
cóng, anh lại càng chạy thục mạng, nhưng chưa được 30 mét đã lảo đảo ngã chúi
xuống. Lần hoảng hốt này lên đến tột đỉnh. Khi đã lấy lại được bình tĩnh anh
ngồi lên và nghĩ mình có chết cũng phải chết cho có tư thế. Song ý nghĩ đó
không đến một cách rõ nét như vậy. Anh chỉ thấy mình như một thằng ngốc, chạy
quẩn như con gà bị cắt tiết - anh lại nảy ra sự so sánh đó trong đầu. Thôi thì
đằng nào cũng chết cóng, nên phải chết cho đàng hoàng. Khi đã tìm được sự tĩnh
tâm mới này, anh bỗng thấy buồn ngủ. Anh nghĩ đến giấc ngủ ngàn thu ngon lành,
chẳng khác gì uống một liều thuốc ngủ. Chết cóng thì có gì đau đớn như người ta
tưởng đâu! Còn gặp cái chết khác ghê sợ hơn nhiều.
Anh tưởng tượng ngày mai anh em tìm thấy xác anh. Bỗng nhiên
anh thấy mình đang đi cùng mọi người dọc theo con đường mòn và tìm kiếm anh.
Rồi anh lại cùng với họ đi tới chỗ rẽ của con đường và thấy mình đang nằm trên
tuyết. Anh không còn thuộc về bản thân mình nữa, vì thậm chí ngay lúc đó anh đã
thoát xác, đứng cùng với anh em và nhìn vào xác mình nằm trên tuyết: Trời quả
là rét quá, anh nghĩ thế. Khi nào về đến xứ sở, anh sẽ kể lại cho bà con nghe
cái lạnh thực sự nó như thế nào. Nghĩ miên man, anh lại nhớ đến ông già vùng
sông Lưu Huỳnh. Anh mường tượng rõ mồn một ông ta đang ngồi hút tẩu trong cảnh
ấm cúng dễ chịu.
“Ông nói đúng ông già ạ; ông nói đúng đấy”, anh lẩm bẩm như
đang nói với ông già.
Sau đó anh thiếp đi trong một giấc ngủ ngon lành mà dường
như chưa bao giờ mình được hưởng. Con chó vẫn ngồi nhìn anh và chờ đợi. Một
ngày ngắn ngủi tan dần trong ánh hoàng hôn còn động lại mãi không tan. Không có
dấu hiệu nào tỏ ra là có nhóm lửa, vả lại trong đời của con vật chưa bao giờ nó
thấy con người ngồi ở tư thế như vậy trên tuyết mà lại không đốt lửa sưởi. Khi
trời mỗi lúc một tối dần, lòng khao khát có một đống lửa xâm chiếm con vật,
chân trước của nó động đậy liên hồi, rồi nó kêu khe khẽ, nó cụp tai xuống như
sợ chủ mắng. Nhưng chủ nó vẫn ngồi yên. Sau đó con vật rên to hơn, bò lê dần
tới anh và đánh hơi thấy cái chết. Nó xù lông lên lùi lại. Nấn ná một lát, nó
rú lên nghe thê thảm dưới bầu trời lạnh buốt điểm những ngôi sao sáng lấp lánh
như nhảy múa. Sau đó, nó quay đi và chạy ngược theo con đường mòn về hướng trại
mà nó quen thuộc, nơi đó sẽ có người cho nó ăn và đốt lửa cho nó sưởi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét