Hồ Sơ ODESSA
Tác giả: Frederick Forsyth
Người dịch: Cung Khắc Dũng
Nhà xuất bản Trẻ - Năm xuất bản: 1974
Chương 18
Đúng một giờ kém mười phút, Mackensen rẽ chiếc Mercedes vô
con đường mòn đi đến tòa lâu đài của Roschmann. Đến nửa đường, hắn thấy một chướng
ngại vật nằm chình ình trước mặt.
Chiếc Jaguar đã nổ tung, sườn xe và bốn bánh vẫn còn trên
con đường mòn. Phần trước và sau có thể được xem như một phần của chiếc xe, nhưng
phần giữa, kể cả buồng lái không thấy đâu hết, Hàng ngàn mảnh của phần này bẳn
tung tóe lên mặt đường.
Mackensen nhìn bộ xương người, cười một cách đắc chí. Nhưng
nụ cười của hắn vụt tắt khi hắn chú ý đến cái tử thi cháy đen chỉ còn lại bộ
xương co rút. Hình như không phải của tên Miller. Hắn đứng quan sát một chập rồi
quyết định bỏ xe lại con đường mòn và đi bộ khoảng đường còn lại đến tòa lâu
đài,
Hắn không bấm chuông mà tự tiện đẩy cửa bước vô. Hắn im lặng
đi trong hành lang. Trong vài giây, hắn lắng nghe mọi tiếng động như một con
thú dữ đang rình mói. Im lặng hoàn toàn, Hắn thọc tay vô nách trái rút khẩu
Luger. Hắn đẩy cần an toàn xuống và từ từ đi về phía cánh cửa ở cuối hành lang.
Hắn mở nhẹ cửa này ra, và mặc dù thấy cái xác nằm trên tấm
thảm, hắn vẫn không cử động cho đến khi đã đảo mắt nhìn hết căn phòng. Hắn đã
biết hai “đồng chí” gặp trường hợp tương tự này và đã bỏ mình vì sơ ý không
quan tâm đến cái bẫy địch có thể giăng ra: xác của một tên nào đó được đặt nằm
đó trong khi hai ba tên khác đợi phục kích đâu đó.
Trước khi bước vô phòng, hắn đưa mắt nhìn qua khe hở cửa,
xem có ai, núp đàng sau không.
Miller, nằm sấp, đầu lệch qua một bên, Trong một vài giây
Mackensen đứng ngó Miller, sau đó cúi gập người xuống để nghe hơi thở của
Miller. Vũng máu khô đọng sau đầu Miller làm cho hắn đoán được phần nào việc gì
đã xảy ra.
Hẳn bỏ ra mười phút để đi khắp tòa lâu đài, chú ý đến những
hộc tủ mở tung tóe và quần áo liệng bừa bãi trên giường trong phòng ngủ của
Roschmann. Trở xuống phòng làm việc hắn lặng người nhìn cái tủ sắt mở toang,
bên trong rỗng tuếch, lắc đầu ngồi vào bàn làm việc và bốc điện thoại lên.
Hắn ngồi để tai nghe trong vài giây, chửi thầm trong bụng và
đặt điện thoại lên giá. Hắn tìm ra hộp dụng cụ không mấy khó khăn dưới ga, ra.
Hắn lấy những gì cần dùng, và trở ra con đường mòn.
Hẳn phải mất hơn một giờ mới mò được khúc dây bị đứt và nối
lại sợi dây này. Hẳn mỉm cười, hài lòng vì đã tái lập được đường dây điện thoại.
Mackensen trở vô phòng làm việc của Roschmann, ngồi vào bàn
và nhắc điện thoại lên.
Hẳn định bụng Sài Kíu Tinh sẽ mừng rỡ khi được nghe hắn báo
cáo về, nhưng giọng nói của tên trùm ODESSA tại Tây Đức trong điện thoại giống
như giọng nói của một kẻ mệt mỏi chán đời. Như một người thuộc cấp cỏ lương tâm
nghề nghiệp, hẳn báo cáo lại những gì hắn thấy tại nhà Roschmann: chiếc xe bị nổ
tung, thi hài của tên cận vệ Oskar, phân nửa chiếc còng còn treo lùng lẳng cạnh
lò sưởi, chiếc lưỡi cưa dưới đất và Miller nằm bất tỉnh cạnh đó. Hắn kết thúc
báo cáo:
- Hình như đồng chí không đem gì nhiều theo! Vài bộ quần áo,
một ít tiền. Tôi có thể thu dọn chiến trường và đồng chí có thể về nếu người muốn!
- Không, đồng chí đó sẽ không bao giờ trở lại nữa. Trước khi
chú gọi cho tôi, đồng chí đó vừa nói chuyện với tôi xong. Đồng chí gọi tôi từ
phi trường Frankfurt. Ghi chỗ trên chuyến bay đi Madrid, khởi hành trong mười
phút nữa, và từ Madrid, đêm nay đồng chí sẽ bay qua Buenos Aires.
- Đồng chí ấy đâu cần làm vậy! - Mackensen ngắt lời. - Tôi sẽ
buộc Miller khai giấu giấy tờ ở đâu. Trong đống sắt vụn tôi không thấy cái cặp
đen hắn thường xách đâu hết, và trong người hắn cũng không có gì hết, ngoại trừ
một cuốn tập giống như một cuốn nhật ký. Những hồ sơ giấy tờ cũa hẳn chắc được
giấu đâu đó!
- Đúng. Hắn giấu đâu đó nhưng ngoài tầm tay của chúng ta. Hẳn
giấu trong một thùng thơ.
Một cách mệt mỏi Sài Kíu Tinh cho Mackensen biết Miller đã
ăn cắp những gì của Winder và những gì Roschmann vừa nói cho hắn biết trong điện
thoại.
- Những giầy tờ này mai đây sẽ đến tay nhà chức trách hoặc
chậm nhất là ngày thứ ba. Sau ngày này, tất cả những ai có tên trong danh sách
kể như lúa hết, trong số đó có Roschmann, chủ nhân ông tòa lâu đài chú đang ở,
và tôi đây. Tôi đã bỏ ra nguyên cả buổi sáng để khuyến cáo tất cả những đồng
chí có liên hệ với Hồ Sơ này phải rời khỏi xứ trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng
hồ.
- Đồng chí nói như vậy thi tôi ra sao đây? - Mackensen hỏi.
- Chú phải lặn thật sâu. Chú không có tên trong danh sách.
Nhưng tôi có, do đó tôi cũng phải rời khỏi xứ. Chú hãy trở về nhà, đợi cho người
kế nhiệm tôi liên lạc lại với chú. Đối với mọi chuyện khác, đến đây là hết.
Vulkan đã cao bay xa chạy. Với sự ra đi của hẳn, cả công trình của hắn cũng sụp
đổ theo, trừ phi người nào đến thay thể hắn tiếp tục công viêc.
- Vulkan nào? Công trình nào?
- Chuýện đã rồi nên tiện đây tôi nói cho chú biết luôn.
Vulkan là ám danh của Roschmann, con người chú phải bảo vệ...
Trong một vài câu, Sài Kíu Tinh cho tên đao phủ thủ biết tại
sao tánh mạng của Roschmann được coi như tối quan trọng, và tại sao công trình
không thể nào thay thế được.
Khi Sài Kíu Tinh dứt lời, Mackensen thở ra, liếc nhìn ngang
qua căn phòng xuống hình thể của Peter Miller.
- Thằng con c... quả đã phá thối mọi việc. - Hẳn nói.
Sài Kíu Tinh ra vẻ lấy lại được bình tĩnh, và một chút uy
quyền xưa cũ thoáng qua trong giọng nói hắn:
- Đồng chí, chú có bổn phận phải dọn dẹp chỗ đó cho sạch sẽ.
Chú còn nhớ “Tiểu Đội Thu Dọn” có lần chú sử dụng đến không?
- Phải. Tôi biết liên lạc chúng tại đâu. Chúng ở cách đây
không xa.
- Gọi chúng đến đi. Hãy bắt chúng dọn chỗ thật sạch, không để
lại bất cứ một vết tích nào của những gì đã xảy ra. Vợ của Roschmann nội đêm
nay sẽ trở về. Bà ta không được biết những gì đã xảy ra, nghe rõ chưa?
- Được. Đồng chí an tâm, tôi sẽ chu toàn nhiệm vụ!
- Còn một điểm chót nữa. Trước khi chú rời khỏi nơi đó,
thanh toán tên Miller một lần cho xong.
Mackensen liếc nhìn Miller :
- Tôi sẽ rất lấy làm vui mừng được làm công việc đó!
- Thôi chào đồng chí! Chúc đồng chí gặp nhiều may mắn!
Máy điện thoại bặt tiếng. Mackensen đặt nó xuống, móc túi lấy
ra một cuốn sổ ghi địa chỉ, bốc điện thoại lên quay số. Hắn giới thiệu hắn với
người bên kia đầu dây, nhắc lại những chuyên mà hắn đã làm giúp. Hắn nói với
người này địa chỉ của Roschmann và những gì phải làm.
- Xác chiếc xe và cái xác chết phải được đem thả xuống hồ;
trước khi đem thả xuồng hồ, tưới xăng cho thiệt nhiều lên để làm ra vẻ một tai
nạn. Nhớ lấy tất cả giấy tờ trong người tên Oskar đó ra, cả đồng hồ nó nữa!
- Nhớ rồi! Để tôi lo liệu cho!
- Còn một điểm chót nữa. Trong phòng có một tấm thảm và một
thằng nằm trên đó. Thủ tiêu cả hai thứ này. Đừng cho đi theo chiếc xe, chọn một
cái hồ nào thật sâu, cột đá thả xuống, làm vậy không để lại dầu tích gì hết!
- Được. Tôi lo việc này luôn. Ê kíp chúng tôi sẽ đến đó vào
khoảng năm giờ chiều, và sẽ lo xong xuôi hết.
- Tồt lắm. Lúc đó tôi sẽ đi rồi, nhưng tất cả đúng như tôi vừa
tả. Không có gì khó hết!
Hắn đặt máy điện thoại xuống, và đi về phía Miller.
Hắn rút khẩu súng Luger ra, kiểm soát lại khóa an toàn, mở
khóa ra.
- Thằng mặt c... - Hắn nói, chĩa súng xuống mặt Miller nhắm
vào trán.
Những năm dài sống như một con thú bị săn đuổi và sống sót
trong khi hàng tá đồng nghiệp khác đều bỏ mạng, hiến dâng thi hài cho Viện cơ
thể học, đã cho Mackensen những phản ứng của một con báo. Hắn không thấy cái
bóng in trên tấm thảm nhưng hẳn cảm thấy nó; Mackensen xoay người lại, sẵn sàng
nhả đạn. Nhưng người mới đến không có vũ khí trên tay.
- Ông là ai vậy? - Mackensen càu nhàu hỏi, ngón tay trỏ trên
cò súng.
Người đàn ông đứng sừng sững trên cửa sổ bận bộ quần áo của
những tay đua mô tô. Tay trái của hắn cầm nón an toàn đưa lên bụng. Người này
liếc nhìn cái xác nằm dưới chân Mackensen và khẩu Luger trên tay tên này.
- Tôi được gọi đến đây! - Người lạ mặt nói một cách ngây
thơ.
- Ai gọi ông đến đây? - Mackensen hỏi.
- Vulkan. - Người này đáp. - Đồng chí Roschmann của tôi.
Mackensen hạ nòng súng xuống:
- Hẳn vọt rồi!
- Đi rồi sao?
- Biến rồi. Sang Nam Mỹ. Cả công trình tan tành hết! Và tất
cả chỉ vì thẳng mặt c... phóng viên này... - Hắn hướng mũi súng về phía Miller.
- Ông định dứt hắn?
- Dĩ nhiên. Hắn phá công trình của ODESSA, nhận diện
Roschmann, và đã gởi Hồ Sơ đến Cảnh Sảt. Nếu ông bạn có tên trong Hố Sơ đó thì
khôn hồn vọt đi cho lẹ!
- Hồ Sơ nào?
- Thì Hồ Sơ ODESSA đó.
- Tôi không có tên trong đó! - Người lạ mặt đáp.
- Tôi cũng vậy. - Mackensen càu nhàu. - Nhưng Sài Kíu Tinh kẹt
trong danh sách đó, và hắn ra lệnh cho tôi thủ tiêu thằng này trước khi bọn
chúng tôi nghỉ chơi một thời gian!
- Sài Kíu Tinh?
Có gì trong đầu Mackensen báo động cho hẳn biết hắn đang gặp
một vụ rắc rối gì đây. Sài Kíu Tinh vừa mới cho hắn biết ngoài hắn ra không còn
người nào khác tại Đức biết đến dự án Vulkan. Những người khác biết đến công
trình này đều ở Nam Mỹ, và có thể người lạ mặt này cũng từ Nam Mỹ đến. Nhưng nếu
như vậy thỉ tại sao hắn lại không biết được một người như Sài Kíu Tinh?
Mackcnsen nheo mắt lại.
- Ông từ Bueonos Aires đến? - Tên sát nhân của ODESSA hỏi.
- Không.
- Vậy thì từ đâu?
- Jerusalem!
Mackensen phải mất hơn một giây để hiểu được ẩn ý của chữ
này. Hắn đưa khẩu Luger lên để bắn. Nhưng một giây quả thật lâu, đủ lâu để chết.
Cái nón an toàn trên tay trái của người lạ mặt toét ra một lỗ
khi khẩu Walther nhả đạn. Và viên đạn chì 9 ly loại parabellum thoát ra bay thẳng
đến ngực Mackensen với sức mạnh của một con bò mộng. Người lạ mặt thả nón xuống
và nhả thêm một phát nữa.
Mackensen thật to lớn và mạnh. Dù đã lãnh một viên đạn nơi
ngực, hắn vẫn còn đủ sức để bẳn trả lại, nhưng viên đạn thử hai bay thẳng vô đầu,
khoét một lỗ sâu húp ngay dưới chân mày trái của hẳn, là viên đạn đã lấy mạng hắn.
* * *
Chiều thứ Hai Miller tinh dậy trong một căn phòng của Bệnh
Viện Hamburg. Chàng nằm im trong hơn nửa giờ, bắt đầu cảm nhận sự tê buốt của vết
khâu trên đầu. Chàng thấy một cái chuông, ấn vô đó, nhưng cô y tá chạy vô phòng
hai phút sau đó bảo chàng phải nằm im không được cựa quậy.
Chàng ngoan ngoãn nghe theo lời cô y tá, nằm im trên giường,
nối chấp lại những diễn biến của ngày hôm qua, Chàng chỉ nhớ đến trưa hôm qua
là hết. Chàng lăn ra ngủ, mệt mỏi vì bắt trí óc phải làm việc quá sức sau một
cơn xúc động.
Khi chàng tỉnh giấc, bên ngoài trời đã sụp tối và cạnh giường
chàng nằm có một người lạ mặt ngồi im nhìn chàng cười.
Miller cau mày lại nhìn người này :
- Tôi không quen biết ông! - Chàng nói.
- Nhưng tôi biết ông rất rõ! - Người khách nói.
Miller nhăn mặt suy nghĩ:
- À. Tôi nhớ ra ông rồi. Ông đến nhà Oster với Leon và Motti
chớ gì?
- Đúng. Ông còn nhớ gì nữa?
- Nhớ được gần hết mọi việc.
- Roschmann?
- Phải. Tôi có nói chuyện với hắn và đang định đi gọi cảnh
sát.
- Roschmann đi rồi. Trốn sang Nam Mỹ. Cả vụ này xong hềt.
Hoàn toàn. Chấm dứt rồi. Ông hiểu không?
Miller khẽ lắc đầu:
- Chưa hết đâu. Tôi còn có câu chuyện nóng bỏng này, và tôi
sẽ viết lên báo!
Nụ cười của người khách lạ vụt tắt. Nghiêng người về phía
Miller, người khách nói:
- Nghe đây Miller, Ông bạn chỉ là một tay mơ! Và ông bạn hên
lắm mới còn sống đến ngày hôm nay! Ông sẽ không viết lách gì hết. Thứ nhất ông
bạn không có gì để viết hết. Tôi đang giữ nhật ký của Tauber và nhật ký này sẽ
đi về cùng với tôi. Đêm qua tôi có đọc qua. Có một tấm ảnh của một Đại úy Lục quân
trong túi áo ông. Ba ông bạn đó hả?
Miller gật đầu.
- Vậy thì câu chuyện truy lùng Roschmann chỉ vì vấn đề cá
nhân trả ân báo oán?
- Phải!
- Tôi rất ân hận về ba ông. Tôi không bao giờ nghĩ sẽ nói được
câu này với một người Đức. Còn Hồ Sơ ODESSA là cái quái gì vậy?
Miller nói cho người khách biết.
- Vậy tại sao ông không trao lại hồ sơ này cho chúng tôi? Quả
ông bạn là một người vô ơn. Chúng tôi đã hao công tốn của gài ông vô ODESSA, và
khi ông có được cái gì giá trị ông lại đem trao cho chính phủ của ông. Chúng
tôi có thể sử dụng những tin tức trong hồ sơ đó một cách có lợi cho chúng tôi.
.
- Tôi phải gởi Hồ Sơ đó đến bất cứ chỗ nào an toàn, nhờ
Sigi. Có nghĩa là theo đường Bưu Điện. Mấy ông khôn ranh quá! Mấy ông đâu cho
tôi biết địa chỉ Leon đâu!
Người khách lạ, Josef, gật đầu.
- Thôi được. Nhưng dù sao đi nữa thì ông không có chuyện gì
để viết hết. Ông bạn không có bằng chứng. Cuốn nhật ký cũng mất, hồ sơ cũng vậy.
Ổng chỉ còn lại lời của ông thôi. Nếu ông nhất định muốn khui ra trên báo chí,
không có ma nào tin ông, trừ bọn Odessa, và lúc đó chủng sẽ kiếm ông thanh
toán. Hoặc chúng sẽ khủng bố Sigi hay má ông. Chúng chơi cứng lắm, ông nên nhớ
điều đó!
Miller suy nghĩ trong giây lát:
- Còn chiẽc Jaguar tôi đâu?
- Ô, ông không biết chuyện chiếc xe; xin lỗi!
Josef cho chàng biết về trái bom gài trong xe chàng và trường
hợp nào nó phát nổ:
- Tôi đã nói với ông, bọn chúng cứng cựa lắm. Chiếc xe của
ông được tìm thấy dưới một cái hố sâu, cháy nát. Cái xác trong xe chưa nhận diện
được, nhưng không phải xác của ông. Câu chuyện này được “sửa sai” lại như thế
này: ông bị một tên du đãng đón xe, đập cây lên đầu ông, vất ông bên đường và
lái chiếc Jaguar đi, lọt xuống hố chết, Bệnh viện này sẽ xác nhận ông được một
người đi moto gặp ông bị thương chở ông vô đây. Họ sẽ không còn nhận được ra
tôi đâu, Lúc đó tôi đội nón an toàn và mang kính che kín mặt, Đấy là câu chuyện
chính thức, và nó sẽ luôn luôn như vậy. Để chắc ăn hơn, tôi đã gọi điện thoại
cho hãng thông tấn xã, mạo xưng là phát ngôn nhân của bênh viện và cho họ biết
câu chuyện vừa kể.
Josef đứng đậy, sửa soạn ra về. Nhân viên gián điệp Do Thái
nhìn xuống Miller:
- Ông đúng là một thằng hên. Tôi nhận đước tin ông nhờ cô bồ
chuyển lúc mười hai giờ trưa hôm qua, và bằng cách chạy moto như một thằng điên
tôi đã đến kịp lúc để thấy thằng ôn dịch nào đó chĩa súng vô trán ông, và tôi
đã ngăn hắn kịp thời.
Josef xoay người, tiến ra cửa :
- Nghe lời khuyên của một người đi trước ông nghe! Đòi tiền
bảo hiểm chiếc xe ông lái, mua một chiếc Volkswagen, trở về Hamburg, cưới Sigi,
sản xuất con cho nhiều, và tiếp tục nghề ăn tục nói phét, Đừng léng phéng với bọn
nhà nghề nữa.
Nửa giờ sau khi Josef rời khỏi căn phòng bệnh của Miller, cô
y tá trở vô.
- Có người điện thoại cho ông, - Cô này nói,
Người đó là Sigi, khóc và cười trong điện thoại. Nàng nhận
được một cú điện thoại của một kẻ vô danh nào đó cho biết Peter Miller đang nằm
điều trị tại Bệnh Viện Trung Ương Frankfurt.
- Em đến đó ngay lập tức! - Sigi nói và gác điện thoại xuống.
Điện thoại lại reo một lần nữa,
- Miller? Hoffmann đây, tôi mới đọc bản tin viễn ký về bạn
đây. Lãnh một cú trên đầu hả? Khỏe không?
- Khỏe lắm rồi, cảm ơn ông Hoffmann…
- Hay lắm. Chừng nào mới lành hẳn?
- Trong vài ngày nữa. Thưa ông có chuyện gì đó?
- Tôi có chuyện này hợp đúng khả năng khai thác của bạn. Con
gái của mấy tay tỷ phú tại Đức đi nghỉ mát, và bị những tên có máu mặt bề, và tại
miền Bavaria có một dưỡng đường chuyên lo những vụ phá thai. Một phóng sự nóng
bỏng. Bạn mà thêu dệt thêm nữa thì nhất! Chừng nào bạn bắt đầu được.
- Tuần tới.
- Tốt lắm. À, còn chuyện thằng SS bạn định đi lùng đó? Có kết
quả gì không?
- Thưa ông Hoffmann không. - Miller đáp một cách chán nản.
- Tôi cũng đã nghĩ vậy. Thôi chúc bạn mau bình phục nhé!
* * *
Chuyến bay chở Josef Kaplan từ Frankfurt qua London đáp xuống
phi trường Lod, Tel Aviv vào đêm thứ Ba. Kaplan được hai người ra đón và chở thẳng
chàng về Bộ Chỉ Huy để cho quan Đại Tá, người đã ký tên Cormorant dưới bức điện
tín gởi cho Josef tại Munich thầm vấn. Hai người trò chuyện cho đến hai giờ
sáng dưới sự chứng kiến trong im lặng của một tốc ký viên ghi nhận tất cả cuộc
đối thoại.
Khi mỗi câu hỏi được giải đáp một cách thỏa đáng, quan Đại
Tá dựa lưng ra ghế, cười và mời Josef hút thuốc.
- Giỏi lắm. - Viên Đại Tá nói. - Chúng tôi đã kiểm soát qua
nhà máy vô tuyến điện đó, và đã đưa tuy-dô cho nhà cầm quyền một cách vô danh
thôi. Ban Nghiên Cứu trong xưởng sẽ bị giải tán. Chúng tôi sẽ theo sát vấn đề
này dù cho nhà cầm quyền Tây Đức có cản trở đi nữa. Nhưng tôi tin chắc họ không
dám làm vậy đâu. Hình như bọn khoa học gia không thật sự biết họ làm việc cho
ai Chúng tôi sẽ tiếp xúc với họ với tư cách cá nhân, và tôi tin chắc một số sẽ
đồng ý thủ tiêu hết mọi hồ sơ nghiên cứu được. Họ thừa biết nếu câu chuyện vỡ lở
ra, dư luận quần chúng tại Đức sẽ thiên về Do Thái ngay. Họ sẽ kiếm được việc
làm tại các xí nghiệp khác một cách dễ dàng và sẽ kín miệng, Bonn cũng vậy và cả
chúng ta nữa, đúng không Josef ? Còn thẳng Miller thì sao?
- Hắn cũng sẽ giữ miệng. Các hỏa tiễn Ai Cập đến đâu rồi?
Viên Đại Tá nhả ra một luồng khói, nhìn ra bầu trời:
- Bây giờ tôi tin chắc chúng sẽ không bao giờ rời khỏi giàn
phóng, Nasser phải chuẩn bị xong chậm nhất là vào năm 1967, và nếu công cuộc
nghiên cứu tại Xưởng của Vulkan bị sụp đổ, chúng sẽ không bao giờ sửa soạn lại
để tiếp tục chương trình cho kịp để gắn các hệ thống vô tuyến điều khiển lên
các hỏa tiễn trước mùa hè năm 1967 được.
- Vậy thì cơn hiểm nguy đã qua. - Josef nói,
Viên Đại Tá cười:
- Cơn hiểm nguy của xử sở chúng ta luôn luôn hiện diện, nó
có đi qua chăng nữa thì cũng để thay hỉnh đổi dạng. Chúng ta sẽ phải tiếp tục
chiến đấu, và sau đó có thể chúng ta sẽ qua khỏi. Chắc bạn mệt đờ người rồi phải
không? Thôi bạn về nhà được rồi.
Viên Đại Tá thò tay vô hộc lôi ra một bao nhựa đựng các giấy
tờ thật của nhân viên đang đứng trước mắt ông, trong khi người này cũng rút
trong người ra tất cả những gì có liên hệ đến ngụy tích một công dân Đức. Trong
một phòng kế cận, nhân viên thay đổi quần áo, để lại những bộ đồ đã mặc cho thượng
cấp.
Viên Đại Tá đứng nhìn người này trước cửa phòng thay áo, ngắm
nhìn người này tử trên xuồng dưới, chìa tay phải ra nói :
- Mừng Thiếu Tá Uri Ben Shaul thành công trở về!
Nhân viên này cảm thấy thoải mái hơn trong lý lịch thật của
mình, lý lịch đã lập năm 1947 khỉ chàng vừa đặt chân xuống Israel lần đầu tiên
và gia nhập vô Palmach.
Shaul dùng tắc xi trở về căn nhà ở ngoại ô, dùng chiếc chìa
khóa vừa được viên Đạỉ Tá trả để mở cửa vô nhà.
Trong bóng tối của phòng ngủ, Shaul thấy hình dáng của người
vợ đang nằm ngủ dưới lớp drap trắng. Chàng nhón chân, đi vô phòng hai đứa con
trai, Solomo, vừa mới được sáu tuổi, và Dov hai tuổi.
Shaul muốn nhảy phốc vô giường nằm ấp vợ ngủ vùi trong ba bốn
ngày liền, nhưng còn một việc quan trọng chót phải làm.
Shaul nhẹ nhàng đi vô phòng ngủ, thay đồ và ra khỏi nhà đi bộ
xuống nhà để xe. Chiếc xe nhỏ sau một tháng nằm ga ra đã nổ máy sau hơn mươi
lăm phút.
Shaul phải cẩn thận lắm khi chui vào sau tay lái, để khỏi
làm nhăn bộ quân phục đang bận để thay thế cho bộ thường phục mà chàng ghét cay
ghét đắng. Shaul không thích bộ quân phục sao được khi trên túi áo trái là đôi
cánh bạc, tượng trưng cho một sĩ quan nhảy dù và hai chiến dịch bội tinh chàng
đã đoạt được khi đột nhập vô khu vực Sinai. Chiếc beret đỏ được chàng đặt cẩn
thận xuống ghế bên cạnh.
Dù chỉ mới là 26 tháng 2, ba ngày trước khi mùa Đông chấm dứt,
nhưng gió đã dịu mát, báo trước một mùa Xuân nắng ráo.
Shaul cho xe chạy về phía Đông Tel Aviv theo đường đến
Jerusalem. Con đường chạy qua vùng đồng bằng phì nhiêu đến chân đồi Judea,
ngang qua làng Ramleh. Qua Ramleh phải đi vòng qua Latroun Salient. Khi Shaul
đã vượt qua các ngọn đồi cuối cùng đến Jerusalem, mặt trời đã ló dạng và chói
vô đền Dome of the Rock, bên phần đất Á Rập của thành phố bị chia cắt.
Shaul đậu xe cách nơi đến chừng năm trăm thước. Đền thờ Yad
Vashem nằm giữa hai hàng cây trồng để tưởng nhớ những vị ân nhân quá cố của dân
tộc Do Thái.
Shaul đi trên đường này tiến đến hai cánh cửa bằng đồng gìn
giữ đền thờ vong linh sáu triệu dân Do Thái đã bỏ mình trong Đệ II thế chiến.
Shaul vô trong, đến hành lang Tưởng Niệm. Từng khối đá cẩm
thạch ghi tên từng trại tập trung một bằng mẫu tự Do Thái ngữ và La Tinh. Chàng
duyệt qua từng tên một: Auschwitz, Treblinska, Belsen, Ravensbruck, Buchenwald…
Nhiều quá!
Shaul không tài nào đếm hết được, nhưng chàng vẫn tìm ra được
Riga. Chàng quỳ mọp xuống tảng đá để tên Riga, và móc trong người ra cuốn kinh.
Thiếu tá Uri Ben Shaul bắt đầu tụng.
“Yitgaddal
Veyitkadđash,
Shemay rabbah...”
Và hai mươi mốt năm sau Riga, một vị Thiếu tá Nhảy Dù của
Quân Đội Israel, quỳ mọp trên một ngọn đồi của Miền Đất Hứa, đã thỏa mãn ước
mong cuối cùng của Salomon Tauber, đọc bài kinh Kaddish.
Sẽ thú vị biết bao nếu tất cả mọi việc trên đời đểu kết thúc
một cách êm đẹp, theo ý muốn!
Con người sinh ra và chết đi đúng vào thời gian và không
gian được an bài sẵn.
Và cho đến nay, đây là những gì đã xảy đến cho những nhân vật
chính.
Peter Miller trở về Hamburg, lấy vợ và theo đuổi nghề phóng
viên, thành công trong những để tài giật gân mà dân chúng thích đọc, khi ngồi hớt
tóc hoặc khi không có gì khác để làm.
Vào mùa Hè nătn 1970, Sigi đã mang đứa con thứ ba trong bụng.
Các nhân viên Odessa đểu phân tán mỏng. Vợ của Eduard
Roschmann nhận được bức điện tín của tên này đánh đi từ Á Căn Đình. Bà này từ
chối không đi theo hắn. Vào mùa hè năm 1965 bà viết thư cho hắn tại địa chỉ cũ,
biệt thự Jerbal để xin ly dị trước tòa án Á Căn Đình.
Lá thư được chuyển tiếp cho hắn tại một địa chỉ mới và bà nhận
được thư trả lời đồng ý ly dị, nhưng yêu cầu được ly dị trước tòa án Tây Đức.
Bà này vẫn còn sống tại Tây Đức và dùng tên Muller sau khi
được Tòa Án Tây Đức cho phép ly dị vào năm 1966,
Bà vợ thứ nhất của hẳn, Hella, vẫn còn sống tại Áo quốc.
Sài Kíu Tinh làm hòa lại với thượng cấp tại Á Căn Đình, và lập
nghiệp tại đảo Formenteria thuộc Tây Ban Nha.
Xưởng vô tuyến điện bị khánh tận. Những khoa học gia đã từng
cộng tác với xưởng Tele, để nghiên cứu và chế tạo hệ thống vô tuyến điều khiển
đều tìm được việc làm tại những xí nghiệp khác hoặc kiếm được ghế Giáo Sư tại
những Đại Học đường trong và ngoài nước. Dự án mà họ đã vô tình góp công thực
hiện giúp Roschmann đã hoàn toàn đổ vỡ.
Hỏa tiễn tại Helwan không bao giờ rời khỏi dàn phóng.
Thân hỏa tiễn được chế tạo xong cùng với nhiên liệu. Các đầu
nổ cũng đã qua giai đoạn thí nghiệm. Những ai nghi ngờ tầm xác thực của những đầu
nổ này có thể tham khảo lại biên bản cung từ của Giáo sư Otto Yoklek cung cấp
cho Vụ án Yossef Ben Gal xử ngày 10 đến 26 tháng 6 năm 1963 tại Tòa Án Basel,
Thụy Sĩ. 40 chiếc hỏa tiễn tiền chế, vô dụng vì không có hệ thống vô tuyến điều
khiển hướng dẫn chúng đến mục tiêu tại Israel, được chất đống tại xưởng 333,
Helwan, và bị các oanh tạc cơ của Tướng Weinman phá hủy trong cuộc chiến 6 ngày
giữa Ai Cập và Do Thái.
Hồ sơ Winzer lọt vô tay nhà cầm quyền Tây Đức, đảo lộn mọi dự
tính của Odessa. Năm 1964, năm bắt đầu một cách tốt đẹp cho tổ chức này, đã chấm
dứt một cách thảm hại. Thảm hại đến độ, những năm sau này một phát ngôn viên của
Ủy ban Z phải thốt lên: “Năm 1964 quả là một năm thành công, một năm tốt lành
cho chúng ta!”.
Vào cuối năm 1964, Thủ tướng Ehrard, rúng động bời Hồ Sơ
Odessa được đem ra ánh sáng, đã kêu gọi toàn thể thế giới cung cấp mọi tin tức
liên quan đến bọn sát nhân SS còn tại đào. Phản ứng của thế giới thật vang dội
và Ủy ban Z phải mộ thêm người mới giải quyết xuề làn sóng tin tức tới tấp tràn
ngập trụ sở của Ủy ban này.
Simon Wiesenthal vẫn còn sống và làm viêc tại Vienna, hàng
ngày góp nhặt từng mẩu tin vụn vặt, từng tuy-dô một, sắp xếp lại và tháng này
qua năm khác giúp sức đắc lực cho nhà cầm quyền vạch mặt hàng lô sát nhân SS.
Leon từ trần tại Munich năm 1968. Sau khi Leon qua đời, nhóm
quá khích chủ trương “Nợ máu phải trả bằng máu” do Leon chỉ huy, như rắn mất đầu,
đã lần hồi tan rã.
Về phần những chính trị gia liên hệ đến Hiệp ước vũ khí ký kết
giữa Do Thái và Tây Đức, Thủ tướng Adenauer của Tây Đức từ nhiệm trở về vui thú
điền viên tại biệt thự Rhondorf, xây cất trên một ngọn đồi nhìn xuống sông
Rhine gần thủ đô Bonn, và từ trần tại đó ngày 19 tháng 4 năm 1967.
Thủ tướng David Ben Gurion của Israel đã mất ghế Thủ tướng
nhưng vẫn còn làm dân biểu Quốc Hội Knesset cho đến năm 1970. Mãn nhiệm kỳ dân
biểu, Thủ tướng Ben Gurion đã trở về sống tại trại sản xuất cộng đồng Sede
Boker, nằm giữa lòng đồi Negev trên xa lộ Beersheba - Eilat. Ben Gurion thường
tiếp khách và bạn hữu thân tình, bàn chuyện thế sự thật cởi mở, nhưng vẫn luôn
luôn né tránh vụ “Hỏa Tiễn Helwan” và chiến dịch trả đũa khoa học gia Đức.
Về phần mấy ông “Trùm Mật Vụ”, Tướng Amit tại chức Tổng Kiểm
Soát Viên Mossad cho đến hết tháng 8 năm 1968. Tướng Amit đã là người chịu
trách nhiệm cung cấp cho Israel những tin tức tình báo xác thực, để kịp thời ứng
phó với cuộc chiến 6 ngày. Đối với lịch sử Israel, Tướng Amìt là một vị Tướng
tài đức song toàn, đã góp phần cụ thể vào chiến thắng của Israel trong chiến
tranh 6 ngày Do Thái-Ai Cập.
Sau khi hồi hưu, Tướng Amit trở thành Chủ tịch (kiêm Tổng
Giám đốc) Xưởng Kỹ nghệ Koor. Tướng Amit
sống một cách thanh bần, và hiền nội Yona luôn luôn từ chối không chịu mướn người
giúp việc, mà chỉ thích tự tay đảm trách công việc nội trợ.
Thiếu Tá Uri Ben Shaul đã tử trận ngày thứ Tư 7 tháng 6 năm
1967 khi cầm đầu Đại Đội Nhảy Dù tấn công Cổ Thành Jerusalem. Thiếu Tá Ben
Shaul đã bị trúng một viên đạn bắn tỉa vô đầu, ngã quỵ xuống mảnh đất hứa cách
cổng Mandelbaum chừng 100 thước về phía Đông.
Chót hết, Trung Sĩ Nhất Ulrich Frank, trưởng xa chiếc Patton
Miller gặp trên đường đến Vienna! Hạ sĩ quan này đã lầm về số phận của “Thạch
Long”. Nó không bị đem ra làm thịt, bán sắt vụn. “Thạch Long” được chở xuống
tàu và Frank không bao giờ gặp lại nó.
Để thay thế lớp sơn xám, “Thạch Long” được phết lên một lớp
sơn nâu màu cát để hòa lẫn với khung cảnh sa mạc. Dấu Thập Đen của Lục quân Tây
Đức trên pháo tháp được Ngôi Sao Lục Giác của David thay thế. Biệt danh “Thạch
Long” mà Frank đặt cho chiếc M.48 này không còn nữa. Nay được cải danh thành “Tinh
Thần Masada” và cũng được một viên Trung sĩ Nhất, một thanh niên có chiếc mũi
két, râu quai nón tên Nathan Levy chỉ huy.
Vào ngày 5 tháng 6 năm 1967, chiếc M48, “tinh thẩn Masada”
đã xuất trận lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng từ khi rời khỏi xưởng chế tạo
tại Detroit, Michigan, mười năm trước đó. Nó là một trong số hàng trăm chiến xa
do Tướng Tal của Israel tung vào trận đánh giành quyền kiểm soát đèo chiến lược
Mitla. Đến trưa thứ Bảy 10 tháng 6 năm 1967, pháo tháp loang lổ vết đạn và thân
xác đóng đầy bụi cát, cặp xích “Tinh Thần Masada” đã cày lên đất cát và dừng lại
bên bờ phía Đông kênh đào Suez.
Hết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét