Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

Mãi Mãi Tuổi Mười Chín - Chương 9

Mãi Mãi Tuổi Mười Chín

Tác giả: Gbaklanôp
Người dịch: Phương Nam
NXB Đà Nẵng - 1986

9

Làng cháy trụi, xa xa sau làng, ga Iansêvô cũng bị thiêu cháy. Ở đằng ấy mọi vật đều nổ tung, những đường đạn bay vọt lên bầu trời tối đen như những tỉa lửa bay lên từ đống lửa. Từ đâu đó, chúng vẫn hiện lên tức thì ở phía sau, lúc thì ở ngang bên, lúc thì ở phía trước. Chiếc ô tô không có đường bò trên cánh đồng trong bóng tổi, trong ánh lửa hắt đến lờ mờ. Nó dệ bánh xuống những hố đạn, thương binh nằm đè lên nhau, họ rên rỉ, họ cựa quậy trong thùng xe, khi động cơ yếu ớt rú lên, tìm chỗ bằng phẳng. Và lại lạc lối, khi ra xa, khi dường như lại đâm quàng vào trận đánh. Có một lần, hệt như ảo ảnh, bỗng hiện lên: cối xay gió cháy trụi đổ sụp ngay trước mẳt, lửa bung ra; giống như bộ khung bằng dây thép gai bị nung đỏ, cháy rực lên...
Xe xóc và lắc mạnh, máu ở cổ Trêchiakov lại trào ra, anh đưa tav áo lên lau miệng, Lau xong, anh nhìn thấy một vệt ướt thẫm trên da. Khoảnh khắc đầu tiên anh chỉ cảm thấy có mỗi một vết thương trong số tất cả các vết thương, khi anh bị bắn trúng cùi chỏ, chỗ đau nhất nơi dây thần kinh, khẩu tiểu liên tuột khỏi tay. Và sau đó cứu thương đếm được thêm bốn vết thương nữa trên người anh. Mảnh đạn nằm ở giữa các xương sườn, khiến anh không thể thở được. Vì vết thương ẩy, màu trào ra đầy miệng. Cả ngưởi co rúm lại chờ đợi nỗi đau đớn, với từng cú xóc một, mỗi khi chiếc xe tải sa xuống hố, các vết thương tại đau nhói.
- Ối, ô-ối! - Thiếu úy nằm cạnh anh rên lên - Ối, ối trời ơi, sao thế này? Ối, giá nhanh nữa lên...
Một lần khi bị xóc dữ dội, Trêchiakov đă quát anh ta vì mình quá đau đớn:
- Thì cũng phải có lương tri chứ! Anh làm sao nào, đau hơn mọi người chắc?
Thế !à anh ta im bặt. Và chiếc xe lại bò quanh cánh đồng, loanh quanh mãi không thấy kết thúc, động cơ lúc thì rú lên cật lực, lúc thì lịm dần, pháo sáng rọi vào trông rõ đến tận từng tấm gỗ trên sàn xe, rồi bóng tối lại trùm lên tất cả. Thời gian được đo bằng những lần xóc, những cơn đau.
Họ dừng lại. Những tiếng nói và những bước chân vang lên trong bóng tối. Sắt va loảng xoảng. Thành xe hạ xuống. Họ bắt đầu đỡ từng thương binh một và đưa đi. Khi họ nâng thiếu úy lên, anh ta không rên rỉ. Những tiếng nói im bặt. Họ đưa anh ta sang một bên, đặt xuống đất trong bóng tối.
Một chuẩn ủy không quen biết giúp Trêchiakov trèo xuống, anh ta hối hả, ghé vai lại:
- Bước cạnh tôi này, cạnh tôi này. Đặt mạnh chân xuống, không sao đâu.
Ống quần khô cong dính bết vào vết thương, giờ bong ra, máu chảy trên chân âm ấm. Có nghĩa là thêm một vết thương. Cho đến tận lúc này, anh vẫn không thấy vết thương đó. Ai đó đeo thắt lưng, dáng bé nhỏ nhưng quả quyết bước nhanh đến.
Họ giữ Trêchiakov lại trước người đó.
- Trung úy! Cậu làm sao thế... Chúng mình đưa cậu đi ngay, y tế sẽ điều trị, cậu sẽ trở về trung đoàn. Chúng mình chờ đấy.
Trêchiakov nhìn xuống thấy người đó mang quân hàm đại úy, anh hiểu ra đấy là tiểu đoàn trưởng. Lúc chiến đấu, nghe giọng nói anh không hình dung tiểu đoàn trưởng dáng người lại bé nhỏ đến thế.
- Hôm nay tôi  đã quát cậu. - Đại úy cau có một cách nghiêm khắc. - Trong chiến đấu tất cả chúng ta hay cáu bẳn. Cậu đừng giận, không nên giận.
- Tôi có giận đâu.
Mọi vật bồng bềnh ngay trước mặt, cây cối nghiêng ngả trên đầu, mà rất có thể chính anh đang chao đảo. Và anh thấy khó thở.
- Không nên giận, chính thế, không nên giận.
Chuẩn úy lại dìu anh đi, còn anh yêu cầu, giọng vang lên nghe khó nhọc.
- Cho tôi lại đằng kia... Đưa tôi lại đằng kia...
Mảnh đạn nằm giữa xương sườn khiến anh khó thở:
- Chuẩn úy... lại đằng kia...
Và anh nhoài đến bụi cây. Vì có tính kiên trì, chuẩn úy vẫn không hiểu, lại càng xốc vai mạnh hơn, cố nhấc anh lên người mình.
- Chúng ta đến nơi ngay mà, không xa đâu, ngay bây giờ.
- Chuẩn úy...
- Không sao!
Mãi rồi mới đoán ra, anh ta lật đật tự tay mở thắt lưng mở khuy quần.
- Xê ra, - Trêchiakov yêu cầu.
- Có làm sao đâu!
- Xê ra... tôi van anh... - Anh không thể thở sâu đưọc, vì thế giọng anh nghe rất tội nghiệp. - Xê ra ngay.
Tay túm chặt lấy cái cây con, cùng với cái cây con, anh chao đi, anh rất yếu, giá mà khóc được. Nhưng chuẩn úy chỉ chực bên cạnh để đưa anh đi, chẳng thấy xấu hổ. Thở ra toàn hơi thuốc lá và nước bọt, chuẩn úy lẩm bẩm: “Có sao đâu mà?” - và chẳng hề bực dọc, vẫn sẵn lòng, đi vòng quanh anh.
- Tớ được phép chứ? - anh ta nói, sau một việc như vậy, anh ta dứt khoát chuyển sang xưng hô thân mật. - Chẳng lẽ tớ không giúp được gì? Dù thế nào cũng cần phải giúp đỡ nhau.
Và anh ta không tránh ra, vẫn giữ chặt lấy anh trong suốt thời gian ấy. Sau đó chính anh ta cài quần lại cho anh - Trêchiakov không còn đủ sức để cưỡng lại. Anh ta sửa lại áo va rơi cho ngay ngắn, ngắm nhìn chiếc thắt lưng sĩ quan trong tay mình, ngắm nhìn khóa đồng có ngôi sao, và ngần ngại :
- Thắt lưng của cậu tốt thật... ở quân y viện, cậu có biết không. Ai giấu gì, họ cũng biết. Tớ đã nằm đó tớ biết.
Anh ta thở dài, ngập ngừng, anh ta không muốn từ bỏ chiếc thắt lưng,
- Và nếu không nhớ, thì rồi ra cũng chẳng biết đâu mà hỏi mà tìm.
- Cầm lấy, - Trêchiakov nói, dường như anh phẩy tay. Bây giờ anh có tiếc thì cũng không phải là chiếc thắt lưng. Anh tiếc một cái gì đó hoàn toàn khác thuộc về con người. Mà cả cái điều tiếc ấy bây giờ cũng đã bắt đầu trở nên dửng dưng, Còn anh ta thì sung sướng rối rít thắt cho anh chiếc thắt lưng của anh ta, nói líu nhíu :
- Thắt lưng của tớ còn dùng được. Sờn rách có đáng kể chi, cứ phết xi...
Anh ta bỏ áo vào trong quần, sửa sang cho ngay ngắn, mỗi bận như vậy, các vết thương lại đau nhói lên rồi anh ta còn quả quyết rất dễ dàng.
- Thế nào họ cũng sẽ phát thắt lưng mới cho cậu!
Trêchiakov lại được dìu đi đâu đó, được chở đi, lại, xóc tung lên. Sau đó anh ngồi dưới đất. Ráng chiều trong vắt sáng lên sau cánh rừng, rừng thì đỏ rực, cây thì đen thẫm trên nền đỏ. Và khắp mọi nơi dưới các gốc cây thương binh nằm, ngồi, cựa quậy trên mặt đất.
Có tiếng ầm ì. Từ các lều bạt không xa, họ chuyền những người đã băng bó ra, băng mới tinh trên người họ chốc chốc lại trắng xóa lên. Và khi các cứu thương đi lại giữa mọi người, chọn người tiếp theo, thương binh nằm dưới đất nhìn họ, tiếng rên rỉ trở nên ai oán hơn. Họ cáng ra một người. Màn đậy lên người anh ta, băng cuốn từ đầu đến chân.
Trêchiakov cảm nhận mọi điều qua các âm thanh lọt vào tai. Chốc chốc các âm thanh ấy xa dần rồi biến mất. Khẽ giật mình, anh chợt tỉnh. Tim đập loạn lên. Anh biết: không nên ngủ. Giống như ở ngoài băng giá: nếu thiếp đi - sẽ không tỉnh dậy được. Và anh cố không ngủ thiếp đi. Trong người anh tất cả đều trở nên yếu ớt - tim không đập mà run rẩy. Anh cảm thấy cuộc sổng đang rời bỏ anh.
Có lần anh nghe thấy tiếng nói sát bên người:
- Trung úy, đừng ngủ!
Bóng đen che lấp ráng hồng, cúi  xuống thấp hơn nữa :
- Ê, ê này. Này, này, dậy đi... Nhikisin, giúp tôi một tay. Thế. Đấy! Có đi được không?
Vải bạt thô cứng cọ khắp mặt làm chiếc mũ tuột khỏi đầu. Người tải thương nhặt lên, rồi đút vào túi áo ca-pốt cho anh.
Bên trong, sau tấm sàn trắng, ánh sáng của những ngọn đèn dầu hỏa làm lóe mắt.
Trong khi họ cởi quần áo cho anh, tất cả hiện lên rõ ràng. Trong góc - một người trần trùng trục, tay này giữ chặt tay kia, mắt nhìn lên trên khi người y tá dùng kẹp lôi ra mẩu băng nâu ướt, từ vết thương đen ngòm nơi khuỷu tay.
Các bác sĩ đeo khẩu trang cúi xuống bàn. Nơi đó, dưới tay họ - một cái đầu tròn tóc húi cao, đáng lẽ là thái dương và gò má thì lại là những cục máu đông, dày dặc vết thương. Các bác sĩ cầm kẹp mạ kền cắm cúi làm việc, họ lôi từ trong đầu ra vật gì đó, miếng kim loại va vào chiếc chậu dưới gầm bàn kêu leng keng. Đôi mắt người đó vẫn sáng rực, đen, kiểu hốc mắt không phải là của người Nga nhìn lên trên, tách biệt với nỗi đau, tách biệt với mọi điều, và bàn chân vàng bệch thò ra dưới tấm vải, khẽ run run.
Trêchiakov cũng run bắn lên, anh đã được cởi hết quần áo. Chiếc bàn ấm hẳn lên khi họ đặt anh xuống. Bác sĩ hút thuốc từ tay người khác bên cạnh chiếc màn kéo. Đôi tay bác sĩ đi găng vẫn giơ ngang tầm vai. Bác sĩ cúi xuống chỉ hở mỗi đôi mắt. Chiếc khẩu trang căng ra, nhìn thấy miệng mũi lúc phồng lên rồi lại xẹp xuống. Họ dùng cái gì đó cùn cùn kéo trên người anh. Miếng kim loại va vào chậu kêu leng keng. Dường như họ lại dùng con dao mổ cùn, toàn thân anh co rúm lại chờ đợi cơn đau, thêm vài lần leng keng trong chậu và cơn đau quặn lên.
- Giữ chặt chân! - Bác sĩ phẫu thuật nói.
Một cái gì nóng bỏng vào thấu tận tim anh, làm anh ngạt thở.
- Kêu lên, đừng có nín chịu. Cứ kêu lên...
Tiếng người phụ nữ lúc thì biến mất, lúc thì ở ngay bên cạnh, sát bên tay. Có ai đó dùng băng thấm khô trán và mặt anh. Có lần đôi mắt của bác sĩ phẫu thuật hiện lên rất gần, đồng tử rọi thẳng vào đồng tử. Bác sĩ nói cái gì đó. Và đột nhiên trái tim trở lên nhẹ nhõm hơn.
Khi họ băng bó xong, người phụ nữ chìa cục máu đặt trên bông nõn:
- Giữ lại một mảnh làm kỷ niệm...
- Tôi cần nó để làm gì cơ chứ!
Và mảnh đạn đó lại leng keng trong chậu.
Họ đưa Trêchiakov yếu sức đang run bắn lên vào trong chiếc lều bạt.
Dưới cái áo ca-pốt, dưới tấm chăn, anh vẫn run lên cho đến tận nửa đêm. Hễ cứ nhắm mắt là anh lại thấy lính bộ binh chạy lom khom trong cỏ khô, phía trước bức tường là đám mây đen, áo va-rơi trên người lính bộ binh và cỏ, tất cả đều trắng toát. Và thình lình anh nhìn thấy chiếc chân vàng bệch đang run run trên bàn mổ, căng ra vì đau đớn, những ngón chân co quắp lại. Và trong cái đêm ấy, đã hơn một lần anh trông thấy Xuiarov. Anh nheo mắt lại, và anh vẫn thấy cảnh mình đánh anh ta ngoài ụ đất, trên cái trận địa vô vọng này, anh ta nằm ngửa, mắt chớp chớp, tay che mặt. Đó là những gì cuối cùng của người ấy trong cuộc đời; chúng nó đã giết anh ta rồi. Anh ta sẽ mang theo điều đó!... Và cả cái ngón tay, ngón tay đeo nhẫn - bị cắt cụt như tay của mẹ anh.
Bộ binh chạy giữa tiếng nổ, đám mây dựng thành bức tường sau hào chống tăng. Có cái gì đó cuồn cuộn bốc lên trong bức tường, hệt như bụi cuốn thành vòi rồng. Nó bồng bềnh lại gần. Và với nỗi đau ngọt ngào trong ngực, tất cả mọi điều trong con người anh bỗng mở ra chào đón.
- “Mẹ!”.
Bà mẹ buồn bã đứng bên kia, nhìn anh im lặng. Anh cảm thấy mẹ ở gần, như cảm thấy hơi thở trên má :
- “Mẹ!”.
Và anh thở hổn hển vì tình yêu đối với mẹ, anh sung sướng thấy rằng lần đầu tiên trong cuộc đời một người đã trưởng thành, anh có thể nói với mẹ điều đó và giữa mẹ con anh không có gì phiền lòng. Anh lao về phía bà, nhưng họ giữ chặt lấy vai anh, không thả anh ra, lại còn kéo giật lại. Anh đau đớn lao đến và tỉnh dậy. Trong rạng đông xam xám, cái đầu vấn băng của ai đó như quả cầu trắng, đang đung đưa trước mặt anh.
- Anh muốn gì? - Trêchiakov hỏi và quay đi,  hai má anh ướt đầm nước mắt.
- Cậu hét lên. Có thể, cậu cần gì phải không?
- Tôi chẳng cần gì cả.
Anh tiếc rằng họ đã đánh thức mình dậy, nằm như vậy rất lâu. Trời đã sáng. Cảnh bận rộn bắt đầu trong lều bạt. Những người tải thương khẩn trương cho thương binh uống trà nóng, băng bó lại, kiểm tra các chỗ băng. Một vài bận, người bác sĩ dáng điệu lo lắng rẽ vào. Họ chuẩn bị gì đó. Chắc là, chuyển về hậu phương.
Bên ngoài, sau tấm màn, khi họ mở ra, tất cả đẫm sương. Và họ nằm với sương. Mặt trời lạnh lẽo đã lên cao và đứng trên cánh rừng. Thương binh lắng nghe tiếng ầm ầm không xa của trận đánh, họ nằm yên trên lớp rơm đã được lót áo mưa bạt.
Đại đội trưởng pháo chống tăng người quấn đầy băng ngồi bên cạnh Trêchiakov. Cả hai tay của anh ta đều cụt từ trên khuỷu, Trêchiakov cảm thấy mùi máu tanh tanh thấm qua lần băng nơi mỏm tay cụt. Một chiến sĩ ở đại đội này cũng bị thương trong trận đánh, đỡ lưng đại đội trưởng, cho anh ta uống trà từ chiếc ca, và kể cho ai đó ở đằng sau lưng anh ta nghe chuyện xe tăng Đức đã tiến đến chỗ họ ra sao và mọi việc đã diễn ra như thế nào.
- Cái quan trọng là trước chiến tranh, anh ấy là thợ máy. - anh chiến sĩ nói cứ như đại đội trưởng không có tay thi không nghe được vậy, và anh ta đưa chiếc ca chệch ra khỏi môi. Đại đội trưởng vẫn ngồi nhẫn nại chờ đợi. - Không có tay, anh ấy sẽ thế nào nhỉ? Không có tay, anh ấy sẽ không kiếm được bánh mì cho chính mình. - anh chiến sĩ vẫn nói trước mặt đại đội trưởng mà cứ như vắng mặt vậy.
Gương mặt đại đội trưởng có vẻ gì đó rất Kavkaz hoặc rất Do thái: mũi trắng hơi quặp, cặp mắt lồi, ria mép hung nhạt tua tủa trên gương mặt mất máu. Dáng vẻ đó khiến cho Trêchiakov nhớ tới người bố dượng, chỉ có điều ông không để râu.
Mọi người đột ngột mở cửa vào lều bạt: che khuất mặt trời. Cùng với những cái bóng đen dài đang chuyển động trên mặt đất phía trước, một nhóm sĩ quan bước vào trong lều bạt. Người đi đầu là đại tá ngực đeo huân chương. Từ đằng sau những mái đầu, bác sĩ hoảng hốt nhìn ra.  
- Xin chào các dũng sĩ! Trong số các đồng chí ai là người đầu tiên trong trận đánh nhảy vào hầm của quân Đức?
Im lặng một lúc. Đại tá chờ đợi. Tiếng thì thào loan khắp thương binh: “Sư đoàn trưởng”. Bên lối vào lều bạt, một chiến sĩ bị thương nhẹ từ ổ rơm đứng lên, anh ta trẻ trung, can đảm - hệt như đang đứng dưới cờ.
- Thưa đồng chí đại tá, tôi!
Sư trưởng nhìn anh ta :
- Giỏi lắm, anh hùng lắm!
Và sư đoàn trưởng chỉ cần ngoái chiếc cổ cứng đờ ra đằng sau, viên sĩ quan tùy tùng đã đưa ngay chiếc huy chương bạc “Dũng cảm” từ chiếc hộp nhỏ ôm trước ngực. Chiếc huy chương đung đưa dưới cuống. Sư đoàn trưởng tự tay gắn huy chương lên ngực người lính.
- Đồng chí thật xứng đáng. Hãy đeo lấy !
Thêm một người nữa đứng lên, trông anh ta chẳng lấy gì là can đảm. Cánh tay uốn gập ở khuỷu, ép chặt vào bụng căng phồng dưới áo va-rơi. Và anh ta cúi người xuống cánh tay.
- Thưa đồng chí đại tá, tôi cũng thế...
Và họ gắn huy chương lên áo va rơi cho anh ta. Không ai quyết định đứng lên nữa. Chỉ có giọng nói yếu ớt của ai đó hỏi với ra từ trong góc:
- Thưa đồng chí đại tá, chúng ta đã chiếm được nhà ga rồi phải không ạ? Chiếm được nó thế nào? Cái nhà ga ấy...
- Chiếm được rồi. Chiếm được rồi, các dũng sĩ ạ. Mau bình phục nhé, Quân y của chúng ta tốt lắm, họ sẽ chữa khỏi cho tất cả các đồng chí, ai còn có khả năng sẽ trở lại đội ngũ!...
Rồi đại tá bước nhanh ra. Theo sau ông, cả một đám đông những người còn lại. Bác sĩ là người cuối cùng đuổi theo, ông còn ngoảnh lại nghiêm nghị nhìn các thương binh...
------------
Còn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét