Hồ Sơ ODESSA
Tác giả: Frederick Forsyth
Người dịch : Cung Khắc Dũng
Nhà xuất bản Trẻ - Năm xuất bản: 1974
Chương 2
Peter Miller
mang phong bì về nhà lúc ba giờ chiểu, quăng nó lên bàn khách, bước xuống nhà bếp
nấu một bình cà phê thật lớn.
Ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành ưa thích nhất, với một
tách cà phê trong tầm tay và một điều thuốc đang cháy dở, Miller mở phong bì
ra, Tập nhật ký được trình bày theo tập hồ sơ với những tờ giấy được xoi lỗ sẵn
để dễ lấy ra gắn vô một cách dễ dàng.
Nội dung gồm có non một trăm năm mươi trang giấy đánh máy,
được viết trong nhiều năm ròng rã, vì màu giấy đã ngả sang màu vàng,
Ở đầu và cuối nhật ký là một số trang giấy trắng trẻo hơn,
chắc được viết cách đây vài hôm và được thèm vô tập nhật ký, Tác giả dùng phần
đầu để viết vài lời phi lộ, và những trang chót được dành để viết lên những
dòng cảm nghĩ cuối cùng trước khi lìa đời. Cả hai phần này đều được viết trong
ngày 21 tháng mười một, hai ngày trước đây. Miller nghĩ có lẽ tác giả đã viết
xong trước khi quyết định tự chấm dứt đời minh,
Thoáng nhìn vài đoạn đầu, Miller ngạc nhiên ngay vì lối hành
văn của tác giả rất lưu loát, bóng bẩy. Ngoài bìa là một mẫu bìa giấy cứng được
một lớp nhựa trắng bọc lại. Trên đó có ghi bằng mực đen: Nhật ký của Salomon
Tauber
Miller ngả người ra ghê, lật trang đầu tiên ra, và bắt đầu đọc,
NHẬT KÝ CỦA
SALOMON TAUBER - PHI LỘ
Tôi tên là
Salomon Tauber, người Do Thái, và tôi sắp chết. Tôi đã quyết định chấm dứt đời
mình vì nó không còn giá trị nữa, và vì không còn gì để cho tôi sống thêm nữa,
Những việc mà tôi đã cố sức làm với đời mình đã không đem lại kết quả nào, và
những nỗ lực của tôi đều hoài công vô ích.
Bởi con Quỷ mà
tôi đã thấy vẫn còn sống sót và sống mạnh, sống vững vàng, sống một cách đế
vương, trong khi những người tốt đã phải trở về với tro bụi. Những người bạn của
tôi, những kẻ khốn khổ và những nạn nhân của con Quỷ này - đều đã qua đời hết rồi,
và đời này chỉ còn lại những tên đồ tể mà thôi. Chúng sống quanh tôi, tôi thấy
mặt chúng giữa ban ngày ban mặt, và trong đêm tối tôi thấy lại khuôn mặt của vợ
tôi, Esther, nay đã trở thành người thiên cổ. Sở dĩ tôi còn sống đến ngày hôm
nay là vì còn một việc chót tôi mong muốn làm cho xong, muốn thấy tận mắt,
nhưng giờ đây, tôi biết, việc đó sẽ không bao giờ trở thành sự thật được.
Tôi không oán
ghét dân Đức, vì họ là một dân tộc tốt và hiền hậu. Cả một dân tộc không thể
nào trở thành Quỷ hết được. Chỉ có cá nhân mới thành quỷ thôi. Triết Gia Anh,
là Burke, đã có lý khi nó: “Tôi không biết phương cách nào để kết tội cả một quốc
gia, vì không có tội ác cộng đồng”. Thánh kinh có nhắc lại câu chuyện thành
Sodom và Gomorrah bị Chúa tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn lại một người duy nhất sống
sót. Người đó đáng sống vì hắn ngay thẳng, biết hoàn lương. Theo đó tôi nghĩ,
chỉ có cá nhân mới phạm tội và bị lên án mà thôi.
Khi tôi rời khỏi
Trại Tập Trung Riga và Stutthof, và may mắn sống sót trong cuộc “Tử chinh” đến
Magdeburg, và khi những quân lính Anh Quốc cứu thoát thân xác tôi vào tháng 4
năm 1945, để lại cho tôi một tâm hồn bị xiềng xích bởi oán hờn, tòi thù ghét cả
thế giới và nhân loại. Tôi ghét tất cả mọi người, tôi thù cây, cỏ, sỏi, đá, vì
chúng đã manh tâm cấu kết với nhau để hại tôi và bắt tôi phải đau khổ. Nhưng
trên tất cả, tôi thù dân Đức. Tôi đã tự hỏi và còn hỏi mãi nhưng năm sau đó, tại
sao Chúa không tiêu diệt họ, từ trẻ con cho đến người lớn, ông già bà cả, thành
phố ruộng nương của chúng, khỏi mặt địa cầu? Khi Chúa không chiều theo ý tôi,
tôi đâm ra ghét Ngài, vì Ngài đã không thèm đếm xỉa gì đến tôi, và dân tộc Do
Thái, dân tộc mà Ngài đã chọn hứa.
Nhưng với năm
tháng trôi qua, tôi bắt đầu tập thương yêu trở lại, yêu thương sỏi đá, cây cỏ,
bầu trời, dòng sòng chảy ngang qua thành phố, những con chó hoang chạy rong
ngoài đường, và cả những đứa trẻ nít nữa, dù chúng có bỏ chạy khi thấy gương mặt
ghê tởm của tôi. Chúng không đáng trách. Pháp có câu tục ngữ: “Hiểu là tha thứ
tất cả”. Khi con người có thể hiểu được đồng loại, hiểu được sự thấp hèn, sợ sệt,
buồn phiền, tham vọng, quyền uy, hiểu được sự ngu ngốc và nhu nhược của con người
đối với những kẻ nào hét ra lửa, thì con người có thể tha thử được. Phải. Con
người có thể tha thứ, nhưng con người không bao giờ quên được.
Có nhiều người
mà tội ác đã vượt quá trí tưởng tượng và tầm hiểu biết của nhân loại, nhưng
nhân loại đã quá mềm yếu và bất lực để khai trừ chúng. Chúng sống gần gũi với
chúng ta, chúng đi đứng ngoài đường phố, ăn uống no say tại tửu quán trà đình,
tươi cười, bắt tay chào hỏi nhau, gọi nhau “Đồng chí”. Không những xã hội chấp
nhận cho bọn chúng sống như loài sâu bọ, vi trùng ghẻ lở mà còn xem chúng như
là những công dân được nuông chiều, và sự kiện này sẽ làm ung thối một quốc
gia, do nơi tâm hồn quỷ quyệt của chúng. Đây là một thất bại ê chề cho toàn thể
nhân loại, Trong vấn đề này chúng ta đã thất bại.
Bạn và tôi,
chúng ta đã thất bại, thất bại một cách nhục nhã. Nhờ thời gian đưa đẩy, tôi lần
lần tìm đến Đức Chúa Trời để yêu thương Ngài, và để cầu xin Ngài tha cho những
gì tôi đã làm trái với lời răn dạy của Ngài.
Shema yisroeỉ,
adonai eĩohenu, adonai ehhd
(Tác giả dành hai mươi trang đầu trong nhật ký để mô tả lúc
chào đời và tuổi thơ ấu tại Hamburg, người cha anh hùng lao động, và cái chết của
cha mẹ trước khi Hitler lên nắm chính quyển năm 1933. Vào cuối thập niên 30,
Tauber thành hôn với một thiếu nữ tên Esther, và hành nghề kiến trúc sư. Tauber
may mắn không bị bắt trong những cuộc bố ráp trước năm 1941, nhờ được chủ nhân
can thiệp. Nhưng sau cùng, tại Berlin, Tauber được mời đi “thăm một khách hàng”.
Sau một thời gian an trí tại một trạm tạm trú, Tauber bị nhốt vô một toa xe lửa
chở súc vật, cùng với một số người đồng hương khác cùng chung cảnh ngộ, để di
chuyền về miền Đông)
Tôi không thể
nhớ rõ ngày giờ con tàu dừng lại trạm. Tôi nghĩ chúng tôi bị nhốt vô toa này gần
sáu ngày và bảy đêm, từ lúc khởi hành, từ Berlin. Bỗng nhiên con tàu dừng lại,
những luồng ánh sáng len vô khe hở cho tôi biết lúc đó là ban ngày. Đầu tôi muốn
nổ tung vì kiệt sức, và vì mùi xú uế. Bên ngoài có tiếng thét, tiêng bù loong
được tháo gỡ. Cánh cửa toa xe chở chứng tôi được mở ra. Tôi không thể nhận ra
mình nữa, nhưng những người khác còn tệ hơn tôi nhiều.
Khi ánh nắng
chói chang của một buổi sáng đẹp trời đập thẳng vô con tàu, chúng tôi tự động
quàng tay lên che mặt, rên la vì đau đớn. Trong cảnh chen lấn, phân nửa số hành
khách của con tàu được đổ xuống sân ga, một đống người chỉ còn da bọc xương tỏa
hơi thối nồng nặc.
Trước mặt
chúng tôi, bọn lính SS, tên nào tên nấy mặt đằng đằng sát khí, la hét bằng một
ngôn ngữ tôi không hiểu được. Trong toa của chúng tôi còn lại ba mươi mốt người
nằm lăn lóc. Họ không thể nào đứng dậy được nữa. Số còn lại, vừa đói vừa khát,
mắt nhắm mắt mở, mồ hôi nhễ nhại trong những bộ quần áo trở thành một mớ giẻ
rách, cố sức đứng vững trên sân ga.
Ờ cuối sân ga,
bốn mươi toa xe khác đang đổ “hành khách” xuống, phần lớn là đàn bà và trẻ con.
Một số không có lấy một mảnh giẻ rách che thân, trần truồng như nhộng, mình và
tay chân dính đầy phân. Một vài người đàn bà vẫn còn bồng trên tay cái xác
không hồn của con mình.
Bọn SS chạy
lên chạy xuống, đánh hết người này, đá người kia để bắt bọn chúng tôi vô hàng
trước khi áp tải chúng tôi về thành phố. Mà thành phố nào? Và bọn SS này dùng
tiếng gì kỳ quặc vậy? Sau này tôi mới biết thành phố này là Riga, và bọn SS là
người Latvian được tuyển mộ ngay tại địa phương. Chúng thù ghét dân Do Thái
không thua gì bọn SS chính hiệu, nhưng trái lại rất ngu dốt và tàn ác như bầy
lang sói đội lớp người.
Sau lưng bọn
lính gác là một toán người da bọc xương, quần áo tả tơi, mang phía trước ngực một
chữ J [Do Thái] to tướng viết trên một miếng vải đen. Họ là một bộ phận đặc biệt
được gởi đến nhà ga để “quét dọn” các xác chết khỏi toa xe lửa. Bọn họ làm việc
dưới sự giám sát của một số người khác cũng mang chữ J giữa ngực, nhưng trong
tay lăm le một chiếc dùi cui. Bọn sau này là bọn Kapo Do Thái, được đối đãi
khác hơn các tội nhân Do Thái khác, được ăn uống đầy đủ hơn, để bù lại những việc
thật kinh tởm mà bọn họ phải làm.
Có một vài sĩ quan
SS đứng trong bóng mát của nhà ga. Một tên đang đứng trên một kiện hàng quan
sát hàng ngàn bộ xương bọc da đổ ra từ những toa xe lửa. Hẳn cười thật đắc ý. Hắn
vỗ nhẹ chiếc roi da lên chiếc giày “bốt” bóng loáng, Hắn bận đồng phục màu
xanh, với hai làn sét màu đen, và cấp bậc Đại úy SS bên cổ áo phải.
Người hắn cao
ráo, tóc vàng dợt, và đôi mắt xanh của hẳn, sáng quắc, nhìn ai như muốn thu hồn
người đó. Sau này tôi mới biết hẳn là một tên dâm ác, mà hầu hết các tội nhân đều
đồng ý gán cho hắn biệt danh “Đồ tể của Riga”. Đó là hình ảnh đẩu tiên của tôi
về Đại úy SS Eduard Roschmanm
[Lúc năm giờ sáng ngày 20 tháng 6 năm 1941, Hitler tung 130
Sư Đoàn, chia thành ba cánh quân vượt biên giới Nga Sô. Sau mỗi cánh quân là những
Đội SS, có nhiệm vụ càn quét và tiêu diệt những tên ủy viên Chánh Trị Cộng Sản
và những ngôi làng Do Thái trên bước tiến của Lục Quân, hoặc đột kích những khu
vực Do Thái trong các thành thị để bắt giữ những thành phần trên, và dần độ hộ
về hậu phương để “săn sóc thật đặc biệt”.
Lục quân chiếm Riga, thủ phù miền Latvia vào ngày 1 tháng 7
năm 1941, và giữa tháng này, Đội cảm tử đầu tiên SS chiếm đóng tại đây. Những
đơn vị đầu tiên của các ngành SD và SP của SS đến Riga vào ngày 1 tháng 8 năm
1941, và bắt đầu thực hiện chương trình tiêu diệt để “giải phóng” miền Ostland
khỏi sự ung thối Do Thái. Sau đó, Berlin quyết định dùng Riga làm trại tạm trú
cho dân Do Thái gốc Đức và Áo, trước khi đem họ đi thủ tiêu.
Năm 1938 có tất cả 320.000 dân Do Thái gốc Đức và 180.000
dân Do Thái gốc Áo. Vào tháng 7 năm 1941, ngót trăm ngàn trong tổng số này được
“thanh toán” xong, phần lớn tại những trại tập trung trong nội địa Đức quốc và
Áo quốc, điển hình là Sachsenhauen, Mauthausen, Ravensbruck, Dachau,
Buchenwald, Belsen, và Theresienstadt nằm trong miền Bohemia. Nhưng những trại
này không đủ sức chứa hết, do đó những vùng đất tăm tối ở phía Đông là những địa
điểm thật thích hợp để thanh toán nốt số Do Thái còn lại, Bọn SS bắt đầu dựng
lên các trại “tiêu diệt” tại Auschwitz, Treblinska, Bekek, Solibor, Chelmno, và
Maidanek. Tuy nhiên, cho đến khi hoàn tất công tác xây cất, chúng cần phải tìm
một địa điểm khác đế tiêu diệt “càng nhiều càng tốt” và trữ “số thặng dư”. Riga
được chọn.
Trong khoảng thời gian từ 1 tháng 8 năm 1941 đến 14 tháng 10
năm 1944, khoảng 200.000 người Do Thái, gốc Đức và Áo được chuyển đến Riga. Tám
mươi ngàn người bỏ xác lại tại Riga: một trăm hai mươi ngàn người còn lại được
chuyển tiếp đến 6 trại tập trung và tiêu diệt đặt tại miền Nam Ba Lan. Bốn trăm
nguời sống sót khỏi những nơi này, và hơn một nửa trong số đã bỏ xác lại dọc đường
cuộc “Tử chinh” về Magdeburg. Chuyến tàu chở Tauber là chuyến đầu tiên được đưa
từ lãnh thổ Đức đến Riga, và đến đó ngày 18 tháng 8 năm 1941].
Khu xóm Riga
là một phần của thành phố cùng tên, trước đây là khu vực trú ngụ của người Do
Thái, mà khi tôi đến chỉ còn lại khoảng hơn ba trăm người. Trong vòng hơn ba tuần
lễ, Roschmann và tên phụ tá Krause đã ra lệnh tiêu diệt gần hết số người trên.
Xóm này nằm ở
phía Bắc thành phố, tiếp giáp với vùng thôn quê. Ở phía Nam có một bức tường
dài. Ba phía còn lại được bao lại bằng kẽm gai. Chỉ có một cổng xuất nhập đặt ở
phía Bắc, hai bên cổng có hai đài canh để những tên lính SS ngày đêm canh gác.
Từ cổng xuất nhập đi về bức tường phía Nam là con đường Mase Kalnu Iela, hay đường
Little Hill. về phía tay phải, (nhìn từ phía Nam lên cổng xuất nhập) là Công
Trường Blech Platz, nơi tuyển chọn những ai được “vinh dự” hành quyết ngay, hoặc
những ai sẽ được “đề cử” làm một thứ “lao công - nô lệ”. Tại đó có một “sân khấu”,
với chín vòng sắt treo lùng lẳng và đu đưa theo gió. Mỗi đêm ít nhất phải có
sáu người lên trình diễn với vòng sắt quanh cổ, và những đêm nào mà Roschmann cảm
thấy bực bội trong người, số sáu người này có thể được hàng chục người bất hạnh
khác luân phiên thay nhau lên trình diễn, cứ một màn là chín người. Cả khu xóm
Riga rộng chừng ba cây số vuông, chứa được chừng 12.000 đến 15.000 người. Trước
khi chúng tôi được đưa đến đó, ít nhất khoảng 2.000 người Do Thái từng cư ngụ
trong khu này đã bỏ đi, để lại cả khu cho năm ngàn người chúng tôi, vừa đàn
ông, đàn bà, và con nít, toàn quyền sử dụng. Nhưng số lượng này càng ngày càng
tăng lên đến gần 30.000 người, do đó một số người tương đương với số người mới
vừa đến được đem đi thủ tiêu, để giữ số lượng dân cư trong xóm ở mức độ trung
bình là 30.000 người.
Đêm đầu tiên tại
đó, sau khi được chỉ định một người một phòng trong những ngôi nhà gạch bỏ
hoang, chúng tôi được ngủ một giấc thật ngon trên những chiếc giường thật sự,
và được đắp những tấm chăn làm bằng màn che cửa. Những người đồng cảnh ngộ với
tôi, và chính tôi nữa, cũng phải công nhận rằng tình thế chưa đến nỗi nào, và
không có gì đáng để cho chúng tôi lo sợ cả. Nhưng chúng tôi chưa làm quen với Đại
úy SS Eduard Roschmann.
Khi mùa Hè ngả
sang Thu, và Thu sang Đông, tình trạng trong khu thật bi đát. Mỗi buổi sáng,
toàn thể dân cư, phần lớn gồm toàn đàn ông vì đàn bà và trẻ nít đều đã bị thủ
tiêu ngay khi vừa mới đến - với một tỷ lệ cao hơn những người đàn ông đủ sức khỏe
- được tập trung lại tại công trường Blech Platz, xô đẩy vô hàng bằng những
báng súng của mấy tên lính SS, và được điểm danh. Bọn SS không gọi chúng tôi bằng
tên. Chúng tôi được đếm, và chia thành những đoàn công tác. Gần hết số dân cư
đàn ông; và một số ít đàn bà con nít, rời khu xóm vào lúc tờ mờ sáng để đi làm
công tác khổ sai trong mười hai giờ liền tại những địa điểm công tác quanh đó.
Trước đây, khi
mới đến, tôi đã khai với bọn SS tôi làm nghề thợ mộc. Điều này không đúng,
nhung khi mình đã làm kiến trúc sư và đã từng xem xét công việc của thợ mộc, thì
mớ kiến thức nhỏ nhoi hấp thụ được nơi những ngươi thợ này cũng đủ để giúp cho
mình mạo xưng là thợ mộc. Tôi được đưa đến một trại cưa gần đó, nơi những cây
thông đốn tại địa phương được đưa về cưa xẻ để dùng làm nhà cho bọn SS.
Công việc thật
nặng nhọc, đủ để giết chết một người đàn ông khỏe mạnh, bởi chúng tôi phải làm
việc quần quật suốt ngày ngoài trời, trong khí hậu ẩm ướt và lạnh buốt của vùng
Latvia, suốt từ mùa này sang mùa khác.
Khẩu phần hàng
ngày của chúng tôi là nửa lít của một thứ nước đục ngầu được chúng gọi là súp,
với một vài miếng khoai vụn nổi lều bều trên đó, được phát cho chúng tôi trước
khi đi bộ đến nơi làm việc, và nữa lít nước khác với một lát bánh mì đen khi
chúng tôi trở về khu xóm vào buổi tối,
Bất cứ ai đem
thức ăn vô khu xóm cũng bị phạt treo cổ ngay trước mặt đám dân cư tập trung tại
công trường Blech Platz, ngay trong khi điểm danh buổi tối. Dù vậy vẫn có người
liều lĩnh cãi lệnh, vì có đem thức ăn vô khu xóm mới là phương tiện duy nhất để
được sống sót.
Mỗi đêm, khi
đoàn công tác trở về, Roschmann và đồng bọn ưa đứng nơi cổng xuất nhập để kiểm
soát những người đi qua trước mặt chúng. Chúng bất chợt gọi một người đàn ông
hay đàn bà, đôi khi một đứa bé ra khỏi hàng và cởi quần áo ngay trước mặt
chúng. Nếu chúng tìm thầy một củ khoai hay một miếng bánh, người đó sẽ ở lại
phía sau trong khi đoàn người đều bước về công trường.
Khi tất cả được
tập trung lại để điểm danh, Roschmann xuất hiện với đám tội phạm theo sau. Những
người đản ông sẽ bước lên sân khấu trước, tự tròng chiếc vòng sắt vô cổ và đứng
trên đó chờ đợi cho đến khi bọn chúng tôi ở dưới này được điểm danh xong.
Sau đó
Roschmann sẽ duyệt qua hàng quân tử tội, vừa chửi rủa vừa đá ngã từng chiếc ghế
dưới chân tử tội. Hắn thích làm như vậy trước mặt nạn nhân, vì tử tội được dịp
trông thấy hắn lần chót trước khi về bên kia thế giới. Đôi khi hắn lại giả vờ
đá hụt chiếc ghế, và sẽ rống lên cười một cách man rợ vì tử tội cứ đinh ninh
mình đã chết rồi. Đôi khi tử tội đọc kinh cầu nguyện Chúa phù hộ, đôi khi họ lại
van lạy Roschmann tha chết. Roschmann khoái nghe những lời van nài này lắm. Hắn
giả vờ điếc, vểnh tai lên hỏi: “Ông bạn nói lớn một chút nữa được không? Muốn
nói gì đó?”. Sau khi đá xong chiếc ghế dưới chân tử tội vừa van nài hắn,
Roschmann quay người qua phía đồng bọn hắn pha trò: “Độ này sao tao điếc quá
bây ơi! Chắc phải đi khám bác sĩ xin được cấp máy nghe quá!”. Trong vòng vài
tháng, Eduard Roschmann đã trở thành hiện thân của Ác Quỷ đối với đám tội nhân
chúng tôi. Không có cái gì gian ác nhất mà hắn không làm.
Khi một người
đàn bà bị bắt quả tang mang thức ăn vô khu xóm, bà ta bị Roschmann bắt buộc phải
chứng kiến cảnh hành quyết những người đồng lõa, nhầt là khi những người này là
cha anh hay bà con với bà ta. Sau đó Roschmann bắt bà ta quỳ mọp xuống trước mặt
chúng tôi để cho một tên lính SS cạo trọc đầu.
Sau khi chúng
tôi được điểm danh xong, bà ta sẽ được dẫn ra nghĩa trang, tự đào cho mình một
cái huyệt. Khi đào xong đâu vào đó rồi, bà ta sẽ quỳ xuống bên miệng huyệt
trong khi Roschmann hay một tên tay sai nào đó sẽ bắn phát súng “thi ân” vô sau
ót bà ta. Không một ai được phép chứng kiến cảnh hành quyết này hết, nhưng lời
đồn từ bọn lính SS gốc Latvian cho biết đôi khi Roschmann còn tàn ác giả vờ bắn
trượt vô tai bà ta, để làm cho bà ta té xuống huyệt vì kinh sợ, bắt bà ta leo
lên ngồi bên miệng huyệt một lần nữa, xong mới bắn phát súng “thi ân”. Bọn SS gốc
Latvian được công nhận là một bầy ác thú, nhưng Roschmann còn vượt hẳn chúng.
Tại Riga, có một
cô gái tên Olli Adler, quê quán ở Munich, giúp đỡ bọn chúng tôi rất nhiều. Cô
em ruột của nàng đã bị hành quyết trước đây vì lén đem thức ăn vô xóm. Olli là
một thiều nữ đẹp tuyệt vời, và lọt vô mắt xanh của Roschmann. Roschmann lấy
nàng làm thiếp, danh xưng chánh thức là bồi phòng, vì một nhân viên SS không được
quyền giao thiệp với bất cử một thiếu nữ Do Thái nào hết... Nàng thường giấu
thuốc men đem về mỗi khi được phép về thăm xóm, và tội này nếu bị Roschmann bất
được thì chắc Olli không thể nào tránh khỏi bị hành quyết. Lần chót tôi gặp
nàng là khi chúng tôi bước lên tàu tại bến tàu Riga.
Vào cuối mùa
Đông đầu tiên, tôi biết chắc mình sẽ không còn sống trong bao lâu nữa. Đói
khát, lạnh lẽo ẩm ướt, công việc nặng nhọc và những việc khủng bố tinh thần tàn
bạo đã lần mòn làm tiêu hao thân thế tráng kiện của tôi xuống còn một mớ da bọc
xương. Nhìn mình trong gương, với cặp mắt đỏ ngầu sâu thóp, và đôi má hóp, tôi
trông như một cụ già bảy mươi, tuy vừa được ba mươi lăm tuổi. Nhưng không riêng
gì tôi, ai ai cũng đều như vậy cả.
Tôi đã chứng
kiến cảnh ra đi đến chỗ chết của hàng vạn người. Nơi họ được đưa đến là một khu
rừng đầy dẫy những mồ chôn tập thể. Hàng ngàn người khác chết vì đói, lạnh và
làm việc quá sức, và một số lớn khác chết vì bị đánh đập, treo cổ, bắn sau
lưng. Ngay sau khi đã sống sót trong năm tháng ròng rã, tôi vẫn nghĩ mình đã vượt
quá thời gian chịu đựng. Ý chí và bản năng sinh tồn trong tôi, được nuôi dưỡng
từ khi tôi bước lên toa xe lửa, giờ đây không còn nữa. Tôi chỉ còn biết sống một
cách máy móc nhàm chán, ngày này qua ngày khác, mà sớm muộn gì cũng phải có
ngày kết thúc.
Cho đến bây giờ
tôi vẫn còn nhớ rõ ngày tháng của đoàn xe Dunamuride thứ hai: 3 tháng 3 năm
1942. Chừng một tháng trước đó, chúng tôi thấy xuất hiện một chiếc xe rất kỳ lạ.
Bề dài của nó bằng chừng bề dài của một chiếc xe buýt, được sơn màu xám tro, và
hoàn toàn bít bùng, không có cửa sổ. Nó đậu ngay trước cổng xuất nhập. Vào buổi
điểm danh sáng hôm đó, Roschmann cho chúng tôi biết về một công tác mới cần đến
sức lao động của chúng tôi. Hẳn nói có một xưởng đóng cá hộp tại Dunamunride; gần
sông Duna, cách Riga chừng tám cây số. Công việc tại đó rất nhẹ, thức ăn đầy đủ
và chỗ ngủ rộng rãi.
Bởi những lý
do trên, công việc tại xưởng đóng cá hộp chỉ dành riêng cho ông già bà cả, đàn
bà và trẻ con mà thôi. Nếu còn dư chỗ thì sẽ đến phần những người đau yếu.
Dĩ nhiên là có
rất nhiều người mong muốn được chọn để làm công việc nhàn hạ này. Roschmann đi
duyệt qua hàng ngũ chúng tôi, và lần này những người già cả, đau yếu, thay vì
trốn rúc đàng sau như những lần trước, bây giờ lại chen nhau đứng ra phía trước
để mong lọt vô mắt xanh của Roschmann.
Một trăm người
được chọn tất cả, và được dồn lên chiếc xe dị hình. Cửa xe được đóng lại và chiếc
xe lăn bánh mà không thấy xả khói ra. Sau này chúng tôi mới biết công dụng của
chiếc xe này. Không có xưởng đóng cá hộp nào hết. Chiếc xe là một phòng thoát
hơi độc lưu động, do đó theo ngôn từ của đám tù nhân chúng tôi, “Đoàn xe Dunamunride”
đồng nghĩa với chết bằng hơi ngạt.
Vào ngày 3
tháng 3 năm đó, tin đồn loan ra trong chúng tôi rằng sẽ có một đoàn xe Dunamunride
thứ hai, và chắc thế nào Roscnmann cũng sẽ loan báo vào buổi điểm danh sáng. Quả
thật vào sáng hôm sau, không ai chịu tiến lên tình nguyện, nên Roschmann phải
len lỏi vô hàng ngũ chúng tôi, dùng chiếc roi da quất lên ngực những ai được chọn
đi. Như thầm hiểu ý chúng tôi, hắn đi qua giữa hàng thứ tư và thứ năm, biết chắc
sẽ tóm được những kẻ già yếu bênh tật.
Có một cụ già
biết được điều này, nên lẻn ra đứng hàng đầu.
Cụ ta chừng
sáu mươi lăm tuổi, nhưng trong một nỗ lực tuyệt vọng để được sống, cụ ta đã
mang một đôi giày gót cao, một đôi vớ đen, và mặc một chiếc váy thật ngắn, dài
quá gối một chút. Cụ thoa phấn trắng lên má, và sơn môi màu đỏ chói. Có thể cụ
có hy vọng sống sót nhiều hơn nếu len lỏi vô giữa đám chúng tôi và trốn
Roschmann, thay vì phải phục sức như một thiếu nữ.
Roschmann dừng
chân trước mặt cụ, trố mắt nhìn. Một thoáng mừng rỡ, quỷ quyệt, hiện lên mặt hắn.
“Ồ người đẹp nào đây?”. Hắn rít lên, dùng roi điểm vô mặt cụ già để gây chú ý
cho đồng bọn đang đứng canh chừng hơn một trăm nạn nhân vừa được chọn.
“Người đẹp muốn
đi Dunamunde chơi không?”
Run như cây sậy
vì sợ hãi, cụ già nhỏ nhẹ đáp:
“Thưa quan,
không!”
Roschmann nói,
hướng mắt về phía bọn SS: “Ngưòi đẹp năm nay bao nhiêu cái xuân rồi? Mười bảy?
Hai mươi?”
Đôi chân cụ
già run lầy bẩy. “Dạ em hai mươi”.
“Tuyệt! Tuyệt!”,
Roshmann nói lớn. “Nào người đẹp bước ra giữa công chúng để chúng tôi cùng thưởng
thức sắc đẹp và tuổi trẻ đầy nhựa sống của người!”
Vừa nói xong,
hắn kéo cụ già ra ngay giữa công trường Blech Plaz. Quay mặt về phía đám tù
nhân chúng tôi, Roschmann nói: “Bây giờ người đẹp sẽ biểu diễn một vài màn vũ
cho chủng ta cùng thưởng thức”.
Cụ ta đứng chết
run. Cụ lẩm bẩm gì trong miệng tôi nghe không rõ.
“Nói gì đó,
người đẹp?”, Roschmann thét lớn. “Không biết múa sao? Ồ! Giấu nghề hoài. Tôi dư
biết một người trẻ đẹp như thể này thế nào cũng phải múa thật đẹp!”
Bọn lính gác
SS cười té nghiêng té ngửa. Bọn Latvian không hiểu Roschmann nói gì, nhưng vẫn
cười hùa theo. Cụ già lắc đầu. Nụ cười trên môi Roschmann bỗng tắt.
“Múa đi!”. Hắn
giận dữ hét lên.
Cụ già sợ quá
làm vài cử động dị hợm, nhưng ít giây sau khựng người lại. Rosehmann rút khấu
Luger ra khỏi bao, lên cơ bẩm, nhắm xuống cát bắn, cách chân cụ già không tới
năm phân. Cụ già nẩy bật người lên.
“Nào, múa! Múa
cho các cha xem, đồ điếm Do Thái!”. Roschinann vừa hét vừa bóp cò súng lia lịa.
Một tiếng múa của hắn được một phát súng đi kèm theo.
Lắp hết gắp đạn
này đến gắp đạn khác cho đến khi bẳn sạch cả ba gắp đạn mang trong người, hắn
buộc cụ già phải múa trong hơn nửa giờ đồng hồ, nhảy cao lên hơn sau mỗi phát
súng, chiếc váy tưng lên quá hông sau mỗi cái nhảy, cho đến khi cụ già ngã gục
xuống cát, không thể đứng dậy được dù cho có được tha mạng đi nữa. Roschmann bẳn
ba phát súng cuối cùng trước mặt cụ già, bắn tung tóe cát vô mặt cụ. Giữa tiếng
vang chát chúa của từng phát súng là tiếng tru tréo thảm thiết của cụ già.
Khi đã bắn hết
đạn, Roschmann tống mạnh chiếc bốt vô ngay bụng cụ già. Tất cả những hành động
của Roschmann đều xảy ra trong im lặng về phía bọn chúng tôi, cho đến khi một
người đứng cạnh tôi cất tiếng lên cầu nguyện. Hắn gốc người Hasid, nhỏ con,
trên người chỉ khoác lên vài mảnh giẻ rách còn lại của chiếc áo bành tô. Hắn bắt
đầu tụng kinh Shema, đọc đi đọc lại bằng một giọng trầm buồn ai oán, càng lúc
càng lớn Biết rằng Roschmann đang lên cơn lôi đình, tôi thầm cấu nguyện sao cho
tên Hasid cạnh tôi câm miệng lại. Nhưng hắn cứ tiếp tục....
“Shema
Yisroel... Nghe chăng Israel. .”
“Cầm mồm lại
đi!”, tôi nói nhỏ cho hẳn nghe. “Adonai elohenuí - Thượng Đế là Chúa chúng
con...”
“Bạn im ngay
được không? Chết cả lũ bây giờ!”. “Adonai eha a a a d... Thượng Đế laà... à…”.
Như một ca sĩ
hắn ngân những chữ cuối cùng như giáo sĩ Akiba đã làm trước khi chết tại thánh
đường Caesarae theo lệnh của Tinius Rufius. Ngay lúc đó Roschmann sầm mặt xuống.
Hắn ngẩng đầu lên nhìn chúng tôi. Vì tôi cao hơn Hasid đến một cái đầu, hắn chú
ý đến tôi ngay.
“Đứa nào vừa lẩm
bẩm cái gì trong miệng đó!”. Hắn hét lớn, nhanh chân tiến về phía tôi.
“Mày”, hắn
dùng roi chỉ tôi. “Bước ra khỏi hàng ngay lập tức!”. Không còn nghi ngờ gì cả.
Hẳn chỉ đúng tôi. Tôi nghĩ bụng đời mình đến đấy kể như tàn rồi, nhưng cần gì?
Chết hay sống không thành vấn đế nữa. Tôi can đảm bước ra khỏi hàng tiến về
phía trước.
Roschmann
không nói gì hết, nhưng khuôn mặt hắn giựt giựt như người lên kinh phong. Hắn lấy
lại bình tĩnh, cười rống lên, một cái cười thật gian ác đã từng làm khiếp đảm
không biết bao nhiêu ngưòi, kể cả bọn SS người Latvian.
Tay hắn cử động
thật mau lẹ, không ai nhìn kịp. Tôi chỉ cảm nhận một thoáng rát bên má trái
cùng với một tiếng động kinh hồn như ai đã cho nổ một trái bom sát bên tai tôi.
Vài phút sau tôi mới thấy đau đớn nơi miếng thịt được cắt ra từ màng tang xuống
tới mép miệng. Trước khi vết cắt kịp thời rướm máu, tay Roschmann lại cử động
thêm một lần nữa, và chiếc roi quất vô má phải tôi cùng với tiếng động như xé
tai.
Một vài phút
sau, hai dòng máu tươi chảy dài xuống ướt áo tôi, nhỏ xuống cổ áo như hai vòi
nước đỏ. Roschmann quay người về phía người đàn bà xấu số, đang khóc tức tưởi
giữa công trường, nhìn ngắm bà ta trong, giây lát, xong quay mặt về phía tôi ra
lệnh.
“Lượm đống thịt
bầy nhầy này liệng lên xe cho tao!”.
Một vài phút
trước khi đám tử tội còn lại lủi thủi tiến đến chiếc xe định mệnh, tôi bồng xốc
cụ già lên, ẵm cụ đi bộ ra cổng xuất nhập, nơi chiếc xe hơi ngạt đang đợi sẵn.
Tôi định bụng
đặt cụ già xuống phía sau xe rồi quay về công trường nhưng vừa mới quay lưng
đi, cụ già chụp lấy tay tôi bằng những ngón tay nhăn nheo và run rầy, với một sức
mạnh không thế tưởng được. Bà kéo tôi xuống sát và với một chiếc khăn tay, bà
chấm những giọt máu còn đang chảy xuống hai bên gò má tôi.
Cụ già nhìn thẳng
vô mặt tôi; gương mặt cụ lẫn lộn son phấn và nước mắt, nhưng cặp mắt cụ sáng rực
như những vì sao.
“Đứa con Do
Thái ơi!”. Bà nói nhỏ bên tai tôi. “Con phải sống. Thề với bà con sẽ sống thoát
khỏi nơi này. Con phải sống để cho thế giới bên ngoài biết những gì bọn chúng
đã bắt dân tộc chúng ta gánh chịu. Hứa với bà đi con. Thề trên kinh Torah cho
bà được chết một cách thỏa nguyện”.
Tôi thề với bà
ta rằng tôi sẽ sống, bằng mọi cách, và bà ta để tôi đi.
Ngay sau đó,
tôi đã quyết định hai việc. Một là giữ một cuốn nhật ký bí mật, dùng một cây
kim và một lọ mực đen ăn cắp được xâm lên hai bàn chân những ngày nào có nghĩa
nhất trong thời gian giam giữ, và những sự kiện nào quan trọng nhất, để một
ngày nào đó tôi có thể viết lại những gì đã xảy ra tại Riga, và dùng những chứng
tích này để trưng ra cho toàn thể thế giới biết và lên án những tên đầu xỏ tại
đây. Việc thứ hai là trở thành một Kapo, một nhân viên của đội Cảnh Sát Do Thái
làm chó săn cho bọn SS. Quyết định này thật nặng nề, vì công việc của một Kapo
là dẫn dắt đám tù nhân đi công tác, và đôi khi còn dẫn họ ra nơi hành quyết nữa.
Hơn thế nữa, Kapo được phép mang dùi cui, đánh đập người đồng hương. Nhưng tôi
đã quyết định. Ngày 1 tháng 4 năm 1942, tôi đến gặp tên trùm Kapo và tình nguyện
gia nhập đội ngũ của hẳn, và từ đó tôi trở thành một tên chó săn. Bộ đội Kapo
luôn luôn có chỗ trống để kết nạp thêm đội viên. Dù cho được ăn ngon hơn, làm
việc nhẹ nhàng hơn, nhưng ít người Do Thái chịu gia nhập.
Đến đây tôi cần phải mô tả rõ hơn phương
pháp hành quyết những người không đủ “khả năng” công tác, vì chỉ bằng cách này
Roschmann mới tiêu diệt được từ 70.000 đến 80.000 dân Do Thái tại Riga. Khi
chuyến xe lửa chở tù nhân đến ga, có khoảng chừng 5.000 người được ghi nhận là
mạnh khỏe trên tổng số 6.000 vì số 1.000 người còn lại đã bỏ xác trong cuộc
hành trình rồi.
Khi họ vừa mới
đến, họ được tập họp lại tại Công Trường Blech Platz để cho bọn SS tuyển chọn
xem ai được vinh hạnh đem đi hành quyết, không những trong đám người vừa mới đến
mà cả trong bọn tù nhân kỳ cựu như chúng tôi nữa. Trong số những người mới đến,
những kẻ già yếu mà phần lớn là đàn bà và trẻ con được tách rời ra và được xếp
loại “không đù khả năng làm việc”. Họ được xếp đứng qua một bên. Số còn lại được
kiểm kê thêm một lần nữa. Nếu đếm được hai ngàn người trong số này thì sẽ bốc
hai ngàn người khác trong đám kỳ cựu chúng tôi đem đi thủ tiêu, để luôn luôn giữ
số lượng 5.000 người đủ sức khỏe công tác. Theo phương cách này, dân cư trong
xóm luôn luôn ở mức trung bình và không bao giờ tăng. Một người có thể sống được
sáu tháng, trong thời gian này phải làm việc chết thôi, đôi khi có thể lâu hơn
nữa. Tuy nhiên khi sức khỏe bắt đầu suy yếu thì một ngày nào đó Roschmann sẽ
dùng roi chỉ vô mặt, và người đó sẽ gia nhập hàng ngũ tử tội.
Lúc ban đầu,
đám tử tội này được dắt bộ đến một khu rừng nằm ở ngoại ô Riga. Bọn SS gốc
Latvian gọi nơi này là Bickernicker, hay rừng cao. Sau khi đã đốn hết rừng
thông, bọn đồ tề cho đào những hố thật lớn. Dưới sự chứng kiến của Roschmann, bọn
Latvian dùng đại liên quạt đám tử tội xuống đó, lấp đất lại vừa đủ đậy những
thây ma lại.
Chúng tôi có
thể nghe tiếng gầm của đại liên vọng lại từ khu rừng mỗi khi có một đám tử tội
được hành quyết, và chúng tôi cũng được mục kích cảnh Roschmann trở về khu xóm
như một vị “anh hùng” sau khi đã thi hành xong cuộc tàn sát tập thể.
Sau khi trở
thành một Kapo, mọi liên lạc mật thiết giữa tôi với đám tù nhân được cắt đứt. Tôi
không cần phải thanh minh hành động của mình, vả lại dù thêm hay bớt một Kapo
có làm giảm bớt đi ai trong danh sách những kẻ từ tội đâu? Nhưng Kapo có hy vọng
sống sót nhiều hơn, và có cơ hội trả thù cho đồng loại. Có phải tôi thành Kapo
vì tôi sợ chết không? Không. Sợ hãi không còn là một yếu tố quan trọng nữa, bởi
vào thảng 8 năm đó một biến cố quan trọng đã xảy đến và giết chết linh hồn
trong cơ thể tàn tạ của tôi, chỉ để lại trong tôi một ý chí sống còn mà thôi.
Tháng 7 năm
1942, một số dân Do Thái gốc Áo được chở đến Riga. Họ từ Vienna tới. Hình như số
phận của họ được định đoạt trước để hưởng “sự đối đãi đặc biệt” vì không một ai
trong bọn họ vô trú ngụ trong khu xóm. Chúng tôi không thấy mặt họ vỉ họ được dẫn
ngay đi từ nhà ga đến thẳng khu rừng cao.
Trong đêm đó,
bốn xe vận tải chất đầy quần áo từ nơi hành quyết chạy thẳng về công trường
Blech Plats và đổ xuống đó từng núi giày vớ, quần lót, áo mưa, bàn chải đánh
răng, kiếng mát, răng giả, nhẫn cưới, viết máy v.v...
Đây là chuyện
thường xảy ra sau những vụ hành quyết. Những tử tội đều bị lột hết tài sản ngay
trước miệng hố, và kể tự đó những tài sản thu góp được thuộc về Đức Quốc Xã.
Nhưng một số lớn vòng vàng, kim cương lại lọt vô túi Roschmann.
Tháng 8 năm
1942 có một chuyến xe lửa tương tự chở phạm nhân từ Theresienstadt, nơi giam giữ
hàng vạn dân Do Thái gốc Đức và Áo trước khi chở họ về miền Đông để hành quyết.
Lúc đó tôi đang đứng tại công trường Blech Plats nhìn Roschmann tuyển chọn tử tội.
Những người mới đến đều bị cạo đầu hết, và rất khó mà phân biệt đàn ông hay đàn
bà, ngoài những chiếc áo vải thô cấp cho họ. Có một người đàn bà đứng phía bên
kia công trường làm tôi chú ý. Có điểm gì trong nét mặt của nàng làm cho tôi bối
rối, cố moi óc nhớ lại xem đã gặp nàng ở đâu? Nhưng giờ đây nàng quá tiều tụy,
thân hình gầy yếu như cây sậy, lâu lâu lại gập người xuống trong những cơn ho
liên hồi.
Đến trước mặt
nàng, Roschmann dùng roi vỗ vỗ ngực nàng rồi bước sang người khác. Bọn Latvian
đi theo hắn kéo nàng ra khỏi hàng để nhập vô đám tử tội vừa được Roschmann chọn,
đang đứng đợi ngay giữa công trường. Chuyến tàu nầy gồm có rất nhiều người “không
đủ khả năng làm việc”, và danh sách đi Rừng Cao thật dài. Điều này có nghĩa là
ít người trong đám tù binh kỳ cựu sẽ được chọn. Nhưng điều này không mấy quan hệ
gì đến tôi nữa, vì bây giờ tôi đã trở thành Kapo, đeo băng tay, mang dùi cui hẳn
hoi. Dù Roschmann đã nhìn thấy mặt tôi, nhưng chắc hắn cũng không nhận ra tôi
được. Hắn đã đánh quá nhiều người, và để quá nhiều sẹo trên mặt các nạn nhân.
Phần lớn những
người được tuyển chọn đêm đó được xếp thành một hàng dài, và được bọn Kapo
chúng tôi hộ tống ra cổng xuất nhập. Từ đó bọn Latvian sẽ dắt họ ra Rừng Cao.
Nhưng đêm đó chiếc xe hơi ngạt lại được đem ra chắn ngay cổng. Một trăm người
già yếu nhất được tách ra khỏi hàng. Tôi đang sửa soạn hộ tống đoàn người kia
ra cổng, bỗng Trung úy Krause chi tay về phía năm Kapo chúng tôi ra lệnh:
“Tụi bây dẫn bọn
này ra xe Dunamunde!”
Sau khi tất cả
đoàn từ tội đã ra khỏi cổng, năm anh em chúng tôi hộ tống đoàn một trăm người,
phần đông đi cà nhắc, bò lết dưới đất, ho xụ xụ, ra tận cửa xe hơi độc. Người
đàn bà tiều tụy lúc nãy ở trong số một trăm người này. Nàng cũng như tất cả số
người còn lại đều biết họ sẽ đi về đâu, nhưng ai ai cũng ngoan ngoãn bước lên
xe. Nàng quá yếu để nhấc chân lên khỏi đất, vì xe quá cao, và vì nàng không còn
đủ sức nữa. Nàng nhìn tôi với cặp mẳt cầu cứu. Chúng tôi đứng nhìn nhau, bàng
hoàng. Tôi nghe tiếng chân sau lưng tôi, và thấy bốn Kapo kia đang dợm mình đứng
vào thế nghiêm. Đoán biết chắc là một sĩ quan SS nào đó, tôi làm y theo bọn
Kapo. Người đàn bà nhìn tôi không chớp mắt. Tiếng giày sau lưng tiến về phía
tôi. Không ai xa lạ, mà chính là Roschmann. Hắn hất hàm ra lệnh cho mấy tên
Kapo kia tiếp tục công việc, xoay người qua tôi nói:
“Tên chú mày
là gì?” - Giọng hắn thật nhỏ nhẹ.
“Thưa Đại úy,
Tauber”. Tôi đáp, đứng trong thế nghiêm.
“Này Tauber,
ta thấy mi hơi chậm chạp trong công tác!”
Tôi không biết
phải trả lời sao. Roschmann chau mày lại nhìn người đàn bà như nghi ngờ điểu
gì. Hẳn bật cười thật man rợ.
“Chú mày quen
người đàn bà này phải không?”. Hắn hất hàm hỏi.
“Thưa Đại úy
phải”. Tôi trả lời.
“Vợ mày phải
không?”. Hắn hỏi tiếp.
Tôi đứng chết
lặng, không biết phải đối đáp ra sao. Tôi gật đầu.
Hắn tiếp tục
cười man rợ hơn.
“Cung cách chú
mày để đâu hết rồi? Đỡ người đẹp lên xe đi!”.
Tôi đờ ngươi
ra, bất động.
Hắn kê miệng
sát tai tôi nói thật nhỏ nhẹ:
“Tao cho mày
mười giây để liệng nó lên xe, nếu không thì chính mày phải lên thế chỗ nó”.
Tôi chậm rãi
chìa tay ra cho Esther bám vào. Vịn vào đó Esther bước lên xe. Khi nàng đã vô
trong rồi, nàng nhìn xuống tôi, hai dòng nước mắt chảy dài xuống hai bên gò má.
Nàng không nói gì với tôi. Chúng tôi đã không nói được với nhau tiếng nào. Cánh
cửa xe đóng sập lại, và chiếc xe từ từ chuyển bánh. Hình ảnh cuối cùng tôi ghi
nhận nơi Esther là đôi mắt nàng, đăm đăm nhìn tôi, nhìn thẳng vô mắt tôi.
Tôi đã bỏ hơn
hai mươi năm dài để cố tìm hiểu ánh nhìn trong đôi mắt Esther. Có phải là ánh
nhìn thương yêu hay oán ghét, xót xa hay thương hại, kinh ngạc hay cảm thông?
Tôi không bao giờ đoán biết được.
Khi chiếc xe
hơi độc đã đi xa, Roschmann quay qua tôi nói:
“Mày có thể tiếp
tục sống cho đến khi tao muốn mày chết, nhưng cứ kể như mày chết rồi đi!”.
Và hắn hoàn
toàn có lý. Đó là ngày tâm hồn tôi kể như đã chết. Ngày đó là 29 tháng 8 năm
1942.
Những ngày
tháng sau đó, tôi trở thành một thứ người máy. Không còn gì có nghĩa đối với tôi
nữa. Tôi nhìn những tội ác của Roschmann và đồng bọn với cặp mắt dửng dưng. Những
gì có liên hệ đến tâm thần mình không còn làm tôi rung động nữa. Tôi chỉ ghi nhận
tất cả, từng chi tiết nhỏ một, cố nhét chúng vô đầu hoặc xâm khắc ngày tháng “lịch
sử” vào chân và đùi mình.
Những đoàn xe
tiếp tục đến, những hành khách tiếp tục hành trình đến khu Rừng Cao, hay đến
đoàn xe Dunamunde. Đôi lúc tôi nhìn vô mắt tử tội khi đi song song với họ đến cổng
xuất nhập. Những tử tội làm tôi nhớ đến một bài thơ của một thi sĩ người Anh.
Bài thơ mô tả một thủy thủ bị đày đọa phải sống, khi nhìn đôi mắt đồng đội của
mình phải chết vì đói khát, và chàng ta đọc được trong đó sự nguyền rủa của họ.
Đối với tôi
không còn lời nguyền rủa nào có giá trị nữa, vì tôi không cảm nhận một tình cảm
nào hết, ngay cả mặc cảm tội lỗi. Tôi chỉ còn sống với sự trống rỗng của một
người chết biết đi...
Cuối mùa Thu
năm 1943, lệnh từ Berlin truyền xuống phải quật những đám mồ tập thể tại khu Rừng
Cao lên, và dùng vôi sống, lửa để tiêu hủy các thây ma. Lệnh ban xuống thì dễ,
nhưng thi hành lệnh là cả một vấn đề, vì mùa Đông đã đến và tuyết đóng cứng mặt
đất. Sự kiện này làm cho Roschmann điên tiết lên, nhưng các thủ tục hành chính
phức tạp làm cho hẳn bận rộn suốt ngày, nên hắn ít để ý đến chúng tôi.
Ngày này qua
ngày khác, những toán tạp dịch tân lập mang cuốc xẻng lên khu Rừng Cao, và ngày
này qua ngày khác, từng cụm khói đen ngòm bốc lên từ khu Rừng Cao. Họ dùng cây
thông để đốt, nhưng những xác chết mục nát bắt cháy rất lâu nên công tác bị trì
trệ, Bọn họ xoay qua dùng vôi sống rưới xuống từng lớp thây ma, và vào mùa Xuân
năm 1944, khi mặt đất trở nên xốp hơn, họ lấp những miệng hố lại.
[Phương pháp rưới vôi sống đốt cháy các thây ma nhưng không
hủy được các bộ xương. Sau thế chiến, Hồng Quân Nga Sô đã quật lên được 80.000
bộ xương tại khu Rừng Cao].
Những người Do
Thái phụ trách công tác này không thuộc về đám tù nhân trong khu xóm Riga. Họ
hoàn toàn bị cô lập với tập thể chúng tôi. Họ bị giam trong những trại tồi tệ
nhất, Salas Pils chẳng hạn, và sau này bị thủ tiêu lần hồi bằng cách không được
ăn uống cho đến chết, dù có ghi nhận một vài trường hợp ăn thịt lẫn nhau.
Mùa Xuân năm
1944, khi công tác của Berlin giao phó tạm xem như hoàn tất, khu xóm Riga được
thanh toán sau cùng.
Phẩn lớn số
30.000 dân cư bị bắt đi bộ về khu Rừng Cao và trở thành những tử tội cuối cùng.
Khoảng 5.000 người trong số có tôi được di chuyển về Kaiserwald, trong khi bọn
SS tiếp tục công tác thiêu hủy và san thành bình địa khu Riga.
[Vào mùa xuân năm 1944, cuộc Tổng Phản công của Nga Sô đã mở
rộng trận tuyến xuống sâu về hướng Tây, Hồng Quân tràn ngập xuống phía Nam
Baltic, vượt qua biển cùng tên, thọc xuống miền Tây. Cuộc tiến quân của Nga Sô
cắt toàn miền Ostland khỏi lãnh thổ Đức quốc và tạo nên mối xích mích, bất hòa
giữa Hitler và các Tướng chỉ huy mặt trận. Họ đã tiên liệu được hành động này
và nhiều lần khuyến cáo Hitler nên rút bớt 40 Sư Đoàn về vùng an ninh trong nội
vi vòng đai lãnh thổ. Hitler không nghe theo, nhấn mạnh đến châm ngôn “CHẾT HAY
THẮNG”. Cái chết là phần thưởng của Hitler dành cho 500.000 quân Đức bị cô lập,
cắt khỏi mọi nguồn tiếp tế, họ chiến đấu với cấp khoản đạn dược thật hạn chế để
trì hoãn một định mạng được an bài sẵn hoặc chịu quy hàng. Một phần lớn bị bắt
làm tù binh trong mùa Đông 44-45 và chỉ một số ít hồi hương mười năm sau đó].
(Trong hai mươi trang kế tiếp, Tauber mô tả cuộc phấn đấu để
sống còn tại Kaiserwald, chống đói khát, bệnh tật và lao lực, cùng chịu đựng sự
dã man của bọn SS. Trong thời gian này Tauber không thấy bóng dáng Roschmann
đâu cả. Hình như hắn vẫn còn ở tại Riga. Tauber mô tả cuộc chuẩn bị đào tầu khỏi
Riga của bọn SS, nỗi sợ sệt của bọn chúng vào cuối tháng 10 năm 1944 trước viễn
ảnh bị Hồng quân bắt sống, và ý đồ quỷ quyệt của chúng dùng đám tù nhân Do Thái
còn lại làm bình phong và con tin để cho chúng trốn thoát về lãnh thổ Đức. Đây
là ngón đòn thông dụng của bọn sĩ quan SS áp dụng tại những trại tập trung khi
Hồng Quân tiến gần đến chúng. Chừng nào còn nói được có việc quan trọng cần phải
làm để phục vụ chế độ, chừng đó bọn SS còn có quyền qua mặt Lục quân Wehrmacht
để tránh viễn tượng ghê gớm là đối đầu với những Sư Đoàn thiện chiến của
Stalin. “Nhiệm vụ” mà chúng tự giao phó là hộ tống số tù binh Do Thái còn lại tại
những trại tập trung về an toàn đến Đức. Đôi khi trò hề này trở thành quá dị hợm
vì quân số hộ tống gấp mười lần số lượng tù binh).
Chiều ngày 11
tháng 10 chúng tôi đi bộ đến thành phố Riga. Đến giờ phút đó chúng tôi chỉ còn
lại hơn 4 000 người. Chúng tôi được đưa thẳng xuồng bến tàu. Từ xa chúng tôi có
thể nghe được tiếng rầm rầm vang dội như tiếng sấm. Chúng tôi bàng hoàng trong
giây phút, vì từ trước tời giờ chúng tôi có nghe tiếng bom đạn đâu!
Khi chúng tôi
ra tới bến tàu, một cảnh chen lấn diễn ra trước mắt chúng tôi. Bến tàu đầy nghẹt
quân lính Đức. Chưa bao giờ tôi thấy chúng tập trung lại một chỗ đông đảo như vậy.
Chúng tôi được xếp thành hàng dọc theo các kho chứa hàng, và một lần nữa chúng
tôi lại nghĩ đời mình đến đây sẽ được kết liễu bằng một tràng đại liên. Nhưng
chúng tôi đã nghĩ sai.
Hình như bọn
SS muốn lợi dụng chúng tôi, những tên Do Thái cuối cùng, dùng chúng tôi như là
mọt nguyên cớ để thoát khỏi bước tiến càng lúc càng gần của Hồng Quân. Phương
tiện dùng để chuyên chở chúng tôi đậu dọc theo bến số 6. Nó là một vận tải hạm,
chiếc tàu cuối cùng. Chúng tôi đứng nhìn cảnh hàng trăm thương binh khác nằm
trên cáng xếp thành ba hàng dọc đợi đến phiên mình lên tàu hồi hương.
Lúc Roschmann
đến, trời đã sụp tối. Hẳn đứng chết lặng khi nhìn con tàu đang chất những thương
binh lên. Định thần lại và biết đứợc việc gì đang xảy ra, hắn quay người qua mấy
viên y tá đang khiêng cáng ra lệnh:
“Tất cả hãy bỏ
cáng xuống!”.
Hẳn thót người
qua bến tàu tiến về phía một viên y tá, và tát mạnh vô mặt người này. Hắn duyệt
qua đội ngũ chúng tôi hét lớn: “Đồ heo ăn hại, mau leo lên tàu khiêng đám “xác
chết” kia trở xuống!”.
Dưới những họng
súng của bọn lính SS, chúng tôi bắt đầu đi qua bên kia đường. Hàng trăm sĩ quan,
hạ sĩ quan và binh sĩ SS, lúc nãy đến giờ đứng ngắm nhìn con tàu một cách thèm
thuồng, đồng loạt tiến về phía trước nối đuôi theo sau chúng tôi. Khi tên SS đầu
tiên bước lên tàu và chuẩn bị khiêng người thương binh trở xuống đất, một tiếng
hét vang dội buộc hắn phải ngừng tay. Tôi vừa đặt chân lên nấc thang bỗng giựt
mình vì tiếng hét, quay lưng lại nhìn.
Một Đại úy Lục
quân đang chạy dọc theo bến tàu tiến đến vận tải hạm. Hắn dừng chân lại dưới
chân cầu thang. Ngước nhìn những đồng đội đang được khiêng trở lại xuống đất liền,
viên Đại úy hỏi lớn:
“Ai đã ra lệnh
khiêng những thương binh của tôi xuống đất?”. Roschmann bước đến sau lưng hắn
nói: “Tôi ra lệnh đây. Tàu này của chúng tôi”.
Viên Đại úy
quay người lại, thọc tay vô túi quần móc ra một mảnh giấy.
“Tàu này được gởi đến đây để đón thương
binh Lục quân, và tàu chỉ chở thương binh Lục quân mà thôi!”, viên Đại úy nói.
Vừa dứt lời hắn quay qua phía mấy người y tá ra lệnh tiếp tục công tác. Tôi
nhìn sang phía Roschmann. Người hắn run run, tôi nghĩ có lẽ vì giận dữ. Nhưng
không phải, Hẳn sợ bị bỏ lại đây để đối phó với quân Nga.
Hắn mở miệng mắng
nhiếc các y tá: “Tôi nhân danh Quốc Trưởng ra lệnh cho mấy anh phải ngưng tay,
và cũng nhân danh Quốc Trưởng, tôi nắm quyền chỉ huy tàu này”.
Các nhân viên y tá không thèm để ý đến hắn
mà chỉ tuân theo lệnh của viên Đại úy Lục quân. Tôi nhìn kỹ khuôn mặt của người
sau này, vì chỉ đứng cách tôi không đầy hai thước. Đôi mắt hắn thật mệt mỏi, mà
những nếp nhăn hai bên khóe mắt càng làm nổi bật. Thấy công tác đang tiến hành
một cách đều đặn, viên Đại úy bước về phía các y tá, đi ngang qua mặt
Roschmann. Từ trong đám thương binh đang nằm trên cáng, một giọng nói miền
Hamburg vọng lên: “Hoan hô Đại úy! Đại úy chì quá, cho “bể mặt” bọn SS khốn nạn”.
Đại úy Lục quân
đi ngang qua Roschmann, không thèm ngó tên đồ tể. Tên sau này chụp ngay tay
viên Đại úy Wehrmacht giật ngược lại phía sau, tát mạnh vô mặt viên sĩ quan
này.
Tôi đã nhìn cảnh
Roschmann đánh người hàng trăm lần, nhưng lần này kết quả không như hắn muốn.
Viên Đại úy bình tĩnh chịu đòn, nắm chặt bàn tay lại và tống một quả đấm bất thần
ngay vô quai hàm Roschmann. Tên đồ tể bật người về phía sau, lảo đảo và té nhào
xuống tuyết. Từ mép miệng hắn một dòng máu tươi rịn xuống. Viên Đại úy bỏ hắn
đó, tiếp tục đi về phía các y tá.
Tôi thấy
Roschmann rút khẩu Luger khỏi vỏ, nhắm thật kỹ bắn vào giữa vai viên Đại úy Lục
quân. Mọi hoạt động ngưng ngay sau tiếng nổ. Viên Đại úy nẩy người lên, gượng
người ngoái cổ lại. Roschmann nhả đạn một lần nữa, lần này bắn ngay cổ viên Đại
úy. Viên Đại úy rún người lại và tắt thở trước khi thân mình chạm đất. Một vật
gì hắn đeo quanh cổ rơi xuống, và để ý thật kỹ mới biết đó là Bảo quốc huân
chương.
(Miller đọc trang này, lần đầu hơi kinh ngạc, bán tín bán
nghi, căm giận tột độ. Chàng đọc đi đọc lại trang nhật ký này hàng chục lần. Biết
chắc không thể nào nghi ngờ được sự xác thực của nó, Miller lật sang trang
khác, tiếp tục đọc).
Sau đó, chúng
tôi được lệnh khiêng các thương binh Wehrmacht xuống bến tàu. Tôi giúp đỡ một
anh thương binh trẻ bước xuống cầu thang. Hắn bị mù cả hai mắt và một tấm vải
dơ dáy được quần quanh đầu hẳn. Hắn mê sảng, không ngớt gọi tên mẹ. Tôi tin hắn
chưa quá mười tám tuổi.
Công tác hoàn
tất, chúng tôi được lệnh xuống tàu. Chúng tôi được nhốt xuống hai hầm tàu chật
hẹp, chất như cá mòi, không một ai có thể nhúc nhích được. Cửa hầm được đóng lại
xong, bọn SS mới lũ lượt kéo xuống tàu. Vận tải hạm nhổ neo trước nửa đêm, vị
thuyền trưởng muốn rời khỏi vịnh Latvia trước khi mặt trời mọc, để khỏi bị phi
cơ Stormovik của Nga phát hiện. Chúng tôi mất ba ngày mới cặp bến, hải cảng nằm
trong lòng hậu phương Đức. Ba ngày ròng rã không ăn không uống đã làm cho số
4.000 người chúng tôi còn lại không hơn 2.500 người, Không có thức ăn gì được lọt
vô bao tử để nôn ra, do đó số tử nạn dọc đường phẩn lớn vì phải mửa ra mật xanh
mật vàng, hoặc vì bị nghẹt thở. Cánh cửa hầm được mở ra, và từng cụm gió lạnh lất
phất bụi tuyết lọt vô chiếc hầm thối tha của chúng tôi.
Khi chúng tôi
bước lên bờ tại Danzig, các xác chết được đặt cạnh những người sống để bọn SS
kiểm kê lại số lượng có phù hợp với lúc khởi hành từ Riga không. Bọn SS luôn
luôn chính xác với những con số.
Sau này tôi mới
được biết Riga lọt vô tay quân Nga vào ngày 14 tháng 10, ngay trong khi chúng
tôi còn đang lênh đênh trên mặt biển.
(Nhật ký của Tauber sắp kết thúc. Từ Danzig, những người sống
sót được di chuyến bằng phà về trại tập trung Stutthof, và cho đến những tuần lễ
đầu tiên của năm 1945, Tauber được bổ sung đến công tác tại xưởng đóng tàu ngầm
Burggraben, ban ngày làm việc tại đó và ban đêm trở về trại. Vì thiếu ăn, hàng
ngàn người bỏ xác tại Stutthof. Tauber nhìn họ chết, tự hỏi không biết tại sao
mình được sống sót. Vào tháng giêng năm 1945, Hồng Quân không còn cách Danzig
bao xa nữa. Những kẻ sống sót trong trại Stutthof được áp tải về miền Tây trong
cuộc hành trình mệnh danh là “Tử chinh”. Dự định của bọn SS là đưa đám tù binh
này về Berlin. Khắp miền Đông nước Đức, từng đoàn dân Do Thái được dùng làm “giấy
thông hành” cho bọn SS được lũ lượt đưa về miền Tây. Dọc đường, trong bão tuyết,
họ chết như rạ. Một lần nữa Tauber qua khỏi cơn thử thách này, và sau cùng đám
người còn sống sót tới được Magdeburg, quận lỵ nằm về phía Tây Berlin. Bọn SS bỏ
đám người này lại Magdeburg, mạnh thằng nào nấy chạy thoát thân. Nhóm của
Tauber được đưa vô nhốt tại nhà lao Magdeburg do một lão già ngớ ngẩn, vô tích
sự, thuộc lực lượng trừ bị tại gia trông coi. Không có khả năng nuôi ăn đám tù
nhân, và sợ hãi trước bước tiến càng ngày càng gần của Quân Đồng Minh, lão cai
tù cho phép đám tù nhân ra ngoài kiếm ăn)
Lần cuối cùng
tôi trông thấy Roschmann là khi chúng tôi được điểm danh tại bến tàu Danzig. Ấm
áp trong chiếc áo bành tô, hắn đứng nhìn chúng tôi trong giây lát, rồi bước vội
lên một chiếc xe hơi đang đợi hắn. Tôi cứ tưởng hình ảnh này sẽ là hình ảnh cuối
cùng của tôi về hắn, nhưng không, tôi có dịp nhìn lại hắn một lần cuối cùng
khác vào ngày 3 tháng 4 năm 1945.
Ngày đó tôi đi
ra làng Gardelegen, một ngôi làng nhỏ trong quận Magdeburg, và mót được một ít
khoai tây. Khi tôi và ba người bạn đang trò chuyện đi bộ về nhà lao, một chiếc
xe từ phía sau chúng tôi trờ tới. Chiếc xe này thắng gấp lại để tránh một chiếc
xe ngựa đang đi ngược chiều. Tôi nhìn vô bên trong xe, không chú ý gì mấy đến
những hành khách trong đó. Bên trong có bốn sĩ quan SS tất cả, và bọn chúng chắc
đang trên đường đào tẩu. Ngồi cạnh tài xế, trong bộ đồng phục và cấp hiệu của một
Hạ sĩ Lục quân là Eduard Roschmann. Tôi sững sờ nhận ra hắn. Nhưng hắn không nhận
ra tôi, vì lúc đó tôi quấn một chièc khăn lớn làm bằng bao bột mì quanh đầu, để
khỏi bị cảm lạnh. Tôi không thể nào lầm lẫn được. Đích thị là tên đồ tể ở Riga,
chớ không ai xa lạ.
Hình như bốn
tên sĩ quan SS trong xe đang thay đổi đồng phục. Một chiếc áo được liệng ra
ngoài khi chiếc xe vọt nhanh ở cuối đường. Chúng tôi đến nơi chiếc áo được liệng
ra một vài phút sau đó. Chiếc áo gắn cấp hiệu sĩ quan SS, với phù hiệu hai làn
sét và cấp bậc Đại úy. Roschmann của tổ chức SS đã biến mất.
Sáng ngày 27
tháng 4, quận lỵ Magdeburg bồng trở nên im lặng khác thường. Vào giữa trưa, tôi
đang đứng tán dóc với hai ba tên lính gác trừ bị tại gia trước sân nhà lao.
Chúng sợ sệt ra mặt và bỏ ra hàng giờ để giải thích và minh xác với tôi rằng bọn
chúng không bao giờ nhúng tay vô những tội ác của Adolf Hitler, và chắc chắn bọn
chúng không liên quan gì đến việc đàn áp dân Do Thái.
Tôi nghe tiếng
xe rồ máy trước cửa nhà lao. Có tiếng gõ cửa. Lão già bước ra mở khóa cửa. Một
người đàn ông to lớn bận một bộ đồng phục tác chiến khác lạ thận trọng bước vô
sân nhà lao. Chắc hắn là một sĩ quan, vì có một người cầm súng dài kè kè theo
sát đít hắn. Hai người này chỉ đứng lặng im nhìn quanh quất. Trong một góc của
nhà lao, có ít nhất năm mươi xác chết được chất đống lên, những kẻ đã chết cách
đây hơn hai ba tuần mà không còn ai đủ sức để đem họ đi chôn. Một số khác, nửa
sống nửa chết, nằm dựa lưng vô tường, cố hưởng một chút ấm áp của mặt trời.
Hai người lính
mới vô nhìn nhau và đồng quay sang lão cai tù. Lão nhìn họ một cách bẽn lẽn,
nói một vài tiếng có lẽ học được từ hồi đệ nhất thế chiến. Lão nói: “Hello
Tommy!”
Vị sĩ quan nhìn lão bằng nửa con mắt, liếc nhìn về phía đống
xác chết nằm ngổn ngang, mở miệng nói bằng một giọng Anh đặc:
“Đ.M, lũ heo
chúng bây!”
Tôi bật khóc nức
nở liền sau đó.
Tôi không còn
nhớ rõ mình trở về Hamburg bằng phương tiện nào. Tôi thường ước thèm, trong thời
gian bị giam giữ, là được nhìn lại những gì còn sót lại của cuộc sống xa xưa.
Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng, dù ước mộng mình đã thành sự thật. Không còn gì
để tôi nhìn hết. Con đường nơi tôi sinh sống và lớn lên nay đã biến mất trong
những trận dội bom kinh hồn của không quân Anh-Mỹ. Nơi tôi làm việc, căn nhà
tôi không còn gì hết.
Người Anh gửi
tôi vô điều trị tại bệnh viện Magdeburg. Sau một thời gian ngắn tôi tự ý rời khỏi
nơi này, và tôi quá giang xe về nhà. Về đến đây, tôi sững sờ đứng trước cảnh
hoang tàn đổ nát của thành phố thân yêu, và ngã xỉu ra đường. Tôi bỏ phí gần một
năm của đời sống còn lại, nằm tĩnh tâm trong một bệnh viên tâm thần, chịu chung
cảnh ngộ với những người đồng hương về từ Bergen Belsen, và một năm khác với tư
cách một trợ tá viên trong bệnh viện, để chăm sóc những người đồng hương bất hạnh
hơn tôi.
Ra khỏi bệnh
viện, tôi đi tìm một căn phòng nhỏ tại Hamburg, thành phố chôn nhau cắt rún, để
sống quãng đời còn lại.
(Nhật ký kết thúc với hai trang giấy đánh máy sạch sẽ hơn và
trắng hơn những trang khác, có lẽ mới được Tauber thêm vô).
Tôi đã sống
trong căn phòng mướn này từ năm 1947. Trước khi rời khỏi bệnh viện tâm thần,
tôi đã bắt đầu viết lại những gì xảy đến cho tôi tại Riga. Nhưng trước khi hoàn
thành cuốn nhật ký này, tôi được biết còn rất nhiều người khác sống sót khỏi
cơn thử thách như tôi. Ý định đầu tiên, trở thành nhân chứng tố cáo Roschmann
trước dư luận và Tòa án thế giới, đã cản ngăn tôi ấn hành tập nhật ký này. Tôi
gìn giữ nó như một bảo vật, với hy vọng một ngày nào đó sẽ có dịp trưng cho
toàn thể thế giới thấy và hiểu những thống khổ mà Roschmann đã gây cho dân Do
Thái nói chung, và cho riêng cá nhân tôi.
Nhưng nhìn lui
lại, tôi đã phí công và thì giờ. Tôi đã thất bại trong cuộc tranh đấu để sống
còn với chủ đích ghi nhận và tố cáo những điều ghê tởm và bỉ ổi của bè lũ SS,
trong khi những người đồng cảnh ngộ với tôi đã thành công.
Bây giờ tôi mới
nhận biết rằng ngay cả ước muốn cuối cùng trong đời tôi là trông thấy Eduard
Roschmann ra trước vành móng ngựa để trả lời những tội ác của hẳn, và chính tôi
sẽ làm nhân chứng, ước muốn đó sẽ không bao giờ đến cả.
Tôi thường đi
thất thểu qua các đường phố, hồi tưởng lại ở mỗi bước đi mọi kỷ niệm xa xưa. Tất
cả giờ đây sẽ không bao giờ được như trước. Những đứa trẻ nhìn tôi, rú lên cười,
chạy trốn khi tôi muốn đến gần chúng. Có một lần tôi bắt chuyện được với một đứa
bé gái không lộ vẻ gì sợ sệt tôi, nhưng chính bà mẹ cô ta lại đến xách tay cô
ta đi chỗ khác.
Một lần khác,
một người đàn bà lạ mặt đến thăm tôi. Bà ta làm việc tại Quỹ Bồi Thường và thông
báo cho tôi biết tôi được hưởng tiền trợ cấp gì đó. Tôi nói với bà ấy tôi không
cần. Bà ta hết sức phật ý, cổ thuyết phục tôi nhận những món tiền để bù trừ lại
những gì tôi phải gánh chịu suốt mấy năm dài. Tôi từ chối mãi nên bà ta gửi một
người khác đến tiếp xúc với tôi. Ông ta cho tôi biểt ít có ai từ chối nhận tiền
bù trừ lắm. Nhưng tôi thì khác, tôi cho ông ta biết như vậy. Tôi chỉ nhận những
gì của tôi mà thôi, vì tôi không thích chịu ơn ai cả. Tôi nghĩ đã làm phật lòng
nhân viên này, vì họ sẽ gặp rắc rối trong sổ sách kế toán.
Khi tôi còn nằm
điểu trị tại bệnh viện người Anh tại Magdeburg, một vị bác sĩ hỏi tôi tại sao
tôi không di cư về Israel, Quốc gia sắp được trao trả lại độc lập? Làm sao tôi
giãi bày cho ông ta hiểu được? Tôi không thể nói cho ông ta biết là tôi không
có quyển trở về miền Đất Hứa, nhất là sau những gì tôi đã làm cho Esther, vợ
tôi. Tôi thường nghĩ ngợi nhiều về vấn đề này, và tự cho mình không đáng hưởng
quyền hồi hương.
Sau này, nếu
có người Do Thái nào tại Israel - miền Đất Hứa mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến
- đọc được những dòng chữ này, xin người đó đọc cho tôi một đoạn kinh Kaddish.
Salomon Tauber
Altona; Hamburg 21 tháng 11 năm 1963
Peter Miller đặt cuốn nhật ký xuống bàn, ngã người ra ghế,
nhin lên trần nhà, phì thuốc. Gần năm giờ sáng, chàng nghe tiếng cửa mở. Sigi vừa
đi làm về. Nàng ngạc nhiên thấy Miller chưa đi ngủ.
- Anh làm gì thức khuya vậy?
- Đọc sách. - Miller đáp.
Nửa giờ sau đôi nhân tình nằm trên giường. Ánh nắng đầu tiên
lẻn vô phòng. Sigi ngái ngủ và sung sướng như một thiếu nữ vừa mới được yêu lần
đầu, trong khi Miller thức trao tráo, nằm im lặng, suy tư và lo âu.
- Anh có chuyện gì lo âu dữ vậy? - Sigi dò hỏi.
- Có gì đâu! Anh nghĩ chuyên vớ va vớ vẩn!
- Em biết chắc anh có chuyện không muốn nói cho em nghe! Nội
nhìn mặt anh cũng đủ biết anh đang lo lắng điều gì!
- Anh đang lo không biết có viết nổi thiên phóng sự tới của
anh không!
Nàng xích lại gần Miller, nói trong tai chàng:
- Anh gom hết tài liệu cần thiết để viết chưa, hay phải đi
điều tra tới điều tra lui, hay phải làm chuyện gì khác?
Miller nằm sấp người lại, với tay dụi điếu thuốc trong chiếc
khay để tàn thuốc; chàng nói trong hơi khói thuốc:
- Em nói đúng! Anh phải điểu tra tới điểu tra lui, nhưng
cũng chưa đủ, Anh phải truy lùng một người!
------------
Còn tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét