Giao lộ sinh tử
Tác giả: Dean Koontz
Người dịch: Xuân Các
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn. Tháng 4, năm 2011
Chương 13
Bên
kia ngưỡng cửa là một
căn phòng bình thường, chẳng còn rộng lớn vô bờ như trước, diện tích chỉ khoảng
ba nhân bốn mét.
Một khung cửa sổ đơn nhìn ra ngoài, xuyên qua những nhánh
tràm melaleuca lòa xòa che bớt khá nhiều ánh sáng. Tuy nhiên tôi vẫn nhìn rõ để
đoán chắc được rằng không có thứ gì phát ra tia sáng đỏ u ám kia, kể cả ở giữa
không gian khiêm tốn này hay tại bất cứ xó xỉnh nào.
Quyền năng bí ẩn làm biến đổi và kiểm soát căn phòng, ném
tôi tới lui trong chiều thời gian, đã không còn hiện diện.
Dường như nơi đây là phòng làm việc của Gã Nấm. Đồ đạc vỏn vẹn
chỉ có dãy tủ đựng hồ sơ loại bốn ngăn, một cái ghế và một cái bàn bằng kim loại
xám ngoét trên bề mặt đất mỏng giá làm thớ gỗ.
Nằm sát cạnh nhau trên bức tường đối diện bàn viết là ba bức
ảnh đen trắng to như áp phích quảng cáo xem ra được in trên máy vẽ đồ thị kỹ
thuật số của dân chuyên phác thảo. Những bức ảnh chụp phần đầu, chân dung ba
người đàn ông, một người có ánh mắt háo hức và nụ cười hân hoan, hai người kia
quắc mắt nhìn đầy vẻ sầu thảm.
Cả ba đều trông quen lắm nhưng thoạt đầu tôi chỉ nhớ tên người
nhoẻn miệng cười: Charles Manson, một kẻ xấu xa chuyên lôi kéo. Mớ ý nghĩ kỳ quặc
về cách mạng và chạy đua chiến tranh của hắn phơi bày vết ung nhọt ngay giữa thế
hệ những con người mang quan điểm hòa bình cho toàn nhân loại và dẫn đến sự suy
tàn của thời đại Bảo Bình, [Thời đại Bảo Bình (The Age of Aquarius) khởi đầu vào
thập niên 60), được đánh dấu bằng các phong trào kêu gọi bình đẳng và đấu tranh
vì công lý]. Hắn khắc dấu chữ thập ngoặc lên trán.
Bất kể hai người kia là ai thì bọn họ cũng không có diện mạo
của Vegas [Nhân vật trong truyện tranh Amazing Fantasy #13 của hãng
Marvel] hay những triết gia nổi tiếng.
Có lẽ trí tưởng tượng của tôi cũng như ánh nắng xuyên qua những
nhánh tràm melaleuca đã truyền đốm sáng bạc mờ ảo vào ánh mắt trừng trừng của cả
ba người kia. Đốm sáng đó nhắc tôi nhớ đến ánh sáng trắng đục rực lên báo hiệu
cái nhìn hung hăng đói khát của những tử thi biết cử động trong mấy bộ phim nói
về xác chết sống dậy.
Để thay đổi phần nào độ nét của những ánh mắt ấy, tôi bật ngọn
đèn phía trên đầu.
Bụi bẩn và tình trạng bừa bộn đặc trưng của ngôi nhà không hề
hiện diện nơi đây. Bước qua ngưỡng cửa này, Gã Nấm đã bỏ lại sau lưng tính lười
biếng cẩu thả và biến thành hình tượng mẫu mực về sự ngăn nắp.
Những cái tủ bề ngoài có vẻ dùng để chứa các tài liệu cần cất
giữ kỹ lưỡng, bên trong đầy ắp bài viết cắt ra từ báo và tải từ mạng. Hết ngăn
kéo này đến ngăn kéo khác đựng toàn hồ sơ về những sát thủ liên hoàn và những kẻ
thảm sát hàng loạt.
Đối tượng dàn trải từ tên Jack “đồ tể” [Jack “đồ tể” (Jack
the Ripper): tên cuồng sát tàn bạo nhất cuối thế kỷ XIX, từng một thời là cơn
ác mộng trên đường phố London vào những đêm cuối năm 1888] của nước Anh thời nữ
hoàng Victoria đến Osama bin Laden, kẻ được Diêm vương dành sẵn chỗ đặc biệt
trong giàn hỏa thiêu. Ted Bundy [Ted Bundy: kẻ nổi danh trong lịch sử các vụ án
hình sự, thủ phạm của hàng loạt vụ giết người trên toàn nước Mỹ trong những năm
1973-1978], Jeffrey Dahmer [Jeffrey Dahmer: 17 lần giết và ăn thịt người].
Charles Whitman: tay súng bắn tỉa hại chết mười sáu mạng người ở Austin, Texas
năm 1966. John Wayne Gacy: thích đóng giả chú hề tại các bữa tiệc của trẻ con,
chụp ảnh với Đệ nhất phu nhân Rosalyn Carter tại một sự kiện chính trị và chôn
vùi vô số thi thể nạn nhân bị chặt hết chân tay trong sân sau và bên dưới ngôi
nhà hắn ở.
Một xấp hồ sơ dày hơn hẳn thu thập thông tin về Ed Gein, kẻ
trở thành nguồn cảm hứng cho cả nhân vật Norman Bates trong phim “Tâm thần” lẫn
nhân vật Hannibal Lecter trong phim “Sự im lặng của bầy cừu”. Gein thích thú
đánh chén món súp đựng trong sọ người và chế ra một sợi thắt lưng khác lạ từ
núm vú các nạn nhân.
Những hiểm họa lẩn khuất trong căn phòng tối đen không hạ gục
được tôi, nhưng đây lại là một tai ương rành rành hoàn toàn có thể nhận thức. Từ
tủ này sang tủ khác, ngực tôi căng phồng nỗi khiếp đảm và đôi tay run lẩy bẩy,
đến khi tôi đóng sầm một ngăn kéo và kiên quyết không mở thêm ngăn nào nữa.
Trí nhớ được gợi lại qua những gì nhìn thấy trong chồng hồ
sơ, giờ đây tôi có thể gọi tên người trong các bức ảnh to như áp phích quảng
cáo đặt cạnh hình Charles Manson.
Chân dung Timothy McVeigh treo bên phải hình Manson. McVeigh
bị kết án và hành hình vì tội đánh bom tòa nhà liên bang ở thành phố Oklahoma
khiến một trăm sáu mươi tám người thiệt mạng vào năm 1995.
Bên trái là hình Mohammed Atta, kẻ lái chiếc máy bay dân dụng
loại lớn đâm vào một trong hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới, làm
chết hàng ngàn người.
Tôi không thấy dấu hiệu nào chứng tỏ Gã Nấm tán đồng động cơ
của những kẻ Hồi Giáo cực đoan ủng hộ chủ nghĩa phát xít. Cũng như với Manson
và McVeigh, dường như gã ngưỡng mộ Atta ở chỗ tầm nhìn tàn bạo, hành động hung
ác và thành tích của một tên khủng bố trong công cuộc phục vụ cái ác.
Căn phòng này giống điện thờ hơn là nơi làm việc.
Chứng kiến đã đủ, quá nhiều là đằng khác, tôi muốn ra khỏi
ngôi nhà này. Tôi ao ước trở lại Tire World, hít thở hương thơm cao su đã sẵn
sàng xuống đường và nghĩ ngợi sẽ làm gì kế tiếp.
Thay vì vậy, tôi lại ngồi phịch xuống ghế. Tôi không co rúm
sợ hãi mà chỉ hơi khép nép khi đặt tay lên thành ghế, nơi tay gã có lẽ đã tựa
lên.
Trên mặt bàn gồm máy tính, máy in, cây đèn bằng đồng thau, bộ
lịch ghi ngày và thứ. Đến một hạt bụi nhỏ cũng không thể nhìn thấy trên bất kỳ
bề mặt nào.
Từ vị trí đang ngồi, tôi quan sát căn phòng, cố hiểu xem làm
thế nào nó có thể biến thành căn phòng tối đen rồi lại chuyển đổi trở về không
gian bình thường.
Không còn ngọn lửa của Thánh Elmo [Ngọn lửa của Thánh Elmo
(St. Elmo’s fire): Hiện tượng tự nhiên được đặt theo tên Thánh Elmo, thần hộ mệnh
của thủy thủ. Đây là hiện tượng plasma phát sáng xuất hiện như đốm lửa trên các
vật thể khác, như gậy thò ra mũi thuyền hay cột chống sét, ở khu vực tích điện
trong cơn bão] chứa đựng năng lượng siêu nhiên nào le lói dọc theo cạnh kim loại
của mấy cái tủ đựng hồ sơ. Không bộ dạng nào thuộc thế giới bên kia xuất đầu lộ
diện.
Trong một lúc căn phòng biến thành... cánh đồng, ô cửa giữa
thị trấn Pico Mundo và đâu đó xa xăm lạ lẫm, tôi không có ý nói đến Los Angeles
hay thậm chí Bakersfield. Có lẽ trong một khoảng thời gian, ngôi nhà này trở
thành ga tàu giữa thế giới chúng ta với Địa ngục, nếu có Địa ngục.
Hoặc giả sử tôi với tay tới tia sáng đỏ như máu nằm ngay giữa
căn phòng tối đen một màu khi nãy, biết đâu tôi sẽ thấy mình ở trên một hành
tinh thuộc nhánh xa xôi hẻo lánh của dải ngân hà, nơi ông kẹ cai trị. Không có
vé lên tàu, tôi bị ném về phòng khách và quá khứ, sau đó bị quăng tới nhà để xe
và tương lai.
Tất nhiên tôi xét luôn đến khả năng điều tôi nhìn thấy chẳng
qua chỉ là ảo giác. Có lẽ tôi phát khùng như con chuột trong phòng thí nghiệm
được nuôi bằng độc tố gây loạn thần kinh và bị ép xem những chương trình “thực
tế” trên tivi khám phá chi tiết sinh hoạt hành ngày của những siêu mẫu hết thời
và những ngôi sao nhạc rock già nua.
Thỉnh thoảng tôi thật sự nghĩ chắc mình bị điên. Thế nhưng
như bao nhiêu người điên có lòng tự trọng khác, lúc nào tôi cũng nhanh chóng gạt
đi mọi nghi ngờ về sự minh mẫn của bản thân.
Tôi thấy không có lý do gì để đi lục soát phòng làm việc,
tìm cái công tắc được giấu kín có thể một lần nữa biến nơi này thành căn phòng
tối đen. Lập luận cho thấy sức mạnh ghê gớm cần có để mở ô cửa bí ẩn không phát
xuất từ bên này mà phóng ra từ bên kia, bất kể bên kia là nơi nào.
Rất có thể Gã Nấm không biết chốn linh thiêng này không chỉ
là kho danh mục dành cho những ý nghĩ giết người kỳ quặc của gã mà còn là sân
ga đón bọn ông kẹ đến dự lễ hội máu. Không cần đến giác quan thứ sáu cũng có thể
hình dung gã ngồi đây, hí hửng đọc một trong những xấp hồ sơ kinh tởm và không
nhận thấy sự biến đổi đáng ngại của căn phòng hay bầy thực thể quỷ quái ùa vào.
Gần bên bỗng phát ra tiếng tít tít tít, tiếng lách cách va
chạm của xương gợi lên hình ảnh bộ xương di động trong ngày Haloween và sau đó
là tiếng chạy vụt qua mau lẹ.
Tôi nhổm dậy khỏi ghế và nghe ngóng, cảnh giác.
Nhiều giây trôi qua không có tiếng tít tít. Nửa phút vắng tiếng
lách cách.
Có lẽ một con chuột gây náo động trong tường hay trên gác
mái, nó phát ốm và thao thức vì cái nóng.
Tôi ngồi xuống lần nữa và mở từng ngăn kéo bàn ra.
Ngoài bút chì, bút mực, kẹp giấy, dụng cụ dập ghim, kéo và mấy
món bình thường khác, tôi tìm thấy hai bản kê khai gần đây của ngân hàng và một
cuốn chi phiếu. Cả ba đều gửi cho Robert Thomas Robertson tại ngôi nhà ở Camp’s
End này.
Tạm biệt Gã Nấm; xin chào Bob.
Bob Robertson không mang vẻ tàn ác cần thiết cho cái tên của
kẻ sẽ trở thành tên sát nhân hàng loạt. Nó nghe giống tên một nhân viên bán xe
hơi vui tính.
Bản kê khai bốn trang từ Ngân hàng Hoa Kỳ tường trình về một
tài khoản tiết kiệm, hai chứng chỉ tiền gửi thời hạn sáu tháng, một tài khoản
tiền tệ, và một tài khoản của Robertson ở Ngân hàng Hoa Kỳ lên đến con số
$786.542,10.
Tôi ngó tới lui dãy số ba lần, chắc rằng mình không đọc nhầm
vị trí dấu chấm và dấu thập phân.
Bản kê khai bốn trang từ Ngân hàng Wells Fargo trình bày về
việc đầu tư cho thấy tổng số tiền là $463.125,43.
Chữ viết tay của Robertson trông cẩu thả nhưng gã quản lý
chính xác số dư tài khoản trong cuốn chi phiếu. Tất cả khoản tiền hiện có ở đây
gồm $198.648,21.
Một gã có tài sản gần một triệu rưỡi đôla mà sống trong ngôi
nhà gỗ nhỏ tồi tàn ngột ngạt ở Camp’s End thì đích thực có vấn đề.
Nếu nắm trong tay chừng ấy tiền, có thể thỉnh thoảng tôi vẫn
tiếp tục chế biến thức ăn nhanh, nhưng chỉ để thỏa mãn tính nghệ sĩ chứ không
bao giờ vì kiếm sống. Và khi đó biết đâu sinh hoạt trong công ty kinh doanh lốp
xe hoàn toàn không còn chút hấp dẫn nào với tôi nữa.
Chắc Robertson không cần nhiều thứ xa xỉ vì gã đã tìm thấy tất
cả niềm vui thích cần có trong đống vô tận những ý nghĩ kì quặc vấy máu làm
hoen ố đầu óc gã.
Âm thanh phành phạch lách cách cuống cuồng thình lình vang
lên khiến tôi nhảy dựng khỏi ghế lần nữa, nhưng rồi một tiếng két chói tai và lặp
lại giúp tôi nhận ra đó là bầy quạ rỉa lông trên mái nhà. Chúng ra ngoài sớm
vào những sáng mùa hè, trước khi cái nóng vượt quá khả năng chịu đựng, buổi
trưa chúng trốn trong lùm cây um tùm và đánh bạo ra ngoài lần nữa khi ánh nắng
dần tắt bắt đầu mất đi chút sức mạnh thiêu đốt.
Tôi không sợ lũ quạ.
Trong cuốn sổ chi phiếu, ngẫm lại những mục ghi chú trong ba
tháng qua, nhưng chỉ thấy các khoản thông thường chi cho vật dụng, các công ty
thẻ tín dụng và những thứ đại loại thế. Điều kỳ lạ duy nhất là Robertson đã viết
số lượng chi phiếu đáng ngạc nhiên để rút tiền mặt.
Chỉ trong tháng vừa rồi, gã đã rút tất cả ba mươi hai ngàn
đôla trong khoản tiền lời của hai ngàn đôla và bốn ngàn đôla. Trong hai tháng
trước đó con số tổng cộng lên tới năm mươi tám ngàn đôla.
Cho dù cực kỳ ghiền ăn, gã cũng không thể nào ngốn sạch nhiều
kem Burke & Bailey đến vậy.
Xét cho cùng, rõ ràng gã cũng có sở thích tốn kém. Và bất kể
gã mê đắm gì đi chăng nữa thì đó là thứ gã không thể mua công khai bằng chi phiếu
hay thẻ tín dụng.
Trả bản kê khai tài chính trở lại ngăn kéo, tôi bắt đầu nhận
thấy mình đã ở nơi này quá lâu.
Tôi cứ nghĩ tiếng động cơ ầm ĩ của chiếc Explorer chạy vào
nhà để xe sẽ báo động cho tôi biết Robertson quay về và tôi sẽ chuồn bằng cửa
trước trong khi gã vào nhà theo lối cửa phụ. Song nếu vì lý do nào đó gã đậu xe
ngoài đường và đi bộ vào nhà, tôi sẽ mắc kẹt ở đây trước khi phát hiện ra là gã
đã về.
McVeigh, Manson và Mohammed Atta có vẻ rình rập tôi. Thật dễ
hình dung những ánh mắt sắc lẻm trong các bức ảnh kia chứa đựng khả năng nhận
thức thực sự và chúng đang lóe lên tia hy vọng xấu xa.
Nấn ná thêm chốc lát, tôi lật những tờ giấy trắng vuông nhỏ
ghi thứ ngày trên bộ lịch để bàn lùi về trước, tìm kiếm ghi chú về cuộc hẹn hay
lời nhắc nhở nào khác mà Robertson có thể đã viết trong mấy tuần gần đây. Tất cả
các hàng ghi chú đều trắng trơn.
Tôi giở lại tờ lịch hiện thời, thứ Ba ngày mười bốn tháng
Tám, rồi lật ra sau những ngày tiếp theo. Thiếu mất tờ lịch ngày mười lăm tháng
Tám. Không có điều gì được ghi trong bộ lịch sau ngày đó giống như cái tôi đang
rất muốn xem.
Đặt mọi thứ về như ban đầu, tôi rời khỏi bàn và đi đến cửa.
Tôi tắt ngọn đèn trên đầu.
Ánh nắng vàng vọt, được cắt xén thành hình thù ngọn lửa nhờ
đám lá tràm melaleuca hình lưỡi kiếm chen ngang, tạo nên đám cháy giả trên tấm
màn mỏng, không soi rọi cho căn phòng được là bao, những cái bóng bạo gan dường
như tụ tập quanh chân dung ba tên sát nhân dày đặc hơn hẳn mấy chỗ khác.
Một ý nghĩ nảy ra trong tôi, điều này xảy ra thường xuyên
hơn mức một số người vẫn nghĩ, và chắc chắn thường xuyên hơn mức tôi muốn, và rồi
tôi bật đèn sáng trở lại, đi đến dãy tủ đựng hồ sơ. Tại ngăn kéo có chữ R, tôi
kiểm tra xem trong chồng hồ sơ về bọn sát nhân và mất trí, Gã Nấm có lưu tài liệu
nào về chính gã không.
Tôi tìm thấy một tài liệu. Ngoài nhãn ghi: ROBERTSON, ROBERT
THOMAS.
Thật tiện biết bao nếu tập tài liệu này chứa đựng bài báo
liên quan đến những vụ án mạng chưa phá cũng như các vật dụng mang tính cáo buộc
cao dính líu đến những cuộc tàn sát đó. Tôi có thể học thuộc tài liệu, để nó lại
chỗ cũ và trình báo phát hiện của mình cho cảnh sát trưởng Wyatt Porter.
Với thông tin đó, cảnh sát trưởng có thể tìm ra cách giăng bẫy
Robertson. Chúng tôi có thể tống nỗi khiếp đảm đó vào sau chấn song trước khi
gã có cơ hội phạm phải bất kỳ tội ác nào gã đang suy tính.
Thế nhưng tập tài liệu chỉ chứa vỏn vẹn một thứ: tờ bị thiếu
trong bộ lịch để bàn. Tờ lịch thứ Tư ngày mười lăm tháng Tám.
Robertson không viết gì trên mấy hàng ghi chú. Hình như theo
ý gã, bản thân này đã đầy ý nghĩa, đủ để tính là mục đầu tiên trong tập tài liệu.
Tôi xem đồng hồ đeo tay. Sáu tiếng bốn phút nữa, ngày mười bốn
và mười lăm tháng Tám sẽ gặp nhau tại một mốc nửa đêm.
Và sau đó chuyện gì sẽ xảy ra? Một chuyện gì đó. Một chuyện...
không hề tốt đẹp.
Quay trở lại phòng khách, trở lại với mớ đồ đạc bám bẩn, với
bụi bặm và tình trạng sách báo bừa bãi, tôi bị bất ngờ một lần nữa trước sự
tương phản mạnh mẽ giữa phòng làm việc sạch sẽ ngăn nắp với phần còn lại của
ngôi nhà.
Ngoài đây, đôi lúc vùi đầu vào đống tạp chí khiêu dâm, có
lúc mê mải với những quyển tiểu thuyết lãng mạn, trong sáng đến mức vợ mục sư
cũng có thể đọc, rõ ràng không hề nhớ tới mấy cái vỏ chuối bị bỏ quên, cốc cà
phê rỗng không và tất bẩn lâu ngày chưa giặt, Robertson có vẻ sống thờ ơ, phiêu
bạt. Đây là gã đàn ông ngây ngô, nhân thân mập mờ.
Trái lại, tên Robertson dành thời gian trong phòng làm việc,
tạo ra và cất kỹ hàng trăm tập tài liệu kia, lướt web tìm thông tin về những
tay sát thủ liên hoàn và những kẻ thảm sát hàng loạt, lại biết chính xác gã là ai,
hay chí ít cũng biết gã mong ước trở thành ai.
Chương 14
Giữa gian bếp với nhà để xe, song tôi không lập tức quay lại
chỗ chiếc Mustang mượn của cô Terri Stambaugh. Thay vào đó tôi vòng ra sau ngôi
nhà để quan sát kỹ khoảng sân sau.
Bãi cỏ trước nhà mới khô héo một nửa nhưng cỏ ở sân sau này
đã chết từ đời nào. Mảnh đất bị nung nóng chưa nhận được một giọt nước từ sau
trận mưa cuối cùng vào cuối tháng Hai, cách đây năm tháng rưỡi.
Nếu một gã có thói quen chôn xác nạn nhân trong sân sau, chặt
hết tay chân hoặc để nguyên, bắt chước John Wayne Gacy gã sẽ giữ cho đất dễ đào
xới. Lớp đất cát này sẽ nứt nẻ dấu lưỡi cuốc và phù hộ cho kẻ đào huyệt nửa đêm
tìm thấy búa khoan.
Dây xích thưa rào quanh chỗ không hề mọc lên dây leo hay thảm
thực vật nào, khoảng sân sau không mang đến sự kín đáo cho một tên giết người
ôm trong tay tử thi phiền hà. Nếu láng giềng là những kẻ có sở thích ghê tởm, bọn
họ có thể khui một lon bia, khiêng ghế ra ngoài bãi cỏ ngồi xem vụ chôn xác để
tiêu khiển.
Giả sử Robertson đích thị là tay sát thủ liên hoàn thay vì
chỉ là gã muốn trở thành như thế thì gã trồng vườn nơi khác. Thế nhưng tôi ngờ
rằng tập tài liệu gã tạo ra cho chính mình đã hoàn tất kể từ hôm nay và thành
tích đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày mai.
Đang quan sát từ rìa mái ngói một con quạ há to cái mỏ màu
cam và kêu la inh ỏi, như thể nó nghi ngờ tôi đến lấy trộm mấy con bọ giòn rụm
và mớ thức ăn ít ỏi mà nó sống nhờ vào đó trên địa hạt khô cằn này.
Tôi nhớ đến con quạ khủng khiếp của Poe [Tập thơ nổi tiếng
“Con Quạ” (The Raven 1848) của tác giả Edgar Allen Poe (1809-1849) kể về chuyện
con quạ tên Nevermore (không bao giờ nữa) tìm đến một chàng trai đang đau buồn
tưởng nhớ người yêu đã chết và nó không ngừng nhắc lại tên mình], đậu trên cửa
phòng, lặp đi lặp lại mỗi cụm từ nghe đến phát bực không bao giờ ăn nữa, không bao
giờ nữa.
Đứng đây ngước nhìn, tôi không nhận thấy con quạ chính là điềm
báo, hay thực ra, vần thơ trứ danh của Poe sẽ là chìa khóa tiết lộ ý nghĩa. Giá
như tôi hiểu được rằng con quạ rít the thé kia chính là con quạ tìm đến tôi thì
tôi đã hành động khác đi nhiều trong những giờ phút tiếp theo; và thị trấn Pico
Mundo sẽ vẫn là nơi chứa đựng đầy hi vọng.
Không hiểu tầm quan trọng của con quạ, tôi quay về chỗ chiếc
Mustang, tại đó tôi thấy Elvis đang ngồi nơi ghế hành khách. Ông mang giày đế mềm
buộc dây, mặc quần kaki và áo sơ mi kiểu Hawaii.
Tất cả những hồn ma khác tôi quen biết đều bị hạn chế về mặt
trang phục, họ chỉ có mỗi bộ quần áo đã mặc khi lìa cõi trần.
Chẳng hạn như thầy Callaway dạy tôi môn tiếng Anh thời học
phổ thông, thầy qua đời trên đường đến dự tiệc hóa trang, ăn mặc như con sư tử
nhát gan trong phim Phù thủy xứ Oz. Vì thầy là người khá tao nhã tự trọng và
đĩnh đạc nên tôi thấy thật đáng buồn khi nhiều tháng sau đó, tôi bắt gặp thầy
loanh quanh trong thị trấn với bộ đồ nhung rẻ tiền, lớp lông ủ rũ, cái đuôi
phía sau lê lết trên mặt đất. Tôi rất nhẹ nhõm khi cuối cùng thầy rời bỏ thế giới
này và đi tiếp.
Khi đã chết cũng như lúc còn sống, Elvis Presley đặt ra
nguyên tắc riêng cho mình. Ông có thể yêu cầu bất kỳ trang phục nào lúc mặc lên
sân khấu hay trong phim, cũng như bộ đồ mặc khi không biểu diễn. Quần áo của
ông thay đổi theo mỗi lần hiện hình.
Tôi đọc báo thấy rằng sau khi nốc cả đống thuốc ngủ và thuốc
giảm đau, Elvis chết trong bộ đồ lót hay có lẽ là đồ ngủ. Cũng có người nói ông
được tìm thấy trong áo choàng tắm, nhưng có người lại nói không phải. Chưa bao
giờ ông xuất hiện trước tôi trong trang phục bình thường đến thế.
Chắc chắn, ông qua đời trong phòng tắm ở Graceland, [Ngôi
nhà của Elvis Presley được chính quyền Mỹ công nhận là địa điểm lịch sử cấp quốc
gia], chưa cạo râu và ụp mặt xuống vũng nôn mửa. Điều đó nằm trong báo cáo của
nhân viên điều tra những cái chết bất thường.
May thay, ông luôn chào đón tôi với gương mặt nhẵn nhụi và
không có bộ râu dính đầy thức ăn nôn mửa.
Lần này, khi tôi ngồi vào sau vô lăng và đóng cửa xe lại,
ông mỉm cười gật đầu. Nụ cười của ông u buồn thất thường.
Elvis chìa tay vỗ nhẹ lên cánh tay tôi, rõ ràng muốn thể hiện
sự cảm thông, nếu không phải là thương hại. Chuyện này khiến tôi bối rối và hơi
lo âu, vì tôi chưa bao giờ phải chịu đựng việc gì đáng để nhận thái độ xót
thương ấy.
Trong hậu quả của ngày mười lăm tháng Tám, tôi vẫn không thể
nói lúc này đây Elvis biết bao nhiêu về những sự kiện khủng khiếp sắp xảy ra.
Tôi ngờ rằng ông đã tiên đoán được tất cả.
Giống những hồn ma khác, Elvis không nói chuyện. Ông cũng
không hát.
Thỉnh thoảng ông nhảy múa nếu giai điệu nhịp nhàng. Ông có một
vài bước nhảy tuyệt vời nhưng không giống diễn viên Gene Kelly.
Tôi nổ máy xe và bật một bản nhạc lựa chọn ngẫu nhiên trong ổ
đĩa. Cô Terri chất đầy ổ sáu đĩa nhạc tuyển tập các bài hay nhất của thần tượng.
Khi ca khúc “Suspicious Minds” vang lên, Elvis có vẻ vui
thích. Ông gõ nhịp đầu ngón tay lên bảng đồng hồ theo giai điệu bài hát trong
lúc tôi lái xe khỏi Camp’s End.
Lúc đến nhà cảnh sát trưởng Wyatt Porter nằm ở khu vực lân cận
với điều kiện khá hơn, chúng tôi đang nghe bài “Mama Liked the Roses” trong
album nhạc Giáng sinh của Elvis và ông vua nhạc Rock ‘n’ Roll không cầm được nước
mắt.
Tôi không thích nhìn ông như lúc này. Ngôi sao nhạc rock sôi
động, người thể hiện ca khúc “Blue Suede Shoes” nở nụ cười vênh váo và thậm chí
nhếch môi vẫn đỡ hơn mang bộ mặt đầm đìa nước mắt.
Bà Karla Porter, vợ cảnh sát trưởng Wyatt, ra mở cửa. Yểu điệu,
duyên dáng với đôi mắt xanh như lá sen, lúc nào nơi bà cũng toát lên vẻ bình
yên và lạc quan trầm lắng, trái ngược với khuôn mặt âu sầu và cặp mắt buồn rầu
của người chồng.
Tôi nghĩ bà Karla chính là lý do khiến công việc chưa bào
mòn ông Wyatt trở nên suy sụp hoàn toàn. Mỗi chúng ta cũng cần có nguồn động
viên trong đời, một động lực để hy vọng, và bà Karla chính là động lực của ông
Wyatt.
- Odd, - bà cất giọng, - bác rất vui được gặp con. Vào đi,
vào đi con. Bác Wyatt ngoài sau đó, đang chuẩn bị sẵn sàng để phá hỏng vài miếng
thịt bò cực ngon trên vỉ nướng. Hai bác mời vài người đến ăn tối, có rất nhiều
thức ăn nên bác hy vọng con sẽ ở lại.
Trong lúc bà dẫn tôi ra sau, không hề biết Elvis đang đệm nhạc
cho chúng tôi bài “Heartbreak Hotel”, tôi đáp:
- Cảm ơn bác, bác tốt quá, nhưng con có hẹn rồi. Con chỉ ghé
qua nói chút chuyện với bác trai thôi.
- Gặp con ông ấy vui lắm đấy, - bà quả quyết. - Lúc nào cũng
vậy mà.
Ra đến sân sau, bà giao tôi cho ông Wyatt. Ông đang đeo tạp
dề in dòng chữ MÓN NƯỚNG VÀ CHIÊN XÀO SẼ NGON HƠN KHI DÙNG KÈM BIA.
- Odd, - cảnh sát trưởng Porter lên tiếng, - bác hy vọng con
không đến đây để hủy hoại bữa tối của bác.
- Con không có ý định đó.
Ông đang canh chừng hai vỉ nướng, một vỉ rau củ và bắp đặt
trên lò ga còn một vỉ thịt bò trên bếp than.
Mặt trời vẫn còn nằm trên đường chân trời hơn hai tiếng nữa.
Một ngày nắng sa mạc được tích lũy đầy trong mảnh sân rải bê tông và những luồng
hơi nóng bốc lên từ hai vỉ nướng lẽ ra sẽ khiến ông ấy phải tuôn ra lượng nước
muối đủ để tái tạo vùng biển đã mất từ lâu của thị trấn Pico Mundo. Vậy mà ông ấy
vẫn khô rang như ngôi sao đóng quảng cáo sản phẩm khử mùi ngăn mồ hôi.
Nhiều năm qua, tôi nhìn thấy cảnh sát trưởng Porter đổ mồ
hôi vỏn vẹn có hai lần. Lần đầu, khi một gã cực kỳ gian ác đang nhắm cây xiên
vào đáy quần ông từ khoảng cách chỉ nửa thước, và lần thứ hai còn ghê gớm hơn
nhiều.
Xem xét mấy tô khoai tây trộn, bánh bắp và rau trộn trái cây
tươi trên bàn ăn ngoài trời, Elvis có vẻ mất hứng thú khi nhận thấy không có
món bánh mì chiên béo ngậy kẹp chuối và bơ đậu phộng. Ông ấy thơ thẩn bỏ ra hồ
bơi.
Sau khi tôi từ chối một chai Corona, cảnh sát trưởng và tôi
ngồi xuống ghế. Ông hỏi:
- Con lại đang giao cảm với hồn người chết phải không?
- Dạ lúc có lúc không suốt ngày bác à. Nhưng việc này không
liên quan quá nhiều đến người đã chết hay người sắp chết.
Tôi kể ông nghe chuyện Gã Nấm ở quán ăn và chuyện sau đó ở
khu mua sắm Green Moon.
- Bác có thấy hắn ở Quán Vỉ nướng, - cảnh sát trưởng nói, - nhưng
hắn không gây cho bác ấn tượng hẳn là tên khả nghi, mà là... người bất hạnh.
- Dạ phải, nhưng bác đâu có lợi thế nhìn thấy được đám đông
những kẻ hâm mộ hắn.
Tôi diễn tả quy mô náo loạn của bầy tùy tùng ông kẹ hộ tống
Gã Nấm.
Khi thuật lại chi tiết chuyến viếng thăm ngôi nhà nhỏ ở
Camp’s End, tôi bịa ra một cách khá lố bịch rằng cánh cửa phụ đã mở sẵn và rằng
tôi vào trong do cảm tưởng có người sắp gặp rắc rối. Như vậy sẽ tránh cho cảnh
sát trưởng rơi vào tình cảnh đồng mưu sau khi tôi đã phạm tội cạy cửa và đột nhập.
- Bác không phải nghệ sĩ thăng bằng trên dây, - ông nhắc
tôi.
- Dạ đúng vậy.
- Nhiều lúc con bắt bác cứ phải đi trên một sợi dây mỏng
manh nguy hiểm.
- Con cực kỳ khâm phục tài giữ thăng bằng của bác.
- Con à, nghe như chuyện nhảm nhí.
- Trong đó có chỗ nhảm nhí nhưng phần lớn là sự thật.
Kể về những điều phát hiện ra trong ngôi nhà, tôi làm lơ
không đả động gì đến căn phòng tối đen và đám đông đi du lịch. Một người biết cảm
thông và cởi mở như ông Wyatt Porter cũng sẽ trở nên hoài nghi nếu bạn tống cho
ông chi tiết quá ư kỳ quái.
Khi tôi kể xong ông lên tiếng.
- Cái gì khiến cho con chú ý vậy?
- Dạ sao bác?
- Con cứ nhìn ra phía hồ bơi.
- Đó là Elvis, - tôi giải thích. - Ông ấy đang cư xử lạ lắm.
- Elvis Presley ở đây ư? Ngay lúc này sao? Trong nhà bác hả?
- Ông ấy đang đi tới đi lui trên mặt nước và khoa tay múa
chân.
- Khoa tay múa chân ư?
- Không phải kiểu bất lịch sự đâu bác, và cũng không phải nhằm
về phía chúng ta. Trông như ông ấy đang tranh cãi với chính mình. Đôi lúc con
lo cho ông ấy.
Bà Karla trở lại, lần này dẫn theo hai vị khách đầu tiên đến
dùng bữa tối.
Bern Eckles, khoảng trên hai mươi tuổi, vừa được bổ sung về
Sở Cảnh sát thị trấn Pico Mundo. Anh ta có mặt trong lực lượng mới hai tháng
nay.
Lysette Rains, chuyên về đắp móng giả, đảm nhận chức phó quản
lý tại tiệm làm đẹp phát đạt của bà Karla nằm trên đường Olive, cách Quán Vỉ nướng
tôi làm việc một góc phố và hai tòa nhà.
Hai người này chưa phải một cặp, nhưng tôi thấy cảnh sát trưởng
và bà Karla đang tiến hành mai mối.
Vì chưa và sẽ không bao giờ biết về giác quan thứ sáu của
tôi nên viên cảnh sát Eckles không tài nào đoán được tôi thế nào, và anh ta
chưa biết liệu có ưa tôi hay không. Anh ta chẳng hiểu tại sao lúc nào cảnh sát
trưởng cũng dành thời gian cho tôi, kể cả khi bận rộn nhất.
Sau khi mời những vị khách mới đến dùng nước, cảnh sát trưởng
bảo Eckles vào phòng làm việc của ông vài phút.
- Tôi sẽ lấy trên máy vi tính thông tin ở Sở Giao thông còn
cậu gọi vài cú điện thoại giùm tôi. Chúng ta cần tìm ra tiểu sử sơ lược của một
tên kỳ quặc đến từ Camp’s End.
Trên đường vào nhà cùng cảnh sát trưởng, Bern Eckles quay đầu
nhìn tôi những hai lần, cau mày. Chắc anh ta tưởng trong lúc vắng mặt anh ta,
tôi sẽ cố kiếm cơ hội với Lysette Rains.
Khi bà Karla trở vào bếp làm nốt món tráng miệng, Lysette ngồi
xuống cái ghế mà cảnh sát trưởng ngồi khi nãy. Con bé dùng cả hai tay cầm ly
coca có pha thêm rượu vodka hương cam, nhấp từng chút một, liếm môi sau mỗi lần
uống.
- Mùi vị ra sao? - tôi muốn biết.
- Như nước tẩy rửa pha đường. Nhưng thỉnh thoảng mình mất sức
và caffeine giúp ích được.
Con bé mặc quần lửng màu vàng và áo kiểu diềm xếp nếp màu
vàng. Trông nó như cái bánh nướng vàng ươm phủ lớp đường ngon lành.
- Mẹ cậu dạo này thế nào, Odd?
- Vẫn sặc sỡ.
- Mình cũng mong thế. Còn bố cậu?
- Bố sắp giàu nhanh rồi.
- Lần này làm gì?
- Bán đất trên mặt trăng.
- Là sao?
- Cậu chi mười lăm đô la là có được chứng từ cho một mét
vuông đất trên mặt trăng.
- Bố cậu đâu có sở hữu mặt trăng,- Lysette nói với giọng điệu
phản đối rụt rè nhất.
Con bé là người dễ thương và không thích làm mếch lòng ai,
ngay cả khi người đó có dấu hiệu lừa dối trắng trợn.
- Ừ, bố mình không sở hữu, - tôi đồng tình. - Nhưng bố nhận
thấy cũng không một ai sở hữu nó, thế nên bố gửi thư cho Liên Hiệp Quốc yêu cầu
đòi lấy nó. Hôm sau bố mình bắt đầu rao bán đất trên mặt trăng. Nghe nói cậu
làm phó quản lý của tiệm.
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm thôi. Nhất là vì mình cũng chuyển
chuyên môn.
- Cậu không làm móng nữa à?
- Còn làm chứ. Nhưng hồi đó chỉ là nhân viên làm móng còn
bây giờ mình là nghệ nhân làm móng đã được chứng nhận.
- Chúc mừng nhé. Đó thật sự là chuyện lớn đấy.
Nụ cười hãnh diện bẽn lẽn của con bé khiến tôi cảm mến.
- Việc đó đối với một số người chẳng có gì to tát, nhưng với
mình là cả một câu chuyện ly kỳ.
Elvis từ hồ bơi trở vào và ngồi xuống ghế đối diện chúng
tôi. Ông lại khóc lóc. Qua làn nước mắt, ông mỉm cười với Lysette hay với khe
ngực của con bé. Khi chết rồi, ông ấy vẫn mê phụ nữ.
- Cậu và Bronwen vẫn là một đôi chứ? - Lysette hỏi.
- Mãi mãi. Tụi mình có vết bớt xứng với nhau mà.
- Mình quên mất chuyện đó.
- Nàng thích được gọi là Stormy hơn.
- Ai lại không thích vậy? - Lysette nói.
- Còn cậu và sĩ quan Eckles thì sao?
- Ồ, bọn mình mới gặp nhau thôi. Anh ấy có vẻ tử tế.
- Tử tế, - tôi nhăn mặt. - Một gã tồi đã bỏ rơi cậu phải
không?
- Ừ phải, cách đây hai năm. Gần đây mình nghĩ tử tế là đủ rồi.
Cậu biết sao không?
- Ngoài kia có quá nhiều điều tệ hại hơn tử tế.
- Đúng vậy, - con bé tán đồng. - Mất một thời gian, mình đã
nhận ra thế giới này mới hiu quạnh làm sao, và khi thấy thế... thì tương lai thật
đáng sợ.
Vốn trong trạng thái nhạy cảm, Elvis vỡ òa ra trước lời nhận
xét của Lysette. Hai suối lệ tuôn trào trên má và ông ấy vùi mặt vào đôi tay.
Lysette và tôi tán gẫu một lúc, Elvis thổn thức không gây ra
tiếng động nào và cuối cùng thêm bốn vị khách nữa xuất hiện.
Bà Karla đang đi vòng quanh với khay bánh phô mai, thứ mang
đến trọng lượng mới cho cụm từ “món khai vị” thì cảnh sát trưởng cùng Eckles trở
vào. Ông kéo tôi sang bên và đi với tôi ra phía xa ngoài hồ bơi, nhờ vậy chúng
tôi có thể nói chuyện riêng.
Ông lên tiếng:
- Robertson chuyển đến thị trấn cách đây năm tháng. Đã trả
tiền đầy đủ cho ngôi nhà ở Camp’s End, không cầm cố gì hết.
- Gã lấy đâu ra tiền?
- Thừa kế. Bonnie Chan nói hắn từ San Diego chuyển đến đây
sau khi mẹ hắn qua đời. Hắn vẫn sống với mẹ mình khi đã ba mươi bốn tuổi.
Bonnie Chan, một chuyên viên địa ốc nổi tiếng về những chiếc
mũ sặc sỡ ở thị trấn Pico Mundo, rõ ràng là người đã bán ngôi nhà cho
Robertson.
- Theo những gì bác biết lúc này... - cảnh sát trưởng nói, -
… hắn có hồ sơ sạch sẽ. Thậm chí chưa bao giờ bị phạt vì chạy xe quá tốc độ.
- Bác có thể tìm hiểu xem mẹ gã chết ra sao.
- Bác đã chuyển đi vài câu hỏi về chuyện đó. Nhưng lúc này
đây bác không có bất kỳ cớ gì vin vào để bắt hắn được.
- Toàn bộ mớ tài liệu về tất cả bọn sát nhân đó.
- Bác có cách hợp pháp để biết được hắn giữ mấy thứ ấy nhưng
đó chẳng qua chỉ là sở thích bệnh hoạn hay có thể là sổ sách nghiên cứu. Việc đấy
đâu có gì bất hợp pháp.
- Nhưng khả nghi lắm.
Cảnh sát trưởng nhún vai.
- Nếu chỉ tỏ ra khả nghi thôi thì tất cả chúng ta vào tù hết
rồi. Con là người đầu tiên đó.
- Nhưng bác sẽ canh chừng hắn chứ? - tôi hỏi.
- Vì con không bao giờ nhầm lẫn, bác sẽ bố trí người ngoài
đó tối nay, cho người bám đuôi tên Robertson ấy.
- Con ước gì bác có thể làm hơn thế, - tôi nói.
- Con à, đây là nước Mỹ. Một số người sẽ nói việc cố ngăn chặn
người tâm thần thể hiện tiềm năng của họ là trái với hiến pháp.
Thỉnh thoảng cảnh sát trưởng chọc tôi phì cười bằng kiểu câu
nói giễu cợt trong ngành. Lần này không nằm trong số những dịp như thế.
Tôi lên tiếng:
- Chuyện thật sự tệ lắm bác. Gã này, khi hình dung khuôn mặt
hắn trong đầu... con sởn gai ốc khắp sống lưng luôn đó.
- Các bác sẽ theo dõi hắn, con à. Không thể làm gì hơn được.
Không thể chỉ đến Camp’s End và bắn hắn.
Cảnh sát trưởng trao cho tôi ánh mắt nhìn đặc biệt và nói
thêm.
- Cả con cũng không được làm vậy.
- Con sợ súng ống mà, - tôi quả quyết.
Cảnh sát trưởng nhìn mông lung về phía hồ bơi và hỏi:
- Ông ấy còn đi trên mặt nước không?
- Dạ không. Ông ấy đang đứng cạnh Lysette, nhìn xuống cái áo
của con bé và khóc.
- Cái đó không có gì để khóc hết, - cảnh sát trưởng nói và
nháy mắt.
- Chuyện khóc lóc chẳng liên quan gì đến Lysette. Chẳng qua
hôm nay ông ấy có tâm trạng thất thường.
- Sao vậy? Elvis chưa bao giờ khiến bác nghĩ ông là người
hay than khóc.
- Người ta thay đổi khi đã chết. Sự việc lâm li bi đát mà.
Nhiều lúc ông ấy thích vậy nhưng con không muốn biết rõ điều gì gây nên nỗi phiền
muộn. Ông ấy không cố giải thích với con.
Rõ ràng cảnh sát trưởng bị mất tinh thần trước hình ảnh
Presley bù lu bù loa.
- Bác có thể giúp gì cho ông ấy không?
- Bác đúng là hay quan tâm đến người khác nhưng con thấy
không thể làm gì thật sự giúp ích được đâu. Từ những điều quan sát trong mấy lần
trước, con đoán chuyện này là… ông ấy nhớ bà Gladys, mẹ ông ấy, và muốn ở bên cạnh
bà.
- Theo bác nhớ, ông ấy vô cùng yêu quý mẹ mình, đúng không?
- Ông ấy tôn thờ mẹ, - tôi đáp.
- Bà mẹ cũng qua đời rồi phải không?
- Dạ, qua đời trước ông ấy rất lâu.
- Vậy họ lại được bên nhau rồi đúng không?
- Vẫn không được chừng nào ông ấy chưa chịu rời bỏ thế giới
này. Bà mẹ đã sang bên ánh sáng của thượng đế còn ông ấy kẹt lại đây.
- Sao ông ấy không chịu đi?
- Đôi lúc có những chuyện quan trọng chưa làm xong ở đây.
- Giống như cô bé Penny Kallisto sáng nay, dẫn con đến chỗ
thằng Harlo Landerson.
- Dạ đúng ạ. Và có khi chỉ vì họ yêu thế giới này quá nhiều
đến mức không muốn rời bỏ.
Cảnh sát trưởng gật gù.
- Thế giới này chắc chắn là tốt đẹp với ông ấy rồi.
- Nếu còn gì chưa làm xong ông ấy đã có hơn hai mươi sáu năm
để lo chuyện đó rồi, - tôi lưu ý.
Cảnh sát trưởng liếc về phía Lysette Rains, cố nhìn ra dấu
hiệu nào đó dù nhỏ nhất của linh hồn kề cận bên con bé, một luồng ngoại chất một
không gian méo mó mơ hồ, một vùng sáng thần bí.
- Ông ấy đã làm nên thứ âm nhạc tuyệt vời.
- Dạ đúng thế.
- Con hãy nói với Elvis rằng ông ấy luôn được hoan nghênh ở
đây nhé.
- Dạ. Bác thật tốt bụng.
- Con không ở lại dùng bữa tối à?
- Cảm ơn bác nhưng con có hẹn rồi.
- Bác chắc chắn con hẹn với Stormy.
- Dạ phải. Định mệnh của đời con.
- Con thật khéo nói Odd ạ. Con bé hẳn rất thích nghe con nói
như vậy - “định mệnh của đời con”.
- Con rất thích nghe mình nói vậy.
Cảnh sát trưởng choàng tay qua vai tôi và đưa tôi ra cánh cửa
ở phía bắc ngôi nhà.
- Điều tuyệt nhất có thể đến với người đàn ông là một phụ nữ
tốt.
- Stormy hơn cả mức tốt.
- Bác mừng cho con, con trai à. - Ông đẩy chốt và mở cửa cho
tôi. - Đừng bận tâm về gã Bob Robertson. Bác sẽ bám sát gót hắn nhưng hắn không
ngờ bị chúng ta theo dõi đâu. Hắn mà thử làm gì sai trái là chúng ta đã bao vây
rồi.
- Con vẫn lo bác à. Gã này cực kỳ xấu xa.
Khi tôi đến chỗ chiếc Mustang, Elvis đã ngồi sẵn trên ghế hành
khách.
Hồn người chết không cần đi bộ hay đi nhờ xe đến nơi họ muốn
đến. Khi họ chọn cách tản bộ hoặc vi vu trên phố là họ đang thôi thúc bởi nỗi
luyến tiếc quá khứ.
Từ bữa tiệc cạnh hồ bơi ra đến xe Mustang, ông ấy đổi trang
phục khác với bộ phim Blue Hawaii. Hiện giờ ông ấy mặc quần đen, áo khoác thể
thao bằng vải tuýt sang trọng, sơ mi trắng cà vạt đen và khăn tay bỏ túi màu
đen, một bộ cánh (sau này cô Terri Stambaugh nói cho tôi biết) trong phim It
happened at the world fair [Tạm dịch: Chuyện xảy ra ở hội chợ thế giới].
Trong lúc lái xe rời nhà gia đình Porter, chúng tôi nghe
“Stuck on You”, một giai điệu dễ đi vào lòng người như các bài trước đây ông
vua này đã thu âm.
Elvis vỗ nhịp lên đầu gối và lắc lư cái đầu nhưng nước mắt vẫn
không ngừng tuôn rơi.
------------
Còn tiếp.
------------
Còn tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét