Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Hồ Sơ ODESSA - Chương 6

Hồ Sơ ODESSA

Tác giả: Frederick Forsyth
Người dịch : Cung Khắc Dũng
Nhà xuất bản Trẻ - Năm xuất bản: 1974

Chương 6

Miller phải mất hơn một tuần mới gặp được người Trưởng Ban đặc trách điểu tra Tội Ác Chiến Tranh tại Tòa án Hamburg. Miller nghi ngờ rằng Dom đã khám phá ra chàng không thực sự cộng tác với tờ Spiegel trong vụ điều tra tội ác chiến tranh, và đã thông báo cho cơ quan tư pháp này biết hết tự sự.
Trưởng Ban đặc trách điểu tra Tội Ác Chiến Tranh là một ngưòi đàn ông nóng tính.
- Tôi chỉ bằng lòng tiếp ông vì không muốn ông quấy rầy thêm văn phòng của chúng tôi nữa!
Miller trề môi nói: .
- Ông tử tế quá! Tôi muốn biết về một người mà tôi tin chắc văn phòng của ông đang tận lực điều tra, một người tên Eduard Roschmann.
- Roschmann? - Người công chức hỏi.
- Ồ, phải, Roschmann. Đại úy SS, Chỉ huy trưởng Riga từ năm 1941 đến năm 1944. Tôi muốn biết hắn còn sống hay chết; nếu hắn chết rồi, tôi muốn biết hắn được chôn cất tại đâu, ngược lại nếu hẳn còn sống phây phây, tôi muốn biết quý văn phòng đã phăng ra manh mối hắn chưa, và nếu chưa thì hiện giở hắn ở đâu, làm những gì?
Người công chức để lộ vẻ sợ hãi ra mặt:
- Trời đất! Tôi đâu có thể cho ông biết từng này chuyện được .
- Tại sao không? Roschmann là mối nguy hại cho cả dân tộc Đức và tất cả mọi công dân Đức đều có quyền biết nền Luật Pháp của xứ mình đã làm gì được bọn tội phạm chiến tranh!
Người công chức lấy lại bình tĩnh:
- Tôi không nghĩ vậy. Nếu lập luận như ông thì văn phòng này là một quầy chỉ dẫn sao? Ai muốn vô hỏi gì thì hỏi sao? Rất may ông là người đầu tiên của...
- Báo giới! Ông đoán đúng, tôi là một thằng phóng viên quèn thôi!
- À! Ông làm phóng viên không có nghĩa là được quyền biết nhiều hơn những gì cần biết!
- Vậy thì quyền hiếu biết của tôi là bao nhiêu?
- Tôi e rằng văn phòng chúng tôi không thể nào tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến những cuộc điều tra của chúng tôi!
- Không đúng mấy! - Miller cãi lại.
- Vừa thôi! Ông tưởng cảnh sát sẽ chia xẻ tin tức những cuộc điều tra của họ với ông sao?
- Cảnh sát sẽ chia xẻ một phần tin tức của họ với báo chí! Cảnh sát luôn luôn phổ biến cho báo chí biết kết quả cuộc điều tra của họ, nhất khi cuộc điều tra đó sắp kết thúc và họ nghi ngờ thù phạm là ai, với mục đích làm tăng thêm uy tín cho họ!
Người công chức cười cầu tài:
- Tôi tin chắc ông đã thành công rất nhiều trong việc làm môi giới giữa cảnh sát và dư luận. Nhưng rất tiếc, văn phòng chúng tôi không được phép tiết lộ bất cứ tin tức nào liên quan đến những vụ còn đang trong vòng điều tra!
Người công chức ngập ngừng trong giây phút, cố tìm ra điều hợp lý hơn để nói:
- Đây nhé! Nếu phạm nhân biết được văn phòng chúng tôi đang điều tra về chúng, chúng sẽ biến mất ngay!
Miller cưòi mỉa mai:
- Có thể! Nhưng từ trước đến nay, quý văn phòng chỉ mới tóm được cổ ba tên binh nhì hàng tép riu và “thành tích” này đạt được từ năm 1950. Có thể bọn này bị Quân đội Đồng minh tóm, rồi giao cho quý văn phòng. Do đó những phạm nhân “đang bị điều tra” dư thì giờ cao bay xa chạy, đâu sợ quý văn phòng ép buộc phải “biến mất”?
- Đây chỉ là ý kiến cá nhân của ông thôi!
- Phải! Nhưng cứ tạm chấp nhận rằng quý văn phòng đang tiến hành những cuộc điều tra, và dù cho quý ông có tiết lộ cho tôi biết Roschmann hiện đang ở đâu và đã được quý văn phòng chiếu cố đến chưa thì đã hại gì đến quý văn phòng?
- Tôi xin nhấn mạnh cho ông rõ là tất cả mọi vấn đề liên quan đến phạm vi trách nhiệm của chúng tôi đều được đặt trong tình trạng thẩm xét thường xuyên - tôi nói lại - Thường Xuyên. Và bây giờ, thưa ông Milller, tôi không còn gì để có thể giúp ông được cả!
Người công chức đứng lên. Miller bắt chước theo.
- Đừng làm việc nhiều quá nghe! Coi chừng phí sức lao động đó. - Miller nói, bước ra cửa.
Miller mất thêm một tuần nữa trước khi bắt đầu hành động. Trong tuần đó, Miller chỉ nằm nhà và đọc hết sáu cuốn sách dày cộp, liên quan đến những trận đánh tại Mặt Trận miền Đông và những gì xảy ra tại trại tập trung trong những vùng do Đức Quốc Xã chiếm đóng.
Thấy Miller chịu khó nghiên cứu về tội ác chiến tranh, viên Quản thủ Thư viện Hamburg mới hé môi cho chàng biết qua về Ủy ban Z.
Viên Quản thủ Thư viện nói thêm cho Miller biết về Ủy ban Z:
- Ủy ban Z đặt trụ sở tại Ludwigsburg. Tôi được biết Ủy ban này qua một tạp chí. Danh xưng chánh thức của nó là “Cơ Quan Trung Ương Liên Bang đặc trách soi sáng Tội ác Chiến Tranh xảy ra dưới thời Đức Quốc Xã”. Danh xưng này quá dài nên dân chúng thường gọi tắt là Zentrale Stelle, thông dụng hơn qua tiếng gọi tắt Ủy ban Z. Đây là tổ chức duy nhất trong nước có nhiệm vụ truy lùng trên toàn lãnh thổ và cả trên trường quốc tế bất cứ tội phạm nào còn tại đào!
Sáng hôm sau Miller đến ngân hàng, ký một chi phiếu để rút tiền ra trả tiền thuê nhà trong ba tháng liền, từ tháng Giêng đến tháng Tư, và rút hết khoản tiền còn lại, chỉ chừa đúng 10 Mark để giữ trương mục.
Chàng, hôn từ biệt Sigi trước khi nàng lên đường đến hộp đêm, cho nàng biết chàng sẽ vẳng nhà trong một tuần, có thể hơn. Chàng xuống ga-ra, lấy chiếc Jaguar phóng về miền Rhineland. Những trận mưa tuyết đầu tiên đã bắt đầu, từ Bắc Băng Dương thổi về, phủ khắp những vùng đất hoang vu hai bên xa lộ, và lan xuống miền Nam Bremen và đồng bằng Saxony.
Miller cho xe dừng lại một lần để uống cà phê cho tỉnh người, sau hơn hai giờ ròng rã cầm tay lái. Nghỉ mệt chừng nửa giờ xong, chàng tiếp tục cuộc hành trình. Miller không cảm thấy mỏi mệt khi phải lái xe trong thời tiết xấu. Ngồi trong chiếc Jaguar XK 150S, chàng có cảm tưởng như đang ngồi trong buồng lái của một phản lực cơ đang uốn lượn giữa bầu trời tăm tối và rét buốt.
Chàng luồn luôn giữ xe ở bên trái, chân mặt nhịp ga đều đặn để giữ chiếc Jaguar ở tốc độ một trăm năm mươi cây số giờ. Vào sáu giờ chiều, chàng vượt qua ngã tư Hamm. Những ngọn đèn của khu Ruhr bắt đầu ló dạng ở cuối chân trời. Chàng không ngớt ngạc nhiên vì khu Ruhr này, dù đã đi ngang qua đó không biết bao nhiêu lần rồi. Hết cây số này đến cây số khác, toàn là xưởng máy và ống khói, làng phố chi chít kề nhau, làm cho người ta lầm tưởng khu Ruhr là một thành phố có chiều dài hàng trăm cây số và rộng hàng năm bảy chục cây số. Khi chiếc Jaguar vượt lên một ngọn đồi, Miller nhìn thấy phía dưới hàng ngàn ngọn đèn lấp lánh, soi sáng hàng ngàn xưởng máy kỹ nghệ. Tất cả tiêu biểu cho sự giàu mạnh của “Phép Lạ Kinh Tế”. Mười bốn năm trước đây, khi đáp xe lửa ngang qua vùng Ruhr này, những xưởng kỹ nghệ lớn mạnh bây giờ chỉ là một vùng đất hoang vu, bùn sình. Miller không thể nào không cảm thấy hãnh diện vì công trình mà dân tộc Đức đã hoàn thành trong vòng không đầy hai mươi năm gần đây.
Từ Cologne, Miller cho xe tiến thẳng xuống phía Nam, vượt qua Wiesbaden và Frankfurt, Manheim và Heilbronn. Gần khuya chàng mới đến Stuttgart, thành phố gần Ludwigsburg nhất, và mướn khách sạn nghỉ đêm tại đó.
Ludwigsburg là một thị trấn nhỏ, bình lặng, nằm giữa lòng dãy đồi Wurteemberg thơ mộng, và cách Stuttgart chừng hai mươi cây số. Ủy ban Z đặt trụ sở trên một con đường vẳng vẻ, cách xa đại lộ chính để khỏi gây thêm phiền toái cho dân chúng.
Ủy ban Z tập trung một số người thành tâm, sẵn sàng hiến dâng quãng đời còn lại cho một lý tưởng: truy lùng tất cả bọn SS còn tại đào, và đem chúng ra tòa án xét xử.
Trước khi bộ luật Thời Hiệu ra đời, khoan hồng tất cả tội ác do bọn SS gây nên, ngoại trừ tội sát nhân, những tên do Ủy ban Z truy lùng có thể chỉ bị khép tội cướp bóc, tống tiền, tra tấn tù nhân mà thôi. Dù cho tội sát nhân là tội duy nhất còn lại để có thể truy tố bọn SS ra trước pháp luật, Ủy ban Z vẫn còn hơn 70.000 tên trong danh sách tầm nã. Những nỗ lực chánh của Ủy ban này là truy lùng một vài ngàn tên SS thuộc thành phần ác ôn. Không được hưởng một đặc quyển nào để bắt giữ nghi can, mà chỉ có quyền yêu cầu cơ quan công lực Liên Bang tóm cổ phạm nhân, làm việc với một ngân khoản hết sức khiêm nhượng do Bonn ân thí hàng năm, nhưng không phải vì vậy mà những ủy viên không làm việc một cách hăng say và nhiệt tâm.
Ủy ban Z gồm cả thảy tám mươi điều tra viên và năm mươi luật sư. Những điều tra viên đều trẻ, không ai quá ba mươi và họ không mảy may liên hệ gì đến bọn SS ác ôn cả. Các luật sư phần đông lớn tuổi hơn, nhưng trước khi được chấp thuận vô Ủy ban, họ đều phải qua một cuộc sưu tra sâu rộng và cặn kẽ, để chắc chắn không một ai đã có thời dính líu vào những chuyện do bọn SS làm. Những luật sư đều tình nguyện vô Ủy ban. Trái lại, các điều tra viên đều được tuyền mộ vô Ủy ban. Và một khi điều tra viên nào đã cộng tác với Ủy ban Z rồi, thì coi như sự nghiệp của anh ta kết thúc tại đó, vì trên toàn lãnh thổ, không một cơ quan cảnh sát nào chịu kết nạp những ai đã từng cộng tác với Ủy ban Z.
Ngay tại Ludwigsburg, những người này cũng bị dân chúng cô lập và xa lánh như xa lánh những người mắc bệnh phong, bệnh cùi.
Peter Miller tìm ra trụ sở Ủy ban Z tại số nhà 58 đường Shorn Dorfer, một ngôi biệt thự kín đáo cao cửa kín tường.
- Ông tìm ai? - Người gác cổng hé cửa ra hỏi.
- Tôi muốn tiếp chuyện với vị luật sư trong ủy ban! - Miller đáp.
- Vị nào? - Khuôn mặt vô danh sau cánh cửa hỏi.
- Tôi không biết tên vị nào cả, nhưng vị nào cũng được, phiền ông hỏi giúp! Danh thiếp tôi đây.
Ông gác cổng đem tấm danh thiếp của Miller vô nhà. Năm phút sau, ông trở ra mở cổng cho Miller vào. Trong nhà, một người khác chỉ cho Miller ngồi đợi trong một gian phòng nhỏ hẹp.
- Sẽ có người ra tiếp ông ngay! - ông này nói, bước ra ngoài, không quên đóng cửa lại sau lưng.
Chừng ba phút sau, một người đàn ông trạc năm mươi tuổi mở cửa bước vô phòng. Ông trả tấm danh thiếp lúc nãy lại cho Miller nói:
- Tôi có thể giúp ích ông được gì không?
Miller kể lại câu chuyện cuốn nhật ký và những cuộc điều tra không đi đến đâu của chàng về Roschmann.
Vị luật sư chăm chú theo dõi câu chuyện của Miller.
- Lý thú quá! - Người luật sư nhận xét.
- Nếu vậy thì ông giúp tôi được gì?
- Tôi muốn giúp ông lắm! - Người luật sư đáp.
Và lần đầu tiên từ khi bắt đầu cuộc điều tra về Roschmann, Miller mới vững tin rằng đã gặp được người thành tâm muốn giúp đỡ mình.
Vị luật sư nói:
- Tôi muốn giúp ông lắm! Nhưng kẹt một nỗi là dù tôi thành tâm muốn giúp ông, tôi cũng không làm gì được vì bị trói buộc bởi những nguyên tắc hết sức phức tạp, trong đó có phần cấm ngăn tôi tiết lộ bất cứ tin tức nào liên quan đến bất cứ một tên SS nào đang bị tầm nã cho bất cứ người nào, ngoại trừ một vài chức sắc có đủ uy quyển để biết những tin tức này mà thôi!
- Nói tóm lại là ông không thể cho tôi biết bất cứ điều gì!
Vị luật sư cười:   .
- Xin ông thông cảm cho. Chúng tôi đang ở thế kẹt. Người ta dòm ngó, gièm pha, không phải một cách công khai đâu, nhưng ngấm ngầm. Chúng tôi không dám thách đố pháp luật và chính quyền bằng cách cung cấp tin tức cho ông. Riêng cá nhân tôi, tôi rất mong kết hợp những nỗ lực và tin tức do chúng tôi thu thập được với báo chí trong nước. Nhưng tiếc thay điều này bị cấm ngặt.
- Tôi rất thông cảm hoàn cảnh của quý ủy ban. À! Tiện thế, tôi xin hỏi ông câu này. Ông còn lưu giữ một loại hồ sơ báo chí nào không?
- Thưa ông không!
- Ông có biết nơi nào trong nước lưu giữ loại hồ sơ này không?
- Không. Theo tôi thì chỉ có tờ Spiégel chịu khó làm công việc này. Hay là ông...
- Không, được đâu. Không chắc gì Spiegel chịu cho tôi tra cứu. - Miller nói láo, và hỏi tiếp:
- Tại Đức hiện nay có nơi nào mà công dân Đức có thể đến đó để tìm biết diễn tiến của những cuộc điều tra về tội ác chiến tranh không?
Vị luật sư cau mày:
- Tôi e rằng một công dân thường, một “phó thường dân” khó làm điều ông vừa hỏi lắm!
- Nói vậy thì nơi nào lưu giữ hồ sơ liên hệ đến bọn SS?
- Chúng tôi hiện giữ một bộ. Nhưng toàn là bản sao. Bản chính do quân đội Hoa Kỳ tịch thu được vào năm 1945. Họ phải mất hơn hai năm mới sắp xếp lại thứ tự của hồ sơ này, và trong thời gian trên không biết bao nhiêu tên SS hạng gộc đã tẩu thoát được. Từ đó đến nay, hồ sơ được quân đội Mỹ lưu giữ tại Berlin, thuộc quyền sở hữu và quản trị của họ. Ngay cả ủy ban chúng tôi cũng phải tìm đến họ mỗi khi cần sao chép bất cứ hồ sơ nào. Nhưng họ tỏ ra rất chịu hợp tác với chúng tôi!
- Cả nước vỏn vẹn có hai bộ sao?
Vị luật sư gật gù:
- Phải! Một lần nữa tôi muốn nói để ông thấu hiểu tình cảnh của chúng tôi! Cá nhân tôi muốn giúp ông nhiều lắm, như ông thừa hiểu. Nhưng nếu trường hợp ông tìm được chi tiết nào liên quan đến Roschmann, chúng tôi sẽ rất hân hoan đón nhận nó!
Miller ngẫm nghĩ:
- Nếu tôi phăng ra được manh mối nào liên quan đến Roschmann thì chỉ có hai giới chức đủ thẩm quyền để thụ lý: Văn phòng của Chánh án Tòa án Hamburg và Ủy ban Z thôi?
- Đúng vậy!
- Và tôi tin chắc rằng quý Ủy ban z sẽ nhiệt thành hơn văn phòng Tòa án Hamburg nhiều!
Miller quả quyết.
Vị luật sư ngước mắt nhìn lên trần nhà:
- Chúng tôi sẽ không làm ngơ bất cứ một tiểu tiết nào!
- Tôi hiểu! Nói giữa chúng ta nghe thôi, nghe xong bỏ qua. Ủy ban Z đang điều tra về Roschmann? Đúng không?
- Giữa chúng ta, đúng!
- Nếu tóm được hắn thì truy tố hẳn không mấy khó khăn?
-’Không thành vấn đề. Chứng cớ tội ác của hắn rành rành ra đó. Hắn lãnh bản án chung thân là cái chắc!
- Phiền ông cho tôi xin số điện thoại của quý văn phòng được không?
Vị luật sư hí hoáy viềt một hàng số trên một mảnh giấy trao cho Miller.
- Tôi đã ghi trên đó tên tôi và hai số điện thoại. Ông có thể liên lạc với tôi bất cứ giờ phút nào, ngày cũng như đêm. Nếu ông có tin gì hay hay, cứ việc gọi tôi xem tôi có thể mách nước cho ông được không. Tôi quen nhiều cơ quan cảnh sát lắm, và có thể nhờ họ can thiệp nếu cần. Tuy nhiên cần phải đề phòng nên nếu ông cảm thấy hơi kẹt với họ, phiền ông gọi tôi và tôi sẽ can thiệp.
Miller đút mảnh giấy vô túi.
- Tôi sẽ nhớ điều ộng dặn!
- Chúc ông gặp nhiều may mắn! - Vị luật sư nói, tiễn Miller ra về.
Miller mất cả ngày hôm sau để đi từ Stuttgart đến Berlin. Tuy quãng đường này khá dài, nhưng nhờ trời tốt và đường khô ráo nên chiếc Jaguar nuốt trọn từng cây số này đến cây số khác không mấy khó khăn. Từ Hannover, chàng rẽ qua tỉnh lộ E.8, nằm tiếp giáp với biên giới Đông Đức.
Miller bị trì hoãn gần một giờ đồng hồ tại trạm kiểm soát Marienborn, vì phải lập không biết bao nhiêu là thủ tục tạp nhạp rắc rối như khai hối đoái, xin tạm nhập vô Đông Đức trước khi được phép di chuyển trên xa lộ dài gần 170 cây số xuyên qua nội địa Đông Đức đến Berlin. Cách biên giới hai mưoi cây số là chiếc cầu bắc qua sông Elbe, nơi mà năm 1945; mù quáng tuân theo hiệp ước Yalta, quân đội Hoàng gia Anh đã dừng chân lại trên bước đường tiến về Berlin. Chàng phóng viên bị chặn lại xét lần thứ hai khi gần đến Berlin. Lần này chàng được “chiếu cố” hơi kỹ. Vật dụng trong chiếc xách tay được đổ tung tóe lên mặt bàn, và tiền bạc trong ví và túi chàng được đếm đi đếm lại để kiểm soát xem chàng có “viện trợ” cho ai đang sống tại “Địa đàng” Đông Đức khi vượt qua đoạn đường dài 170 cây số xuyên qua Quốc gia này không?
Không gặp trở ngại, chàng phóng viên cho chiếc Jaguar vọt về Đại lộ Kurfurstendamm, đang lấp lánh với hàng ngàn ngọn đèn sặc sở được kết dọc theo đại lộ để chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh. Tối hôm đó là 17 tháng 12.
Chàng quyết định không lai vãng tới Trung Tâm Hồ Sơ Hoa Kỳ, như đã từng làm tại Văn phòng Tòa án Hamburg và tại Ủy ban Z. Không có chứng minh thư chính thức, chàng biết chắc sẽ không ai chịu hé môi cho chàng biết về những tin tức liên hệ đến bọn SS.
Sáng hôm sau Miller đến Bưu Điện để gọi điện thoại cho Karl Brandt.
Brandt coi bộ khó chịu trước lời yêu cầu của Miller.
- Tôi làm chuyện bạn nhờ thì có nước nằm ấp quá! Vả lại tôi không quen biệt ai tại Berlin cả.
- Bạn tìm kỹ lại xem. Làm sao bạn không quen hay gặp qua người nào đó học chung khóa huấn luyện vơi bạn bây giờ thuyên chuyển về đây?
- Tôi đã nói với bạn là tôi không muốn dính dáng tới công việc của bạn!
- Trước sau gì bạn cũng đã nhúng tay vô rồi! - Miller đợi vài giây trước khi tung lá bài tháu cáy:
- Hoặc tôi được xem qua đống hồ sơ tại Trung Tâm Hoa Kỳ một cách chính thức, hoặc tôi đi phao tin là chính bạn gởi tôi đến đó!
- Tôi cấm bạn làm chuyện này!
- Tại sao lại cấm? Nói thật với bạn tôi chán lên tới cổ cái nạn đi đến đâu bị đuổi đến đó. Bạn cố tìm ra cho bằng được người nào giúp tôi vô lọt Trung Tâm Hồ Sơ Hoa Kỳ - vô một cách chính thức. Tôi tin chắc một khi đã xem qua hồ sơ Roschmann rồi thì chừng một giờ sau họ sẽ quên ngay mọi việc!
- Để tôi nghĩ lại! - Brandt nói, cốt ý trì hoãn không cho Miller đơn phương hoạt động.
- Tôi cho bạn một giờ để suy nghĩ! Một giờ nữa tôi sẽ gọi lại bạn!
Một giờ sau, Brandt giận dữ hơn nhưng không kém phần sợ hãi.
- Có thằng bạn đồng khóa. - Brandt nói trong điện thoại. - Tôi không thân nó. Hiện nay hắn làm tại Phòng I tại Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Berlin. Phòng của hắn phụ trách các vấn để liên quan đến công việc bạn cần!
- Hắn tên gì?
- Schiller, Thanh tra Volkmar Schiller!
- Được, để tôi liên lạc với hắn!
- Không được đâu! Nội ngày hôm nay tôi sẽ gọi điện thoại cho hắn và giới thiệu bạn cho hắn biết. Nếu hắn không chịu thì bạn đừng có trách tôi nhé! Hắn là người duy nhất tôi quen tại Berlin!
Hai giờ sau, Miller lại gọi điện thoại cho Brandt.
- Schiller đi phép rồi! - Brandt cho biết, và nói thêm:
- Họ cho tôi biết hẳn sẽ trở về làm việc lại vào lễ Giáng Sinh, nên hắn được nghỉ bù cho đến thứ Hai!
- Hôm nay mới thứ Tư. Tôi sẽ làm gì đến ngày đó? - Miller hỏi.
- Chuyện của bạn. Vào sáng thứ Hai, khi hắn đi làm lại, tôi sẽ gọi điện thoại cho hắn biết!
Miller sống bốn ngày nhàm chán không biết phải làm gì cho qua thì giờ trong khi chờ đợi Schiller đi phép trở vô làm lại. Cả thành phố Berlin nhộn nhịp hẳn lên vì tin tức do nhà cầm quyền Đông Đức loan báo sẽ đặc biệt cho phép công dân Tây Berlin vượt biên giới qua “Bức tường ô nhục” để thăm viếng bà con, bạn hữu.
Sáng ngày thứ hai, Miller đến viếng thanh tra cảnh sát Volkmar Schiller. Trái với dự tường của Miller, Schiller trạc tuổi chàng và không tỏ vẻ gì “ta đây cả”. Miller tóm tắt lại những điểu chàng cần Schiller giúp,
- Tưởng gì! Chuyện bạn nhờ dễ ợt! Người Mỹ thường cộng tác với chúng tôi, vì Phòng I của Cảnh Sát Berlin được Thị trưởng Willy Brandt giao phó trọng trách điều tra tội ác của bọn Nazi, nên hầu như ngày nào chúng tôi cũng đến Trung Tâm Hồ Sơ.
Trụ sở của Trung Tâm Hồ Sơ Hoa Kỳ được đặt tại số I đường Waserkaferstieg, trong vùng ngoại ô Zehlendorf, Berlin. Trung Tâm này tọa lạc trong một dãy nhà trệt bao quanh bởi một hàng rào cây.
- Trung Tâm Hồ Sơ gì mà nhỏ bằng cái lỗ mũi vậy! - Miller nhận xét.
- Bạn đừng lầm tưởng vì bề ngoài, Còn tám tầng nữa dưới mặt đất!
Hai người đi vô cửa chính, bước vô một căn phòng được dùng làm phòng chờ đợi.
Nhân viên trực nhật tại Trung Tâm phát cho Schiller và Miller hai mẫu đơn để điền tên vô.
Schiller ghi tên họ, cấp bậc, xong quay qua hỏi Miller.
- Tên thằng chó đó là gì quên mất mẹ nó rồi?
- Roschmann, Eduard Roschmann.
Schiller ghi tên Roschmann xong trao mẫu đơn lại cho nhân viên trực nhật,
- Thường phải đợi chừng mười phút! - Schiller nói, đưa Miller vào một căn phòng lớn kê hai dãy bàn ghế. Khoảng mười lăm phút sau, nhân viên trực trở ra với một mớ tài liệu trên tay.
Volkmar Schiller vội đứng dậy.
- Nếu không phiền bạn, tôi xin phép về trước. Công việc tôi còn lu bù. Nếu bạn cần làm bất cứ bản sao nào, hãy bảo tên thư ký làm cho. - Schiller vừa nói vừa chỉ tay về phía tên thư ký ngồi ở cuối căn phòng.
Miller đứng lên bắt tay Schiller nói đôi lời cảm tạ. Viên thanh tra cảnh sát bỏ ra về.
Không thèm để ý đến ba hay bốn người khác đang ngồi chăm chú đọc hồ sơ, Miller không để mất một phút nào, ngồi vào bàn bắt đầu khai thác hồ sơ tên Đại ứy SS Eduard Roschmann.
Hồ sơ thật đầy đủ. Số đảng viên Đức Quốc Xã, số quân trong bộ đội SS, đơn xin gia nhập đảng, số quân bạ, kết quả huấn luyện, tờ khai lý lịch, lệnh thuyên chuyển, lệnh thăng cấp, những giấy tờ linh tinh khác, và hai bức ảnh của tên đồ tể Roschmann, một bức chụp ngay, một bức chụp nghiêng.
Miller bắt đầu đọc từng tài liệu một.
Eduard Roschmann sinh ngày 25 tháng 8 năm 1908 tại Graz, Áo quốc, công dân Áo, con của một công nhân hãng la-ve. Roschmann theo học hết bậc Mẫu giáo, Tiểu và Trung học tại Graz. Lúc đầu hẳn dự tính trở thành luật sư nhưng kết quả thu đạt được tại bậc Đại học quá bết. Năm 1931, lúc được 23 tuổi, Roschmann làm việc tại hãng la-ve nơi cha hắn phục vụ, và năm 1937 được thuyên chuyển qua bộ phận  hành chính cũng trong hãng này. Cùng năm này, Roschmann gia nhập đảng Nazi, bị Áo triệt để ngăn cấm cùng với SS. Một năm sau Hitler sáp nhập Áo quốc và tưởng thưởng những đảng viên Nazi tại đây. Năm 1939, Roschmann tình nguyện gia nhập bộ đội Waffen SS và được gửi qua Đức huấn luyện. Vào đầu năm 1940, Roschmann phục vụ trong đơn vị Waffen sang xâm lăng Pháp. Cuối tháng 12 năm 1940, Roschmann được thuyên chuyển về Berlin. (Đoạn này bên lề có phê chữ “Hèn nhát” bằng mực đỏ) và vào tháng giêng năm 1941 Roschmann được bổ xung đến SD, tức Phòng 3 của RSHA.
Tháng 7 năm 1941, Roschmann thiết lập căn cứ đầu tiên tại Riga, và tháng sau trở thành Chỉ huy trưởng Khu Xóm Riga.
Roschmann trở về Đức năm 1945 bằng đường thủy, và sau khi bàn giao phần còn lại của đám tù nhân Do Thái cho bộ phận SS tại Danzig, Roschmann trở về Berlin để trình diện thượng cấp và đợi lệnh bổ sung đến nhiệm sở mới.
Tờ tài liệu chót trong hồ sơ của Roschmann không cho biết hẳn được bổ sung đến đâu. Kèm theo mớ tài liệu về tên đồ tể là một mảnh giấy nhỏ ghi: Hồ sơ này được nhà cầm quyền Anh khai thác vào tháng 12 năm 1947.
Miller rút tờ khai lý lịch, hai tấm hình và tờ tài liệu cuối cùng ra khỏi hồ sơ, đem đến tên thư ký ngồi ở cuối phòng.
- Anh làm ơn sao giùm những tài liệu này. - Chàng nói.
Tên thư ký đáp:
- Phiền ông ngồi đợi vài phút.
Mười phút sau đó, người thư ký đem ra hai phong bì.
- Hồ sơ Roschmann của ông nào nhờ sao đây? - Hắn hỏi lớn cho cả căn phòng nghe.
- Của tôi! - Miller đáp, đến phía hắn, chìa tay ra nhận phong bì.
- Còn hồ sơ này của vị nào đây? - Người thư ký hỏi, liếc nhìn về phía người đàn ông bận áo bành tô xám. Người này vội đứng phắt dậy, tiến đến người thư ký để nhận bản sao của mình. Miller và người đàn ông này bước ra cửa. Miller leo xuống bậc thang tiến ra đường, leo lên xe mở máy phóng chạy về trung tâm thành phố.
Một giờ sau chàng gọi điện thoại cho Sigi:
- Anh sẽ về nhà ăn Giáng Sinh với cưng.
Hai giờ sau đó, Miller đang trên đường trở về Hamburg.
* * *
Khi Miller vừa đến trạm kiểm soát đầu tiên tại Dreilinden, người bận áo bành tô xám đang ngồi thoải mải trong phòng khách của tư thất hắn nằm trong khu Savigny Plats sang trọng. Hẳn vắn tắt tự giới thiệu mỉnh với người bên kia đường dây điên thoại:
- Tôi vừa ở Trung Tâm Hồ Sơ về. Công việc nghiên cứu, theo dõi thường lệ. Có một tên lạ mặt nào đó rất chú ý đến hồ sơ của Eduard Roschmann. Hắn có xin ba bản sao. Tôi nghĩ phải cho ông biết tin này gấp, nhất là khi bản thông cáo mật vừa được phổ biền.
Có một lô câu hỏi bên kia đầu dây.
- Không. Tôi không biết tên hắn. Hắn lên xe thể thao của hắn vọt mất. Có! Có! Xe hắn mang bảng số Hamburg.
Hắn đọc số xe cho người bên kia đầu dây chép lại.
- Vâng. Phải. Tôi làm đúng không? Không biết bọn hiếu kỳ này muốn gì đây. Vâng! Vâng. Cám ơn ông nhiều lắm! Để ông thu xếp... Chúc ông hưởng một mùa Giáng Sinh tốt lành nhất. Chào ông. Chào “Kamerad”.
------------
Còn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét