Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Hồ Sơ ODESSA - Chương 9

Hồ Sơ ODESSA

Tác giả: Frederick Forsyth
Người dịch : Cung Khắc Dũng
Nhà xuất bản Trẻ - Năm xuất bản: 1974

Chương 9

Sáng hôm sau Peter Miller trở lại văn phòng của Simon Wiesenthal.
- Hôm qua ông có hứa cho tôi biết qua về Odessa. - Miller nhắc.
- Tối hôm qua tôi chợt nhớ một chuyện chưa cho ông biết! - Miller nói tiếp.
Chàng kể lại câu chuyện tên Bác sĩ Schmidt đợi chàng trong phòng khách của khách sạn Dreesen, và những lời cảnh cáo của tên này.
Wiesenthal gật đầu mím môi:
- Ông đụng độ bọn chúng rồi! Ít khỉ nào bọn chúng ra mặt lẳm, nhất là vào giai đoạn đầu tiên. Tôi tự hỏi Roschmann đang làm cái cóc khô gì mà bọn Odessa quấn quít cả lên như vậy!
Sau đó, trong hai giờ liên tiếp, Wiesenthal tức “Tên Thợ Săn Nazi” thuyết trình cho Miller nghe tất cả những gì ông biết về Odessa, từ lúc khởi sự hoạt động như một tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ và di tản đến nơi an toàn mọi tên SS bị tầm nã, đến thời bành trướng ra thành tổ chức có guồng máy hoạt động chặt chẽ để điều hành tất cả những người nào đã từng mang hai làn sét trên cổ áo. Khi Quân Đội Đồng Minh tràn ngập nước Đức năm 1945 và phát hiện nhiều trại tập trung ghê rợn, họ không quy tội cho toàn dân Đức mà trút tất cả những tội ác này lên đầu bọn SS. Nhưng quân Đồng Minh không bắt được một tên SS gộc nào hết. Bọn SS đã biển mất đâu rồi? Chúng đi vô đời sống “bóng tối” ngay trong nội địa Tây Đức, hoặc Áo quốc, hoặc bỏ trốn ra nước ngoài.
Trong cả hai trường hợp, sự mất dạng của chúng không phải là một hành động cấp thời hay tùy hứng, mà được mưu tính sẵn từ trước, điều mà Quân Đội Đồng Minh phải mất nhiều năm mới khám phá ra.
Sự kiện này phản ảnh một phần cái được gọi là “Tinh thần Ái Quốc” của bọn SS, bắt đầu với tên đầu sỏ Heinrich Himmler, và bất cứ một tên SS nào từ nhỏ đến lớn phải ráng cứu lấy thân mình, phó mặc cho dân Đức đau khổ gánh chịu mọi hậu quả và nguyền rủa của toàn thể nhân loại. Đầu tháng 11 năm 1944, Heinrich Himmler đã thương lượng mạng sống của hắn qua trung gian Quận Công Bernadotte của Hội Hồng Thập Tự Thụy Điển, nhưng bị Đồng minh từ chối bảo đảm sinh mạng. Trong khi bọn Nazi và SS không ngớt kêu gào dân chúng Đức phải chiến đấu hăng say hơn, cho đến khi những vũ khí “nhiệm mầu” được tung ra, thì trong vòng bí mật bọn này đã chuẩn bị trước cuộc đào tẩu. Chỉ có bọn chúng mới biết là không có vũ khí nhiệm mầu nào hết, và sự sụp đồ của Đệ Tam Đức Quốc Xã và của toàn thể nước Đức chi còn là vấn để thời gian mà thôi.
Tại mặt trận miền Đông, Lục quân Wehrmacht phải đối đầu với Hồng quân Nga Sô, và chịu nhiều tồn thất lớn lao về nhân mạng. Lục quân chiến đầu không phải để đánh đổi một chiến thắng về mặt chiến lược, mà chỉ để kéo dài thời gian cho bọn SS chuẩn bị xong chương trình đào tẩu. Tại hậu tuyến Lục quân Wehrmacht còn có bộ đội SS nữa, không ngần ngại bẳn bỏ và treo cổ bất cứ quân nhân Lục quân nào tỏ ý muốn đào ngũ. Hàng ngàn sĩ quan và binh sĩ Wehrmacht đã bị bọn SS thủ tiêu một cách dã man,
Trước sự sụp đồ toàn diện, tức sáu tháng trước khi thế chiến thứ hai kết thúc, các tay trùm SS đều biến mất hết. Như rắn mất đầu, từ thành phố này đến quận lỵ khác, hàng trăm, hàng ngàn sĩ quan SS đã tự ý đào nhiệm, thay đổi y phục, đút giấy tờ tùy thân giả tạo vô túi, rồi khuất dạng trong cơn khủng hoảng của một nước Đức kiệt quệ của những năm 1944 và 1945. Chúng để lại Đội Quân Trừ Bị Tại Gia để nghênh tiếp Quân Đội Anh-Mỹ tại cửa những trại tập trung. Đội Quân Wehrmacht mệt mỏi, chán chường vô “an dưỡng” tại những trại tù, và đàn bà trẻ con đói khát chịu quyền cai trị của Đồng Minh trong suốt mùa Đông giá lạnh của năm 1945.
Những tên trùm SS nào tự cảm thấy mình hơi có máu mặt, khó tránh khỏi sự nhận diện của nhà chức trách Đồng Minh, đều trốn cả ra ngoại quốc. Đây là lúc Odessa khởi sự hoạt động. Thành lập trước khi thế chiến chấm dứt, nhiệm vụ tiên khởi của nó là bốc những thành viên SS nào đang bị truy nã ra khỏi nước Đức một cách an toàn. Odessa đã thiết lập được mối bang giao thân thiện và chặt chẽ với Tổng Thống Juan Peron của Á Căn Đình, và bằng chứng của mối bang giao này được thể hiện qua số lượng 7.000 Thông hành để trắng; mà nhà Độc Tài Á Căn Đình đã biếu không cho Odessa, để giúp phương tiện đào tẩu cho những tên SS bị tầm nã. Bọn này chỉ cần điền tên giả, dán hình vô thông hành, đến Tòa Lãnh Sự Á Căn Đình thị thực, và đáp tàu đi Buenos Aires hay đến miền Cận Đông.
Hàng ngàn tội phạm SS tràn qua Áo và xuống miền Nam tỉnh Tyrol, thuộc Ý Đại Lợi. Chúng được đưa từ nhà an toàn này đến nhà an toàn khác dọc theo đường dây đào tẩu, rồi từ đó chúng được đưa tới hải cảng Genoa, Ý Đại Lọi, hoặc xuống Rimini hay Roma. Một số tổ chức xã hội, từ thiện và tôn giáo đã tiếp tay cho bọn này đào tẩu vì những lý do mà chỉ riêng những tố chức này biết, hoặc vì lý do nhân đạo. Nhưng sự thật thì những tổ chức này đã bị ru ngủ bởi những luận điệu tuyên truyền của Odessa cho rằng Quân Đội Đồng Minh tàn bạo, đàn áp không nương tay những “chiến sĩ ái quốc” SS, những người chỉ biết tuân theo thượng lệnh.
Trong số những người bị Odessa mê hoặc, đáng kể nhất là cha Alos Hudal, Giám Mục địa phận Roma. Cha Hudal đã dùng chủng viện Phan Xi Cô để làm nơi tạm trú an toàn cho bọn SS trong khi chờ đợi giấy tờ tùy thân giả mạo mà Odessa sẽ làm cho chúng.
Trong nhiều trường hợp, bọn SS di chuyển ra hải ngoại với chứng từ do Hội Hổng Thập Tự cấp qua trung gian của Vatican, và mỉa mai hơn nữa, trong nhiều trường hợp khác, cơ quan từ thiện CARITAS đã đài thọ phí tổn chuyển vận cho bọn chúng!
Đây là nhiệm vụ đầu tiên của Odessa. Và Odessa đã thành công. Không biết rõ số lượng nhân viên SS đào tẩu là bao nhiêu, nhưng chi biết tám mươi phần trăm trong số này đáng hưởng án tử hình nếu bị thộp cổ.
Sau khi đã khai thác dân Do Thái, và kết quả của những “đặc ân được đưa qua bên kia thế giới”, một gia tài kếch xù bòn tỉa dược của dân tộc này được chuyển từ những ngân hàng Thụy Sĩ qua nơi lánh nạn, Odessa tạm rút lui vô bóng tối để quan sát sự rạn nứt của Đồng Minh. Ý định của Odessa lúc ban đầu là thành lập Đệ Tứ Đức Quốc Xã, không được tay trùm Odessa tại Á Căn Đình tán thành. Nhưng vói sự hình thành của tân Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức vào năm 1949. Đại Hội Đồng Odessa đã đồng thanh chấp nhận năm mục tiêu sau đây:

- Mục tiêu thứ 1: Tái xâm nhập những cựu nhân viên SS vô mọi sinh hoạt mới tại Tây Đức. Trong suốt những năm cuối cùng của thập niên 40 và trong suốt thập niên 50, bọn cựu SS len lỏi vô những dịch vụ dân sự ở đủ mọi cấp và mọi lãnh vực, như Luật Sư, Chánh Án, Cảnh Sát, Cơ Quan Hành Chánh Địa Phương, Y Sỹ Đoàn. Trên những cương vị này, bọn chúng có khả năng bảo vệ lẫn nhau khỏi bị điều tra bắt bớ phiền phức, bảo toàn quyền lợi của nhau, và nói một cách tổng quát đảm bảo rằng việc điều tra và khởi tố những cựu đồng chí SS tiến hành một cách chậm trễ, nếu không muốn nói là không đi đến đâu.

- Mục tiêu thứ 2: Xâm nhập guồng máy chánh trị trong nước. Tránh né những cấp quyền cao, những cựu nhân viên SS len lỏi vô hạ tầng tổ chức của đảng cầm quyền. Một lần nữa, không có luật lệ nào cấm cản một cựu nhân viên SS gia nhập đảng phái chánh trị cả. Đây có thể là một khe hở trong luật lệ của nước Đức, và từ đó không thấy hay nghe nói đến một chánh trị gia nào kêu gọi đẩy mạnh công tác truy lùng và khởi tố bọn SS được bầu vào những chức vụ lớn trong đảng CDU hay SCU. Một chánh trị gia lỗi lạc từng phát biểu như sau: “Chính trị là một bài toán. Sáu triệu dân Do Thái bị giết không bỏ phiếu được. Nhưng năm triệu cựu đảng viên Nazi và nhân viên SS là năm triệu lá phiểu béo bở!”

Mục tiêu thứ 1 và thứ 2 đều nhắm vào việc trì hoãn, nếu không muốn nói là chấm dứt mọi cuộc điểu tra và truy tố những cựu nhân viên SS. Odessa có “lá bài tẩy” rất lớn để thành công. Lá bài này là lương tâm của hàng triệu người, bằng cách này hay cách khác đã giúp đỡ và a tòng với SS trong việc sát hại hàng triệu dân Do Thái vô tội, nhưng đã không có can đảm thú thật tội lỗi của mình. Khi Thế chiến chấm dứt, họ làm ăn lương thiện và không đời nào họ chịu để tên tuổi và uy tín bị hoen ố bởi một cuộc điều tra, bươi móc dĩ vãng, nhất là khi phải ra hầu tòa với tánh cách tòng phạm. Họ đành phải giữ im lặng.

- Mục tiêu thứ 3: Xâm nhập giới doanh thương kỹ nghệ gia của nước Đức thời hậu chiến. Để đạt được kết quả, vài cựu nhân viên SS đứng tên ra lập cơ sở làm ăn, và được các trương mục mang mã số bí mật ký thác tại những ngân hàng Thụy Sĩ yểm trợ mạnh mẽ về mặt tài chánh. Bất cứ một cơ sở nào, nếu được quản trị một cách khéo léo vào thập niên 50, cũng thu đạt được lợi tức đáng kể nhờ “phép lạ kinh tế”, và sẽ trở thành một đại xí nghiệp vào thập niên 60. Số tiền lời sẽ được dùng để mua chuộc báo chí bằng cách đặc nhượng quảng cáo, yểm trợ những tờ truyền đơn, bích báo thiên Đức Quốc Xã, và để trợ giúp những đồng chí sa cơ lỡ vận.

- Mục tiêu thứ 4: Mướn luật sư biện hộ cho bất cứ một cựu nhân viên SS nào bị đưa ra trước vành móng ngựa. Trong mọi trường hợp, luật sư biện hộ vẫn là những luật sư tài ba lỗi lạc. Nếu có ai thắc mắc muốn biết mạnh thường quân nào đã bỏ tiền ra mướn họ biện hộ cho những thân chủ nghèo rách mồng tơi thì họ sẽ lắc đầu từ chối trả lời, mà chỉ cho biết rằng họ không bao giờ làm công “chùa” cho bất cử ai, nhất là cho bọn SS.

- Mục tiêu thứ 5: Tuyên truyền. Gồm có nhiều hình thức, từ việc khuyến khích phổ biến những sách báo “cực hữu” đến việc mua chuộc dân biểu Quốc Hội thông qua Dự Luật “Tư Giới”, trong đó có điều khoản khoan hồng hay ân xá mọi tội ác do bọn SS gây ra, phản tuyên truyền lại lập luận của Quân Đội Đồng Minh cho rằng có hơn 14 triệu dân Do Thái bị tiêu diệt trong khi chỉ có khoảng hơn 100.000 người bị “tai nạn rủi ro” mà thôi, tuyên truyền rỉ tai rằng chiến tranh lạnh giữa Tây phương và Nga sô đã được Quốc Trưởng Hitler tiên liệu trước, nên người hoàn toàn có lý khi xua quân xâm chiếm Nga Sô. Nhưng nỗ lực chính của Odessa với mục tiêu thứ năm là thuyết phục 70 triệu dân Đức rằng những quân nhân SS chỉ là là những chiến sĩ ái quốc thuần túy, giống như các chiến hữu Lục Quân Wehrmacht vậy, và tình huynh đệ chi binh giữa hai binh chủng vẫn luôn luôn mặn nồng, như hậu phương với tiền tuyến. Trong đệ nhị thế chiến, Lục Quân Đức rất giữ kẽ với bọn SS, ghê tởm chúng, và ngược lại bọn SS khinh bỉ binh chủng này. Khi chiến tranh bắt đầu tàn lụi dần, hàng triệu chiến binh Wehrmacht bị lùa vô cõi chết hay vô những trại giam của Nga Sô, để cho bọn SS có thời giờ chuẩn bị cuộc sống lưu vong vương giả, Hàng ngàn người bị thủ tiêu hết sức bí mật, bị giết như “chó”, chưa kể đến năm ngàn người khác bị SS đưa về bên kia thế giới sau vụ đảo chành hụt Adolf Hitler vào tháng 7 năm 1944 trong lúc chỉ có hơn 50 chủ mưu.
Làm sao một cựu chiến binh Wehrmacht, Lutwaffe, có thể coi một cựu nhân viên SS như là một người bạn đồng ngũ, bảo vệ, che chở hắn khỏi bị truy tố ra trước pháp luật, vẫn còn là một bí mật, Nhưng đó chính là điểm thành công của ODESSA.

Miller nhét viết vô túi và đóng cuốn sổ tay lại khi Wiesenthal ngưng kể. Chàng đã ghi chú tất cả những điểm quan trọng trong câu chuyên của Wiesenthal, Chàng nói:
- Thật tôi không ngờ!
- Nhiều người Đức cũng nghĩ như ông vậy! Trên thực tế, rất ít ai biết đến ODESSA. Danh xưng này ít nghe nói đến tại Đức, cũng như tại Hoa Kỳ ít ai chịu công nhận sự hiện hữu của Mafia. Vì vậy bất cứ cựu nhân viên nào đã từng cộng tác với SS cũng sẽ chối bỏ sự hiện hữu của Odessa, Thành thật mà nói, danh xưng này không còn được thịnh hành như trước, danh xưng mới là “Kameraden” (Đồng chí), cũng như bây giờ tại Hoa kỳ Mafia đổi tên thành Cosa Nostra, Nhưng một danh xưng có nghĩa lý gì ? Odessa đang hiện hữu, và sẽ tồn tại mãi mãi cho đến khi nào còn phải bảo vệ quyền lợi của một nhân viên SS.
- Ông nghĩ nếu tôi tiếp tục cuộc điều tra thì trước sau gì tôi cũng phải đương đầu với bọn chúng ? - Miller hỏi.
- Chắc chắn như vậy ! Lời cảnh cáo ông nhận được tại Bad Godesberg không thể phát xuất tự một ai khác hơn là Odessa, Hãy thận trọng trong mọi hành động của ông trong tương lai. Bọn Odessa nguy hiểm lắm!
Miller đang bị chi phối bởi một ý nghĩ khác:
- Lúc Roschmann biệt tích sau khi vợ hẳn đã tiết lộ lý lịch Wegener của hắn, ông có nói hắn cần phải có một thông hành mới?
- Đúng!
- Nhưng tại sao phải thông hành mới?
Simon Wiesenthal ngã người ra ghế gật gù:
- Tôi biết tại sao ông thắc mắc! Để tôi giải thích. Sau thế chiến, tại Đức cũng như tại Áo, có hàng chục vạn người không có lấy một tờ giấy tùy thân nào hết. Một số thực sự đã thất lạc hết giấy tờ chứng minh. Một số khác thủ tiêu hết giấy tờ vì những lý do rất dễ hiểu.
Để được cấp phát thẻ căn cước mới, bất cứ ai cũng phải có giấy khai sanh. Nhưng kẹt là hàng triệu người đã trốn khỏi những miền của nước Đức hiện do Nga Sô chiếm đóng. Thử hỏi có một cơ quan nào dám phối kiểm với nhà cầm quyển bên kia bức màn sắt rằng một công dân tên X. chẳng hạn quả thật đã chào đời tại một ngôi làng hẻo lánh nào đó ở Ba Lan không? Ngoài ra nhiều trung tâm văn khố lưu trữ giấy tờ hộ tịch đều bị thiêu hủy hoàn toàn sau những cuộc oanh tạc của Đồng Minh. Do đó thủ tục xin cấp phát thẻ căn cước rất giản dị. Một công dân Đức chỉ cần kiếm hai người ra tòa làm chứng, xác nhận những điều công dân này khai là đúng, sau đó người này sẽ được cấp phát ngay một thẻ căn cước.
Trong trường hợp những tù binh chiến tranh, khi được phóng thích họ sẽ nhận một lệnh phóng thích do nhà cầm quyền quân sự Hoa Kỳ hay Anh quốc cấp. Lệnh phóng thích này đến Cơ Quan Hành Chánh Địa Phương sẽ được đổi thành một thẻ căn cước mới, với lý lịch y như trong lệnh phóng thích. Một vài khi tên ghi trong lệnh phóng thích lại là tên giả. Nhưng ai kiểm soát được ?
Ngay sau khi thế chiến chấm dứt thì tình trạng này có thế chấp nhận được. Nhưng thử hỏi, nhà cầm quyền sẽ nghĩ sao khi một người mang lý lịch giả mạo như Roschmann chẳng hạn bị một người khác phát hiện ? Dĩ nhiên hắn không thể nào đi đến Cơ Quan Hành Chánh khai báo rằng: “Tôi đã mất hết giấy tờ trong thời loạn lạc”. Cơ quan này sẽ đặt dấu hỏi ngay, không biết hắn đã làm cách nào qua mặt được nhà chức trách khi không có một mảnh giầy tùy thân trong thời gian chuyển tiếp từ 1945 đến 1955. Do đó hắn cần phải có sổ thông hành!
- Đến đây tôi hiểu. Nhưng tại sao phải thông hành mới được? Tại sao không xài đến bằng lái xe hay giầy tờ khác?
- Vì ngay sau khi Chánh Phủ Liên Bang được thành lập, nhà cầm quyền đã nhận định rằng có ít nhất hàng trăm ngàn người đang dùng tên giả mạo. Do đó họ cần phải định một loại giấy tờ tiêu chuẩn để làm căn bản cho mọi loại giấy tờ khác. Họ chọn sổ thông hành. Tại Đức, như ông đã biết, trước khi muốn được cấp thông hành, cần phải xuất trình một bản sao giấy khai sanh, một vài giấy tờ khác. Không cần nói, những loại giấy tờ này được kiểm soát lại một cách kỹ lưỡng.
Ngược lại, mỗi khi nắm được sổ thông hành trong tay rồi, thì thể thức xin cấp phát những chứng từ khác rất dễ dàng. Hành chính là như vậy đó. Việc xuất trình sổ thông hành ra đủ thuyết phục người công chức rằng đã có không biết bao nhiêu đồng nghiệp khác đã kiểm soát sổ này rồi. Với sổ thông hành mới, Roschmann có thể xin bổ túc những giấy tờ tùy thân cần thiết khác cho lý lịch mới của hắn một cách dễ dàng như lấy đồ trong túi ra: bằng lái xe, trương mục tại ngân hàng, thẻ tín dụng, v.v... Sổ thông hành cũng tựa như một “Lệnh Tiễn” có thể dùng để đi qua các cửa ải của cơ quan hộ tịch.
- Làm sao có được sổ thông hành giả? - Miller hỏi.
- Odessa. Bọn chúng chắc phải có một tên “Thợ” làm thông hành giả! - Wiesenthal đáp.
Miller suy nghĩ trong giây lát.
- Nếu tìm ra được tên “Thợ” làm thông hành giả thì có thể khai thác biết Roschmann bây giờ đội lốt gì? Thưa, đúng không?
Wiesenthal gật đầu đồng ý:
- Có thể lắm. Nhưng khó thộp cổ tên này lắm, và nếu muốn thộp cố hắn thì phải xâm nhập len lõi vô. Việc này không ai có thế làm được ngoại trừ một cựu nhân viên SS ra.
- Như vậy thì tôi lại dậm chân tại chỗ sao? Làm gì bây giờ đây?
- Theo tôi thì ông thử liên lạc với vài người sống sót khỏi Riga xem sao! Tôi không biết họ có thể giúp ông được gì. Chúng ta đều muốn bắt Roschmann. Đây! Đọc lại đoạn này.
Wiesenthal mở tập nhật ký của Tauber ra:
- Tauber có nhắc đến tên Olli Adler nào đó, quê quán ở Munich, cùng ở tại Riga với Tauber. Nếu Olli còn sống thì chắc thế nào cũng phải trở về Munich!
Miller gật gù:
- Nếu Olli Adler còn sống thì sẽ khai báo tại đâu?
- Tại Trung Tâm Bảo Trợ Do Thái. Tổ chức này vẫn còn hoạt động, và lưu trữ tất cả hồ sơ lý lịch của dân Do Thái sanh sống hay trú ngụ tại Munich từ thế chiến đến nay. Không biết những tài liệu này có bị bom đạn Đồng Minh thiêu hủy hết không, nhưng dù sao đi nữa ông cứ đến đó thử xem!
- Ông có địa chỉ Trung Tâm này không?
Simon Wiesenthal tìm kiếm trong sổ ghi địa chỉ.
- Đây! Số nhà 27 Reichenbachstrasse, Munich. - Ngập ngửng trong giây lát, Wiesenthal nói tiếp: - Tối nghĩ ông muốn lấy lại cuốn nhật ký?
- Vâng! Tôi e phải làm vậy!
- Tiếc thật. Tôi muốn được giữ nó quá. Một bút tích thật giá trị.
Wiesenthal đứng lên tiễn Miller ra cửa :
- Chúc ông gặp nhiều may mắn! Và cho tôi biết công việc ông đến đâu nhé!
Tối hôm đó Miller dùng cơm tại nhà hàng Golden Dragon, một hiệu ăn có từ năm 1566 đến nay, Chàng nghĩ lại những lời khuyên của Wiesenthal. Hy vọng tìm kiếm những kẻ sống sót khỏi Riga hiện còn sổng thật mong manh và chàng cảm thấy hình như không còn chút hy vọng nào tìm kiếm ra người có thể cho chàng biết quá trình hoạt động của Roschmann từ năm 1955 đến nay.
------------
Còn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét