Nhân Dân Bất Diệt
Tác giả: Vasily Grossman
Người
dịch: Trần Mai Chính
NXB Quân Đội Nhân Dân - Năm 1963
Lời Giới Thiệu
Năm 1934 trong Tập san Văn nghệ Xô-viết, người ta thấy đăng
truyện “Trong thành phố Berdichev” của một cây bút mới lạ: Vasily Grossman.
Truyện đó nổi bật ngay trong vô số những tiểu thuyết và truyện ngắn của các nhà
văn quen thuộc. Các độc giả, các nhà văn nhất trí chào mừng ở Grossman một tài
năng mới có nhiều triển vọng.
Vasily Grossman
sinh ngày 12-12-1905 ở thành phố Berdichev, con một ông kỹ sư hóa học và một bà
giáo dạy tiếng Pháp. Năm 1914, Grossman học ở Kiev, rồi về Berdichev học ở một
trường phổ thông lao động, vừa học vừa lao động và dạy học thêm. Năm 1923, Grossman
vào học khoa Hóa của trường đại học Moscow, đến năm 1929 thì tốt nghiệp và làm
việc ở vùng Donbass. Ông đã làm việc ở nhiều viện nghiên cứu khoa học tại địa
phương và tham gia một công trình nghiên cứu về thuốc nổ và hơi độc. Năm 1932,
bị lao nhẹ, ông phải dời Donbass về Moscow, làm việc ở một xí nghiệp chì.
Sáu bảy năm trước
chiến tranh, Vasily Grossman đã viết một truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó
có hai tập “Hạnh phúc” và “Bốn ngày”. Tháng 7 năm 1936, Grossman bắt tay vào
viết cuốn tiểu thuyết “Stepan Kolchugin” gồm 3 tập nhưng vì chiến tranh nổ ra
nên không hoàn thành được, và đã xuất bản được hai tập.
Tháng 8 năm 1941, Grossman
gia nhập Hổng quân, được cử ra mặt trận trung tâm dưới danh nghĩa phóng viên
chiến tranh của báo Sao đỏ (Krasnaya Zvezda), cơ quan ngôn luận của Hồng quân,
và đến năm 1943, ông được phong cấp trung tá.
Ông đã tham dự
cuộc rút lui gian khổ của Hồng quân ra khỏi Biêlorusia và Ukraina. Chính trong
thời kỳ này, ông đã tích lũy được nhiều tài liệu cho cuốn “Nhân dân bất diệt”
nổi tiếng, xuất bản năm 1942. Ông đã tham dự chiến dịch Stalingrad từ đầu đến
cuối và những phóng sự ông viết về chiến dịch này đã được xuất bản thành tập
sau khi in trên báo Sao đỏ. Ông cũng đã được tham dự các chiến dịch giải phóng
Kiev, Odessa, Minsk, Warszawa và Berlin. Xuân 1943, ông bắt đầu viết một bộ
trường ca, ca ngợi cuộc chiến đấu vĩ đại của quân dân Stalingrad, và đó là công
trình lớn nhất sau thời kỳ chiến tranh của ông. Tập đầu “Vì sự nghiệp chính
nghĩa” viết trong bảy năm, đã xuất bản năm 1952 trên báo Thế giới mới.
Trong chiến tranh,
Grossman đã được tặng thưởng huân chương Cờ đỏ, huân chương Sao đỏ và sáu huy
chương. Năm 1955, ông lại được tặng thưởng huân chương Lao động Cờ đỏ.
Cuốn “Nhân dân bất
diệt” được in lần đầu tiên năm 1942 trên báo Sao đỏ. Sau đó, nó được xuất bản
thành sách, được tái bản nhiều lần trong nước và được dịch ra nhiều thứ tiếng
nước ngoài. Nó là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc nói về đề tài chiến
tranh của nền văn học xô-viết.
Tháng Tám
Một chiều mùa hạ
1941, trọng pháo quân ta trẩy trên đường đi Gomel. Pháo lớn đến nỗi ngay những
chàng lái xe, vốn đã dạn dày kinh nghiệm và đã từng thấy lắm chuyện lạ trên đời
mà nay cũng đều phải tò mò ngó nhìn những con thú khổng lồ bằng thép ấy. Bụi
chiều như treo lơ lửng trên không, bám đầy mặt mũi áo quần các pháo thủ, làm
rậm cả mắt. Chỉ có vài người đi bộ, còn phần lớn đều ngồi trên các cỗ pháo. Một
chiến sĩ uống nước đựng trong chiếc mũ sắt, nước chảy ròng ròng trên cằm, hàm
răng ướt át bóng lên. Trông cứ như anh đang cười. Nhưng đâu phải. Một nỗi mệt
lử hiện rõ trên nét mặt trầm lặng của anh.
- Máy bay! - Một
trung úy đi đầu kêu lên, giọng kéo dài.
Hai máy bay đang
lao nhanh tới, bên trên khu rừng sồi nhỏ. Ánh mắt lo ngại, bộ đội theo dõi
đường bay của chúng. Những câu nói bàn qua tán lại:
- Máy bay ta!
- Không, máy bay
Đức!
Và mọi người lại
đùa cái câu đùa của con nhà lính trong những trường hợp ấy:
- Máy bay ta đấy,
đưa mũ tớ cho tớ che đây, mau lên!
Máy bay cắt ngang
qua đường, thế nghĩa là máy bay ta thôi, bởi vì máy bay Đức thông thường hễ cứ
trông thấy một đoàn quân của ta là dàn ngay thành đội hình bay song song với
đường cái.
Nhiều máy kéo lớn
kéo các khẩu pháo qua dãy phố của một đường làng. Giữa những ngôi nhà đất trắng
nhỏ, giữa những mảnh vườn thôn dã trồng những bông hoa vàng cánh cong lên, và
những hoa mẫu đơn đỏ thắm ánh lên muôn tia lửa dưới nắng chiều, giữa những phụ
nữ ngồi ở bậu cửa và những cụ già râu bạc, giữa tiếng bò rống, chó sủa, những
khẩu pháo lớn kéo lững thững qua khu làng yên tĩnh vào buổi hoàng hôn như đượm
một vẻ gì kỳ dị.
Gần một chiếc cầu
nhỏ đang rên lên vì phải chở quá nặng, một chiếc xe hơi đang đỗ, chờ cho các
khẩu pháo qua hết. Anh lái, hẳn đã quen chờ nhiều phen như vậy, tủm tỉm nhìn
người chiến sĩ đang uống nước đựng ngay trong mũ. Chính trị viên tiểu đoàn,
ngồi bên cạnh, luôn luôn ngó về phía trước xem đã thấy đuôi của đoàn pháo binh
hay chưa.
- Báo cáo đồng chí
Bô-ga-rép, - anh lái nói giọng U-cơ-ren rất nặng. - chúng ta có cơ phải ngủ lại
đây mất. Tối đến nơi rồi.
Chính trị viên lắc
đầu:
- Thời giờ gấp
lắm, tôi phải có mặt ở cơ quan tham mưu.
Anh lái đáp.
- Dù sao đường này
cũng chẳng thể đi đêm được, chúng ta sẽ ngủ lại trong rừng thôi.
Chính trị viên
cười:
- Cậu lại muốn
được uống sữa chứ gì, hả?
- Chà! Sữa, khoai
tây rán, gì chứ những thứ ấy thì tôi chẳng chê.
- Có lẽ nên làm
thêm cả miếng thịt ngỗng nữa nhỉ! - Chính trị viên nói.
- Chứ sao! - Anh
lái reo lên phấn khởi.
Một lát sau, chiếc
xe đi vào cầu. Một đám trẻ nhỏ tóc vàng chạy theo:
- Các chú ơi, các
chú ơi, đưa chuột đây, cà chua đây, lê đây!
Và qua cửa kính hạ
nửa chừng, các em tung vào trong xe những trái dưa chuột và lê còn xanh.
Bô-ga-rép vẫy tay
thân ái. Ngực anh ơn ớn lạnh vì cảm động. Nhìn các chú nông dân nhỏ tới tiễn
biệt Hồng quân đang trên đường rút lui, anh không thể không có một cảm giác vừa
chua xót vừa êm dịu.
Trước chiến tranh,
Xéc-gây A-lê-xan-đơ-rô-vích Bô-ga-rép là giáo sư giảng về chủ nghĩa Mác-Lê-nin
trong một trường cao đẳng ở Mát-xcơ-va. Mê say những công trình nghiên cứu khoa
học tiến hành từ hai năm về trước, anh cố xoay sở để dành ít thời giờ vào công
việc giảng dạy. Sau buổi làm việc về nhà, ngồi xuống bàn ăn, anh rút ở cặp ra
một bản thảo, vùi đầu vào đọc luôn. Vợ anh hỏi thức ăn có hợp khẩu vị không,
trứng tráng có đủ mặn không? Anh đều trả lời ừ ào. Chị giận, hoặc cũng có khi
cười lên, thì anh bảo:
- Li-da, em biết
không, hôm nay được đọc một lá thư của Mác, anh rất thú. Người ta vừa tìm thấy
nó trong những tài liệu lưu trữ cũ.
Và giờ đây,
Xéc-gây A-lê-xan-đơ-rô-vích lại đã trở thành phó chủ nhiệm chính trị mặt trận.
Đôi khi, anh hồi tưởng đến những gian phòng tài liệu mát mẻ ở Viện, đến chiếc
bàn làm việc bề bộn giấy má, đèn ngọn đèn có chụp, đến tiếng bánh xe của chiếc
thang lưu động mà bà thủ thư đẩy từ ngăn sách này sang ngăn sách khác. Đôi khi,
một số câu ở cuốn sách đang viết dở lại hiện về trong óc, và anh lại nghĩ tới
những vấn đề đã từng làm anh phải bận tâm một cách say mê, căng thẳng.
Chiếc xe hơi phóng
trên đường ra mặt trận. Một thứ bụi thẫm, màu gạch đỏ, một thứ bụi vàng vàng,
những đám bụi li ti màu xám bay trên các ngả đường. Các khuôn mạt bắt bụi nom
như mặt người chết. Gót ủng của hàng chục vạn chiến sĩ, bánh xe cam-nhông và
pháo, xích xe tăng và máy kéo, bước chân những con cừu, con lợn, các đàn ngựa
nông trường, một đàn bò lớn, những chiếc máy kéo của nông trường, những chiếc
xe kêu cót két của đồng bào tản cư, những đôi giày gai của các đội trưởng nông
trường và giày các cô gái đang rời bỏ Bobruisk, Mô-dia, Lô-bin, Sê-pê-tốp-ca, Berdichev,
tất cả những cái đó đã khua bụi lên. Bụi bay trên Ukraina và Belorussia, bụi
bốc cuồn cuộn trên đất nước xô-viêt. Ban đêm, ánh lửa rùng rợn của những làng
mạc bị thiêu cháy nhuốm đỏ bầu trời tháng tám tối đen. Tiếng bom nổ uỳnh uỳnh
vọng qua những khu rừng sồi, rừng thông âm u, những khu rừng liễu rung động. Những
viên đạn sáng rạch những vạch đỏ, xanh trên bức màn nhung trĩu nặng của bầu
trời, trong khi đạn phòng không nổ tung thành những chùm sao trắng. Trên tầng
cao đen thẳm, những máy bay Đức kiểu “Hai-nơ-ken” mang bom ngư lôi cứ ầm ì một
điệu, dường như nói: “Dưới ấy liệu hồn, dưới ấy liệu hồn”. Trong các làng xóm,
các ông già, bà lão và trẻ em đi tiễn bộ đội. Các cụ nói với anh em: “Các con
ơi, uống sữa đi, ăn sữa đông đi, này con cầm lấy miếng pa-tê... này, cầm lấy
dưa chuột mà đi ăn đường...”. Và các
bà lão khóc, khóc mãi; giữa hàng nghìn khuôn mặt bộ đội lấm bụi, nghiêm nghi và
mệt lử, cạp mắt các bà cử cố tìm xem có mạt con trai mình không. Đây nữa là
những bà lão đang chìa những gói quà nhỏ bọc trong khăn tay trắng; các mẹ van
nài: “Cầm đi, cầm đi nào, con ơi, lòng mẹ quý tất cả các con như con đẻ vậy”.
Những bầy giặc Đức
từ phương Tây kéo đến. Trên xe tăng của chúng có vẽ những hình đầu lâu kèm theo
đôi xương chân bắt chéo, những con rồng xanh, đỏ, những mõm sói, đuôi cáo và
những đầu hươu có sừng lớn. Trong túi tên lính Đức nào cũng có ảnh chụp Paris
chiến bại, Warszawa bị phá hùy, Verdun bị làm nhục, Beograd bị thiêu cháy, ảnh
chụp Bruxelles và Amsterdam, Oslo và Narvik, Athens và Đư-ni-a. Trong ví mỗi
tên sĩ quan đều có ảnh những thiếu nữ và những người đàn bà Đức tóc xõa xuống trán
hoặc uốn thành búi, bận quẩn ngủ kẻ dòng dọc; mỗi sĩ quan đểu đem theo những
bùa hộ mệnh, đồ nữ trang bằng vàng, những dây thao, những con búp-bê vải nhỏ,
mắt thủy tinh. Trong túi mỗi tên đểu có một cuốn đàm thoại Nga-Đức khổ nhỏ, với
những câu gọn lỏn: “Giơ tay lên!”, “Đứng lại!”, “Vũ khí đâu?”, “Hàng đi!”. Mỗi
tên lính Đức đều đã học nói bảng tiếng Nga thế nào là “sữa”, “bánh mì”, “trứng”,
“gà mái”, và cái tiếng “đưa đây, đưa đây”.
Chúng ở phương Tây
lại. Và thế là từ dòng Ô-ca trong vắt, từ dòng Von-ga rộng lớn, từ dòng Ca-ma
khắc nghiệt màu vàng và dòng Iếc-tích ngầu bọt, từ những đồng cỏ xứ
Ca-dắc-xtan, từ miền Đô-nết và Kéc, A-xtơ-ra-can và Vô-rô-ne-giơ, hàng triệu
con người đã đứng lên xông về phía chúng. Hàng triệu cánh tay trung thành đã
đào những hố chống tăng, những hào chiến đấu, những hầm hố ẩn nấp. Các cánh
rừng ồn ào ngả xuống hàng ngàn thân cây chắn ngang các đường cái và các đương
nhỏ yên tĩnh. Dây thép gai quây lấy các xưởng máy. Trên các quảng trường và trên
các đường ở các thành phố xanh um tươi đẹp của chúng ta, sắt thép đã biến thành
những chướng ngại vật chống xe tăng.
Đôi khi, Bô-ga-rép
cũng lấy làm lạ vì sao chỉ trong có mấy tiếng đồng hồ mà minh lại có thể bất
thình lình rứt bỏ được cuộc đời xưa kia một cách dễ dàng đến thế. Anh mừng cho
mình vẫn giữ được óc linh lợi trong những hoàn cảnh khó khăn, biết hành động
mau lẹ và kiên quyết. Nhưng điều khiến anh chú ý hơn cả là ngay tại đây, trong
chiến tranh, anh vẫn giữ được tất cả những cái gì làm thành thế giới riêng của
anh: binh sĩ tin anh, mến phục anh và biết sức mạnh tinh thần của anh. Tuy
nhiên, anh vẫn chưa hài lòng với công việc của mình: anh có cảm tưởng mình chưa
thật gần chiến sĩ, cái trục của bộ máy chiến tranh, và anh muốn được rời phòng
chính trị để chuyền sang trực tiếp chiến đấu.
Anh thường có dịp
hỏi cung tù binh Đức, phần đông là bọn cai và bọn hạ sĩ quan. Và trong những
dịp ấy, anh nhận thấy lòng căm thù chủ nghĩa phát-xít đêm ngày thiêu cháy lòng
anh đã nhường chỗ cho sự khinh bỉ và ghê tởm. Trong phẩn lớn trường hợp, bọn tù
binh xử sự rất hèn. Chúng sẵn sàng khai ngay số hiệu các đơn vị, tình hình vũ
khí của chúng; chúng tự nhận là những công nhân có cảm tình với chủ nghĩa cộng
sản, xưa kia từng bị cầm tù vì có tư tưởng cách mạng. Chúng nhất trí tuyên bố: “Hít-le
ca-pút, ca-pút”. Nhưng rõ ràng bụng
chúng lại không nghĩ vậy.
Trong đám tù binh,
họa hoằn anh mới thấy có những tên phát-xít đủ can đảm nói lên lòng trung thành
của chúng đối với Hít-le, lòng tin của chúng đối với tính ưu việt của nòi giống
Nhật-nhĩ-man, có sứ mệnh phải chinh phục mọi dân tộc khác trên thế giới.
Bô-ga-rép hỏi chúng rất cặn kẽ; chúng chưa từng đọc gì hết, kể cả đọc những
sách tuyên truyền, những tiểu thuyết phát-xít, chúng cũng chưa hề nghe nói đến
Gớt hoặc Bét-tô-ven, hoặc đến những chính khách “đàn anh” như Bít-xmác, hoặc về
những danh tướng như Mon-cơ, Phơ-rê-đê-rích Đại đế hoặc Sơ-líp-phơn. Chúng chỉ
biết có tên của tên bí thư quận ủy Đảng quốc Xã của chúng.
Bô-ga-rép thường
nghiên cứu kỹ những nhật lệnh của bộ chỉ huy Đức; anh thấy ở đó toát ra một đầu
óc tổ chức rất cao: bọn Đức cướp, đốt, oanh tạc rất có phương pháp. Chúng biết
tổ chức việc thu hồi các vỏ đồ hộp trong các nơi đóng quân, biết xây dựng kế
hoạch chuyển quân phức tạp cho cả một binh đoàn khổng lổ, một kế hoạch có vô
vàn chi tiết mà chúng đều giải quyết được chu đáo, với một sự chính xác toán
học. Trong cái tài máy móc phục tùng, cái tài bước đi mà không cần suy nghĩ của
chúng, trong cuộc hành binh phi thường và phức tạp của hàng triệu tên lính bị gò
vào kỷ luật, anh thấy có một sự sa đọa xa lạ với tinh thần tự do của con người.
Đó không phải là nền văn hóa của trí tuệ mà là một thứ văn minh của bản năng,
một cái gì có họ hàng với kiểu sống của loài kiến và các loài vật quần cư.
Trong những đống
thư từ tài liệu lấy của địch, Bô-ga-rép chỉ lượm được hai bức thư - một bức của
một người vợ trẻ viết cho chồng là lính và một bức chưa gửi của một tên lính
viết cho gia đình - trong đó mới có được một ý nghĩ không dập khuôn, một thứ
tình cảm không bị vấy tinh thẩn phi-lít-xtanh đê tiện, hai bức thư đầy hổ thẹn
chua xót trước những tội ác của dân tộc Đức. Một lần, anh hỏi cung một sĩ quan
Đức đã có tuổi, thời bình làm giáo sư văn học. Hắn cũng tỏ ra là một con người
có suy nghĩ, có một lòng căm thù không thiếu phần chân thật đối với chủ nghĩa
Hít-le. Hắn bảo Bô-ga-rép:
- Hít-le không
phải là một người sáng tạo ra những giá trị dân tộc mà chỉ là một kẻ cướp đoạt.
Nó đã cướp tình yêu lao động và nền văn minh công nghiệp của dân tộc Đức, chẳng
khác nào một tên cướp ngu dốt đi cướp một chiếc xe hơi tuyệt đẹp, sản phẩm của
nền kỹ thuật tiên tiến.
Bô-ga-rép nghĩ: “Không
đời nào, không đời thuở nào chúng lại có thể thắng nổi nhân dân ta. Chúng càng
tính toán chi ly chính xác bao nhiêu, càng tiến thoái đúng theo các quy luật số
học bao nhiêu, thì chúng lại càng bất lực không thế hiểu nổi vấn đề chủ yếu bấy
nhiêu, cái thảm họa chôn vùi chúng sẽ càng ác nghiệt bấy nhiêu. Chúng hăm hở
chúi vào những cái không đâu, những chi tiết, nhưng tư duy của chúng chỉ hoạt
động trên hai chiều. Trong cuộc chiến tranh do chúng gây ra, chúng mù tịt chẳng
hiểu gì đến những quy luật phát triển của lịch sử; chúng đã bị bản năng và bị
một thứ chủ nghĩa duy lý sơ lược chi phối, nên không sao hiểu nổi những quy
luật đó”.
Chiếc xe hơi bon
qua các khu rừng âm u, mát lạnh, qua những chiếc cầu nhỏ bắc ngang những dòng
sông ngoằn ngoèo, trong màn sương các thung lũng, trước những mặt hồ phẳng lặng
phản chiếu các vì sao sáng rực của bầu trời tháng Tám mênh mông.
Anh lái xe nói
nhỏ:
- Đồng chí chính trị
viên còn nhớ cậu chiến sĩ ngồi trên khẩu pháo mà uống nước đựng ở mũ chứ? Ấy
đấy, tôi nghĩ dễ thường đấy chính là chú em tôi cũng nên. Giờ mới hiểu vì sao
tôi lại chú ý đến hắn ta như vậy.
------------
Còn
tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét