Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Hồ Sơ ODESSA - Chương 17

Hồ Sơ ODESSA

Tác giả: Frederick Forsyth
Người dịch: Cung Khắc Dũng
Nhà xuất bản Trẻ - Năm xuất bản: 1974

Chương 17

Da trời đã ngã sang màu xám. Con đường quanh co ra ngoài thành phố, rồi liền mất dạng trôi lạc trong một biển cây tạo nên khu rừng Romberg. Ra khỏi thành phố, tấm thảm tuyết dọc theo đường gần như còn trinh bạch, nếu không bị vết chân người dẫm lên đó, vết chân của một tín đồ Công Giáo đi lễ tại nhà thờ Konigstein.
Miller cho xe rẽ qua Glashutten, chạy dọc theo sườn núi Feldberg và đi theo tấm biểu đường chỉ về làng Schmitten.
Trên sườn núi, gió lạnh rít qua rừng thông, tạo nên một âm thanh ma quái.
Mặc dù Miller không bao giờ để ý đến, nhưng chính trong khu rừng này xưa kia những bộ lạc Đức làm vùng trú ẩn an toàn để khỏi bị Caesar xiềng xích. Con cháu họ sau này, theo Thiên Chúa Giáo, đã dâng những lời nguyện cầu lên “Vị Vua Hòa Bình” vào ban ngày, và đêm đến mới dám mơ tưởng đến những vị Thần Thánh quyền uy, dũng cảm thời xa xưa, và chính nhờ vào giai thoại lịch sử này, sự ẩn hiên của các vị Thần Thánh trong tiếng gió rít qua ngọn thông, mà Adolf Hitler đã khơi dậy sự tin tưởng vào các vị này trong lòng dân tộc Đức.
Sau hơn hai mươi phút lái xe thật cẩn thận, một lần nữa Miller đưa mắt liếc nhìn vào bản đồ, tìm kiếm một con đường mòn rẽ vô một khu đất tư nhân. Miller nhận ra con đường này nhờ một cái cổng cao chắn ngang đường với tấm bảng đề chữ: “ĐẤT TƯ NHÂN, TUYỆT ĐỐI CẤM NGƯỜI LẠ MẶT VÀO”.
Để máy xe nổ đều, chàng bước xuống xe, leo qua cổng để mở then cài và đẩy cánh cổng vô phía trong.
Miller xâm nhập vô vùng đất tư và cho chiếc Jaguar chạy theo con đường mòn, Tuyết phủ trên mặt đất vẫn còn trinh nguyên. Chàng phóng viên gài xe vô số một, vì dưới lớp tuyết chỉ có đá đông lạnh mà thôi!
Chạy được khoảng hai trăm thước, Miller bắt gặp một cành cây cổ thụ ngã xuống đường phù đầy tuyết. Cành cây ngã xuống đã kéo theo một cột trụ màu đen và cột này nằm vất vênh bên lề đường mòn.
Thay vì thử sức bốc giỡ cành cây này lên, chàng chọn giải pháp lái xe quanh nó, để ý đến cây cột trụ, giữ vững tay lái để cho chiếc Jaguar không đụng vào nó.
Vượt qua chướng ngại vật này, tiến đến tòa lâu đài, nằm chễm chệ giữa một bồn cỏ phía trước và một bờ rừng thông phía sau. Chàng dừng xe ngay trước cổng chánh và nhấn chuông.
Ngay vào lúc Miller vừa bước xuống xe, Klaus Winzer quyết định gội điện thoại cho Sài Kíu Tinh.
Tên trùm ODESSA đã tỏ ra thô lỗ và nóng nảy, vì đã quá lâu hắn chưa nhận được tin tức gì liên quan đến một chiếc xe thể thao gặp tai nạn vì bình xăng phát nổ tại xa lộ phía Nam Onasbruck. Nhưng khi nghe được những điều người bên kia đầu dây nói, những sợi gân nơi mép miệng hẳn gòng lại;
- Ông làm sao? Đồ điên, đồ khùng, đổ khỉ đột. Ông có biết việc gì sẽ xảy ra cho ông nếu không tìm được lại Hồ Sơ này không?
Đơn độc trong căn phòng làm việc riêng, Klaus Winzer đặt điện thoại xuống giá sau khi nghe được những chữ cuối cùng của Sài Kíu Tinh, và đi trở lại bàn làm việc.
Hẳn rất bình thản. Hai lần rồi, hai lần định mạng khắt khe đã tặng cho hắn hai vố đau : vố thứ nhất là việc phá hủy công trình của hắn trong thời đệ nhị thế chiến, vố thứ hai là sự hình thành của Cộng Hòa Liên Bang Đức với đơn vị tiền tệ mới, khiến cho 5 triệu Reichsmarks của hắn trở thành một mớ giấy lộn. Và bây giờ hắn lại phải lãnh thêm vố này nữa.
Hắn kéo ngăn chót nơi bàn làm việc ra, thò tay vô rút khẩu Luger, tuy cũ nhưng vẫn còn xài được.
Hẳn đút nòng súng vô miệng và ngón tay trỏ đặt lên cò, cứ động hai lần. Viên đạn chì trong đầu hắn không phải là đạn giả.
Sài Kíu Tinh ngồi xuống ghế và nhìn cái máy điện thoại như thể nhìn một con quái vật. Hắn nghĩ đến những người đã sử dụng thông hành của Winzer, và nghĩ đến sự kiện những người này hiện đang nằm trong danh sách tầm nã của Chính phủ Liên bang. Nếu Hồ Sơ được phơi bày ra ánh sáng, nó sẽ lôi cuốn theo hàng loạt vụ án sôi bỏng nhất có thể làm cho toàn thể dân chúng thay đổi lập trường, tạo một nguồn sinh khí mới cho các cơ quan đặc trách truy nã bọn SS... Viễn ảnh quả thật hết sức đen tối.
Nhưng mối quan tâm thứ nhất của Sài Kíu Tinh là bằng mọi cách phải bảo vệ Roschmann, một người chắc chắn nằm trong Hồ Sơ của Winder. Hắn đã thử gọi điện thoại cho Roschmann tại lâu đài không biết bao nhiêu lần rồi và lần nàọ hắn cũng chỉ nghe được có tiếng te te của đường đây mắc bận. Hắn cũng đã thử gọi cho tổng đài viên Frankfurt và người này cho hắn biết số điện thoại của Roschmann bị hỏng.
Hắn gọi điện thoại đến khách sạn Hohenzollern tại Onasbruck và liên lạc được với Mackensen. Trong một đôi câu hắn tóm tắt sự việc cho tên đao phủ thủ biết, và nơi ở hiện tại của Roschmann.
- Hình như trái bom của đồng chí không nổ thì phải! Hãy đến chỗ của Roschmann ngay lập tức. Giấu xe đi và rán luôn luôn ở cạnh Roschmann. Đồng chí này cũng có một thằng cận vệ tên Oskar. Nêu Miller đến thẳng Cảnh Sát và đưa cho cơ quan này Hồ Sơ của Winder chúng ta đều “lúa” hết ! Nhưng nếu hắn đến Roschmann, đồng chí cố bắt sống hắn và bắt hắn khai. Chúng ta phải biết hắn đã dùng Hồ Sơ của Winder để làm những chuyện gì!
Mackensen liếc nhìn xuống tấm bản đồ đường xá và ước tính cuộc hành trình.
- Thưa đồng chí tôi sẽ đến đó lúc một giờ trưa. - Tên sát nhân nói.
* * *
Cánh cửa mở ra sau hồi chuông thứ hai của Miller. Người đang đứng trước mặt Miller có lẽ từ phòng làm việc đi ra, vì Miller có thể thấy ở cuối hành lang một cánh cửa khác đang hé mở.
Những năm tháng sống một cách nhàn hạ đã tăng thêm cho tên cựu Đại úy SS một vài ký mỡ. Gương mặt hẳn mập ủng ra, có lẽ vì uống rượu quá nhiều, và đầu tóc đã ngả màu tiêu.
Chàng phóng viên đứng ngắm nhìn biểu tượng của tuổi hồi xuân, của giai cấp xã hội giàu sang, của một sức khỏe đồi dào. Nhưng dù cho vài chi tiết có khác với những lời mô tả của Salomon Tauber, khuôn mặt vẫn là khuôn mặt của tên đồ tể Riga, Roschmann đứng nhìn Miller, cặp mắt thiếu thiện cảm. Hắn mở miệng nói :
- Phải. Ông cần chi?
Miller phải mất hơn mười giây mới hé môi được. Những gì chàng đã dợt sẵn trong đầu khi giáp mặt Roschraann bỗng biến mất.
- Tôi là Miller. - Chàng nói. - Và ông là Roschmann.
Khi nghe nói đến hai cái tên, mí mắt Roschmann hơi nhích xuống, nhưng với một sự tự chủ của một con cáo già, khuôn mặt hắn không thay đổi.
- Rất tiếc. Tôi không bao giờ được nghe qua tên ông vừa nói!
Nhưng phía sau bức tường trầm tĩnh, trí óc của tên cựu sĩ quan SS đang làm việc. Đã quá nhiều lần từ năm 1945 đển nay hẳn sống sót được là nhờ vào trí óc bén nhạy trước những cơn khủng hoảng. Hẳn nhận ra tên Miller vì nhớ lại những lời dặn dò của Sài Kíu Tinh trong điện thoại một vài tuần trước đây; Hẳn định đóng sập cửa lại nhưng lại thôi.
- Có một mình ông trong nhà?
- Phải. - Roschmann thành thật nói.
- Vậy chúng ta vô phòng làm việc của ông. - Miller nói
Roschmann không phản đối, bởi hẳn nhận biết hắn phải chấp nhận mọi đòi hỏi của Miller để cố trì hoãn, để đợi cho đến khi... Hắn quay người đi vô hành lang. Miller theo sau hắn, đóng sập cửa lại. Văn phòng làm việc của hắn thật sang trọng, với một cánh cửa thật dầy. Miller đóng chặt cửa này lại.
Một khúc cây lớn đang cháy đỏ trong lò sưởi làm cho căn phòng trở nên ấm áp.
Miller đi vô đứng ở giữa phòng, đối mặt Roschmann.
- Vợ ông có nhà không? - Miller hòi.
Roschmann lắc đầu.
- Vợ tôi đi thăm một vài người quen. - Hắn trả lời, thành thật một phần nào. Vợ hẳn đã lấy chiếc xe thứ hai của hẳn để đi thăm bạn bè. Chiếc xe thứ nhất đang nằm ụ trong ga ra vì bị hỏng.
Những gì Roschmann không nói cho Miller biết là sự việc tên cận vệ của hẳn, Oskar, đã dùng xe máy đạp xuống làng nửa giờ trước đây để thông báo với Ty Bưu Điện rằng điện thoại của hắn bị hỏng. Hắn biết phải cố cầm chân Miller lại cho đến khi tên này trở về.
Khi Roschmann xoay người lại để giáp mặt Miller, bàn tay mặt của chàng phóng viên đang nắm chặt một khẩu súng lục chĩa thẳng vô bụng hắn.
Roschmann run sợ, nhưng không để lộ ra ngoài.
- Ông đe đọa tôi ngay trong nhà của tôi sao?
- Không bằng lòng thì gọi Cảnh Sát đi! - Miller nói, hất đầu về phía máy điện thoại đặt trên bàn làm việc. Roschmann đứng yên bất động.
- Tôi thấy ông vẫn còn đi cà nhắc. - Miller nhận xét. - Chiếc giày chỉnh hình đặc biệt đã không đủ che giấu. Những ngón chân bị cưa tại một trại ở Rimini. Những ngón chân bi cóng lạnh khi ông đi vất vưởng qua đồng tuyết Áo quốc, ông nhớ ra chưa?
Roschmann hơi cau mày lại, nhưng vẫn giữ im lặng.
- Thưa ngài Giám Đốc, nếu Cảnh Sát đến thì họ sẽ nhận ra ông ngay. Khuôn mặt vẫn vậy, vết đạn trên ngực, vết thẹo dưới nách trái khi ngài thử xóa bỏ vết xăm số loại máu của bộ đội Waffen SS, không còn nghi ngờ vào đâu được. Ngài thật tình muốn gọi Cảnh Sát nữa thôi?
Roschmann thở ra.
- Ông muốn gì đây?
- Ngồi xuống! - Chàng phóng viên ra lệnh. - Nhưng không được ngối sau bàn, mà ngồi ngay trong chiếc ghế có tay dựa này để tôi còn dễ kiểm soát. Nhớ để tay lên tay dựa. Đừng tạo cho tôi cơ hội bắn ông vì, hãy tin tôi đi, tôi rất thích bắn nát óc ông ra!
Roschmann ngồi vào ghế, đôi mắt dán chặt vô nòng súng.
Miller ghé đít ngồi trên bàn, giáp mặt hắn.
- Bây giờ chúng ta bắt đầu nói chuyện, và tôi xin phép ngài Giám Đốc được đổi cách xưng hô. - Chàng phóng viên nói.
- Ông muốn nói chuyện?
- Về Riga. Tao muốn mày nói về 80.000 người, vừa đàn ông, đàn bà, con nít mà mày đã tàn sát tại đó! Đồ súc sinh!
Nhận thấy Miller chưa định đùng đến khẩu súng, Roschmann bắt đầu lấy lại lòng tự tin. Mắt hắn lấy sắc trở lại. Hắn đổi hướng nhìn sang mắt chàng phóng viên.
- Toàn là chuyện bịa đặt. Không bao giờ có 80.000 người tại Riga.
- 70.000? 60.000? - Miller hỏi. - Mày tưởng quan trọng lắm sao khi mày đắn đo so bì số người mà mày đã tàn sát?
- Đó chính là vấn đề. - Roschmann chụp ngay cơ hội đấu khẩu. - Bây giờ thì không quan trọng nữa. Này người bạn trẻ, tôi không biết tại sao ông bạn lại tìm đến tôi, nhưng tòi có thể đoán được lý do. Chắc có ai nhồi sọ bạn những điều gọi là tội ác chiến tranh và mặc cảm tội lỗi? Toàn là chuyên nhâm. Năm nay ông bạn bao nhiêu tuổi rồi?
- Hai mươi chín.
- Vậy thì ông bạn có đi quân dịch rồi?
- Có. Một trong những tên tân bỉnh đầu tiên của Quân đội Đức thời hậu chiến. Đi mất hai năm.
- Vậy thì ông bạn biết Quân Đội như thế nào rồi? Lệnh. Người quân nhân có bổn phận phải tuân lệnh cấp trên, không cần phải suy nghĩ xem lệnh ban ra đúng hay sai. Ông bạn thấu hiểu điều này cũng như tôi vậy. Tất cả những gì tôi đã làm là chỉ tuân theo thượng lệnh mà thôi!
- Thứ nhất, mày không phải là một quân nhân. Mày là một đao phủ thủ, nói trắng ra là một thằng sát nhân và một tên sát nhân cuồng tín, do đó đừng tự ví mày với một quân nhân.
- Nhảm! Toàn là những lời nói nhảm. Chúng tôi cũng là quân nhân như trăm vạn người khác. Những người Đức trẻ thuộc lứa tuổi ông bạn cũng vậy. Mấy người không hiểu được tình cảnh chúng tôi lúc đó, và tâm trạng của một quân nhân SS ra sao!
- Tao không biết, thử nói nghe xem!
Roschmann dựa lưng vào ghế nói:
- Ra sao? Cũng giống như cai trị toàn thể thế giới vậy. Và quả thật, chúng ta, những người Đức chúng ta đã cai trị toàn thể thế giới. Chúng ta đã đánh tan bất cứ Quân Đội nào được gọi đến đối đầu với chúng ta. Những năm trước chúng đã khinh miệt dân tộc Đức và chúng ta đã chứng minh cho chúng thấy. Phải, dân tộc chúng ta đã chứng tỏ cho toàn thể thế giới biết được quyền uy. Những người trẻ như ông bạn bây giờ đâu còn cảm thấy sự hãnh diện được làm một công dân Đức. Lúc đó trong người mọi công dân Đức đều có một ngọn lửa đang bốc cháy. Khi tiếng trống, tiếng kèn trỗi lên, khi những ngọn cờ bay phất phới và khi cả nước siết chặt hàng ngũ sau lưng mọi người, Đức Quốc có thể đi xuống địa ngục.
Đó chính là sự vinh quang, sự vinh quang mà thế hệ của ông bạn không bao giờ và sẽ không bao giờ biết được. Và chúng tôi, bộ đội SS, chúng tôi là tinh hoa và vẫn là tinh hoa của đất nước Đức này. Dĩ nhiên chúng truy lùng chúng tôi, thứ nhất là bọn Đồng minh, thứ đến là bọn chính trị gia bép xép tại Bonn. Dĩ nhiên chúng muốn tiêu diệt chúng tôi. Bởi chúng muốn tiêu diệt sự vinh quang của Đức quốc, tượng trưng bởi huy hiệu SS.
Chúng phao một vài điều hết sức lố bịch về những trại tập trung mà một thế giới tiến bộ đã sớm xếp vào quên lãng. Chúng đã làm to chuyện, vì chúng tôi muốn quét sạch Âu Châu khỏi sự ô nhiễm của bọn Do Thái, đã làm ung thối mọi hoạt động của đời sống và đã nhận chìm dân tộc Đức xuống vũng bùn cùng với chúng. Và chúng tôi đã thành công một cách dễ dàng trong công cuộc tái tạo một nước Đức mới với người Đức thuần túy, thuần túy trong máu mù, trong lý tưởng, cai trị thế giới vì quyền lợi của dân tộc Đức, quyền lợi của chúng ta, quyền lợi của ông, nếu bọn chó đẻ Anh và bọn người đần độn truyền kiếp Mỹ không xía mỏ vào.
Ông bạn không có quyền chê trách hành động của chúng tôi vì ông bạn ở cùng phe với tôi, mặc dù bị thế hệ chuyển tiếp ngăn cách, nhưng vẫn ở về phe chúng tôi. Chúng ta đều là người Đức, những người vĩ đại nhất thế giới. Và ông bạn định suy xét những hành động của chúng tôi, suy xét sự vinh thịnh của Đức quốc dưới thời Hitler - và một ngày nào sẽ vinh thịnh trở lại, kết án sự đồng nhất của tập thể chúng tôi, chỉ vì những gì đã xảy đến cho một vài tên Do Thái khốn nạn? Bộ ông không nhận thức được chúng ta ở cùng một phe, chúng ta cũng là người Đức với nhau, cùng chia xẻ một định mạng?
Không để ý đến khẩu súng, Roschmann đứng phắt dậy khỏi ghế, đi đi lại lại trên tấm thảm trải ở giữa bàn làm việc và cửa sổ.
- Ông bạn muốn thấy bằng chứng của sự cường thịnh của chúng tôi? Hãy thử nhìn nước Đức ngày hôm nay xem sao. Đổ nát vào năm 1945, xâu xé giữa bè lũ đỏ ở phía Đông và bọn khủng bố phía Tây. Và bây giờ? Đức Quốc đang vùng dậy, chậm chạp nhưng vững chắc; dù thiểu yếu tố kỷ luật của chúng tôi, nước Đức ngày nay vẫn không ngớt tiến bộ về mặt kỹ nghệ lần kinh tế. Phải! còn uy lực quân sự nữa. Một ngày nào đó, khi ảnh hưởng cuối cùng mà bọn Đồng Minh đã lưu lại xứ sở chúng ta từ năm 1945 đến nay tan biến, thì đến ngày đó chúng ta sẽ hùng mạnh trở lại như xưa. Phải mất nhiều thời giờ và phải có một nhà lãnh đạo mới mẻ nữa, nhưng lý tưởng vẫn sẽ như xưa, và vinh quang, phải, vinh quang, nước ta sẽ vinh quang lại như xưa. Và ông bạn biết yếu tố nào tạo nên những điều này không? Để tôi nói cho ông bạn biết. Yếu tố đó là kỷ luật quản trị. Kỷ luật thép, càng cứng chừng nào càng tốt chừng đó, và sự quản trị có thể là đức tánh tốt nhất sau lòng can đảm mà chúng tôi thừa có. Bởi chúng tôi có thể quản trị mọi việc. Chúng tôi đã chứng minh. Ông bạn hãy nhìn quanh đây xem. Ông bạn thấy tòa lâu đài, khu đất tư, nhà máy trong khu kỹ nghệ Ruhr, xưởng máy của tôi và của hàng vạn hàng trăm ngàn nhà máy tương tự, sản xuất hàng ngày không biết bao nhiêu uy lực, với mỗi vòng của chiếc bánh xe quay là một yếu tố tạo nên nước Đúc hùng mạnh ngày hôm nay? Ông bạn thử nghĩ xem ai đã làm những thứ này? Ông tưởng bọn người cả ngày chỉ lảm nhảm kêu than cho số phận một vài tên Yid [Do Thái] đã tạo nên nước Đức ngày hôm nay? Ông tưởng bọn người luôn luôn lừa thầy phản bạn, bọn gà chết luôn luôn tìm cách đàn áp những chiến sĩ thật thà ái quốc, làm những chuyện đại sự được sao? Không. Chúng tôi đã làm tất cả, chúng tôi đã đem lại sự phồn thịnh cho nước Đức, cũng một tập thể đã từng làm nên chuyện hai ba mươi năm trước đây.
Hẳn quay lưng về phía cửa sổ nhìn Miller. Cặp mắt hắn rực sáng lên như vừa khám phá được điều gì. Mắt hắn liếc nhanh, độ khoảng cách từ nơi hẳn đứng đến chiếc đũa thép đặt sát lò sưởi. Miller cũng đã chú ý đến sự việc này,
- Giờ đây, ông bạn đến tìm tôi, một đại điện của thế hệ trẻ, trong đầu đầy ấp lý tưởng thanh cao, trên tay cầm súng chĩa vô người tôi. Tại sao ông bạn lại không đem hiến dâng lý tưởng cho nước Đức, cho xứ sở, cho dân tộc? Ông bạn nghĩ ông bạn đại điện cho dân chúng đến đây để truy bắt tôi? Ông bạn nghĩ dân chúng Đức muốn vậy lắm sao?
Miller lắc đầu:
- Không, tao không nghĩ vậy.
- Vậy thì ông đến tìm tôi có ích lợi gì? Nếu ông bạn gọi điện thoại điểm chỉ tôi cho Cảnh Sát, họ có thể đem tôi ra tòa. Tôi nói có thể, vì ngay bây giờ chưa có gì chắc là họ sẽ tìm được nhân chửng. Ông bạn nên bỏ súng xuống và trở về nhà. Về nhà và đọc lịch sử thật của những ngày vàng son, để biết sự cường thịnh của nước Đức ngày hôm nay do những công dân Đức ái quốc như tôi đây góp phần tạo dựng.
Miller ngồi bất động nghe tên đồ tề thuyết, quan sát tên đồ tề đi qua đi lại trước mắt vói cặp mắt khinh tởm, cố kéo Miller nghe theo chủ thuyết điên rồ của hẳn.
Quả Miller đã muốn nói lên hàng trăm hàng triệu điều về những người chàng biết và hàng triệu người khác không muốn hoặc thấy sự cấn thiết phải đi mua vinh quang với giá hàng triệu mạng người khác. Nhưng lời lẽ đã không thốt ra khỏi miệng. Lời lẽ không bao giờ có khi con người cần đến. Chàng chỉ ngồi giữ im lặng cho đến khi Roschmann dứt lời. Sau một vài giây im lặng, Miller hỏi :
- Mày có nghe nói đèn tên Tauber bao giờ chưa?
- Ai?
- Salomon Tauber. Hắn cũng là người Đức nhưng gốc Do Thái. Hắn ở Riga từ đầu đến cuối!
Roschmann rùng mình :
- Tôi không nhớ. Lâu quá rồi. Hắn là ai vậy?
- Ngồi xuống. - Miller ra lệnh. - Và lần này ngồi chết vào ghế nghe chưa!
Roschmann mất bình tĩnh, đi lại chiếc ghế. Tin chắc Miller sẽ không bắn hắn, tâm trí hắn tập trung vào cách thức tước đoạt võ khí của Miller thừa lúc sơ hở, thay vì phải bận tâm về chuyện một tên Do Thái nào đó.
- Tauber chết tại Hamburg ngày 22 tháng 11 vừa qua. Hắn tự tử, Mày nghe tao nói không?
- Nghe, nếu bị bắt buộc.
- Hắn để lại một cuốn nhật ký, nói về đời sống của hắn và những gì xảy đến cho hắn, những gì mày và đồng bọn đã làm tại Riga và những nơi khác. Nhưng hắn sống sót, trở về sống tại Hamburg, và sống trong mười tám năm bởi hắn tin tưởng mày vẫn còn sống và có ngày sẽ bị lôi cổ ra tòa. Tao vớ được cuốn nhật ký này. Nó là khởi điểm cho việc lột mặt nạ mày ngày hôm nay!
- Nhật ký của một người chết không phải là một băng chứng cụ thể! - Roschmann càu nhàu.
- Không phải là một bằng chứng cụ thể đối với quan tòa, nhưng đối với tao thì trái lại.
- Và chú mày, - Roschmann bực dọc thay đổi cách xưng hô. - Chú mày đến gặp mặt tao, đấu lý với tao, chỉ vì một cuốn nhật ký của một tên Do Thái khốn nạn nào đó?
Miller mở cuốn nhật ký ra đến trang được đánh dấu trước, và đặt cuốn nhật ký xuống đùi Roschmann.
- Cầm cuốn nhật ký này lên và đọc lớn đoạn này.
Roschmann bốc cuốn nhật ký lên và đọc thật lớn. Đoạn Miller bắt hắn đọc là đoạn Tauber mô tả vụ Roschmann hèn hạ bắn lén vào lưng một sĩ quan Lục quân trên ngực mang Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu.
Roschmann đọc hết đoạn này ngẩng mặt, hất hàm hỏi:
- Thì đã sao? Thằng Đại úy đánh tao trước. Hắn thi hành lệnh trên một cách mù quáng, trong khi tao có lệnh điều động con tàu chở đám tù nhân về Đức.
Miller vất một tấm ảnh xuống đùi Roschmann nói:
- Phải đây là người mà mày giết lén sau lưng không?
Roschmann nhin tấm ảnh, nhún vai:
- Làm sao nhớ được. Hai mươi năm rồi!
Roschmann nói xong chỉ nghe một tiếng “cờ lích” của kim hỏa trên khẩu Sauer của Miller được kéo về phía sau, và chỉ kịp thấy nòng súng chĩa thẳng vô mặt.
- Phải người này không?
Roschmann đưa mắt nhìn xuống tấm hình lần thứ hai:
- Đúng. Chính hắn. Thì đã sao? - Hắn nói một cách thách thức.
- Người này là ba tao. - Miller nói;
Mặt Roschmann bỗng thất sắc. Miệng hẳn há hốc ra và cặp mắt hẳn dán chặt vô nòng súng đen ngòm chìa cách hắn không đầy hai tấc.
- Trời! - Hẳn kêu lên. - Mày không đến đây để trả thù cho bọn Do thái mà vì chuyện này?
- Không. Tao thương tiếc bọn người bất hạnh bị mày tàn sát lắm, nhưng chưa đến cái mức phải liều thân tìm mày rửa hận.
- Nhưng làm sao mày biết được? Làm sao mày tin được người mô tả trong nhật ký là đúng cha mày? Thằng Do Thái viết cuốn nhật ký đâu bao giờ biết được? Làm cách nào mày suy diễn ra người trong nhật ký là cha mày?
- Ba tao bị giết vào ngày 11 thảng 10 năm 1944 tại Ostland. Đó là những gì tao được biết về cái chết của ba tao trong hai mươi năm qua. Nhưng sau đó tao vớ được cuốn nhật ký. Ngày tháng, địa danh, và cả hai người này đều mang một cấp bậc. Trên hết cả hai người này đều mang Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu, huân chương cao quý nhất để thưởng cho những ai can trường và anh dũng ngoài mặt trận. Huân chương này rất hiếm, và ít khi nào tặng cho cấp Đại úy lắm. Và trong một triệu lần mới có một sự trùng hợp tương tự, hai sĩ quan cấp Đại úy, cùng mang Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu cùng chềt tại một chỗ.
Roschmann biết hắn đang đối đầu với một người mà không có một lý luận nào có thế làm thay đổi lập trường. Hắn nhìn như thể bị thôi miên bởi nòng súng.
- Mày sẽ giết tao? Mày không nên làm vậy, mày không có quyền giết tao, mày sẽ không làm vậy! Tao van mày Miller, tao không muốn chết.
Miller nghiêng người về phía trước nói:
- Bây giờ mày nghe tao nói, đồ chó. Tao đã nghe mày nói từ nãy đến giờ và tao chán đến cổ. Giờ mày nghe tao nói trong khi tao suy nghĩ không biết nên giết mày liền hay để cho Cảnh Sát nhốt mày vô cũi cho đến ngày mày chết rục xương trong đó. Hồi nãy mày có gan, thứ gan chó đẻ, nói với tao rằng mày, mày và bè lũ SS là những người Đức ái quốc. Nhưng mày và bọn súc sinh SS là thứ dòi bọ dơ bẩn nhất, chui rúc từ cống rãnh lên nắm chánh quyền. Và trong mười hai năm dài chúng mày đã làm ung thối xứ sở tao. Những gì chúng mày làm đã làm cho toàn thể nhân loại lên án, và để cho thế hệ chúng tao gánh chịu hậu quả và ô nhục cả đời không sao rửa sạch được. Chúng mày đã phi nhổ lên nước Đức. Chúng mày đã khai thác và bóc lột nước Đức và dân tộc Đức, và khi không còn gì để chúng mày lợi dụng được, chúng mày ngoảnh mặt bỏ rơi tất cả. Chúng mày đã nhận chìm cả dân tộc này xuống hố sâu. Chúng mày cũng không can đảm nữa. Trái lại chúng mày là một bầy chết rét, chết nhát. Chúng mày đã tiêu diệt hàng triệu người vì quyền lợi riêng tư, và khi chúng mày phù phê rồi, chúng mày cao bay xa chạy để dân tộc này lại trong đống bùn. Chúng mày bỏ chạy trước bọn Nga, bắn giết anh em Lục quân để bắt họ chiến đấu! Nếu không có việc chúng mày thủ tiêu hàng triệu người Do Thái, dân tộc Đức cũng sẽ không bao giờ tha thử hết tội lỗi chúng mày được! Mày nói về Ái Quốc! Mỹ từ cao đẹp quá! Nhưng chính mày thấu đáo nghĩa của nó chưa? Và còn dám đi gọi những chiến sĩ anh dũng Lục quân, Không quân và Hải quân bằng danh từ “đồng chí” thì tao cũng chịu phục bọn chúng mày luôn, chúng mày vô liêm sỉ đến mức không có danh từ nào tiêu biểu cho chúng mày được cả! À, còn một chuyện tao nói cho mày biết luôn, với tư cách là một thanh niên thuộc thế hệ mày ghét cay ghét đắng! Sự phồn thịnh mà thế hệ tao đang hưởng đây, không phải công lao gì của bọn chúng mày, mà là công lao, sự cần cù của hàng triệu công dân Đức đang làm việc đầu tắt mặt tối và không bao giờ nhúng tay vào tội ác. Còn đối với bọn sát nhân như mày, thế hệ chúng tao dám hy sinh một phần lớn sự phồn thịnh này để loại bỏ bọn chúng mày ra, mà riêng cá nhân mày, tao tin chắc sắp được tao đây loại bỏ.
- Mày định giết tao?
- Không. - Miller với tay qua bàn làm việc của tên đổ tể chụp lấy cái máy điện thoại. Mắt chàng không rời khỏi Roschmann và nòng súng vẫn được chìa thẳng vô mặt Roschmann. Chàng cầm ống nghe lên và quay số;
- Có một người tại Ludwigsburg muốn nói chuyện với mày! - Miller nói, đặt ống điện thoại lên tai, Chiếc điện thoại chết từ lúc nào.
Chàng đặt điện thoại xuống giá, bốc nó lên đặt vào tai để nghe thử xem điện thoại còn sử dụng được hay bị hỏng. Điện thoại bị hỏng thật.
- Mày cắt dây điện thoại? - Chàng hỏi.
Roschmann lắc đầu:
- Không. Từ sáng đến giờ tao chưa đụng tới nó. Nói thật đó!
Miller nhớ lại lúc nãy khi vô khu đất của Roschmami chàng đã thấy một cây cột đèn ngã xuống bên đường mòn. Chàng chửi thầm trong bụng.
Roschmann cười có vẻ đắc thắng.
- Đường dây chắc bị đứt. Mày muốn điện thoại phải đi xuống làng. Mà mày định làm gì?
- Tao sẽ nhét một viên đạn đồng vô đầu mày nếu mày không nghe lời tao, - Miller đứng dậy, rút cặp còng trong túi ra.
- Đi lại phía lò sưỏi, mau lên! - Miller ra lệnh.
Roschmann miễn cưỡng đứng dậy và đi ra phía lò sưỏi. Hắn ngoái cổ lại hỏi Miller đang đi theo sau hẳn:
- Mày tính làm gì tao đây?
- Còng mày vô lò sưởi, sau đó đi xuống làng gọi điện thoại. - Miller đáp.
Thừa một giây Miller sơ ý, Roschmann vớ lấy chiếc đũa sắt định quơ vô mặt Miller nhưng chàng phóng viên đã kịp thời trông thấy. Chàng nhỏm người né tránh chiếc đũa sắt. Roschmann bị mất thăng bằng và té chúi về phía trước. Miller tiến đến dùng báng súng nện vô đầu tên đồ tể. Chàng giận dữ nói giữa kẽ răng :
- Mày dở trò này lần nữa thì tao bắn nát óc ra nghe chưa!
Roschmann lồm cồm ngồi dậy.
Miller đưa cặp còng cho Roschmann ra lệnh :
- Tròng một chiếc vô tay và lấy chiếc kia còng vô then sắt bên cạnh lò sưởi!
Roschmann không dám cãi.
Khi tên đồ tề đã còng tay hẳn vô cây then sắt cạnh lò sưởi, Miller tiến đến sát người hắn, dí khẩu Sauer vô họng hẳn và dùng chân đá tất cả mọi vật dụng mà tên đồ tể có thể dùng để vất qua bên kia cửa sổ kêu cứu.
Ngoài đường mòn, Oskar đang đạp xe máy về tòa lâu đài. Hắn vừa ở làng về để báo cáo cho Ty Bưu Điện biết điện thoại của Roschmann bị hỏng. Hắn dừng lại khi nhìn thấy chiếc Jaguar, hơi ngạc nhiên vì Roschmann đã cho hin bịèt sẽ không có khách nào đến viếng hắn trong ngày cả.
Hắn dựng xe máy vào tường tòa lâu đài, lững thững bước vô nhà trong. Trên hành lang, hắn do dự không biết làm gì vì không thấy Roschmann đâu cả. Hắn tiến đến phòng làm việc của Roschmann, ghé tai vô cửa để nghe.
Miller nhìn quanh căn phòng một lần chót, tỏ vẻ hài lòng.
Chàng cười nói với Roschmann:
- Tao rất lầy làm tiếc vì dù cho lúc nầy mày có đánh trúng tao đi nữa thì mày cũng không làm được mẹ gì hết. Bây giờ là mười một giờ, và tao đã giao tất cả Hồ Sơ của mày và đồng bọn cho một người bạn của tao đi bỏ vô thùng thơ gởi cho nhà chức trách, nếu đến mười hai giờ tao chưa trở về hay gọi điện thoại đến cho hắn. Và chờ đến giờ phút này tao không biết phải làm gì hơn là đi xuống làng gọi điện thoại, Hai mươi phút nữa tao sẽ trò. lại. Và trong hai mươi phút này, dù cho mày có dùng cưa điện đi nữa thì cũng không tài nào cưa nổi chiềc còng này. Khi tao trở lại đây thì độ nửa giờ sau sẽ có Cảnh Sát đến mời mày đi nghĩ dưỡng sức!
Hy vọng của Roschmann bắt đầu tiêu tan. Hắn chỉ còn trông đợi nơi mỗi một mình tên Oskar sẽ bất ngờ bắt sống được Miller, bắt tên phóng vỉên này phải xuống làng liên lạc với tên tòng phạm bằng điện thoại, và bảo tên này ngưng gởi Hồ Sơ đến nhà chức trách. Miller xoay lưng bước ra cửa. Chàng mạnh dạn kéo cánh cửa vô phía trong và đứng chết cứng tại đó. Một người đàn ông lực lưỡng cao hơn chàng một cái đầu nhìn chàng với cặp mắt chưng hửng.
- Bắt nó lại! - Roschmann hét lên sau lưng Miller.
Miller bước lùi về phía sau, thò tay vô túi áo Blouson móc khẩu Sauer ra. Nhưng quá chậm. Oskar dùng bàn tay trái quơ nhẹ khẩu súng ra khỏi bàn tay Miller. Ngay lúc đó hắn nghe Roschmann nói vọng lên:
- Đánh chết nó cho tao!
Hắn tông hềt sức mạnh của một trăm ký thịt rắn chắc dồn vào quả đấm ngay vô mặt Miller. Dù nặng gần bảy chục ký nhưng quả đấm của Oskar quá mạnh làm cho Miller bật ngửa về phía sau, chân chàng vấp vào một kệ sách và khi té nhào xuống, đầu chàng chạm vô cánh cửa một cái tù bằng cây.
Vùng vẫy trong một thoáng, Miller nằm ngay đơ xuống tấm thảm và lăn qua một bên.
Oskar đứng im lặng trong vài giây, trố mắt nhìn cảnh Roschmann bị còng vô then sắt.
- Thẳng khờ. - Roschmann kéo hắn về thực tại. - Lại đây mau.
Oskar tiến về phía hắn, đứng nghiêm đợi lệnh.
Roschmann suy nghĩ thật nhanh.
- Chú mày thử tháo còng này cho tao, thử dùng chiếc đũa sắt này mở ra coi!
Nhưng chiếc đũa sắt dùng để nhúm lửa trong lò sưởi được chế tạo vào một thời nào đó, nên dù cho Oskar có đem sức hẳn ra thì cũng chỉ làm cong chiếc đùa chớ không thể nào nạy được chiếc còng ra.
- Xách thằng chó đẻ lại đây. - Tên đồ tể nói.
Trong lúc Oskar bồng thốc Miller dậy, Roschman mở mí mắt Miller ra lấy tay bắt mạch.
- Hắn còn sống, nhưng tay chân hơi lạnh rồi. Nếu muốn cứu sống hắn thì phải gọi bác sĩ đến ngay. Đâu chú mày đi kiềm giấy bút cho tao!
Cầm viết bằng tay trái, hắn hý hoáy viết hai số điện thoại xuống trên tờ giấy, và ra lệnh cho Oskar xuống ga ra lấy cây cưa sắt. Khi tên này trở lên, Roschmann trao mảnh giấy cho hắn.
- Chạy mau xuống làng. Gọi số điện thoậi này và nói cho người bên kia đầu giây biết những gì xảy ra tại đây. Gọi số tiếp theo mời tên bác sĩ đến đây ngay. Chú mày hiểu không ? Nói với bác sĩ đây là một trường hợp khẩn cấp. Rồi, đi mau đi!
Khi Oskar ra khỏi phòng, Roschmann liếc nhìn đổng hồ: mười giờ rưởi. Nếu Oskar có thể đến làng lúc mươi một giờ và cả hắn lẫn bác sĩ trở lại đây lúc mười một giờ mười lăm, tên bác sĩ có thể làm cho Miller hồi sinh để tên này gọi điện thoại đến cho tên tòng phạm trì hoãn lại việc gởi Hồ SƠ đến nhà chức trách. Nghĩ đến đó, Roschmann lập tức cưa chiếc còng. Ra đến cửa, Oskar chụp lấy chiếc xe máy, nhưng đắn đo không biết nên dùng xe máy đi xuống làng hay mượn tạm chiếc xe thể thao đang đỗ ngoài cổng. Hẳn đẩy xe máy đến chiếc Jaguar, đưa mắt nhìn qua cửa kiếng vào tay lái. Chiếc chìa khóa công tắc vẫn còn gắn trong xe. Xếp hắn đã bảo hắn phải nhanh chân, nên hắn không ngần ngại vất chiếc xe máy xuống đường, mở cửa xe leo lên ngồi. Hẳn cho nổ máy và gài số một vọt ra con đường mòn.
Hắn đang cho xe chạy ở số ba và định gài số bốn khi quẹo sang đường cái, nhưng trong một thoáng sơ ý không nhìn thấy cây trụ điện thoại, hắn để cho chiếc Jaguar lao mạnh vô chướng ngại vật này.
Roschmann đang cưa chiếc còng bỗng nghe tiểng nổ xé trời. Nhón người lên, hẳn nhìn qua cửa sổ và mặc dù con đường mòn bị các cây thông che khuất, ngụm khói đen bốc lên từ đó đủ cho hắn biết chiếc xe vừa phát nổ. Hẳn nhớ lại lời Sài Kíu Tinh đảm bảo với hắn rằng Miller sẽ bị một trái bom cho về bên kia thế giới. Nhưng Miller hiện đang nằm bất tỉnh trước mặt hắn, và tên cận vệ đần độn của hắn có lẽ đã chết thế mạng cho Miller. Thời gian đang trôi qua, và đối với Roschmann không còn hy vọng nào lật ngược được thế cờ.
- Thế là hết! - Hắn tự nói.
Trong một đôi phút kế tiếp hắn tiếp tục cưa. Chỉ một giờ sau chiếc còng mói được lưỡi cưa tách ra.
Đúng lúc hẳn cưa được còng ra, đống hồ chỉ đúng mưòi hai giờ trưa.
Nếu hẳn đủ thì giờ có lẽ hắn đã dừng chân lại để đá tên phóng viên cho chết, nhưng lúc đó Roschmann là một con người vội vã. Hắn tiến đến tủ sắt lấy ra một sấp tiền, sổ thông hành và một vài giấy tờ linh tinh khác.
Hai mươi phút sau, cùng với những thứ vừa rồi và một vài bộ quần áo xếp vội vã vô một chiếc xách tay, hắn dùng chiêc xe đạp do Oskar để lại đạp xuống làng. Hắn chạy ngang cái xác của chiếc Jaguar, và thân thể cháy nám của kẻ có thời được biết với tên Oskar.
Đến làng hắn gọi một chiếc tắc xi đưa thẳng hẳn đến phi trường quốc tế Frankfurt. Hắn tiến đến quầy chỉ dẫn nói:
- Có chiếc máy bay nào sớm nhất đi Á Căn Đình không? Có thể trong vòng một giờ tới không? Nếu không, thì có chuyến nào khác đi Madrid không?
------------
Còn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét