Thứ Tư, 27 tháng 7, 2022

Những Chiến Dịch Đặc Biệt - Chương 6-7

Những Chiến Dịch Đặc Biệt

Tác giả: Pavel Xudoplatov
Người dịch: Nguyễn Văn Thảo
Thể loại: Hồi ký
Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm xuất bản: 2003 (Lưu hành nội bộ)

Chương 6: Tình Báo Trong Những Năm Chiến Tranh  Vệ Quốc Vĩ Đại

7. Ý đồ thăm dò ngoại giao bí mật và tung tin giả cho người Đức qua đại sứ Bungari ở Liên Xô Xtamenov

Đối với chúng tôi, những người biết các vấn đề về cung ứng của quân đội Đức, sắc lệnh của Stalin trụ vững đến cùng trong những năm 1941 và 1942 và bằng bất cứ giá nào chặn kẻ thù lại là tự nhiên và sáng suốt. Nhìn lại, ta thấy rằng những thất bại bi thương của Hồng quân ở Beloruxxia, hàng triệu người bị giết và bị bắt làm tù binh gần Kiev đối với Đức quốc xã, đó chỉ là thành công chiến thuật. Trước bọn Đức là viễn cảnh một cuộc chiến kéo dài mà để chiến thắng thì chúng thiếu nguồn dự trữ cần thiết.
Đến giữa tháng 7-1941 chúng tôi nhận được hai tin quan trọng. Một - qua điện đài từ Berlin, một - từ các nhà ngoại giao và tình báo ta bị Đức cách ly ở Italia và Berlin vào đầu chiến tranh. Sau khi trao đổi với các nhà ngoại giao Đức bị cách ly ở Moskva, bí thư thứ nhất sứ quán Liên Xô ở Berlin Berejkov, nhóm trưởng NKVD Amaiak Kobulov, em trai của Bogdan Kobulov phó của Beria, đã báo rằng bá tước Bomann, người tiễn đoàn tàu các nhà ngoại giao Xô viết rời khỏi nước Đức, đã ngầm nói với họ: có thể tới một ngày khi nước Đức và Liên Xô sẽ thích điều chỉnh các quan hệ của mình trên cơ sở nhường nhịn lẫn nhau.
Trong những trận chiến suy kiệt gần Xmolenxk, quân đoàn tăng của tướng Guderian bị kìm lại. Sự thất vọng tăng lên trong bộ chỉ huy tối cao Đức, bị đẩy lên bởi tốc độ di chuyển chậm chạp của các đơn vị Đức vào tháng 7-1941, được Arvid Harnak báo về từ Berlin. Ngày 25-7 Beria ra lệnh cho tôi liên lạc với điệp viên Xtamenov, đại sứ Bungari ở Moskva và thông tin cho ông ta kiểu như trong các giới ngoại giao loan tin đồn đại là có khả năng kết thúc hòa bình cuộc chiến tranh Xô - Đức trên cơ sở nhường nhịn lãnh thổ. Beria cảnh báo rằng nhiệm vụ của tôi là bí mật hoàn toàn. Tức có ý là Xtamenov theo sáng kiến riêng sẽ đưa thông tin đó tới tai vua Boris.
Beria với Molotov kiên quyết cấm tôi giao cho vị đại sứ - điệp viên báo những tin tương tự cho lãnh đạo Bungari, bởi vì ông ta có thể đoán ra là đang tham gia vào một chiến dịch thông tin giả do chúng ta bịa ra để giành thời gian và tăng cường lập trường của các giới quân sự và ngoại giao Đức vốn không còn hi vọng có kết thúc chiến tranh bằng thỏa hiệp.
Như Beria chỉ ra trong lời khai vào tháng 8-1953 nội dung cuộc trò chuyện với Xtamenov đã được phê chuẩn bởi Stalin và Molotov.
Xtamenov được chiêu mộ bởi nhà tình báo giàu kinh nghiệm của ta Juravlev năm 1934 tại Roma. Ông ta làm bí thư thứ ba sứ quán Bungari, có cảm tình với Liên Xô và cộng tác với chúng ta hoàn toàn bởi cảm tình. Ông tin chắc vào sự cần thiết của liên minh bền vững giữa Bungari và Liên Xô và coi nó như sự đảm bảo duy nhất bảo vệ các quyền lợi vùng Balkan và trong đường lối châu Âu nói chung.
Khi Beria lệnh cho tôi gặp Xtamenov, ông lập tức nối điện thoại với Molotov, và tôi nghe thấy Molotov không những ủng hộ cuộc gặp này, mà thậm chí còn hứa thu xếp cho vợ Xtamenov làm việc tại Viện sinh hóa Viện hàn lâm khoa học. Đồng thời Molotov cấm Beria tự mình liên lạc với Xtamenov, tuyên bố rằng Stalin ra lệnh giao cuộc gặp cho người cán bộ NKVD mà ông ta giữ liên lạc để không cho cuộc trò chuyện sắp tới một ý nghĩa quá lớn trong mắt Xtamenov. Bởi tôi chính là người cán bộ đó, nên đã gặp vị đại sứ ở căn hộ của Eitingon, sau đó thêm một lần ở khách sạn Aragvi, nơi văn phòng riêng của chúng tôi được trang bị máy nghe trộm: toàn bộ cuộc nói chuyện được ghi vào băng. Tôi chuyển cho ông ta những tin đồn đang làm người Anh lo sợ. Đến thời gian ấy đã rõ rằng những trận đánh gần Xmolenxk đã có tính chất kéo dài và các tập đoàn tăng của Đức bị tổn thất nặng. Xtamenov không biểu hiện ngạc nhiên đặc biệt nhân các lời đồn này. Ông cảm thấy chúng hoàn toàn đúng đắn. Theo lời ông, tất cả biết cuộc tấn công của Đức phát triển không thuận theo các kế hoạch của Hitler và chiến tranh rõ ràng sẽ kéo dài. Ông tuyên bố rằng ông tin chắc vào thắng lợi cuối cùng của chúng ta đối với Đức. Đáp lại lời ông, tôi nhận xét:
- Chiến tranh là chiến tranh. Và có thể, sẽ có ý nghĩa thăm dò khả năng để thương thuyết.
- Tôi nghi ngờ từ đấy nó thành được cái gì, - Xtamenov phản đối.
Một lời, chúng tôi xử sự y như là phía Đức chắc cũng làm vậy. Cuộc trò chuyện chỉ là khởi xướng cuộc thăm dò. Tôi đã nhắc đến, rằng Botmann quan chức Bộ Ngoại giao đã có cuộc trò chuyện tương tự như thế với Berejkov.
Xtamenov không báo các tin đồn được tôi trình bày về Xophia, như chúng tôi tính đến. Chúng tôi tin chắc điều đó vì đã kiểm soát chắc thư từ mã hóa của sứ quán Bungari ở Moskva với Xophia, có sự tiếp cận đến các mật mã của họ mà chúng tôi gọi với nhau là “thơ Bungari”. Sura Kotsergina, vợ Etingon, một cán bộ tác chiến giàu kinh nghiệm của chúng tôi, liên lạc với các điệp viên trong giới ngoại giao và dân lưu vong Bungari ở Moskva và xác định rằng Xtamenov không hề làm gì để kiểm tra và phổ biến những tin đồn chúng tôi tung ra. Nhưng nếu tôi trao cho Xtamenov một mệnh lệnh như thế, ông ta, là điệp viên bị chúng ta kiểm soát trọn vẹn, hẳn sẽ thực thi nó. Và câu chuyện đã kết thúc như thế vào cuối tháng 7 - đầu tháng 8-1941.
Vậy mà năm 1953, Beria bị buộc tội chuẩn bị kế hoạch lật đổ Stalin và chính phủ Xô viết. Kế hoạch này tiên liệu những thương thuyết mật với các điệp viên của Hitler, đề nghị một sự hòa bình phản bội đơn lẻ trên những điều kiện nhường nhịn về lãnh thổ. Trong cuộc hỏi cung tháng 8-1953 Beria chỉ ra rằng ông hành động theo lệnh của Stalin và bộ trưởng Bộ Ngoại giao Molotov.
Hai tuần trước cuộc hỏi cung Beria, tôi bị gọi vào Kremli nhân vụ điệp viên Xtamenov, nơi tôi đã báo những chi tiết cuộc nói chuyện của chúng tôi với Khrusev, Bulganin, Molotov và Malenkov. Họ chăm chú nghe tôi, không một nhận xét, nhưng sau này tôi bị buộc tội làm liên lạc cho Beria trong âm mưu sử dụng Xtamenov để ký kết hòa bình với Hitler. Mong muốn dựng Beria làm gián điệp Đức và bôi nhọ ông, Malenkov bố trí phái Pegov, thư ký Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, cùng với các điều tra viên Viện Công tố sang Xôphia. Thế nhưng Xtamenov khước từ cho bất cứ lời khai nào bằng văn bản.
Thật ra ông khẳng định miệng rằng ông là điệp viên NKVD và cộng tác với tình báo Xô viết vì lợi ích cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít cả ở chính nước Đức cũng như ở các nước liên minh. Những ý đồ tống tiền ông cũng không dẫn tới gì, ví dụ như đe dọa cắt tiền hưu mà ông nhận từ chính phủ Liên Xô vì hoạt động của mình trong thời gian chiến tranh. Theo nhân chứng của Xukhanov, trợ lý của Malenkov, và thông tin của em trai tôi (vợ chú ấy làm việc trong ban thư ký của Malenkov), Pegov từ Xophia trở về với hai bàn tay trắng - không chứng cứ, không lời thú nhận. Tất cả mọi thứ đó được giữ bí mật, nhưng lại có trong bản án của Beria và của tôi.
Thế nhưng trong hồi ký của mình Khrusev, kẻ biết tất cả các chi tiết ấy, vẫn thích giữ giả thuyết cũ, rằng Beria tiến hành thương lượng đơn phương với Hitler do sự hoảng loạn của Stalin. Theo tôi, Stalin và toàn bộ ban lãnh đạo cảm thấy ý đồ ký kết hòa bình riêng rẽ trong cuộc chiến tranh vô cùng nặng nề này hẳn sẽ tước đi quyền lực của họ. Chưa nói về những tình cảm ái quốc chân chính của họ, điều mà tôi tin chắc; bất cứ hình thức hiệp định hòa bình nào đối với họ cũng không thể chấp nhận. Như những nhà lãnh đạo và chính khách dày dạn của một đế chế vĩ đại, không hiếm khi họ dùng vào mục đích của mình các tin tình báo cho các hành động thăm dò, cũng như để tống tiền các đối thủ cạnh tranh thậm chí là cả với đồng minh.
Và thế, mạng điệp viên chúng ta tiếp cận với giới thân cận của nhà vua Rumani trẻ tuổi Mikhai, thăm dò mối quan tâm hai chiều của triều đình ông ta và lãnh đạo Xô viết trong việc Rumani thoát khỏi cuộc chiến chống Liên Xô, Anh và Mỹ và tham gia vào chiến tranh chống lại Đức. Còn một sự kiện quan trọng nữa đi trước điều này: nhóm phần tử vũ trang ĐCS Rumani được các cán bộ tác chiến của chúng ta chỉ đạo đã bắt giữ thủ lĩnh phát xít, thủ tướng Antonescu khi y đến thăm nhà vua.
Trong số những sự kiện hậu trường ít được rõ của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nên ghi nhận công việc cực kỳ lớn của phó cục trưởng Cục 4 NKVD Melnikov và các điệp viên ngầm Parparov và Iarikov những năm 1930 đã phân hóa các đơn vị địch. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Melnikov để cộng tác với chính quyền Xô viết và để thành lập Ủy ban chống phát xít của tù binh, các tướng Kurt Zeitzler và F.Paulus rơi vào tay chúng ta sau trận chiến Stalingrad được lôi kéo vào. Những tướng lĩnh danh tiếng ấy được xem với tư cách ứng cử viên có khả năng vào thành phần chính phủ Đức chống phát xít lưu vong mà Beria đề nghị tổ chức ở Moskva năm 1944.
Nhà sử học Leonid Retin viết rất thú vị trong các ấn phẩm của mình về đoạn này. Nói riêng, ông ghi nhận rằng những đề nghị của NKVD về việc thành lập chính phủ Đức lưu vong bị phá hỏng bởi những người cộng sản Đức đang ở Moskva, và ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản.
Trong khi đó sự khước từ đề nghị của NKVD về vấn đề này được gợi nên bởi phía Mỹ, cũng như những phản đối của các chính phủ lưu vong Tiệp Khắc và Ba Lan ở London. Mạng điệp viên của ta ở London và Washington đã đặc biệt cho Liên Xô rõ thái độ của người Tiệp và người Mỹ về dự định vào tháng 8-1944 của Stalin và Molotov định mở rộng hoạt động của Ủy ban chống phát xít. Thế nhưng vẫn là điều bí ẩn, sao các đồng minh chúng ta lại biết về những kế hoạch này. Các đề nghị thành lập chính phủ Đức lưu vong chống phát xít vẫn nằm im trong hồ sơ của Cục 4 và trong soạn thảo của Tổng cục quản lý tù binh và những con tin của NKVD.
------------
Còn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét