Cái Thủ Lợn
Tác giả:
Nguyễn Công Hoan
ĐỜI MỚI
xuất bản 1945
20
Đám
rước đến đình, bát hương và hòm sắc đặt lên bàn thờ đã lâu rồi mà các cụ lúng
túng mãi không tế. Vì cụ Tời không dám vào mệnh bái.
Nhưng
thật may, cuộc bàn cãi chưa xong, thì Liễu đã tất tả ra đến đình, tay khoác chiếc
áo thụng khác, hỏi:
-
Chưa tế đấy chứ?
-
Chưa, cụ vào mệnh bái đi, dân chờ.
Vừa
dứt lời, Trung cũng đã vội vã tới nơi, và mặc sẵn áo tế từ bao giờ. Mọi người
chắc lại xẩy ra cuộc xô xát nữa. Nhưng không, Trung và Liễu đều tưởng bên địch
không ra đình nữa, thì nhân dịp, lẻn đi một mình, để đứng mệnh bái. Nhưng bất đồ
anh hùng tương ngộ, thì hai người cùng đứng mệnh bái vào một chiếu ngang nhau.
Người
làng trổ cả lên nhìn Trung và Liễu xem có lộ vẻ ganh tị gì nhau không. Nhưng
cũng không. Cả hai ông chủ tế cùng kính cẩn, như đã không xảy ra việc gì cả.
Cuộc
tế được vô sự từ đầu đến cuối, là do không có văn để đọc. Như thế, tránh được
cái khó viết tên hai ông chủ tế, ai trên ai dưới. Cho nên đến khi xướng “đọc
chúc” thì cụ nhất vào hậu cung, thỉnh ba tiếng chuông mà thôi.
Chính
cụ cũng không biết khấn chữ.
Có
người bi quan, thở dài phàn nàn:
-
Muốn ngài chứng giám mà không mời, lại thỉnh
chuông như thế, có khác gì đánh mõ gọi tuần hay không.
Lễ
xong, chờ hết hương, các cụ ngồi ở chiếu rải trên sân đình. Cố nhiên Liễu và
Trung ngồi chung một chiếu để ăn chung một cỗ. Song, không ai nói với ai một tiếng.
Cả hai người, mặt cùng hầm hầm, cùng nghĩ đến một việc nữa sắp xảy ra lôi thôi
to, nếu làng không thu xếp ổn thỏa.
Đó
là cái thủ lợn biếu tiên chỉ. Thủ lợn ấy lần trước bà Tú không nhận, bảo rằng để
kính dân.
Bọn
tuần biết chỗ khó khăn này, nên không dám hạ con lợn tế thần.
Mà
cả Trung lẫn Liễu thỉnh thoảng lại đưa mắt đến chỗ ấy.
Bữa
rượu không ồ ạt như mọi bận. Chẳng ai thiết nói chuyện, mà có nói, cũng chỉ nói
khẽ. Hình như người ta cố yên lặng để nghe ngóng không khí vẫn còn u ám, mà mấy
chén rượu tức là sức nóng của ngọn lửa châm vào ngòi chiến tranh.
Bỗng
khán thủ lên sàn, đứng gần chiếu trên, gãi tai nói:
-
Bẩm xin hạ lễ.
Tời
thật thà đáp:
-
Cứ hạ đi, sao còn phải hỏi. Các cụ uống rượu gần xong, không khéo chia phần không kịp đấy.
Khán
thủ ấp úng thưa:
-
Bẩm còn cái thủ lợn.
Cụ
nhất không đáp, lờ đi như không nghe rõ. Và mọi người đều nhìn cả lên chiếu
trên. Trung hất hàm, làm như không cần nói:
-
Tùy anh đấy, thế nào là phải thì làm.
Khán
thủ nhếch mép cười, đáp:
-
Bẩm trên các cụ, dưới các ông, bảo cháu thế nào, cháu xin vâng theo, chứ tùy
cháu thế nào được.
Liễu
cứ vờ như không để ý đến.
Chẳng
một ai dám lên tiếng. Thì Trung lại hỏi:
-
Kìa các cụ nghĩ sao cho phải thì bảo đi.
Nhưng
vẫn không ai đáp. Trung lại giục:
-
Kìa cụ nhất, cụ nghĩ thế nào?
Cụ
nhất hớp rượu, khà một tiếng:
-
Ồ, lão giả an chi. Tùy các cụ đấy.
Cụ
nào cũng làm như không nghe tiếng. Khán thủ lại hỏi:
-
Các cụ bảo cháu thế nào, không có muộn. Cụ Phó hội?
Bút
cười, và được dịp để nói kháy:
-
Cụ phó hội à? Cụ ấy dốt nát, biết gì, anh hỏi cụ Bá ấy, cụ ấy mới thi đỗ Sơ học
yếu lược ấy mà.
Đám
Soang lau mép, nghiêm chỉnh nói:
-
Trình các cụ, mấy lần dân họp để bầu tiên chỉ mà không xong, thì đáng lẽ thủ lợn
phải biếu ông nào nhất làng.
Cụ
nhất xua tay, vội vàng trách:
-
Rõ ông mới khéo, việc gì kéo tôi vào đấy.
Soang
chữa:
-
Là cháu nói ông nào to nhất làng kia đấy. Nhưng nay, ông lý và ông chánh không
ai chịu ai, nghĩa là hiện nay không có ai hơn ai kém.
Trung
cau mặt, vênh váo nói một mình:
-
Sao không có ai hơn ai kém.
Soang
tiếp:
-
Thì tôi tưởng bây giờ cái thủ lợn hãy nên bổ đôi, để kính mỗi ông một nửa là
công bình.
Mọi
người như nhẹ nhõm, vì được nghe câu nói rất xác đáng. Những tiếng “phải” nối
đuôi nhau từ chiếu nọ đến chiếu kia. Liễu và Trung hình như lấy làm hả, không
ai nói lại một câu gì.
Soang
cười hà hà bảo khán thủ:
-
Đấy, các cụ đã bằng lòng, anh cứ thế mà làm.
------------
Còn tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét