Hồ Sơ ODESSA
Tác giả: Frederick Forsyth
Người dịch: Cung Khắc Dũng
Nhà xuất bản Trẻ - Năm xuất bản: 1974
Chương 14
Thoạt nhìn bề ngoài, Klaus Winzer không có vẻ gì là một cựu
nhân viên SS. Thứ nhất vì hắn quá lùn, dưới mức ấn định một thước tám, và thứ đến
vì hắn cận thị nặng. Vào tuổi bốn mươi, người hắn xanh xao, đầu tóc vàng rối bù
và cung cách đàn bà tính làm cho người ta lầm tưởng hắn lại cái.
Thật vậy, Winzer đã có một đời binh nghiệp trong hàng ngũ SS
thật lạ lùng. Chào đời năm 1924, con trai độc nhất của Johan Winzer, một tay
lái thịt tại Wiesbaden, và một cảm tình viên nhiệt thành nhất của Adolf Hitler
và chủ thuyết Đức Quốc Xã. Khi còn nhỏ Klaus quá quen thuộc với cảnh cha hắn
đêm đêm mang đầu máu về nhà, sau những trận xáp chiến với bọn Cộng sản và Dân xã.
Klaus Winzer sống tuổi thơ ấu chui rúc trong váy mẹ và càng
lớn càng trở nên yếu ớt, cận thị và hiền hậu trước sự khinh bỉ của người cha.
Klaus căm thù bạo lực, ghét thể thao và tất cả những gì liên quan đến thanh niên
đoàn Hitler. Klaus chỉ nổi bật trong mỗi một môn: từ nhỏ hắn đã đam mê thuật viết
chữ đẹp và nghề kẻ biểu ngữ, những điều mà người cha bất mãn ví như đồ lót của
con gái.
Với sự lớn mạnh của Đức Quốc Xã, tên lái thịt Johann Winzer
phát tài nhờ được ân thưởng một hợp đồng độc quyền cung cấp thịt cho bộ đội SS
trong vùng. Hắn luôn luôn khâm phục và ngưỡng mộ đoàn thanh niên trong hàng ngũ
SS, và hằng đêm ước sao cho đứa con trai độc nhất của mình có ngày được vinh hạnh
mang phù hiệu màu đen bạc của Schutz Staffel.
Trái lại Klaus không nuôi mộng tưởng như cha, mà chỉ thích
tìm tòi học hỏi những mẫu chữ đẹp, những luật phối hợp màu sắc. Chiến tranh
bùng nổ, và mùa Xuân năm 1942 Klaus Winzer được mười tám tuổi và phải thi hành
nghĩa vụ quân dịch. Trái ngược hẳn với người cha nóng nảy, ồn ào, thù ghét Do
Thái, Klaus từ tốn, nhỏ nhẹ và e dè. Không đủ sức khỏe để phục vụ trong quân đội,
Klaus được trả về nguyên quán.
Đối với cha hắn, sự kiện này là một sỉ nhục cho cả giòng họ
Winzer.
Johann Winzer đáp xe lửa lên Berlin gặp người bạn đã từng
tranh đấu sát cánh với hắn, và lúc đó có được chức tước trong hàng ngũ SS, hy vọng
chạy chọt cho đứa con độc nhất của mình phục vụ trong bất cứ ngành nào cho quân
đội Đức Quốc Xã. Người này tuy muốn giúp Johann nhưng không làm gì được, vì
Klaus đã bị quân đội chê rồi thì còn ai nhận nữa?
Người này có hỏi Johann xem Klaus có nghề gì không? Một cách
nhục nhã, Johann cho biết cậu quý tử chỉ biết viết chữ đẹp mà thôi. Người này hứa
hẹn sẽ giúp Johann, đồng thời nhắn bảo Klaus kẻ thử một tấm biểu ngữ chào đón
Thiếu tá SS Franz Suhren nào đó.
Tại Wiesbaden, theo lệnh cha, Klaus bắt tay vào việc. Một tuần
sau, trong một buổi lễ long trọng cử hành tại Berlin, tấm biểu ngữ do Klaus
Winzer kẻ được trương lên để chào đón Suhren và đồng bọn. Suhren lúc đó trông
coi trại tập trung Sachsenhausen, và ít lâu sau nắm quyền chỉ huy trại
Ravensbruck.
(Suhren bị quân đội Đồng Minh hành quyết năm 1945).
Trong buổi lễ tiếp đón Suhren tại Bộ Tư Lệnh RSHA, mọi người
hiện diện đều phải tấm tắc khen ngợi tài nghệ của người đã kẻ tấm biểu ngữ,
trong số có tên Trung úy SS Alfred Naujocks.
Naujocks là tên cầm đầu cuộc tấn công đài Truyền Thanh
Gleiwisz đặt tại biên giới Ba Lan - Đức vào năm 1939.
Cuộc tấn công này để lại chiến trường tử thi tù nhân trại tập
trung được Naujccks cho khoác lên người quân phục Lục quân Đức để đổ tội cho Ba
Lan mưu tính xâm lăng Đức, và tạo cơ hội cho Hitler ra lệnh chiếm đóng Ba Lan một
tuần sau đó.
Naujocks hỏi tác giả tấm biểu ngữ là ai, và khi được biết là
Klaus Winzer, hắn liền yêu cầu triệu Klaus lên Berlin.
Trước khi Klaus Winzer nhận biết những gì xảy đến cho mình,
hắn được kết nạp vô hàng ngũ SS mà không cần phải qua phần huấn luyện căn bản
quân sự và chính trị, và được tuyên thệ bảo mật. Klaus Winzer được Naujocks cho
biết là nhiệm sở của hắn sẽ là một văn phòng tối mật.
Văn phòng tối mật mà Klaus Winzer được bổ sung đến đang
nghiên cứu một dự án của Phòng 6, Ban F do RSHA bảo trợ và đặt trụ sở tại một
xưởng máy trên đường Delbruck, Berlin. Trên căn bản, dự án này rất giản dị. Lúc
đó bọn SS đang nỗ lực làm hàng trăm ngàn tờ giấy bạc 5 Anh kim và 10 Mỹ kim, dĩ
nhiên là tiền giả. Loại giấy in, giấy bạc, được một xưởng giấy của Đức Quốc Xã
đặt trụ sở tại Spechthausen ngay ngoại ô Berlin sản xuất. Công tác của xưởng
máy tại đường Delbruck là nghiên cứu hòa sắc các màu của những tờ giấy bạc giả
cho giống với những tờ giấy bạc thật. Bọn SS tuyển dụng Klaus Winzer, chỉ vì hắn
có khiếu và có tài về hòa sắc và vì hắn có hoa tay.
Mục đích của dự án do Ban F, Phòng 6 của RSHA đề ra là tràn
ngập Anh quốc và Hoa Kỳ với bạc giả, và lũng đoạn nền kinh tế của hai xứ này.
Đầu năm 1943, xưởng Delbruck đã tìm ra đúng công thức hòa sắc
dùng cho tờ giấy bạc 5 Anh kim, và dự án làm bản kẽm loại giấy bạc này được
giao cho Dãy 19 của Trại Tập Trung Sachsenhausen, nơi hàng trăm họa sĩ, họa
viên, kiến trúc sư Do Thái và đủ mọi quốc tịch khác làm việc dưới sự giám sát
khắt khe của bọn SS. Công việc của Winzer là kiểm phẩm vì bọn SS không mấy tín
nhiệm đám tù nhân.
Trong vòng hai năm, Klaus đã được chỉ dạy hết tất cả những
bí quyết của nghề và trở thành một tên Thợ thiện nghệ.
Cụối năm 1944, Dãy 19 được lệnh làm những giấy tờ tùy thân
giả mạo để giúp cho bọn SS đầu não đào tẩu sau này.
Đầu năm 1945, toàn bộ dự án dưới sự chỉ huy của Đại tá SS
Bernhard Kruger được lệnh rời bỏ Sachsenhausen về vùng rừng núi hiểm trở của Áo
quốc để tiếp tục công việc. Chúng đặt bản doanh tại một xưởng máy bỏ hoang ở miền
thượng du Áo Quốc, một nơi gọi là Redl Zipf.
Và một vài ngày trước khi thế chiến chấm dứt, một tên Klaus
Winzer đau khổ đứng khóc ròng trên bờ hồ, nhìn đồng bọn đổ hàng tỷ bạc Mỹ kim
và Anh kim giả xuống đáy hồ.
Klaus Winzer trở về Wiesbaden. Hẳn hết sức kinh ngạc khi chứng
kiến cảnh đói khát của dân chúng trong mùa hè 1945. Hoa Kỳ lúc đó chiếm đóug
Wiesbaden, và trong khi quân lính chiếm đóng thành phố này ăn uống phủ phê, dân
chủng địa phương phải xâu xé nhau để tranh ăn từng miếng thịt dư, từng chén súp
thừa.
Cha hắn, lúc đó trở thành một kẻ chống Nazi hết mình, không
tránh khỏi cảnh đói khát như trăm ngàn người khác. Tiệm thịt trước đây chất nào
thịt heo, thịt bò, thịt ngựa, thịt dồi, bây giờ chỉ còn thấy một vài chiếc lạp
xưởng treo lủng lẳng trơ trẽn trước cửa.
Má Klaus cho hắn biết ai cũng đều phải sử dụng thẻ tiếp tế
do quân đội Hoa Kỳ cấp để mua thực phẩm. Klaus nhìn những mẫu phiếu tiếp tế với
cặp mắt ngạc nhiên. Hắn nhận thấy những mẫu này được in bằng một thứ giấy rẻ tiền
và in tại địa phương. Hắn xin má hẳn vài mẫu và ẩn mình trong phòng riêng trong
ba ngày liên tiếp. Và khi hắn xuất hiện ba ngày sau đó, hắn đưa cho má xem hàng
trăm mẫu phiếu tiếp tế đủ để nuôi sống gia đình hẳn trong sáu tháng.
- Nhưng mấy tờ này giả mà! - Má hắn quở trách.
Klaus giải thích cho mẹ hắn:
- Trên đời này không có cái gì là giả hết. Chỉ khác ở chỗ sử
dụng một cái máy in khác thôi!
Cha hắn hùa theo bênh hắn:
- Bà muốn nói là những thứ của Klaus làm dở hơn thứ của bọn
Mỹ sao?
Một tháng sau Klaus Winzer bắt áp phe với tên Otto Klops, một
người mập mập, vui vẻ, đầy tự tin, nhưng lại là ông trùm chợ đen vùng
Wiesbaden, và cả hai hợp tác làm ăn.
Klaus Winzer sản xuất không biết bao nhiêu là thẻ tiếp tế, mẫu
phiếu thực phẩm, bông nhiên liệu, thẻ thông hành liên khu, bằng lái xe, giấy
phép xuất trại dành cho quân đội Hoa Kỳ, thẻ quân tiếp vụ. Klops sử dụng những
tấm thẻ sau này để mua đi bán lại thực phẩm, xà bông, quần áo, hàng mỹ phẩm, và
những nguồn lợi tức do số lời của những món hàng này giúp cho Klops và Klaus
Winzer sống một cuộc đời vương giả. Chỉ trong vòng 30 tháng, tính cho đến cuối
mùa hè năm 1948, Klaus Winder đã trở thành triệu phú. Hắn có đến 5 triệu Đức
Kim gởi tại ngân hàng.
Klaus Winzer thường giải thích triết lý đơn giản của hẳn cho
bà mẹ nghe: “Một chứng thư không hẳn là thật hay giả, mà có hiệu lực hay không
có hiệu lực; Nếu một tờ thông hành giúp ta vượt qua được một trăm trạm kiểm
soát, thì đó là một chứng từ có giá trị và có hiệu lực - không cần biết nó giả
hay thật”.
Nhưng vào tháng 10 năm 1948, Klaus Winzer bị đời và vận hạn
tặng cho một cú đá thứ hai: nhà cầm quyền Đức quốc đương thời định giá lại đồng
bạc Đức kim và gọi đơn vị tiền tệ mới là Deutschmark. Thay vì một đồng
Reichsmark đổi được một đồng Deutschmark, nhà cầm quyền hủy bỏ luôn tiền
Reichsmark và khoán cho mỗi đầu công dân một số tiền đồng đều là một ngàn
Deutschmark. Winzer bị cú này nên phá sản. Một lần nữa gia tài 5 triệu
Reichmark của hắn gởi tại ngân hàng trở nên một mớ giấy lộn.
Dân chúng Đức lúc đó không cần đến chợ đen nữa vì tất cả mọi
thứ đều được đem ra bày bán tự do, và họ đồng thanh tố cáo những tên đầu sỏ chợ
đen với nhà cầm quyền, trong sồ đó có Otto Klops. Winzer liền bỏ trốn vì sợ bị
liên lụy. Sử dụng một giấy thông hành do tự tay hắn làm, Winzer bỏ sang khu vực
do Anh quốc chiếm đóng và đến Hanover xin một chân thư ký tại văn phòng thông
hành của Chính phủ Quân Đội Hoàng Gia Anh.
Những thư giới thiệu của nhà cầm quyền quân sự Hoa Kỳ được một
vị Đại tá Không quân Hoa Kỳ duyệt ký do Klaus xuất trình cho các chức sắc Anh quốc
thật hoàn hảo. Phải hoàn hảo, bởi do chính tay Klaus Winzer viết và ký lấy.
Viên Thiếu tá người Anh phỏng vấn hắn để trắc nghiệm khả năng, chấp thuận tuyển
dụng Winzer, và trước khi tên Thợ ra về, nhận xét như sau:
- Tôi hy vọng ông nhận thức được tầm quan trọng của những giấy
tờ tùy thân.
Klaus Winzer thành thật đồng ý với Thiếu tá đó.
Hai tháng sau khi được tuyển dụng, Winzer bắt được mối áp
phe đầu tiên. Đang ngồi một mình tại một quán nọ, hắn được một người lạ mặt lân
la đến tiếp xúc. Tên người này là Herbert Molders. Hắn thú nhận với Winzer rằng
nhà cầm quyền Anh đang truy nã hắn, và hắn đang cần một sổ thông hành mà chỉ có
nhà cầm quyền Anh mới cấp cho công dân Đức mà thôi, nhưng hẳn thì lại không dám
làm đơn xin vì sợ lộ mặt. Winzer cho Molders biết hẳn có thế lo vụ này được
nhưng hơi mắc một chút. Molders nhá cho tên Thợ xem một xâu chuỗi kim cương. Đến
lượt Molders cho tên Thợ biết hắn đã làm những gì tại những trại tập trung, và
những áp phe mà hắn đã lường gạt được của dân Do Thái.
Một tuần sau, với một tấm ảnh của Molders, Winzer chuần bị
thiết lập một sổ thông hành cho tên này, Hắn không cần phải ra công làm thông
hành giả, vì cách thức cung cấp thông hành tại văn phòng hắn làm việc hết sức
đơn giản: tại Ban 1, người đứng đơn xin cấp thông hành nộp mọi giấy tờ tùy thân
liên hệ đến lý lịch của mình và ký tên vô mẫu đơn. Ban 2 có phần hành sưu tra
nguồn gốc của các giấy tờ như giấy khai sinh, thẻ căn cước, bằng lái xe, và kiểm
soát đối chiếu tên tuổi của người đứng đơn với danh sách tầm nã. Nếu không có
gì trục trặc và nếu người đứng đơn không có vết tích, toàn bộ hồ sơ xin cấp sổ
thông hành sẽ được vị trưởng ban 2 phê chuẩn. Hồ sơ này sẽ được chuyển tiếp
sang Ban 3. Ban này, sau khi nhận được giấy phê chuẩn của Ban 2, sẽ phát ra một
sổ thông hành điền khuyết mọi chi tiết liên quan đến lý lịch của người đứng đơn
vô đó, dán hình người này vô và một tuần sau khi đệ đơn, sổ thông hành sẽ đến
tay người xin.
Winzer chạy chọt để được thuyên chuyền về Ban 3. Một cách thật
giản dị, hắn điền đơn của Molders dưới một tên mới, giả mạo chữ ký phê chuẩn của
trưởng Ban 2. Hắn đi sang Ban 2 lấy mười chín đơn đã được phê chuẩn, kẹp đơn và
giấy phê chuẩn của Molders vô và cầm tay hai mươi đơn này lên trình Thiếu tá
Johnstone, trưởng Ban 3. Sau khi đã kiểm soát lại số lượng giấy phê thuận của vị
trưởng Ban 2, Thiếu tá Johnstone đi lại phía chiếc tủ sắt lấy hai mươi sổ thông
hành trao cho Winzer. Winzer điền tên vô những sổ thông hành này, dán hình nhận
mộc vô đó vả trao lại cho mười chín người đứng đơn xin đang nôn nóng trông đợi
gần một tuần qua. Sổ thông hành thứ hai mươi chui vô túi Winzer, nhưng trong tủ
lưu hồ sơ là hai mươi mẫu đơn được phê thuận, phù hợp với hai mươi thông hành
được phát ra.
Ngay đêm hôm đó Winzer trao sổ thông hành mới thực hiện khi
sáng cho Molders để đánh đổi xâu chuỗi kim cương. Và kể từ ngày đó Winzer đã
tìm được một nghề mới.
Tháng 5 năm 1949, Cộng Hòa Liên Bang Đức ra đời và văn phòng
thông hành của nhà cầm quyền Anh tại Hanover được bàn giao lại cho nhà cầm quyển
Tiểu bang Hạ Saxony, mà trụ sở cũng được đặt tại Hanover. Winzer tiếp tục phục
vụ cho văn phòng này. Hắn không còn thân chủ nào nữa, nhưng hắn cóc cần. Mỗi tuần,
với tấm ảnh của một kẻ vô danh, Winzer điền đại một tên nào đó vô một mẫu đơn,
kẹp tấm hình vô đó, giả mạo chữ ký của vị Trưởng Ban 2 (bây giờ là người Đức)
và diễn trình vị Trưởng Ban 3 với những mẫu đơn và những giấy phê chuẩn của vị
Trưởng Ban 2. Số lượng thông hành này cấp ra luôn luôn phù hợp với số lượng đơn
xin được chấp thuận. Trong số những thông hành được trao tận tay các đương đơn,
luôn luôn có một sổ thông hành trinh nguyên lọt vô túi Winzer. Ngoài thông hành
ra, hắn cần có dấu mộc chính thức của Tiểu bang này nữa. Đánh cắp con dấu này
thì sẽ bị điều tra rắc rối, nên hẳn quyết định mượn tạm con dấu này trong một
đêm, và sáng hôm sau hoàn lại vào chỗ cũ. Nội trong đêm đó hắn đã ngụy tạo được
con dấu của nhà cầm quyền Hạ Saxony.
Trong sáu mươi tuần lễ, Winder có được sáu mươi sổ thông
hành trinh nguyên. Sau thời gian này hắn đệ đơn từ nhiệm trước sự mến tiếc của thượng
cấp, vì đã mất đi một nhân viên cần mẫn được mọi người tín nhiêm. Hắn rời
Hanover, đến Antwerp bán xâu chuỗi kim cương của Molders, và về Onasbruck mở một
nhà in nhỏ.
Winzer sẽ không bao giờ dính dáng với Odessa nếu Molders kín
miệng. Khi đến Madrid an toàn và sống trong tập thể đồng chí SS, Molders liền
khoe hắn có một đầu mối cung cấp thông hành giả nhưng thật một trăm phần trăm.
Cuối năm 1950, một người “bạn” tìm đến gặp Winzer giữa lúc
tên này đang phát triển công cuộc làm ăn tại Onasbruck. Winzer không có lý do
gì để từ chối lời yêu cầu của người bạn mới cả. Và bắt đầu từ đó, mỗi khi nhân
viên Odessa nào bị kẹt, Winzer có bổn phận cấp phát thông hành mới cho người đó.
Hệ thống cung cấp thông hành của Winzer hết sức an toàn.
Winzer chi cần một tấm ảnh và tuổi của người “đứng đơn”; Hắn đã lưu giữ tất cả
mọi chi tiết liên quan đến lý lịch do hắn phịa ra để lấy sổ thông hành trinh
nguyên, và lý lịch này đang được lưu giữ tại văn phòng thông hành Hanover,
Winzer sẽ mở tủ sắt ra lấy một sổ thông hành trinh nguyên, điền tên tuổi phù hợp
với tên tuổi ghi trên đơn xin. Cái tên được hắn phịa ra trước đây rất thông dụng
và nơi sinh rất khó phối kiểm, vì Winzer đã tinh ý chọn một nơi hẻo lánh nào đó
hiện do Cộng Sản chiếm đóng.
Sau khi điền tên tuổi và nơi sinh của người xin cấp thông
hành, sổ này được chính thức hóa bởi dầu mộc do chính tay Winzer khắc,
Gia hạn thông hành rất dễ, Sau năm năm, người cầm thông hành
do Winzer sản xuất có quyền cầm thông hành này đến gia hạn tại bất cứ Tiểu bang
nào trong nước Đức, ngoại trừ Tiểu bang Hạ Saxony. Hãy đơn cử một ví dụ tại
Bavaria: Tại đây nhân viên phụ trách gia hạn thông hành sẽ nhấc điện thoại lên
phối kiểm với đồng nghiệp tại văn phòng thông hành Hanover, “Quý văn phòng có cấp
một sổ thông hành số... vào năm 1950 cho tên X, ngày và nơi sinh... không?”.
Nhân viên phụ trách tại Hanover sẽ xem lại văn khố của mình và sẽ trả lời có, nhân
viên phụ trách tại văn phòng thông hành miền Bavaria sẽ tin tưởng vào lời xác
nhận của đồng nghiệp tại Hanover để cấp thông hành mới hay gia hạn thông hành,
Chừng nào hình dáng trên đơn xin thông hành tại Hanover
không được đối chiếu với hình trên thẻ thông hành đem đến một văn phòng thông
hành của tiểu bang nào ngoài Hạ Saxony ra, thì chừng đó Winzer sẽ không bao giờ
gặp rắc rối, vì công việc đối chiếu hình ảnh không bao giờ xảy ra,
Chỉ sau năm 1955, người sử dụng sổ thông hành do Winzer cấp
mới cần phải gia hạn, và trong thòi gian năm năm này, người này có thể làm đơn
xin lấy bằng lái xe, số quốc gia danh bộ, mở trương mục, xin thẻ tín dụng, nói
tóm lại nhờ thông hành này mà người này có thể tạo dựng cho mình một lý lịch
hoàn toàn mới mẻ và vững chắc,
Tính đến đầu mùa Xuân năm 1964, Winzer đã cung cấp tất cả là
bốn mươi hai sổ thông hành trên tổng số sáu mươi thông hành trinh nguyên do hẳn
đánh cắp được,
Tên thợ khôn ngoan không phải vì đó mà không có biện pháp đề
phòng bọn Odessa chơi ngược lại. Hẳn đã tính trước một bảo bối để đối phó lại bọn
Odessa trong trường hợp bọn này trở cờ. Winder thiết lập một danh sách những
thân chủ của hẳn. Hắn không được biết tên thật của những tên này, do đó hắn cho
chụp lại ảnh của mấy tên này gửi đến hắn để dán vô thông hành.
Mỗi bản sao của mỗi tấm ảnh của từng thân chủ một được dán
lên một tờ giấy riêng rẽ, phía dưới có ghi tên tuổi, địa chỉ và sổ thông hành mới
của người này.
Những tờ giấy này được lưu thành một hồ sơ. Hồ sơ này, bảo
hiểm cho đời sống của hắn, được lập thành hai bản, một bản do hắn cất kỹ tại
nhà, và bản còn lại được gởi đến một luật sư nọ tại Zurich. Nếu đời sổng của hắn
bị Odessa đe dọa, hắn sẽ cho tổ chức này biết qua về sự hiện hữu của hồ sơ này,
và nếu có điều gì không may xảy đến cho
hắn, vị Luật sư tại Zurich sẽ đem toàn bộ hồ sơ biếu không cho Chính phủ Tây Đức.
Nhà cầm quyền khi nắm được những dữ kiện như hình ảnh, tên
tuổi và địa chỉ mới của những tên SS bị truy nã, sẽ tìm bắt bọn này không mấy
khó khăn. Đây là một diệu kế mà Winzer đã áp dụng để sống một cuộc đời vô tư,
thoải mái.
Lúc tám giờ ba mươi sáng thứ Sáu, Klaus Winzer đang ngồi tại
nhà, đọc báo, nhâm nhi cà phê, thì chuông điện thoại reo. Giọng nói bên kia đầu
dây lúc đầu cau có sau trở nên dịu hơn:
- Không có vấn đề ông bị liên lụy với chúng tôi! Chỉ có thằng
phóng viên chó đẻ này mới gây phiền phức cho chúng tôi thôi. Chúng tôi biết chắc
hắn sẽ đến viếng ông, Nhưng đừng lo. Chúng tôi đã cho người theo sát hắn, và mọi
chuyện sẽ được giàn xếp nội trong vài ngày thôi, Nhưng có điều ông phải rời khỏi
Onasbruck ngay lập tức, đồng thời phải làm đúng theo những gì tôi dặn đây…
Ba mươi phút sau đó, Klaus Winzer, tay xách một chiếc xắc nhỏ,
liếc nhìn về phía chiếc tủ sắt nơi hắn cất hồ sơ, do dự không biết có nên mang
nó theo không. Hắn lắc đầu và bỏ ra ngoài.
Hắn vội giải thích cho cô bồi phòng Barbara rằng hắn sẽ
không đến làm việc tại nhà in, mà sẽ đi nghỉ mát một vài ngày tại miền núi
Alps.
Barbara đứng trước cửa nhà, há hốc miệng nhìn chiếc Kadett
do Winzer lái vọt ra khỏi ga ra.
Vào lúc chín giờ kém mười, Winzer đến ngã tư Xa lộ, Trong
khi chờ đợi đèn đổi màu để rẽ trái, hắn thấy một chiếc Jaguar đen bóng loáng
đang phóng hết tốc lực về phía Onasbruck.
Miller ghé vô một trạm xăng gần công trường Saar Platz, mệt
mỏi bước ra khỏi xe. Các bắp thịt của chàng đều tê nhức và cổ chàng trở nên cứng
đơ.
- Đổ đầy xăng super nghe bồ! À có điện thoại không? - Miller
nói với nhân viên bơm xăng.
- Ở phía kia! - người này nói.
Miller bước vô phòng điện thoại công cộng, vồ lấy cuốn điện
thoại niên giám, lật tìm vần W. Có rất nhiều tên Winzer được liệt kê dưới vần
này, nhưng chỉ có một Klaus Winzer thôi. Tên này có đến hai số điên thoại, một
tại văn phòng và một tại nhà riêng, Lúc đó gần chín giờ hai mươi, giờ làm việc.
Chàng gọi điện thoại đến văn phòng Winzer trước.
Ngưòi trả lời điện thoại chắc là tên quản lý:
- Rất tiếc, ông chủ chưa đến. Thường khi chín giờ sáng là
ông có mặt tại nhà in. Chắc có lẽ ông kẹt xe, độ nửa giờ nữa xin ông gọi lại!
Miller cám ơn ngưòi này xong, đứng đắn đo suy nghĩ không biết
nên gọi đến nhà riêng Winzer không, có lẽ không thì hơn, chàng nghĩ. Nếu Winzer
còn ở nhà, chàng muốn giáp mặt hắn. Miller kiểm soát lại địa chỉ, xem có đúng với
địa chỉ Bayer đã cho chàng hồi đêm hôm trước không, và bỏ ra ngoài.
- Westerberg ở đâu? - Miller hỏi người nhân viên bơm xăng,
tay móc bóp ra trả tiền, để ý đến số tiền 500 Đức kim cuối cùng còn lại.
Người bơm xăng chi tay về phía trước:
- Phía đó! Westerberg của ông đó! Khu dành riêng cho dân dư
tiền thừa của, chớ bọn lao động tụi nầy làm sao chen vô ở được! - Người này
châm biếm.
Miller đi vô trạm xăng mua tấm bản đồ thành phố và dò tìm đường
nhà Winder.
Căn nhà thật sang trọng, và cả khu xóm nói lên sự thành công
của những kẻ sống trong đó.
Chàng tấp xe vô lề đường, trước nhà Winder,
Cô bồi phòng ra mở cửa tiếp Miller, chưa quá hai mươi và
trông rất xinh. Cô ta cười thật tươi.
- Chào người đẹp! Tôi đến viếng ông Winzer. - Miller nói, cười
đáp lễ cô bồi phòng.
- Ông chủ tôi đi vắng rồi, mới đi chừng nữa giờ.
Miller định thần lại, Chàng nghĩ có lẽ tên quản lý nói đúng
và Winzer quả đã bị kẹt xe trên đường đi đến nhà in. Chàng thở ra:
- Ồ, xui xẻo quá! Định sẽ gặp ông chủ cô trước khi ông đến
nhà in.
- Thưa ông, sáng nay ông chủ tôi đâu có đi làm. Ông đi nghĩ
mát rồi! - Cô bồi phòng đáp.
Miller cố gắng làm mặt tỉnh:
- Nghỉ mát? Vào tháng này? Kể cũng hơi lạ. Vả lại tôi có hẹn
với ông chủ vào đúng sáng ngày hôm nay. Ông mời tôi đến mà! - Miller phịa.
- Ồ! Vậy thì kẹt cho ông quá! À! Chắc có lẽ vì cú điện thoại
hồi sáng hôm nay. Vừa bỏ điện thoại xuống là ông chủ lên phòng riêng xếp đặt
hành lý đi liền. Trước khi ra lấy xe, ông chủ còn ngoảnh cổ dặn dò tôi phải điện
thoại đến báo tin cho nhà in rõ là ông chủ sẽ vắng mặt trong một vài ngày! - Cô
bồi phòng nói thao thao.
Miller bắt đầu thất vọng. Chàng hỏi lấy lệ:
- Ông chủ có nói đi nghỉ mát tại đâu không?
- Ông chủ chỉ cho tôi biết ông đi về miền núi Alps thôi!
- Không cho cô biết địa chỉ ở đâu sao?
- Thưa ông không, Kể cũng lạ, tôi muốn nói đến nhà in. Họ hết
sức ngạc nhiên vì ông chủ bỏ đi nghỉ mát quá đột ngột, giữa lúc công việc còn bề
bộn chờ ông chủ giải quyết!
Miller vội làm một bài tính nhẩm. Winzer đi trước chàng hơn
nửa giờ, Nếu chạy với tốc độ tám mươi cây số một giờ, hắn sẽ chạy được khoảng bốn
mươi cây số rồi. Trong khi xe của Miller có thể chạy hơn một trăm cây số giờ tức
hơn tốc độ của tên Thợ đến hai mươi cây số giờ, và Miller phải giữ tốc độ một
trăm cây số giờ này mới mong thấy được đít xe của Winzer trong hai giờ tới. Winzer
có thể đi bất cứ nơi nào hắn thích, ngoài ra đâu có dấu hiệu nào cho biết hẳn sẽ
đi về miền núi Alps?
- Nếu vậy phiển cô cho tôì gặp bà chủ. - Miller nói.
Barbara nhăn mặt, nhìn Miller ngơ ngác, lắc đầu:
- Đâu có bà Winzer nào đâu! Bộ ông không biết ông chủ em còn
độc thân sao?
- Tôi chưa bao giở giáp mặt ông ta cả.
Cô bồi phòng nhận xét thêm:
- Ông chủ em không thuộc tip người ham lấy vợ đâu! Tánh tình
ông chủ em rất dễ chịu, tuy nhiên có vẻ như ông ta không mấy thích đàn bà!
- Vậy ông chủ em sống một mình sao?
- Ngoài em ra thì không còn ai hết, em ở luôn trong nhà này.
An toàn lắm. Em,muốn nói là ông chủ không bao giờ bậy bạ chọc ghẹo em!
- Thôi được, cảm ơn em nhiều! - Miller nói xong, ngoảnh mặt
bước ra xe.
- Không có chi! - Cô bồi phòng nói với theo Miller. Cô ta
nhìn Miller thả bộ trên lề và mở cửa xe Jaguar. Cô ta tự hỏi không biết có
phương cách nào dụ được chàng trai này về nhà du hí khi ông chủ đi vắng không.
Cô bé dứng nhìn chiếc Jaguar rống ga vọt nhanh, thở ra một cách tiếc rẻ và đóng
sập cửa lại.
Miller bẳt đầu cảm nhận sự mệt mỏi rã rời thấm vô thân thể,
nhất là khi vừa bị thất vọng vì không gặp được Winder. Miller đoán thế nào
Bayer cũng đã tự mở trói ra được, và đã đùng điện thoại cấp báo cho Winzer.
Miller tức điên người lên được vì chỉ trễ có hai mươi phút là đến được đích. Giờ
đây chàng chỉ cần có một chỗ nào đó để ngả lưng và đánh một giấc thôi.
Theo bản đồ, chàng lái xe chạy dọc theo đường Theodor Heuss
và dừng xe lại trước cửa khách sạn Hohensollern. Miller thật may mắn vì khách sạn
còn phòng trống. Chàng leo lên phòng từng ba bực thang một. Khóa chặt cửa lại,
Miller cởi quần áo ra và ngả người xuống giường. Có một điểm nào đó làm Miller
thắc mắc, một tiểu tiết quên không khai thác. Chưa kịp tìm ra thì chàng đã lăn
ra ngủ say.
* * *
Lúc mười hai giờ ba mươi trưa Mackensen đến trung tâm thành
phố Onasbruck. Trên đường vô thành phố hẳn đã ghé qua nhà Winzer tại
Westerberg, nhưng không thấy vết tích chiếc Jaguar đâu cả. Tên đao phủ thủ của
ODESSA quyết định gọi điện thoại cho Sài Kíu Tinh xem có tin tức gì sốt dẻo
không.
Ty Bưu Điện Onasbruck nằm gần công trường Theodor Heuss. Trọn
một góc và một phía của công trường này bị che lấp bởi nhà ga, và phía kia bởi
khách sạn Hohenzollern. Khi Mackensen đảo mắt tìm chỗ đậu xe trước Ty Bưu Điện,
hắn không khỏi rùng mình vì sung sướng khi thầy chiếc Jaguar đậu chình ình trước
mắt, ngay tại bãi đậu xe công cộng trước Ty Bưu Điện.
Sài Kíu Tinh có vẻ bớt cau có hơn hôm trước.
- Tốt lắm. Cơn rối loạn của chúng ta tạm chấm dứt nơi đây.
Tôi đã kịp thời liên lạc được với tên Thợ và hắn đã rời khỏi thành phố. Tôi vừa
mới gọi lại nhà hắn xong. Có lẽ con bồi phòng trả lời tôi. Con bé cho biết ông
chủ của nó đi chưa được hai ba chục phút, thì có một thằng thanh niên đi xe thể
thao đến hỏi. - Sài Kíu Tinh nói trong điện thoại.
- Tôi cũng có tin tức nóng bỏng thông báo cho đồng chí. -
Mack Dao Phay nói. - Chiếc Jaguar hiện đang đậu trước mặt tôi. Thằng Miller có
lẽ đang ở trong khách sạn. Nếu đồng chí ra lệnh, tôi có thể thủ tiêu thằng này
ngay trong phòng của nó. Tôi có mang theo ống hãm thanh! - Mackensen nói, cốt lấy
điểm.
- Đừng vội! Theo tôi thì đừng nên hạ hắn tại Onasbruck. Thứ
nhất vì con bồi phòng đã gặp qua hắn rồi. Con bé có thể đi tố cáo với Cảnh Sát.
Việc này sẽ làm cho bọn cớm chú ý ngay đến tên Thợ, mà tên này thuộc vào loại “gà
chết”. Tôi không thể để hắn bị liên lụy vì hắn rất quan trọng đối với tổ chức của
chúng ta. Lời khai của con bồi phòng sẽ làm cho Cảnh Sát đặt hàng trăm câu hỏi
về hành tung của tên này. Cảnh Sát sẽ truy ra việc hắn nhận được một cú điện
thoại, bỏ đi liền lập tức, sau đó không đầy nửa giờ sau tên Miller đến kiếm hắn,
và chính Miller bị bắn chết trong một căn phòng khách sạn. Không được! Làm như
vậy lộ liễu quá!
Mackensen gật gù:
- Đồng chí có lý. Để khi nào hắn rời khỏi Onasbruck là tôi “làm”
hắn ngay!
- Có thể hắn sẽ lưu lại Onasbruck trong vài giờ nữa để phăng
ra đầu mối của tên Thợ. Nhưng vô ích. À! Còn một việc nữa quên hồi đồng chí.
Miller có xách theo một cái xắc tay nào không?
- Thưa đồng chí có! Đêm hôm qua khi rời khỏi hộp đêm và khi
đưa Bayer lên phòng, tôi thấy hắn có xách một chiếc cặp đen kè kè theo bên người
hắn!
- Tại sao hắn lại không bỏ chiếc cặp này lại trong cốp xe? Tại
sao? Tại vì cặp này rất quan trọng đối với hẳn. Đồng chí nghe kịp tôi không?
- Thưa đồng chí kịp.
- Vấn đề kẹt là hắn đã thấy mặt tôi, biết tên tuổi và địa chỉ
của tôi. Hắn cũng đủ đoán được sự liên hệ giữa Bayer và tên Thợ. Bọn phóng viên
mắc dịch khai thác những vấn đề này hay lắm. Tôi nghi tài liệu hẳn ghi chép được
nằm trong cặp này, và chiếc cặp này giờ đây trở thành quan trọng đối với chúng
ta. Nếu Miller chết thì bằng mọi giá chiếc cặp này không được rơi vô tay của
nhà chức trách!
- Tôi hiểu ý đồng chí! Đổng chí muốn tôi làm luôn chiếc cặp
này nữa chớ gì?
- Có cũng được, hay phá hủy nó cũng được, không sao.
Mackensen suy nghĩ trong giây phút :
- Cách hay nhất để diệt luôn cả người lẫn cặp là gài một trái
bom vô xe hẳn. Gắn một trái bom vô hệ thống ống nhún để phát nổ khi xe chạy
ngang qua một ổ gà trên xa lộ.
- Hay lắm! Cái cặp có bị thiêu hủy luôn thể không?
- Với trái bom mà tôi đang nghĩ trong đầu thì chiếc xe
Jaguar, Miller và cả chiếc cặp cũng sẽ bị cháy tan. Khi xe chạy nhanh, người
ngoài sẽ trông như một tai nạn vì bình xăng phát nổ.
- Đồng chí nhắm thực hiện được không?
Mackensen cười thật gian ác khi nghĩ đến đồ nghề của hắn để
trong cốp xe Mercedes, bộ đồ nghề lý tưởng nhất cho những kẻ sát nhân, gồm có
chừng một ký chất nổ và hai ngòi nổ điện.
- Thực hiên được là cái chắc! Không khó khăn gì! Nhưng phải
đợi đến đêm tối mới lắp vô xe hắn được. - Mackensen quả quyết.
Mackensen bỗng im tiếng, chăm chú nhìn qua cửa sổ Ty Bưu
Điên, nói với trong điện thoại:
- Đợi tôi một chút, lát sẽ gọi lại. - và bỏ điện thoại xuống.
Năm phút sau hắn gọi lại cho Sài Kíu Tinh.
- Xin lỗi đồng chí vì hồi nãy cúp ngang điện thoại. Tôi
trông thấy Miller, tay xách cặp lên xe vọt đi mất. Tôi qua điều nghiên bên
khách sạn, và nơi đây cho biết hắn vẫn còn giữ phòng và còn để lại va ly quần
áo. Chắc hẳn sẽ trở lại. Mà thôi. Đồng chí đừng lo nữa. Nội đêm nay tôi sẽ gài
bom vô xe hắn!
Miller tỉnh giấc lúc gần một giờ trưa, hơi khỏe và tỉnh người
ra. Chàng bất chợt nghĩ ra điểm thắc mắc trước khi lăn ra ngủ. Miller liền bận
quần áo, xuống đường đánh xe trở lại nhà Winder.
Cô bồi phòng mừng rỡ khi gặp lại chàng phóng viên:
- Chào ông, ông tìm ai nữa đây?
- Tôi chỉ tạt ngang qua đây trên đường về nhà. À, mà không
biết cô em làm ở đây bao lâu rồi?
- Thưa ông khoảng chừng mười tháng nay. Sao ông lại thắc mắc?
- Vì tôi thấy ông Winzer sống cô độc, còn cô em thì quá trẻ.
Tôi tự hỏi không biết ai chăm sóc cho ông Winzer trước thời gian cô giúp việc!
- Thì bà Wendel chớ còn ai! Bà này trông nom ông chủ từng ly
từng tý ».
- Hiên nay bà Wendel ở đâu?
- Nằm bệnh viện, em e rằng bà ta sẽ qua không khỏi. Bệnh ung
thư vú, ông biết bệnh này không? Thật tội nghiệp cho bà già. Ông chủ bỏ đi đột
ngột như vậy. Mọi khi ngày nào cũng như ngày nấy ông đều tới thăm bà ta một
cách đều đặn. Ông chủ thương bà Wendel lắm.
- Bà ta hiện nằm tại đâu?
- Xin ông đợi một chút để em xem lại, hình như em có ghi địa
chỉ bệnh viện này đâu đó.
Hai phút sau cô bồi phòng trở ra cho biết tên dưỡng đường
nơi bà Wendel đang nằm điều trị.
Nhờ tấm bản đồ, Miller đi đến dưỡng đường này lúc ba giờ chiều.
* * *
Mackensen bỏ ra cả buổi chiều để mua đồ phụ tùng cho trái
bom.
“Bí quyết của nghệ thuật phá hoại”, huấn luyện viên SS đã từng
nhắc nhở hắn, “là làm thế nào đơn giản hóa những đồ phụ tùng cần thiết. Luôn
luôn cố gắng chế tạo trái bom với những thứ có thể mua được dễ dàng ngoài thị
trường”.
Tại một tiệm tạp hóa, Mackensen mua một cái mỏ hàn và một dũa
chì, hai cuộn băng keo cách điện, một thước dây điện loại mỏng, một cặp kéo, một
lưỡi cưa sắt hai tấc, và một ống keo đa dụng. Tại một tiệm điện, hắn mua một thỏi
điện trì 9 Volt, một bóng đèn nhỏ, đường kính 3 phân, và hai khúc dây điện bọc
nhựa màu đỏ và xanh lục.
Hắn rất tỷ mỉ và thích phân biệt rành rẽ cực nào là cực
dương, cực nào là cực âm. Tại một tiệm bán dụng cụ học sinh và văn phòng phẩm,
Mack Dao Phay mua năm cục gôm loại lớn. Tại một tiệm bán Âu dược, hắn mua hai
gói “áo mưa”, mỗi gói ba cái và sau cùng, hắn đến một tiệm tạp hóa mua một hộp
trà 250 gam, có nắp đậy bằng sắt.
Lương tâm nghề nghiệp không cho phép hắn cẩu thả trong công
việc, và hắn rất ghét để chất nổ bị thấm nước, đó là công dụng của chiếc hộp
trà với nắp đậy bằng sắt.
Mua xong những đồ phụ tùng, hắn đến giữ phòng tại khách sạn
Hohenzollern, nhìn xuống công trường chính của thành phố, để quan sát bãi đậu
xe công cộng mà hắn tin chắc thể nào chiếc Jaguar do Miller lái cũng sẽ trở về
đậu tại đó.
Trước khi đi vô khách sạn, hẳn lấy trong cốp ra một ký chất
nổ và một chiếc ngòi nổ.
Trong phòng mướn tại khách sạn, ngồi vào bàn kê trước cửa sổ
nhìn xuống công trường Theodor Heuss, một tách cà phê gần tầm tay, Mackensen, tức
Mack Dao Phay, Đao phủ thủ chính thức của ODESSA, bắt tay vào việc xếp đặt một
án mạng.
Trái bom do hắn chế tạo thật giản dị. Công việc đầu tiên là
trút hết trà xuống bồn cầu để chỉ giữ lại cái hộp và cái nắp mà thôi. Hẳn chọc
thủng một lỗ trên nắp, cắt một đoạn dây dài độ ba tấc, dùng mỏ hàn gắn một đầu
mối dây vừa cắt vô cực dương của thỏi điện trì 9 volt, tiếp đến hắn hàn cực âm
của thỏi nảy vô đầu dây của sợi dây điện màu xanh. Để chắc chắn không cho hai sợi
dây khác màu này chạm vào nhau, hắn buộc băng keo cách điện vào. Đầu còn lại của
sợi dây điện màu đỏ được kết quanh điểm chấm của ngòi nổ. Một đoạn dây màu đỏ
khác cũng được buộc vô điểm chấm này.
Mackensen đặt thỏi điện trì với dây nhỏ vô chiếc hộp đựng
trà, nhét ngòi nổ vô chất nổ, sau đó nhồi hết chất nổ cho đầy chiếc hộp đựng
trà. Một mạch điện vừa được hoàn thành. Một sợi dây điện đi từ điện trì đến
ngòi nổ. Một sợi dây khác đi từ ngòi nổ đến vô căn, nhưng khi hai đầu hở này, một
của sợi dây điện màu đỏ, một của sợi dây diện màu xanh, chạm vào nhau, mạch điện
sẽ hoàn kết. Sức điện từ điện trì sẽ làm cho ngòi nổ hoạt động với một tiếng
kêu “rắc” bị lấn át bởi tiếng “ầm” xé tai của chất nổ, đủ sức phá sập hai ba
căn nhà.
Có phần còn phải làm là hệ thống kích thích trái bom.
Mackensen dùng khăn bao tay lại để bẻ lưỡi cưa làm đôi. Hẳn cầm trong tay hai mảnh
lưỡi cưa, mỗi mảnh dài chừng một tấc, ở mỗi đầu có một lỗ hổng dùng để siết chặt
lưỡi cưa vô khung. Hắn chồng năm cục gôm lên nhau tạo thành một thỏi cao su,
dùng chêm vào giữa hai lưỡi cưa và cột chặt lại. Thỏi cao su cấu tạo bởi năm cục
gôm được chêm ở một đầu của hai lưỡi cưa, do đó phần còn lại của lưỡi cưa khoảng
sáu phân, chỉ được ngăn cách với nhau bởi không khí. Để chắc chắn phải có một sức
cản mạnh hơn không khí đôi chút ngăn không cho lưỡi cưa chạm nhau, Mackensen
chêm chiếc bóng đèn vào khoảng trổng, và lấy nhiều keo dán dính lại. Chất thủy
tinh không dẫn điện.
Xong đâu đấy, hắn luồn hai sợi dây đỏ và xanh trong hộp qua
chiếc lỗ nơi nắp hộp, và đậy nắp này lại. Hắn hàn một mối dây vô lưỡi cưa bên
trên và sợi dây còn lại được hàn vô lưỡi phía dưới. Trái bom bây giờ có thể
phát nổ được. Trong trường hợp bộ kích thích gặp phải sự thay đổi áp lực, chiếc
bóng đèn sẽ bể ra, hai lưỡi cưa sẽ chập vào nhau và mạch điện từ thỏi điện trì
sẽ làm phát nổ chiềc hộp đầy chất nổ. Tuy vậy hắn cũng để phòng trường hợp bất
trắc để tránh không cho hai lưỡi cưa chạm vào bất cứ một thứ kim khí nào khác,
Mackensen chêm ba chiếc “áo mưa” lên trên lưỡi cưa và lót “ba chiếc” khác dưới
lưỡi cưa dưới. Biện pháp này sẽ tránh không cho trái bom phát nổ bất tử, khi cả
hai lưỡi cưa chạm vào một loại kim khí nào khác.
Sau hết, hẳn xách công trình của hẳn để vô tủ áo cùng với
băng keo, dao, kéo, mà hắn sẽ dùng đến để gắn trái bom vô xe của Miller. Hắn gọi
bồi mang thêm cà phê lên, và bắc ghế ra ngồi trước cửa sổ để đợi Miller.
Hắn không biết Miller đã đi đâu và hẳn cũng không cần biết
làm gì cho mệt.
Sài Kíu Tinh đã cam đoan rằng sẽ không còn đầu mối nào dẫn đến
tên Thợ hết.
Là một tên giết người chuyên nghiệp, Mackensen sẵn sàng thi
hành nhiệm vụ được giao phó, và để mặc những chuyện khác cho những ai có thầm
quyền tự lo lấy.
Hắn sẵn sàng chờ đợi, kiên nhẫn chờ đợi, vì biết chắc thế
nào, không sớm thì muộn, Miller cũng phải trở về.
------------
Còn tiếp.
------------
Còn tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét