Hồ Sơ ODESSA
Tác giả: Frederick Forsyth
Người dịch : Cung Khắc Dũng
Nhà xuất bản Trẻ - Năm xuất bản: 1974
Chương 10
Miller đến Munich vào sáng ngày 9 tháng Giêng và tìm ra số
nhà 27 đường Reichenbach nhờ tấm bản đồ vừa mới mua.
Cho xe dừng lại bên lề, chàng quan sát trụ sở của Trung Tâm
Bảo Trợ Do Thái. Mặt trước của trụ sở được tô bằng đá rửa. Những tầng lầu trên
được quét vôi màu xám nhạt. Cửa ra vô bằng kính đặt ở phía trái của tầng trệt.
Bên trong trụ sở có một nhà hàng bán thức ăn thuần túy Do
Thái, nhà hàng độc nhất tại Munich chuyên về những món ăn này. Những tầng lầu
trên được dùng làm dưỡng lão viện. Tầng thứ tư là văn phòng hành chánh, quản trị
và văn khố, và hai tầng lầu năm và sáu được dùng làm nhà ngủ cho khách tạm trú.
Miller dùng thang máy để lên lầu tư và tự giới thiệu minh
nơi quầy chỉ dẫn. Trong khi chờ đời, chàng đảo mắt nhìn quanh tầng lầu. Hai kệ
sách vở, báo chí, được kê dọc hai bên tường. Đặt xen kẻ những kệ sách là chân
dung của một vài nhà lãnh đạo Do Thái giáo từ trước đến nay. Cũng có một cái
giá để tạp chí bằng tiếng Đức và Do Thái kê sát tường. Một người khách, dáng
người thấp bé, đang làm ra vẻ chăm chú đọc một tờ tạp chí.
- Thưa ông cần chi?
Chàng quay mắt nhìn về phía quầy chỉ đẫn, và bắt gặp một người
đàn bà trạc bốn mươi tuổi đúng sau đó.
Miller nói cho bà này biết những điều chàng cần tìm biết:
tông tích của Olli Adler, và ông có trở về Munich sau thế chiến không.
- Olli Adler từ đâu về? - Ngưòi đàn bà hỏi.
- Magdeburg. Trước đó là Stutthof, và trước nữa Riga!
- Ồ! Riga? - Người đàn bà hỏi. - Tôi không tin chúng tôi ghi
nhận người nào từ Riga trở về Munich cả! Hình như họ đã bị... ông hiểu tôi muốn
nói gì? Nhưng thôi, để tôi tìm thử xem!
Nói xong, người đàn bà bỏ đi vô trong. Năm phút sau bà trở
ra.
- Tiếc quá. Không có ai tên Olli Adler trình diện tại đây cả.
Adler, là một họ thông thường, nhưng không biết sao trong danh sách chúng tôi
không có ai mang họ này hết!
Miller lắc đầu chán nản:
- Vậy thì kể như hết chuyện. - Chàng nói thầm.
- Hay ông thử. đến Sở Truy Tầm Quốc Tế xem sao. - Người đàn
bà đề nghị. - Công việc chính của cơ quan này là truy tầm những người Do Thái mất
tích. Họ có đầy đủ danh sách tất cả những công dân Do Thái gốc Đức hiện đang sinh
sống trong nước, trong khi chúng tôi chỉ phụ trách khu vực Munich thôi.
- Cơ quan này ở đâu, thưa bà?
- Arolsen-in-Waldek, ngay ngoại ô Hanover. Cơ quan này do Hội
Hồng Thập Tự Quốc Tế bảo trợ!
Milter suy nghĩ trong giây lát:
- Hiện nay văn phòng này có ghi nhận ai về từ Riga không?
Con người tôi đang điều tra là tên cựu Chỉ Huy trưởng ở đó!
Căn phòng bỗng trở nên im lặng lạ thường. Miller có cảm tưởng
như người đàn ông kém thước tấc vừa liếc nhìn chàng.
Người đàn bà đứng sau quầy chỉ dẫn lắc đẩu:
- Có thể có vài người từ Riga trở về hiện đang sống tại
Munich. Trước Thế chiến thứ 2, chúng tôi ghi nhận được hơn 25.000 người Do Thái
sinh sống tại thành phố này. Hiện tại chúng tôi chỉ ghi nhận khoảng hơn 5.000
người, mà hết một nửa là thanh niên thiếu nữ chào đời từ năm 1944 trở về sau.
Có thể có người sống sót khỏi Riga. Nếu ông muốn biết thì tôi phải phối kiểm với
danh sách những nạn nhân sống sót khỏi những trại tập trung, Ngày mai ông trở lại
đây tôi cho ông biết kết quả.
Miller đắn đo trong giây lát, không biết nên bỏ rơi tất cả
và trở về nhà với Sigi hay không. Cuộc săn người của chàng không đi đến đâu cả.
Không hiểu sao chàng lại nói với người đàn bà:
- Thưa được. Mai tôi sẽ trở lại. Cám ơn bà nhiều!
Chàng trở xuống đường và đang hí hoáy mở cửa xe, bỗng nghe
tiếng chân đi về phía chàng.
- Xin lỗi ông! - Người đàn ông đứng xem tạp chí lúc nãy nói.
- Ông đang điều tra về Riga? Và tên chỉ huy trường tại đó? Roschmann?
- Phải! - Miller không ngạc nhiên. - Thì đã làm sao?
- Tôi từng bị nhốt tại Riga! - Người lạ mặt nói. - Tôi biết
Roschmann. Có thể tôi giúp được ông!
Ngập ngừng trong giây lát, người lạ mặt nói tiếp:
- Tên tôi là Mordecai. Nhưng bạn bè thường gọi tôi là Motti.
Thôi chúng ta đi kiếm cà phê, vừa uống vừa nói chuyện chơi.
Miller và Motti đến một quán cà phê gần đó.
Miller, hơi dè dặt vì thái độ “quá cởi mở” của người về từ
Riga, chỉ kể cho hắn biết qua loa về cuộc săn người của chàng.
Motti chăm chú nghe, lâu lâu gật đầu tán đồng:
- Đúng là mò kim dưới đáy biển! Tại sao một người Đức như
ông lại muốn đi tim Roschmann cho bằng được?
- Phải cần có lý do sao? Người ta đã hỏi tôi câu này không
biết bao nhiêu lần rồi, nên tôi phát nhàm. Có gì lạ khi một người Đức cảm thấy
bất mãn về hành động của một công dân khác cách đây hai mươi năm?
Motti gằn giọng:
- Không có gì lạ hết. Có khác chăng là phải hao công tốn của
để làm một chuyện như vậy thôi: chuyện Roschmann biến mất từ mười năm nay. Ông
tin chắc Odessa cung cấp thông hành mới cho hẳn?
- Có người nói với tôi như vậy và người này rất đáng tin cậy.
Và cách duy nhất tìm ra tên “Thợ” là phải xâm nhập vô Odessa.
Motti quan sát Miller:
- Hiện ông ngụ tại khách sạn nào?
Miller cho Motti biết chàng chưa đạt phòng tại khách sạn nào
hết, nhưng chắc chắn chàng sẽ ngụ tại một khách sạn chàng quen.
Theo lời yêu cầu của Motti, Miller gọi điện thoại đến khách
sạn chàng quen để đặt phòng trước.
Khi chàng rời khỏi quầy điện thoại, Motti đã bỏ về trước, chỉ
để lại một mảnh giấy dưới tách cà phê dặn Miller phải có mặt đủng tám giờ tối tại
phòng khách của khách sạn.
Miller trả tiền và ra về.
Cũng buổi chiểu hôm đó tại văn phòng luật sư của hắn, Sài
Kíu Tinh đọc lại bản báo cáo do tên mật báo viên tại Bonn gởi đến, tên đã tự
giói thiệu với Miller là Bác sĩ Schmidt.
Sài Kíu Tinh nhận bản báo cáo này từ năm ngày qua, nhưng sự
dè dặt cố hữu của hắn buộc hẳn phải đợi thêm một thời gian nữa trước khi áp dụng
biện pháp mạnh.
Chỉ thị của Tướng Glucks gởi cho hắn hồi tháng 11 vừa qua
không cho hẳn một chút tự do hành động nào cả, nhưng như tất cả mọi “Sĩ quan
Tham mưu” khác, hắn hài lòng vói thái độ trì hoãn, tránh hành động một cách
tiêu cực khi chưa đến lúc.
“Một tên Đức trẻ tuổi, cứng đẩu, ngông cuồng, mang nặng
trong đầu mối hiểm thù sâu xa đối với đồng chí liên hệ Eduard Roschmann, nhưng
không cho thấy một nguyên cớ cụ thể nào. Không chịu nghe lời phải quấy dù có bị
đe dọa cách may đi nữa...”.
Sài Kíu Tinh đọc lại đoạn nhận định trong báo cáo của
Schmidt, cau mày. Hắn với tay cầm điện thoại lên gọi Hilda, xin cô thư ký riêng
của hẳn chuyển tiếp điện thoại của hẳn ra một đường dây ngoài. Khi đường dây được
thông qua, hắn quay một hàng số tại Dusseldorf.
Sau vài hồi chuông, một giọng vắn tắt nói: “Allo, phải!”.
- Có người muốn tiếp chuyện với Mackensen. - Sài Kíu Tinh
nói.
Giọng bên kia đầu dây hỏi: “Ai?”
Thay vì trả lời thẳng cho hẳn, Sài Kíu Tinh, đọc ra phần đầu
của ám hiệu nhận bạn: “Ai có thớ hơn Frederick Đại Đế?”. Giọng bên kia đáp: “Barbarossa!”.
Im bặt trong giây lát rồi nói tiếp: “Mackensen, tôi nghe đây!”.
- Sài Kíu Tinh đây! Tôi e rằng chú hết phép nghỉ rồi. Có việc
này phải làm gấp. Làm sao nội nhật ngày mai có mặt tại đây!
- Mấy giờ mai?
- Mười giờ sáng. Nói với cô thơ ký tên chú là Keller. Tôi sẽ
báo trước cho cô ta biết.
Sài Kíu Tinh đặt máy điện thoại xuống.
Tại Dusseldoit Mackensen đứng lên, đi xuống buồng tắm để cạo
râu. Hắn to lớn, khỏe mạnh, từng lên đến chức Trung sĩ trong Sư đoàn lừng danh
Das Reich của SS, được mệnh danh “Hung Thần Sát Nhân” vì đã tự tay treo cổ hàng
trăm con tin Pháp tại Tulle và Limoges vào năm 1944.
Sau thế chiến, hắn làm tài xế cho Odessa, tải người từ Đức
qua Áo đến miền Tyrol, Ý Đại Lợi.
Năm 1946, khi bị một toán tuần tiễu Hoa Kỳ chận xe lại xét hỏi,
Mackensen đã giết trọn bốn binh sĩ tuần tiễu, chỉ bằng hai bàn tay không.
Từ đó đền nay hắn sống cuộc đời giang hồ, ngoài vòng pháp luật.
Cuối năm 1950 Mackensen đước tuyển chọn làm cận vệ cho một
vài nhân vật quan trọng trong Odessa. Hắn được bạn bè biết qua tên “Mack dao
phay” mặc dù ít khi hắn sử dụng dao để thanh toán địch thù, mà chỉ dùng hai tay
không để vặn cổ đối thủ từ trước ra sau.
Được thượng cấp trọng vọng, lúc chưa đẩy bốn mươi tuổi,
Mackensen đã trở thành “Đao phủ thủ” chính thức của Odessa, một chức vụ tín cần
chỉ giao phó cho ngươi nào có khả năng thanh toán một cách âm thầm và kín đáo bất
cứ ai mon men đến gần những tên trùm của Odessa, và những thành viên Odessa nào
trổ mòi phản lại tổ chức. Tháng giêng năm 1964, “Mack dao phay” đã chu toàn được
mười hai vụ thanh toán.
* * *
Điện thoại gọi Miller đúng lúc đồng hồ tại phòng khách khách
sạn chỉ hai mươi giờ. Đúng theo lời dặn của Motti, Miller đã có mặt tại phòng này
đúng giờ đã ghi.
Miller nhận ra ngay
giọng nói bên kia đầu dây.
- Miller? Motti đây. Tôi nghĩ có thể giúp ông. Một vài người
bạn tôi, nói đúng hơn. Ông muốn gặp họ không?
- Tôi có thể gặp bất cứ ai giúp tôi tìm Roschmann. - Miller
trả lời.
- Được lắm! Phiền ông rời khách sạn, đi về phía đường
Schiller. Cử tiếp tục đi cho đến khi thấy quán cà phê Lindemann. Đến đó sẽ gặp
tôi.
- Chừng nào?
- Ngay bây giờ! - Motti đáp.
Miller khoác áo ngoài và bước ra cửa khách sạn.
Đúng theo lời dặn của Motti trong điện thoại, Miller rẽ sang
trái, đi về phía đường Schiller. Đi được chừng một trăm thước, Miller cảm thấy
một vật gì nặng được ấn vô hông chàng và đôi mắt chàng chú ý ngay đến một chiếc
xe hơi đang đậu sẵn ở góc đường.
- Leo lên ngồi ở băng sau! - Người ấn khẩu súng vô hông
Miller nói,
Cánh cửa xe mở ra, và với cú thúc của nòng súng vô hông,
Miller cúi đầu bước vô xe. Chỉ có một người ngồi đợi chàng ở băng sau. Người lạ
mặt sau lưng chàng cũng bước lên ngối gần chàng. Cửa xe được đóng lại và chiếc
xẹ chuyển bánh. Tim Miller đập mạnh. Chàng liếc nhìn ba người lạ mặt ngồi trong
xe, không nhận ra ai quen cả.
Người ngối bên phía tay phải chàng nói:
- Tôi sẽ bịt mắt ông lại. Chúng tôi không muốn ông thấy
chúng tôi đưa ông về đâu.
Một chiếc vớ đen được trùm lên đẩu Miller, che lấp cả khuôn
mặt chàng. Chàng nhớ lại cặp mắt xanh lạnh của người lạ mặt tại khách sạn
Dreesen, và những điều Wicsenthal đã nói với chàng tại Vienna: “Hãy thận trọng.
Bọn chúng nguy hiếm lắm”. Liền sau đó chàng mới chợt nhớ đến Motti, và tự hỏi
không biết tại sao người của Odessa lại có thể đứng đọc tạp chí bằng Do Thái Ngữ
ngay tại Trung Tâm Bảo Trợ Do Thái?
Chiếc xe chở Miller chạy được chừng mười lăm phút thì ngừng
hẳn lại. Chàng nghe tiếng cách của một cánh cửa bằng sắt được mở ra. Năm phút
sau Miller được dìu ra khỏi xe. Trong một thoáng, chàng cảm thầy một luồng gió
lạnh hắt vô mặt, rồi chập sau không khí ấm áp trở lại.
Một cánh cửa được đóng sập lại sau lưng chàng. Miller được
đưa xuống vài bực thang, vô một căn phòng có vẻ như một cái hầm dưới mặt đất.
Không biết tên nào xô Miller ngồi xuống ghế.
Chàng nghe một tên ra lệnh: “Cởi chiếc vớ che mặt hắn ra!”.
Chiếc vớ được tháo ra, và Miller phải nheo mắt lại, vì chưa làm quen lại với
ánh đèn sau nửa giở bị bịt mắt.
Căn phòng Miller được đưa vô quả thật nằm dưới mặt đất, vì bốn
bề đều không có một cửa sổ nào hết. Bù lại, hệ thống điều hòa không khí chạy đều
đều và không khí trong phòng mát mẻ dễ chịu.
Motti đứng giữa căn hầm, cười cầu tài. Trước mặt hắn là một
bàn dài với tám cái ghế. Hai tên lúc nãy áp tải Miller đứng chống nạnh, một tay
vịn ghế. Hai tên này đứng cùng một điệu bộ, trông như hai tên hề. Đối diện
Miller là một người thứ tư. Miller nghi có lẽ tên tài xế đang canh gác trên kia
nên không có mặt trong hầm này. Tên thứ tư trông ra vẻ tên trùm của đám này. Hắn
chen ngồi vô ghế giữa hai tên “khỉ đột”. Miller đoán hắn chừng sáu mươi tuổi.
Khuôn mặt hắn xương xẩu, và mũi hắn trông như mũi két. Cặp mắt hắn làm cho
Miller khó chịu, cặp mắt đen thẫm, sâu húp, soi mói, cặp mắt của một tên cuồng
tín.
- Chào ông Miller. Xin ông thứ lỗi cho cách tiếp rước hơi
khác thường của chúng tôi. Lý do rất dễ hiểu: trường hợp ông quyết định từ chối
lời đề nghị của tôi, chúng tôi sẽ đưa ông về khách sạn lại và sẽ không bao giờ
ông gặp lại mặt bất cứ một ai trong bọn chúng tôi. Bạn tôi đây, Motti, - hắn chỉ
tay về phía Motti. - bạn tôi cho tôi biết ông đang truy lùng một tên Eduard
Roschmann. Và để có thể túm cổ được hắn ông sẵn sàng xâm nhập vô Odessa, Để có
thể xâm nhập vô tổ chức này ông cần được giúp đỡ, giúp đỡ thật nhiều. Rất may,
những gì ông dự tính phù hợp với một vài quyền lợi của chúng tôi, do đó chúng
tôi sẵn sàng giúp ông, Ông nghe tôi kịp không?
Miller nhìn lão già, kinh ngạc:
- Khoan đã. Trước tiên ông phải cho tôi biết điều này. Mấy
ông có phải là người của Odessa không?
Người lạ mặt cau mày thở ra:
- Trời đất! Ông nghi ngờ cả chúng tôi nữa sao? - Lão nghiêng
mình về phía Miller, kéo tay áo len và đưa cả tay trái ra cho Miller xem hàng số
được xăm vào đó bằng mực xanh.
- Auschwitz! - Lão nói, chỉ tay về phía hai tên khỉ đột. - Nạn
nhân của Dachau và Buchenwald đây! - Nghiêng người về phía Motti, lão nói: -
Riga và Treblinska
Kéo tay áo xuống, lão nói:
- Thưa ông, có nhiều người cho rằng phải đem những tên sát
nhân của dân tộc chúng tôi ra trước pháp luật. Chứng tôi không đồng ý. Ngay sau
khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi được hân hạnh tiếp chuyện với một vị sĩ quan
ngươi Anh, và được ông ta giảng dạy cho những điều mà bây giờ đây chúng tôi lấy
làm kim chỉ nam cho hành động của chúng tôi. Ông ta nói: “Nếu quả thật bọn SS
đã tàn sát sáu triệu đổng bào tôi, tôi sẽ tạo dựng một ngôi đến thờ toàn bằng sọ
người. Không phải sọ người của những kẻ đã bỏ mình tại những trại tập trung, mà
phải là sọ người của những kẻ đã nhốt họ vô đó!”.
Lý luận này thật giản dị và hợp lý, và đã thuyết phục chúng
tôi can đảm làm những gì chúng tôi hiện thời đang làm.
Nhóm chúng tôi là những kẻ đã ở lại Đức sau khi Thế chiến chấm
dứt, chỉ vì một mục tiêu, một mục tiêu duy nhất: BÁO THÙ! BÁO THÙ! Báo thù một
cách thật giản dị. Chúng tôi không cần bắt bớ bọn SS làm gì vô ích! Chúng tôi
giết chúng như người ta giết sâu bọ vậy! À mà quên? Từ nãy đến giờ xin lỗi ông
nhé. Tôi xin tự giới thiệu. Tôi là Leon!»
Và trong bốn giờ sau đó, Leon thẩm vấn Miller, quay hỏi
chàng phóng viên đủ điều trước khi cảm thấy hài lòng vì đã gặp được một người Đức
thật thành tâm muốn thấy Công Lý được thi hành.
Nhưng, như tất cả những người khác đã biết qua cầu chuyện của
Miller, Leon không ngớt thắc mắc tại sao Miller muốn làm chuyện “điên rồ” như vậy,
và tự bằng lòng với lý lẽ do Miller đưa ra. Chàng phóng viên đã thuyết phục
Leon rẳng chàng sở dĩ phải hành động như vậy là vì chàng căm phẫn và hổ thẹn
trước những gì bọn SS đã làm.
Khi trắc nghiệm xong và không còn gì để cho Leon nghi ngờ
thành tâm của Miller nữa, lão ngả người ra ghế, chăm chú quan sát từng nét mặt
của Miller. Lão nói :
- Ông ý thức được mọi nguy hiểm khi xâm nhập vô Odessa không?
- Có thể đoán được phần nào. Nhưng tôi còn trẻ, và thú thật
với ông, tôi háo thẳng lắm.
Leon thở ra :
- Khó có thể thuyết phục được Odessa rằng ông là một “Đồng
chí” với cái tên Peter Miller lắm! Lý do thứ nhất là vì bọn chúng có đầy đủ
danh sách tên tuổi của tập đoàn chúng, và chắc chắn Peter Miller không nằm
trong danh sách này. Lý do thứ hai là ông phải già đi ít nhất là mười tuổi nữa.
Vấn đề này có thể dàn xếp được dễ dàng, nhưng nó quan hệ đến việc tạo lập cho
ông một lý lịch hoàn toàn mới mẻ, và lý lịch này phải xác thực một trăm phần
trăm, lý lịch của một người có thật và đã từng ở trong hàng ngũ SS. Nội lý lịch
này không cũng đòi hỏi không biết bao nhiêu là tra cứu, tìm tòi, và cũng phải
hao bộn bạc nữa.
- Ông nghĩ sẽ tìm ra được lý lịch của một người hơi đủ điều kiện để khoác cho tôi không? - Miller
hỏi.
Leon lắc đầu:
- Phải tìm một người mà cái chết không thể nào phối kiểm được.
Trước khi Odessa chấp nhận người nào đó, họ kiểm soát và phối kiểm tất cả mọi dữ
kiện liên quan đến người đó. Ông sẽ được trắc nghiêm, và phải qua những cuộc trắc
nghiệm này. Điều đó có nghĩa là ông phải sống năm hay sáu tuần với một tên SS
chính hiệu, để hắn có thể dạy ông tất cả những gì liên quan đến SS như ngôn từ,
danh từ kỹ thuật, tiếng lóng, bài ca vân vân... Rất may là chúng tôi có sẵn một
người như vậy!
Miller đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:
- Tại sao tên SS đó phải đi làm công cho ông? - Miller hỏi.
- Tên này thật là một nhân vật lạ lùng. Hắn có thời lên đến
chức Đại ứy SS, và hiện nay cảm thấy hối hận về những gì hắn đã làm. Hắn xâm nhập
vô Odessa để cung cấp tin tức cho chúng tôi. Lẽ ra hắn còn tiếp tục công việc
gián điệp hai mang này nữa, nhưng hắn bị lộ và kịp thời thoát thân. Hiện nay hẳn
đang sống ẩn dật với một tên giả tại một căn nhà ở ngoại ô Bayreuth.
- Ngoài những chuyện này ra, tôi cần phải học gì thêm nữa?
- Tất cả những gì liên quan đến lý lịch mới của ông. Ngày và
nơi sinh, trường hợp gia nhập SS, nơi huấn luyện, đơn vị phục vụ, tên của các
chỉ huy trưởng, nói tóm lại, quá trình hoạt động của người mang lý lịch này từ
Thế chiến thứ hai cho đến nay. Hơn nữa, ông phải được một người có thế lực
trong Odessa bảo đảm và giới thiệu mới được. Việc tìm cho ông một người bảo đảm
không dễ dàng đâu! Chúng tôi sẽ phải hao công tốn của thật nhiều vì ông. Và một
khi đã lọt vô Odessa rồi, thì chúng tôi không có cách nào kéo ông ra lại được hết!
- Ông giúp tôi như vậy thì ông được lợi lộc gì? - Miller hỏi.
Leon đứng lên khỏi ghế cười lớn:
- Báo thù. Cũng như ông, chúng tôi rất muốn tóm cổ
Roschmann, nhưng đó chỉ là một phần thôi. Chúng tôi muốn biết tất cả những tên
SS còn sống sót hiện đang sống phây phây với lý lịch mới ngụy tạo. Chúng tôi muốn
biết tên hiện nay của chúng.
- Những thứ tin tức này Tình Báo Do Thái thèm chảy nước bọt
ra để mà có! - Miller nói kháy.
Leon nhìn chàng với cập mắt tinh quái:
- Ông nói đúng. Đôi khi chúng tôi cũng cộng tác với Tình Báo
Israel, nhưng ông đừng vội lầm tưởng chúng tôi là công cụ của họ!
Miller nói lảng sang chuyện khác :
- Ông đã thử gài người của ông vô Odessa chưa?
Leon gật đẩu:
- Hai lần rồi!
- Việc gì xảy đến cho họ?
- Người thứ nhất chúng tôi tìm thấy đang trôi lềnh bểnh trên
một con kinh, hai bàn tay bị lột hết móng. Người thứ hai biến mất không để lại
vết tích. Đó! Kinh nghiệm tới mau như vậy đó! Ông còn muốn tiếp tục theo đuổi ý
định xâm nhập Odessa nữa thôi?
Miller làm ngơ câu hỏi của Leon:
- Nếu phương pháp của mấy ông hữu hiệu, thì tại sao hai người
này bị Odessa phát hiện?
- Rất giản dị. Vì họ là người Do Thái. Chúng tôi đã phá bỏ tất
cả những vết xâm của những trại tập trung trên tay họ, nhưng vẫn để lại sẹo chỗ
vết xâm. Hơn nữa cả hai đều đã cắt da quy đầu. Yếu tố này rất quan trọng và
cũng vì nó mà tôi chú ý đến ông ngay khi Motti báo cáo với tôi rằng có người Đức
chính gốc muốn xâm nhập vô Odessa. Mà ông cắt da quy đấu chưa?
- Có quan hệ gì không? - Miller hỏi.
- Dĩ nhiên là có! Nếu một người nào đã bị cắt da quy đầu, thì
không nhất thiết người đó là người Do Thái. Rất nhiều người Đức cũng cắt da quy
đẩu. Nhưng nếu một người nào đó chưa cho cắt da quy đầu, thì sự kiện này không
ít thì nhiều đủ chứng minh rằng hẳn không phải là người Do Thái.
- Riêng tôi thì chưa cắt da quy đầu! - Miller cho biết.
Leon gật gù tỏ vẻ khoái chí :
- Chắc chắn yếu tố da quy đầu sẽ cho ông nhiều may mắn thành
công hơn. Bây giờ chỉ còn lại vấn đề thay đổi hình dạng, và huấn luyện ông để
đóng cho hay và cho đúng một vai trò cực kỳ nguy hiếm.
Lúc đó đã quá nửa đêm. Leon liếc nhìn đồng hồ.
- Quên hỏi ông từ chiều đến giờ ông ăn gì chưa?
Miller lắc đầu.
- Motti, mau lên trên kia kiếm gì cho bạn chúng ta ăn đi! -
Leon ra lệnh.
Motti gật đầu. Hắn biến dạng qua cửa hầm, bước lên nhà trên.
- E rằng đêm nay ông phải tạm trú tại đây! Chúng tôi sẽ mang
giường nệm, chăn gối xuống cho ông. Xin ông đứng thử “bỏ rơi” chúng tôi. Cánh cửa
có ba ổ khóa và được khóa từ bên ngoài. Ông đưa chìa khóa xe cho tôi, và tôi sẽ
cho người đem xe đến đây cho ông. Theo tôi thì chúng ta nên tạm giấu nó đi
trong đôi ba tuần lề. Tiền thuê phòng của ông chúng tôi sẽ thanh toán, và hành
lý sẽ được mang đến đây cho ông. Sáng mai tôi muốn ông viết thư cho mẹ và Sigi,
cho họ biết ông sẽ tạm vắng mặt trông đôi ba tuần lễ, hoặc đôi ba tháng không
chừng, và bảo họ đừng có lo và đừng tìm kiếm ông. Ông hiểu ý tôi không?
Miller gật đầu, trao chùm chìa khóa xe cho Leon. Leon đưa lại
cho một tên khỉ đột.
- Sáng sớm mai chúng tôi sẽ đưa ông đi Bayreuth, và ông sẽ
được gặp vị cựu sĩ quan SS của chúng tôi. Tên hẳn là Alfred Oster. Hắn sẽ là
người “chung sống” với ông. Bây giờ nếu ông cho phép, tôi sẽ đi tìm ngay cho
ông một lý lịch và một tên mới.
Leon đứng bật dậy và bỏ đi lên nhà. Vài phút sau Motti trở
xuống căn hầm với một khay thức ăn. Hẳn đặt khay đồ ăn xuống bàn và bỏ đi lên lại
nhà trên, không quên khóa cửa lại, bỏ Miller ở lại một mình trong căn hầm với
khay thịt gà nguội, xà lách, và một niềm ưu tư lo lắng.
* * *
Cách xa nơi này, về hướng Bắc, tại Tổng Y Viện Bremen, viên
y tá trực đang đi tuần trong trại bệnh do hắn phụ trách.
Một tấm màn xanh bao quanh một chiếc giường đặt ở cuồi phòng
bệnh, che khuất bênh nhân nằm trên đó với phần còn lại của trại bệnh.
Viên y tá, một người đàn ông trạc bốn mươi tuổi tên
Harstein, hé màn nhìn bệnh nhân nằm im trên giường. Trên đầu bệnh nhân là một
ngọn đèn xanh nhỏ. Harstein bước lại gần giường bệnh, lấy tay bẵt mạch hắn.
Không có gì hết.
Harstem nhìn xuống khuôn mặt bị ung thư tàn phá, và một vài
điều hẳn nói trong cơn mê sảng ba ngày trước đây thúc đẩy viên y tá kéo tay
trái của hắn ra khỏi tấm chăn. Bên trong nách người bệnh có một con số được xăm
bằng mực đen. Số này là số loại máu của bệnh nhân giờ đây đã ra người thiên cổ -
dấu hiệu đích xác cho biết có thời hắn đã ở trong hàng ngũ SS. Con số được xâm ở
dưới nách tượng trưng cho sự ưu đãi của Đệ Tam Đức Quốc Xã đối với tổ chức SS,
vì một khi bị thương tích nào đó, chúng luôn luôn được cung cấp máu tươi.
Harstein đậy mặt người chết lại, mở hộc tù trong bàn ngủ ra
và lục lọi trong đó. Harsein lôi ra một bằng lái xe, xếp chung với những đồ đạc
khác của người quá cố được cất vô hộc tù ngay khi vừa mới được nhập viện.
Bằng lái xe đề tên Rof Gunther Kolb, sinh ngày 18 tháng 6
năm 1925.
Harstein đút bằng lái xe vô túi, bước ra ngoài, đi đến văn
phòng để báo cáo cái chết của Kolb cho vị bác sĩ trực.
------------
Còn tiếp.
------------
Còn tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét