Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Không Chiến Zero Rực Lửa - P 5

Không Chiến Zero Rực Lửa

Tác giả: Naoki Hyakuta
Người dịch: Võ Vương Ngọc Chân
NXB Văn Học & Alpha Books Co - 2016
*

Rabaul

- Ngạc nhiên thật! - Chị Keiko thốt lên trong điện thoại.
Sau khi trở về từ Shikoku, tôi đã đưa chị chiếc máy ghi âm câu chuyện của ông Ito. Ngày hôm sau, chị gọi điện ngay cho tôi.
- Chị đã nghe hết một mạch.
Giọng chị có chút phấn khởi, dường như rất vui mừng vi ông ngoại đã là một phi công thật sự xuất sắc, nhưng hơn thế, có lẽ việc ông ngoại rất yêu thương bà còn làm chị xúc động hơn.
Chị Keiko hỏi tối nay tôi có thể cùng dùng bữa với người bên tòa soạn mà chị làm việc được không.
- Anh ấy biết chuyện điều tra của chúng ta nên rất quan tâm và muốn mời chúng ta dùng cơm.
Tôi chưa có dự định gì khác nên nhận lời ngay.
Địa điểm là khách sạn ở Akasaka. Khi tôi đến thì chỉ có mình chị, người của toà soạn vì có việc bận nên sẽ đến muộn.
Tôi và chị vào nhà hàng trước, quyết định vừa ăn vừa chờ.
- Vậy là ông đã rất yêu thương bà. - Sau khi chọn món, chị nói giọng sôi nổi.
- Còn bà ngoại thì sao nhỉ? - Tôi hỏi.
Chị nhìn tôi, tư lự.
- Bà rất yêu ông ngoại của chúng ta bây giờ, nên chị không thể hình dung việc bà đã từng yêu ai khác.
Trong trí nhớ của tôi, bà với ông ngoại lúc nào cũng như hình với bóng.
Trước mặt con cháu, bà cũng không ngại nũng nịu với ông, rất dễ thương.
Mặc dù hơn ông vài tuổi nhưng thật sự không thể nhìn ra điều đó.
- Dù sao chúng ta cũng không biết được suy nghĩ trong lòng mọi người. Cũng có thể bà từng yêu ông Miyabe.
Chị tôi gọi ông ngoại là “ông Miyabe”.
- Cuộc hôn nhân bốn năm, lại chỉ sống với nhau chẳng được mấy ngày, nên dù ông ấy tử trận có lẽ cũng không khó để quên.
Lát sau, một người đàn ông cao lớn mặc âu phục bước vào. Đó là nhà báo Takayama Takashi. Anh ấy xin lỗi đã đến muộn, sau đó tỏ ý rằng có việc gấp nên không ở lại lâu.
Takayama có gương mặt hiền lành, 38 tuổi, nhưng trông trẻ hơn nhiều.
- Chắc cậu là Kentaro. Chị cậu đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc.
Takayama gọi một tách cà phê, gương mặt tươi cười thân thiện. Nghe chị bảo anh ấy là một gã có đầu óc nên tôi cứ nghĩ anh thuộc tuýp người đầy tự tin, nhưng không phải vậy, anh trông rất điềm đạm và hiền lành.
Takayama nói năm sau là kỷ niệm sáu mươi năm kết thúc chiến tranh, nên tòa soạn có mấy dự án đặc san viết về thời hậu chiến. Vì thế khi biết chuyện điều tra về người ông đã hy sinh trong trận tấn công cảm tử, anh rất quan tâm.
- Tôi nghĩ trong đặc san về chiến tranh, Kamikaze là một đề tài nhất định phải nói tới. - Anh ấy nói. - Những người tham gia Kamikaze thật đáng thương.
Gương mặt đượm buồn, bất giác anh nhắm mắt, khoanh hai tay trên bàn như đang mặc niệm.
- Tuy vậy, Kamikaze không chỉ xảy ra trong quá khứ. Qua vụ khủng bố 11 tháng Chín, có thể thấy tình trạng đánh bom tự sát giống như Kamikaze khi xưa đang bao trùm thế giới. Vì sao vậy chứ? Thật đau buồn!
Anh khẽ thở dài rồi hơi vươn người, nói.
- Tôi nghĩ để biết được điều đó, ta cần phải nghiên cứu những cuộc tấn công Kamikaze của Nhật Bản từ một quan điểm khác.
- Anh định nói những tên đánh bom liều chết và cảm tử quân Kamikaze có cùng một cơ cấu tổ chức đúng không?
Anh gật đầu trả lời tôi.
- Nhìn lại lịch sử thế giới, chỉ có hai tổ chức tấn công cảm tử là Kamikaze khi xưa và những phần tử Hồi giáo cực đoan đánh bom liều chết. Đây là chuyện hy hữu, nên người ta sẽ dễ cho rằng hai nhóm này có điểm chung nào đó. Và thật sự hai nhóm này rõ ràng có điểm chung. Bấy giờ, báo chí Mỹ đang gọi các vụ khủng bố đánh bom liều chết là Kamikaze. - Takayama trả lời tôi, nhưng ánh mắt lại không rời khỏi chị.
Ý kiến về sự giống nhau giữa đội cảm tử quân và khủng bố mà trước đấy chị từng nghe theo lời ai đó thì ra là của anh ta. Sau đó, tôi tra cứu trên Internet cũng thấy có không ít những lời khẳng định “Tấn công cảm tử là khủng bố”. Dường như đây không phải là một quan điểm hiếm gặp. Vài phát thanh viên nổi tiếng ttên tivi cũng từng phát ngôn như thế. Thật đáng tiếc, đối với kẻ hoàn toàn không biết gì về đội cảm tử quân như tôi thì đó lại là vấn đề tôi không thể phủ định hay khẳng định.
ngôn như thế. Thật đáng tiếc, đối với kẻ hoàn toàn không biết gì về đội cảm tử quân như tôi thì đó lại là vấn đề tôi không thể phủ định hay khẳng định.
- Khi đọc hồi ký của các thành viên đội quân cảm tử, tôi biết rằng nhiều người đã hy sinh tính mạng của mình với tinh thần tử vì đạo mang tính tôn giáo. Có người viết rằng ngày xuất kích là một ngày vui lớn. Tuy nhiên, đó không phải là việc đáng ngạc nhiên. Nhật Bản trước chiến tranh là đất nước của các vị thần, bị chi phối bởi sự hiện thân của thần linh, nên việc có nhiều người trẻ vui mừng được chết vì đất nước là đương nhiên. - Takayama cúi mặt, hướng mắt nhìn xuống. - Đây rõ ràng là tinh thần tử vì đạo. Chính điều này là điểm chung với hành động khủng bố đánh bom liều chết của các phần tử Hồi giáo cực đoan hiện tại.
Lập luận của Takayama rất chặt chẽ nhưng tôi lại không thể chấp nhận tất cả. Có lẽ bởi tôi không muốn thừa nhận rằng ông minh cũng là một tên khủng bố.
Anh ấy dò hỏi chị.
- Hình như ông ngoại của cô cũng là phi công của đội quân Kamikaze?
Keiko gật đầu.
- Biết chuyện của ông ngoại cô mà lại nói những lời thế này, thật không phải nhưng...
- Không sao. Anh cứ nói.
- Tôi nghĩ những phi công tấn công cảm tử là những người yêu nước cuồng nhiệt, cả đời nguyện hiến dâng mạng sống cho Tổ quốc và Thiên hoàng.
Chị gật đầu, nhưng tôi phản biện.
- Ông của chúng tôi là một người quý trọng sinh mạng, là một người của gia đình.
- Thời đại nào cũng có tình yêu gia đinh. Nhưng trước chiến tranh, nhiều người chịu ảnh hưởng tư tưởng của nền giáo dục rằng Thiên hoàng là hiện thân của thần linh. Dù vậy, đó không phải lỗi của ông ấy. Đó là lỗi của thời đại.
- Tôi nghĩ ông ngoại chúng tôi không xem trọng Thiên hoàng hơn gia đình đâu.
Takayama gật đầu, đưa ly cà phê lên miệng.
- Cậu không hiểu về thời đại đó rồi, Nhật Bản trước chiến tranh là quốc gia cuồng tín. Nhiều quốc dân đã bị quân đội tẩy não, họ cảm thấy việc chết vì Thiên hoàng dẫu có gian khổ thế nào cũng không màng, thậm chí còn vui sướng. Phóng viên chúng tôi xem việc không để đất nước này rơi vào thứ tư tưởng đó lần thứ hai là sứ mệnh của mình.
- Nhưng sau chiến tranh tôi cũng chưa từng nghe bà mình tung hô Thiên hoàng. Hơn nữa, gia đình cũng chẳng dạy chúng tôi rằng Thiên hoàng là một người vĩ đại.
- Đó là nhờ việc tẩy não đă được xóa bỏ. Tôi nghĩ rằng nhiều nhà tư tưởng sau chiến tranh và các phóng viên đàn anh của tôi đã thức tỉnh quốc dân. Tôi trở thành nhà báo cũng vì muốn noi gương những người đi trước đó. Và giờ đây tôi đặt việc đó làm mục tiêu của mình.
Takayama nói, nụ cười có chút e dè, tỏ vẻ mình đang rất thành thật. Chị tôi nhìn anh ta đầy tin tưởng.
Đầu tôi vang vọng những lời nói của Takayama. Có thể anh ta đúng nhưng lòng tôi vẫn rất hoang mang. Tại sao thì tôi không rõ.
Suy nghĩ một lát, tôi nói.
- Tôi không nghĩ người Nhật và các phần tử Hồi giáo cực đoan lại giống nhau.
- Tôi không nói là toàn bộ người Nhật. Tôi chỉ đang nói về điểm chung của cảm tử quân và những tên khủng bố đánh bom liều chết.
- Thế thì, anh nghĩ cảm tử quân là những thành phần cá biệt sao?
Takayama nghiêng đầu.
- Ý cậu là sao?
- Cảm tử quân có phải là những người cá biệt như vậy không ư? Theo tôi, không phải vậy. Họ cũng giống những người bình thường, có điều nhiệm vụ của họ là phi công, phải vậy không?
Takayama nhắm mắt, im lặng một chút.
- Đây là vấn đề cơ bản. Cảm tử quân là những binh lính tự nguyện. Họ không bị quân đội bắt nhập ngũ, hay bị đẩy ra chiến trường theo lệnh triệu tập bằng Giấy đỏ thông thường. Nếu Kamikaze do những người lính nghĩa vụ thực hiện thì ta sẽ nhìn ở một góc độ khác. Nhưng toàn bộ không quân thời đó là quân nhân tình nguyện. Cả những học viên dự bị, lẫn những thiếu niên phòng không. Nếu nói theo cách đó, thì tất cả cảm tử quân đều là những người mong muốn làm quân nhân, mong muốn được chiến đấu.
Là vậy sao? Tôi thầm nghĩ.
- Ông ngoại cậu 15 tuổi đã gia nhập Hải quân phải không? Vậy không phải là đi nghĩa vụ quân sự mà là tình nguyện rồi.
Trước khi tôi kịp trả lời, chị đã chen vào.
- Ý anh muốn nói rằng tinh thần ban đầu của lính nghĩa vụ và lính tình nguyện là khác nhau đúng không? Rằng các quân nhân tự nguyện có xu hướng chấp nhận tham gia đội quân cảm tử.
- Đúng vậy đấy, cô Saeki. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn khác nhau, chỉ là những người lính tự nguyện ngay từ đầu đã sẵn lòng hy sinh vì Tổ quốc lớn hơn những người bình thường.
Những chuyện Takayama đang nói một điều có lý hai điều cũng có lý.
Đúng là không thể đánh đồng lính nghĩa vụ và lính tình nguyện.
Ngay từ đầu, tại sao ông lại gia nhập Hải quân chứ?
Ông Hasegawa vì chạy trốn hiện thực, ông Ito thì vì mơ ước làm phi công nên gia nhập Hải quân. Chắc ông ngoại cũng là một thiếu niên mong ước trở thành phi công chăng?
- Mặt khác, tôi có một chuyện muốn nhờ cậu Saeki. Tôi có thể viết bài về hành trình tìm hiểu ông ngoại của cậu lần này được không?
- Chuyện của tôi sao?
- Chị của cậu cũng được, nhưng tôi nghĩ viết về một chàng trai trẻ thì tốt hơn. Hình thức thế nào thì tôi vẫn chưa quyết định, nhưng tôi nghĩ chuyện một người trẻ vốn không biết về chiến tranh lại đi thăm hỏi những cựu chiến binh, tìm về dấu vết của người ông đã mất trong cuộc tấn công cảm tử sẽ là một đề tài mang ý nghĩa rất sâu sắc.
- Chuyện này... - Tôi định từ chối.
- Như vậy chẳng tốt sao, Kentaro? - Chị tôi xen vào.
- Để tôi suy nghĩ thêm.
- Đương nhiên rồi. Cậu cứ từ từ suy nghĩ.
Sau khi Takayama ra về, tôi nói với chị.
- Chuyện này là sao chứ? Dùng chuyện của em làm dự án. Ngay từ đầu, mục đích là vậy à?
- Không phải đâu. Hôm nay anh Takayama mới nói thế. Có lẽ anh ấy nghe chuyện của.chị nên chợt nghĩ ra.
- Anh chàng đó mê chị.
Keiko không phủ định. Chị tôi từ xưa đã được nhiều người yêu mến. Năm nay 30 tuổi nhưng nhìn chị trẻ hơn tuổi nhiều, vẫn là một cô gái xinh đẹp.
- Anh chàng đó còn độc thân à?
- Ừ, anh ấy đã ly dị.
Theo như chị nói, anh Takayama và chị mới chỉ quen biết nhau hồi đầu năm nay qua công việc, nhờ sự giới thiệu của anh ấy mà chị đã được nhận viết báo cho tuần san của tòa soạn. Người lên tiếng đề xuất dự án sáu mươi năm kết thúc chiến tranh cũng là anh ta.
- Vì mê chị nên anh ta làm cho chị nhiều thứ quá nhỉ.
- Em đừng nói kiểu đó.
- Vậy chị thì sao? Chị có thích anh ta không?
- Chị không biết. Cũng không ghét, chị nghĩ anh chàng này khá được.
- Chị bị anh ta theo đuổi rồi à?
- Khá tích cực đấy. - Chị cười. - Nhưng chị không thấy khó chịu về việc tích cực theo đuổi của anh ấy. Hơn nữa, cũng đã đến tuổi phải ổn định, nên chị nghĩ nếu là đối tượng để kết hôn thì cũng không cần gì hơn.
- Chị có vẻ tính toán trong hôn nhân quá đấy.
- Đối với đàn ông, dù kết hôn với ai thì cuộc sống cũng không có sự khác biệt gì lớn. Nhưng với phụ nữ, đó là cả một sự khác biệt, đặc biệt là về sự nghiệp. Kết hôn với người đàn ông thế nào cũng sẽ quyết định thu nhập và cuộc sống cả một đời. Chọn lựa cẩn thận thì gọi là tính toán sao? - Chị lộ vẻ khó chịu.
Tôi xin lỗi và chị cũng nói luôn.
- Thôi được rồi. Chị cũng vô cớ nổi nóng. Xin lỗi nhé. Những cô gái chưa kết hôn, bao gồm cả chị, có thể gọi là tự do. Giả sử có chuyển công tác cũng không thể hiện trên sổ hộ khẩu, nhưng nếu ly hôn thì sẽ là trở ngại lớn ưong công việc đấy. - Keiko cười nói, nhưng gương mặt đượm chút buồn.
Cuối tuần đó, tôi và chị đến thăm cựu Chuẩn úy Không lực Hải quân, ông Izaki Genjiro.
Ông Izaki đang nằm tại bệnh viện Đại học Y thành phố. Chúng tôi nhận được liên lạc từ con gái của ông. Lần này, tôi đã quyết định cùng đi phỏng vấn ngay từ đầu. Bởi sau khi nghe câu chuyện của ông Ito, tôi bắt đâu có hứng thú với cuộc điểu tra về ông ngoại.
Khi chúng tôi đến bệnh viện, người phụ nữ trạc ngũ tuần, con gái ông Izaki đã chờ tại sảnh. Bà nói:
- Tôi là Emura Reiko, con gái ông Izaki. - Rồi bà quay sang giới thiệu chàng trai trẻ đứng bên cạnh. - Đây là con trai tôi.
Thằng nhóc kiêu ngạo hất cằm. Đó là một thanh niên khoảng 20 tuổi, tóc nhuộm vàng, mặc áo Aloha* sặc sỡ, tay phải cầm mũ bảo hiểm mô tô in tên một nhóm đua xe nào đó.
*[Kiểu áo truyền thống của những người dân Hawaii]
- Sức khỏe bố tôi không được tốt nên không thể nói chuyên lâu. Xin đừng khiến ông quá sức. - Bà nói. - Chuyện về ông Miyabe tôi cũng từng nghe bố kể qua. Bố tôi nói ông ấy vẫn còn sống đến bây giờ là nhờ ơn ông Miyabe.
- Thật vậy ạ?
- Con chưa từng nghe chuyện này. - Thằng nhóc lấc cấc xen vào, nhưng cô Emura lờ nó đi.
- Khi biết có tin tức từ cháu ông Miyabe, bố tôi đã rất kinh ngạc.
- Hình như tối qua ông khóc cả đêm. Hộ lý bảo thế. - Thằng nhóc lại chen vào.
- Vì tình trạng sức khỏe khá xấu nên bác sĩ dặn đừng để ông quá xúc động. Nhưng bố tôi không nghe, bảo rằng dù thế nào cũng phải gặp.
- Chúng cháu thật có lỗi quá!
- Thực ra, bố tôi muốn cho thằng cháu ngoại cùng nghe, nên nếu con trai tôi vào cùng, sẽ không phiền gì chứ?
- Dạ đương nhiên ạ.
- Sao phiền phức vậy chứ? - Thằng nhóc lẩm bẩm nhưng không lọt vào tai bà mẹ.
Phòng bệnh là phòng cá nhân, bước vào đã thấy ông lão gầy gò ngồi kiểu Seiza* trên giường. Khi thấy thế bà Emura hốt hoảng.
*[Ngồi quỳ, tư thế ngồi truyền thống của Nhật]
- Bố à, ngồi thế có được không?
- Không sao. - Giọng ông lão rất có lực. Ông cúi đầu nói với tôi và chị. - Ta là Izaki Genjiro.
- Chúng cháu làm phiền ông rồi, xin thứ lỗi ạ.
Ông Izaki xin lỗi vì tiếp chúng tôi trong bộ đồ bệnh viện, rồi chăm chú nhìn gương mặt của tôi và chị.
- Ta chưa từng nghĩ rằng sáu mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, các cháu của Miyabe lại đến thăm ta.
- Ba mươi năm sau khi ông ngoại mất cháu mới ra đời ạ. - Chị tôi nói.
- Nghe nói Miyabe tử trận trong cuộc tấn công cảm tử phải không?
- Vâng ạ.
Ông Izaki nhắm nghiền mắt lại.
- Nhận được liên lạc từ các cháu, một tuần nay, ta nhớ lại rất nhiều chuyện của Miyabe, nhớ lại thời chinh chiến sáu mươi năm trước.
Sau đó, ông quay sang thằng cháu.
- Seiichi, cháu hãy cùng nghe đi.
- Chuyện này chẳng liên quan gì tới cháu.
- Không liên quan. Nhưng ta nhất định muốn cháu phải nghe.
Seiichi phẩy tay, ra bộ “Biết rồi”. Ông Izaki quay lại phía tôi, chỉnh lại tư thế ngồi một lần nữa.
- Ta đã gặp Miyabe ở Rabaul.
Ông Izaki bắt đầu câu chuyện:
- Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện bay ở Yatabe, Ibaraki, đầu tiên ta được phân vào Phi đội Tainan. Đó là vào tháng Hai năm 1942, tính theo âm lịch thì ta 20, dương lịch cũng đã hơn 18.
Sau khi tốt nghiệp trường tiểu học nâng cao, ta làm việc tại một nhà máy dệt địa phương, 15 tuổi thì gia nhập Hải quân. Năm đầu ta làm pháo thủ của thiết giáp hạm Kirishima, nhưng rồi nghe tin có đợt tuyển không quân từ lính thủy, nên ta tham dự kỳ thi thao luyện và trở thành phi công.
Tại sao ta lại gia nhập Hải quân ư? Thời đó, con trai đủ 20 tuổi sẽ bị gọi nhập ngũ, ta nghĩ nếu đằng nào cũng phải vào quân đội thì vào Hải quân sẽ tốt hơn. Hơn nữa, làm việc ở nhà máy dệt lương rất thấp, công việc nặng nhọc, lại không có tương lai. Theo cách nhìn bây giờ, vì thế mà tình nguyện xin vào quân đội, sống nay chết mai, chắc là rất lạ lùng nhỉ? Nhưng ở thời đó lại là bình thường. Bây giờ nghĩ lại, lý do gia nhập Hải quân của ta chính là sự nghèo khổ.
Cuộc chiến chống Mỹ đã bắt đầu từ tháng Mười hai năm trước. Ở phi đội Yatabe, ta đã được nghe chuyện Trân Châu Cảng. Sau đó, ta được cử đến căn cứ Clark tại Philippines. Đó là căn cứ không quân của Mỹ, nhưng ngày thứ hai sau khi khai chiến, các máy bay ở đó đều bị Phi đội Tainan tiêu diệt, sau đó bị quân Nhật chiếm đóng. 34 chiếc Reisen của Phi đội Tainan gần như đã bắn hạ cả 60 chiến cơ của Mỹ. Phe ta chỉ bị thiệt hại một chiếc.
Khi ta đến Philippines, quân Mỹ đã bị quét sạch, khung cảnh hoàn toàn bình lặng. Phi đội Tainan toàn các chiến binh kỳ cựu, chỉ riêng ta là còn non nớt. Khi đó, cấp bậc của ta là Nhất đẳng binh [Binh nhất]. Trong Hải quân phân ra các quân hàm tuần tự là binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan.
Vừa đến căn cứ Clark, một hạ sĩ quan đã bảo ta. “Tập không chiến nào!
Nói vậy nhưng cũng chỉ là diễn tập không chiến, đánh bọc hậu đối phương như trận không chiến thật. “Ta đã lâu không tham gia thực chiến, muốn thử làm đối thủ của chú mày”. Hạ sĩ quan đó nói, nhưng ta hiểu ý là hãy học theo kỹ thuật của anh ta.
Vậy xin nhờ anh lần này!”. Tuy khiêm tốn nói thế nhưng thật sự ta rất tự tin vào khả năng diễn tập không chiến của mình. Ở Yatabe, ta cũng thuộc diện nhất nhì. Ta đã nghĩ sẽ cho các bậc đàn anh biết thằng lính mới này cũng không tệ đâu.
Trong cuộc không chiến, ta bắt đầu từ vị trí ưu thế giống như được chấp một nước trong một trận đấu vậy. Người ở độ cao lớn hơn thì có lợi thế áp đảo.
Ta từ trên cao đâm xuống, tức thì đối phương phải bỏ trốn. Tuy nhiên lợi thế của ta cũng không thay đổi, dùng tốc độ để nuốt chửng đối phương.
Đối phương lại định lộn nhào bỏ chạy. Ta vẫn theo sát. Nhưng ngay sau đó, phi cơ đối phương vụt mất khỏi tầm mắt. Chuyện này lần đầu tiên xảy ra với ta. Không thấy phi cơ đối phương đâu cả, ta ngoảnh lại phía sau dè chừng.
Anh ấy bay ngang ta, mở kính chắn gió, ra hiệu thử thêm một lần nữa. Ta lại bắt đầu từ vị trí ưu thế, nhưng kết quả vẫn vậy. Ta vẫn theo sát nhưng không biết từ lúc nào đối phương đã ở phía sau ta.
Anh ta lại ra hiệu tiếp tục thử. Nhưng rồi lần này cũng chỉ sau vài phút, ta đã bị bọc phía sau.
Khi trở về cứ địa, đám hạ sĩ quan cười nhạo ta. “Tài nghệ như thế, dù có mấy cái mạng cũng không đủ đâu”.
Đối thủ của ta lúc nãy là Tam đẳng phi tào Hayashi, hơn ta một năm.
“Tôi đã về đây”.
“Tam đẳng phi tào Hayashi tài nghệ thật phi thường”. Ta thành thật nói.
“Ta ấy à, vẫn là tên tệ hại nhất trong Phi đội Tainan đây. So với Chuẩn úy Miyaraki và Nhất đẳng phi tào Sakai thì ta chẳng so sánh được”.
“Vậy sao?”
“Núi cao còn có núi cao hơn mà”.
Tam đẳng phi tào Hayashi cười rồi vỗ vai, khiến ta mất hết tự tin.
Điều khiển máy bay không đơn giản như xe hơi, xoay cần điều khiển là quay được. Trong pha xoay vòng phải sử dụng bàn đạp làm nghiêng thân máy bay, xử lý bánh lái cũng phải kết hợp với tốc độ. Không chỉ bay ngang mà còn có cả những chuyển động thẳng đứng. Ta đã từng rất tự tin về thao luyện, nhưng kỹ thuật của một phi công thượng đẳng thật quá sức tưởng tượng. Sau này các tiền bối cũng diễn tập không chiến cho ta rất nhiều, hoàn toàn khác hẳn như diễn tập ở Yatabe. Ta tự hỏi đây có phải tập huấn thực chiến không? Ta ra sức rèn luyện, sở dĩ ta có thể sống sót trong chiến tranh như vậy, phần lớn là nhờ vào sự huấn luyện tận tình của các bậc tiền bối khi đó.
Mặc dù gọi là tiền bối nhưng họ chỉ mới ngoài 20 tuổi. Hạ sĩ quan thâm niên nhất là Nhất đẳng phi tào Sakai Saburo khi đó cũng chỉ 25 tuổi. Nhưng ta tôn trọng họ như bậc cha chú. Bây giờ nhìn lại, tất cả mọi người thật trẻ trung.
Khoảng thời gian đó, hạm đội cơ động Nagurmo lần lượt xâm chiếm các đảo phía Nam. Tại những nơi này, Hải quân tạo lập các căn cứ tấn công, sau đó lần lượt đưa các Phi đội máy bay trong nước ra những căn cứ đó.
Chẳng mấy chốc đã có lệnh xuất tiến Phi đội Tainan đến Rabaul. Rabaul thuộc đảo New Britain bên dưới xích đạo, đông bắc New Guinea. Thời đó gọi là đảo Rabor, nơi chúng ta vừa chiếm được vào tháng Hai năm 1942, cách Nhật Bản 6.000 cây số. Vì vậy, đây là cứ địa tuyến đầu của Nam Thái Bình Dương.
Chúng ta đến Rabaul bằng tàu vận tải Komaki Maru vào mùa xuân 1942.
Ta còn nhớ cảm giác trơ trọi khi đến Rabaul. Trong chuyến đi có tin chúng ta bị tàu ngầm bám đuôi. Theo hộ tống tàu vận tải chỉ có một chiếc tàu săn tàu ngầm loại nhỏ. Vì thế ta nghĩ, nếu tàu ngầm địch tấn công thật thì khó mà thoát được. Tàu vận tải ngay sau hôm đến Rabaul đã bị chìm do trúng bom của máy bay địch. Tên chiếc tàu ấy sau này được đặt tên cho bến tàu Komaki.
Sau này ta nghĩ, nếu chiếc Komaki bị đánh chìm trong chuyến đi, thì Phi đội Tainan, không, là Hải quân Đế quốc, ắt sẽ bị một đòn đau. Không thể nói bị mất các phi công chiến đấu ưu tú cùng một lúc là tổn thất lớn đến độ nào. Trong khi đó, phần lớn các tàu của Hạm đội liên hợp đều neo đậu an tĩnh ở đảo Truk, điều động một hoặc hai chiếc tàu khu trục vòng quanh bảo vệ phi công chẳng phải tốt hơn sao. Chắc hẳn các vị chỉ huy trên cao nghĩ rằng phi công là thứ muốn bao nhiêu cũng thay thế được.
Rabaul là một hòn đảo xinh đẹp. Mặt biển xanh trong nhìn như xuyên thấu tận đáy. Bên bờ biển là những hàng cọ rậm rạp, xa xa có thể nhìn thấy bóng dáng của núi lửa.
Trước chiến tranh có một thị trấn cổ gần sân bay, vẫn còn sót lại nhiều ngôi nhà mà người phương Tây từng sống. Nhưng ngoài thị trấn đó ra, hòn đảo gần như được thiên nhiên bao bọc. Gọi là sân bay nhưng nó giống một bình nguyên rộng lớn. Khi bọn ta đến thì vẫn chưa có máy bay, chỉ có vài chiếc thủy phi cơ trong vịnh. Tại Rabaul có một cảng tự nhiên, sau này trở thành nơi neo đậu tàu thuyền.
Ta thấy như mình vừa đặt chân đến chốn thiên đường của Nam Hải vậy.
Dù nằm mơ ta cũng không thể nghĩ rằng vùng đất này sau sẽ được gọi là mồ chôn các phi công.
Sau đó, Reisen được chuyển đến bằng Kasuga Maru chiếc tàu được cải tạo thành tàu sân bay. Bọn ta đã đi nhận những chiếc phi cơ đó. Lần đầu tiên trong đời ta được trải nghiệm việc cất cánh từ tàu sân bay. Việc đó dễ dàng hơn ta tưởng.
- Tàu sân bay cũng không phải thứ ghê gớm lắm. - Khi trở về Rabaul ta nói với một tiền bối hạ sĩ quan.
- Những lời đó hãy để dành sau khi hạ cánh hẵng nói. - Anh ta lập tức trả lời gay gắt.
Khi đó ta nghĩ, chắc anh ta chỉ đang cố ra vẻ đàn anh thôi. Thế nhưng không lâu sau, khi trở thành thành viên phi đội mẫu hạm, ta mới được nếm trải sự kinh hãi của việc hạ cánh trên tàu.
Sau đó, bọn ta di chuyển từ Rabaul sang căn cứ xa hơn về phía Nam là Lae thuộc Guinea. Đây cũng là căn cứ tiến công đánh chiếm cảng Moresby thuộc New Guinea. Rabaul cách Moresby hơn 400 hải lý, dù với Reisen, đó cũng là một quãng đường gian nan. 400 hải lý tương đương với 700 km.
Lae còn hoang vắng hơn cả Rabaul. Trước chiến tranh, nơi này từng có một thị trấn nhỏ của người Úc. Cuộc tấn công của quân ta vừa diễn ra đã đốt cháy gần như cả thị trấn. Tuy vậy, sau đám cháy vẫn sót lại vài gian nhà.
Phi hành đoàn bọn ta kê vài chiếc giường đơn giản vào các căn nhà đó làm nơi ở.
Cảng Moresby nằm ở phía Nam dãy Owen Stanley, cũng thuộc New Guinea. Bọn ta ngày ngày yểm trợ cho các Chuko, vượt biển đánh chiếm cảng Moresby. Chuko là loại máy bay ném bom tầm trung hai động cơ.
Vào lúc đó, chủ lực là máy bay ném bom từ căn cứ mặt đất kiểu số Một có bảy người ngồi. Hạm đội không quân chủ lực ở cảng Moresby là máy bay Anh-Mỹ. Ở đó, bọn ta giao chiến với máy bay chiến đấu của Anh-Mỹ gần như hằng ngày.
Lần đầu tiên ta được trải nghiệm thực chiến là khi đảm nhiệm vị trí thứ ba của Tiểu đội Ba trong một trận không kích cảng Moresby. Khi đó, tiểu đội máy bay chiến đấu của Nhật tổ chức theo đội hình ba chiếc, trong đó tiểu đội trưởng sẽ cùng hai chiếc phi cơ chiến đấu. Nhiệm vụ của ta là khống chế không phận của căn cứ địch.
Trên bầu trời Moresby, tiểu đội trưởng đột nhiên vòng gấp, chiếc thứ hai cũng xoay theo gần như cùng lúc. Ta hoảng hốt bám theo, nhưng chiếc thứ hai di chuyển nhanh, chẳng mấy chốc ta đã bị bỏ lại. Toàn trung đội bắt nhịp chuyển động rất gấp. Ta hoàn toàn không hiểu tại sao lại phải di chuyển nhanh đến mức đó. Tuy nhiên, ta chỉ thể đuổi theo tiểu đội trưởng.
Thời đó, trên chiếc Reisen có trang bị máy điện đàm, nhưng nó là thứ hoàn toàn vô dụng. Bọn ta chiến đấu bằng tâm ý tương thông nhưng cũng có giới hạn. Nếu lúc đó có điện đàm tốt thì có thể chiến đấu thoải mái rồi đúng không?
Máy bay của tiểu đội trưởng và chiếc máy bay số hai cứ bay lên bay xuống. Ta gắng sức đuổi theo. Sau vài phút cuối cùng đã vào đường bay ngang. Sau mọi nỗ lực ta đã bắt kịp tiểu đội.
Ta trở về căn cứ địa mà vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, sau đó mới được biết ở đó đã nổ ra trận không chiến đầu tiên giữa ta với địch.
Ta rất kinh ngạc, bởi ta đã không thấy bất cứ một chiếc máy bay địch nào. Khi hỏi tiểu đội trưởng mới biết có hơn 10 chiếc máy bay địch bị bắn hạ. Vì vậy, tiểu đội trưởng và chiếc số hai đã bắn một chiếc. Việc đó khiến ta sững sờ.
Trong cuộc chiến, phe ta đã bắn hạ toàn bộ hơn 10 chiếc máy bay địch.
Ta gần như suy sụp vì không hê thấy máy bay địch vậy mà đã có một trận không chiến sao.
Nhưng hạ sĩ Hayashi an ủi rằng. “Lần đầu ta cũng hoàn toàn không thấy máy bay địch”.
Thật phi thường, lần không chiến thứ hai ta đã thấy rõ quân địch. Khá hơn trận đầu rồi đấy chứ? Tân binh nếu không bị bắn hạ trong trận không chiến đầu tiên, chắc sẽ sống sót được khá lâu đấy. Cuộc không chiến lần thứ hai cũng diễn ra trên bầu trời cảng Moresby.
Đó là cuộc không chiến với máy bay chiến đấu địch đánh chặn, khi đó mắt ta đã thấy đội hình của quân địch. Nhưng trước khi xuất kích, tiểu đội trưởng Ono đã căn dặn gắt gao. “Tuyệt đối không được bỏ đội hình”. Vậy nên ta nghiêm chỉnh bám theo phi cơ của tiểu đội trưởng.
Đột nhiên, nó biến thành một cuộc hỗn chiến. Đạn đánh dấu của súng máy bay loạn xạ, ta cũng thấy những chiếc máy bay rơi nhưng không rõ đó là quân ta hay quân địch. Dù sao ta cũng nỗ lực theo sát tiểu đội trưởng.
Đạn đánh dấu là loại đạn cháy khi bay, trong bốn phát đạn súng máy sẽ có một phát đạn đánh dấu. Vì nó vừa bay vừa phát sáng nên có thể xác định được đường đạn, nhờ đó phi công sẽ có thể điều chỉnh ống ngắm. Súng máy của địch cũng có đạn đánh dấu, trường hợp bị bắn cũng có thể thấy đạn đánh dấu bay về phía mình.
Ta đã thấy tiểu đội trưởng và chiếc phi cơ thứ hai bắn hạ một chiếc máy bay địch. Tiếp đó tiểu đội trưởng lại bắn hạ thêm một chiếc. Trông thấy cảnh bắn hạ ngoạn mục trước mắt, ý chí chiến đấu của ta cũng sôi sục. Ta cũng muốn tự tay bắn rơi máy bay địch. Nhìn lướt xung quanh, dưới góc phải 500 mét, ta phát hiện một chiếc. Ngay lập tức ta rời máy bay của tiểu đội trưởng để đuổi theo nó. Địch vẫn chưa phát giác và ta nghĩ mình có thể bắn hạ được.
Toàn thân ta cứng đờ vì căng thẳng và vui sướng. Do đó, ta đã mắc sai phạm. Trước khi ống ngắm nhắm được địch ta đã nổ súng. Địch lập tức phát hiện, quay ngược lại.
Thấy thế, ta cũng hốt hoảng, nổ súng loạn xạ. Địch hoảng sợ, liền vội vã xoay vòng. Nhưng lúc đó, đạn súng máy của ta đã bắn trúng địch.
Chiếc máy bay địch bốc cháy, xoay vòng vòng, rồi lao xuống biển. Phút chốc ta hoảng hốt nhìn quanh, không thấy chiếc máy bay nào cả. Trong lúc mải mê, ta đã rời xa khu vực không chiến. Nghiêng máy bay quay lại phía sau, thấy hai chiếc phi cơ, người ta đông cứng.
Ta hoảng hốt định bổ nhào bỏ trốn, nhưng một chiếc Reisen có hình mặt trời bay ngay cạnh ta. Là tiểu đội trưởng Ono! Máy bay ta tưởng của địch hóa ra lại là người phe ta. Phía sau là máy bay của Tam đẳng phi tào Hayashi.
Thì ra, họ thấy ta rời bỏ đội hình nên theo yểm trợ. Họ muốn để ta thử bắn hạ một lần, nhưng nếu gặp nguy hiểm thì lúc nào cũng có thể tiếp cứu.
Chuyện này sau khi về đến cứ địa ta mới biết.
Phát súng đầu tiên của ta là chuyện cười cho cả đội. Nghĩ sao mà lại nổ súng từ cự li cách xa hơn 500 mét? Bắn ở cự li đó thì không thể trúng được, chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi này. Thế nhưng việc địch đảo chiều cũng là một sai lầm lớn. Khi có sự chênh lệch độ cao, người phía dưới đảo chiều để đối đầu chiến đấu là hành động tự sát. Máy bay địch lập tức nhận ra chuyện đó nên định xoay vòng bỏ chạy, nhưng đó lại là lựa chọn còn tệ hại hơn. Và đó là lý do vì sao đạn súng máy của ta bắn trúng. Theo các đàn anh thì đó dường như là “Cuộc đối đầu giữa những tay gà mờ”. Ta đã dùng toàn bộ đạn trong súng máy để bắn hạ một chiếc máy bay. Chuyện này cũng trở thành chuyện tếu cho mọi người.
“Dùng tất cả đạn để bắn một chiếc thì chú mày có bao nhiêu đạn cũng chẳng đủ đâu”. Nhất đẳng phi tào Ono chế giễu. Cả anh ấy lẫn Hayashi đều là những cấp trên giỏi, hai người đều là phi công kỳ cựu từ chiến tranh Trung-Nhật. Nhưng chính năm đó cả hai đều hy sinh trong trận Guadalcanal.
Ở Lae, ta đã học được nhiều kinh nghiệm quý giá mà trong khóa huấn luyện bay không bao giờ được học. Đối với việc lái máy bay chiến đấu, kinh nghiệm không chiến mới chính là bài học quan trọng nhất. Nó khác với học ở trường lớp vì nếu học không xong thì sẽ mất mạng. Học ở trường nếu có thi hỏng thì cũng chỉ bị đánh rớt, nhưng trong không chiến thì thi rớt có nghĩa là chết.
Chính vì thế bọn ta luôn nỗ lực. Việc Lae sản sinh ra nhiều phi công át chủ bài theo cách nào đó là lẽ đương nhiên. Bởi họ đều được lọc qua cái sàng của sự sống chết. Anh Sakai Saburo lừng danh, Nishizawa Hiroyoshi và Trung úy Sasai Junichi đều là những người được rèn giũa thành phi công át chủ bài ở đây.
Trung úy Sasai là phi công tốt nghiệp từ trường Quân sự Hải quân. Rất hiếm sĩ quan xuất thân từ trường Quân sự Hải quân có thể trở thành phi công át chủ bài.
Sự thật thì hầu hết các phi công át chủ bài của Hải quân đều được nhào nặn từ binh sĩ, từ những phi công hạ sĩ quan xuất thân từ các khóa thao luyện và đào tạo phi công dự bị. Sĩ quan trường Quân sự Hải quân không thể sánh về kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật không chiến với các hạ sĩ quan được. Dù vậy, quân đội Nhật Bản chỉ xem trọng sĩ quan. Phân đội trưởng các đội hình từ trung đội trở lên nhất thiết phải xuất thân từ trường Quân sự Hải quân. Thực tế là trong Hải quân, dù tài nghệ có khá đến đâu, hạ sĩ quan cũng không thể trở thành phân đội trưởng của đội hình trung đội trở lên.
Thật chẳng có thời gian để liệt kê các trận đánh tệ hại do lỗi phán đoán của các phân đội trưởng gây nên. Nhiều lần ta nghĩ, nếu phân đội trưởng là chuẩn úy Miyazaki Gitaro hay Nhất đẳng phi tào Sakai thì hay biết mấy.
Trên bầu trời, cấp bậc chẳng có ý nghĩa gì. Đó là thế giới chỉ biết đến kinh nghiệm và năng lực, trong đó kinh nghiệm là thứ vũ khí lợi hại khó có thể thay thế. Những anh hùng ở Rabaul thời đó đã thu thập những kinh nghiệm quý báu qua vô số trận thực chiến, từ việc đánh cược mạng sống của chính mình. Tuy vậy, những sĩ quan xuất thân từ trường Quân sự Hải quân đã không có kinh nghiệm lại còn tự cao, họ không có ý định học hỏi từ các hạ sĩ quan và binh sĩ. Riêng Trung úy Sasai lại khác. Anh ấy tích cực giao thiệp thân thiết với các hạ sĩ quan như Nhất đẳng phi tào Sakai, và chẳng nề hà chuyện được cấp dưới chỉ dạy. Nhất đẳng phi tào Sakai dường như cũng cảm nhận được tình bạn vượt qua cấp bậc đối với Trung úy Sasai.
Nhờ sự dìu dắt của Sakai, kỹ thuật của Trung úy Sasai đươc nâng cao nhanh chóng.
Ngoài ra, sự đãi ngộ đối với các binh sĩ và hạ sĩ quan trong hải quân tồi tệ đến khủng khiếp. Nơi nghỉ của sĩ quan là phòng riêng kèm lính tháp tùng, được chuẩn bị chu đáo. Còn hạ sĩ quan trở xuống thì ngủ như cá mòi trong một gian phòng lớn. Hơn nữa, nơi nghỉ ngơi lại cách xa nhau nên gần như không có giao thiệp giữa hai bên. Bữa ăn cũng khác biệt như trời với đất. Cùng là phi công chiến đấu dưới một bầu trời vậy mà lại hoàn toàn hưởng ưu đãi khác nhau. Tuy vậy, về chuyện ăn uống, phi công như vậy là được ưu đãi lắm rồi. Bữa ăn của lính bảo trì và lính cơ khí còn tệ hại hơn.
Nói cách khác, quân đội là một thế giới phân chia cấp bậc triệt để. Sau này, khi ta chiến đấu trên mẫu hạm được biết ở đó còn có một căn phòng sang trọng gọi là Gunroom chuyên dụng dành cho sĩ quan.
Chuyện này nói ra hơi thô tục, nhưng ở Rabaul còn có nhà tiêu khiển.
Nhà tiêu khiển của sĩ quan và hạ sĩ quan trở xuống cũng khác nhau. Phụ nữ dùng để tiêu khiển cho hạ sĩ quan và binh sĩ liệu có thể làm người tiêu khiển cho sĩ quan được sao?
Dù sau này Sakai Saburo cũng trở thành thiếu úy, nhưng việc đó phải mất đến hơn mười năm. Vậy mà những kẻ vừa tốt nghiệp trường Quân sự đã nghiễm nhiên là Thiếu úy tốt nghiệp trường thiếu sinh quân*. Việc này giống như quan chức có lý lịch và không có lý lịch hiện nay vậy.
*[Trường thiếu sinh quân là trường của quân đội đào tạo thiếu niên trở thành quân nhân]
Hơn thế những thiếu úy đi từ binh sĩ lên sẽ bị gọi là sĩ quan đặc vụ, không được coi trọng bằng các sĩ quan tốt nghiệp trường Quân sự. Đó là Hải quân đấy.
Cấp bậc cuối cùng của ta là chuẩn úy chẳng qua là được thăng một cấp sau chiến tranh. Là Chuẩn úy Postdam đấy. Trở lại câu chuyện nào.
Lực lượng Reisen vào thời đầu chiến tranh Thái Bình Dương là vô địch.
Nói tính năng chiến đấu của nó không thua ai cũng chẳng phải quá lời. Các phi công địch dũng cảm bay đến tấn công trực diện cũng đồng nghĩa với tự sát. Năng lực không chiến của Reisen thuộc loại ưu việt bậc nhất, máy bay địch thông thường nếu rơi vào cuộc hỗn chiến, chưa kịp xoay hết ba vòng đã bị bắn rơi. Hỗn chiến là cuộc đua bay lượn lòng vòng đôi bên cùng cố bám vào phía sau của đối phương. Bên này gọi bên kia là Dogfight.
Ta nghe nói trong tài liệu tịch thu được từ chiến cơ địch bị bắn thời gian này có ghi một điều khá bất ngờ, rằng những trường hợp có thể ngừng thi hành nhiệm vụ và rút lui là khi gặp bão tố và chạm trán với Zero.
Sau chiến tranh, ta gặp gỡ nhiều phi công của lực lượng Đồng Minh. Một trong số đó là Charlie Burns đã từng chiến đấu tại cảng Moresby nói rằng:
“Zero thật sự rất đáng sợ, nhanh đến mức không thể tin được. Tốc độ đó là thứ chúng tôi không thể dự đoán, như ma trơi vậy. Mỗi lần chiến đấu, chúng tôi lại bị cảm giác yếu thế bao trùm. Thế nên, mới có mệnh lệnh rằng không để xảy ra không chiến với Zero”.
“Tôi có nghe tin đồn về mệnh lệnh đó”.
“Chúng tôi biểt việc chiến đấu cơ tinh nhuệ mới của Nhật Bản được đặt tên mã là Zero. Cách đặt tên kỳ lạ thật. Chẳng phải Zero có nghĩa là không gì cả hay sao. Thế mà nó đã bỏ bùa chúng tôi với chuyển động không thể tin được. Tôi từng nghĩ đó chính là sự huyền bí của phương Đông”.
Ta trả lời rằng chúng tôi cũng đã rất nỗ lực, tập luyện gần chết.
“Chúng tôi đã từng nghĩ những chàng trai lái Zero không phải là người. Các anh là ma quỷ nếu không thì cũng là những cỗ máy chiến tranh”.
Ta nói bọn ta cũng là con người bình thường đó chứ. Giờ ta vẫn đang chiến đấu nhưng vì miếng ăn, kinh doanh công ty vận tải. Không lái Zero nữa mà lái xe tải. Ông ta cười ồ nói. “Còn tôi, bây giờ đang điều khiển những chú ngựa ở trang trại của mình”.
Charlie là con của một chủ trang trại ở Úc. Sau này ta vẫn trao đổi thư từ với ông ấy, nhưng 5 năm trước ta nhận được tin rằng ông ấy đã ngã bệnh qua đời.
Ta đã nói đi nói lại nhiều lần, Reisen là một chiến cơ vô địch. Lực lượng Đồng Minh không có máy bay chiến đấu nào có thể sánh với Reisen. Chiếc Spitfire niềm tự hào của Không quân Anh quốc cũng không phải địch thủ của Reisen. Chiếc máy bay lừng danh bảo vệ London khỏi chiếc Messerschmitt của Đức trong cuộc Không chiến Anh quốc đứng trước Zero cũng bị bắn rơi trong vô vọng.
Cũng là do địch không biết cách chiến đấu với Reisen. Hoàn toàn không có chiếc máy bay chiến đấu nào thắng trong trận so tính năng với Reisen.
Lực lượng Đồng Minh không biết điều đó mà chỉ hướng đến đấu trực diện, mới rước lấy kết cục bi thảm. Có lẽ cũng vì họ xem thường Nhật Bản, cho rằng bọn “khỉ vàng”* ở đất nước hạng ba không thể chế tạo được những chiến cơ ưu việt. Thực ra lúc đó Nhật Bản ngay cả xe hơi cũng chưa chế tạo được, nên Reisen là kỳ tích mà một đất nước hạng ba sản sinh ra được. Đó là một kiệt tác mà những nhà thiết kế trẻ tuổi đã nỗ lực tạo ra.
*[Một cách gọi miệt thị người da vàng]
Tuy thế, Reisen không phải chiếc máy bay chiến đấu bất tử. Nếu bị bắn trúng nó vẫn bắt lửa và rơi. Nhược điểm của Reisen là khả năng phòng vệ kém. Chiếc Reisen không bao giờ thua trong các cuộc chiến tấn công trực diện nhưng cũng có thể trúng đạn lạc trong các cuộc hỗn chiến, hoặc có khi đang truy sát quân địch trước mặt thì bị một kẻ địch khác bắn.
Đáng sợ nhất là kiểu tấn công bất ngờ. Nếu bị lén tiếp cận và tấn công bất ngờ từ góc chết thì ngay đến Reisen cũng xong đời. Chuẩn úy Miyazaki Gitaro, người được xếp vào hàng ưu tú cùng Nhất đẳng phi tào Sakai Saburo cũng vì một đòn tấn công bất ngờ này mà bị tiêu diệt. Hôm ấy, Chuẩn úy Miyazaki đang cơn bệnh nhưng vẫn tham gia chiến đấu, vì một phút sơ suất đã bị bắn rơi. Tin tử trận của anh được thông báo cho toàn quân, và anh được đặc cách thăng hai bậc. Vậy mới biết anh ấy được xem trọng đến thế nào.
Nguy hiểm nhất là khi lơ đễnh sau khi kết thúc trận không kích. Quân địch sau nhiêu lần bị Reisen gây thiệt hại từ một phía trong trận không chiến đã nhận ra rằng tấn công trực diện không có cơ hội chiến thắng, nên chúng sử dụng tối đa chiến thuật tấn công bất ngờ và mai phục.
Đã một tháng kể từ khi bắt đầu trận chiến cảng Moresby, lực lượng Đồng Minh dường như tránh việc chiến đấu với cùng số binh lực. Nếu quân ta có binh lực gấp bội thì đã có thể tự tin khiêu chiến. Ở Lae, ta cũng đã trang bị được những kỹ thuật kha khá, bắt đầu có cảm giác tự tin. Từ tháng Tư, trong vòng bốn tháng, đội máy bay chiến đấu ở căn cứ Lae đã bắn hạ 300 chiếc. Trong khi đó, phe ta chỉ thiệt hại vẻn vẹn 20 chiếc.
Charlie cũng nói, khi đó các phi công Anh-Mỹ gọi phi công Reisen là “quỷ dữ”. “Những anh chàng đó là những con quỷ cầm cần điều khiển”. Ta nghĩ những lời này cũng chẳng có gì quá đáng. Những phi công lão luyện của Lae thật sự dũng mãnh. Anh Sakai và Nishizawa đối với chúng ta cũng như những con quỷ vây.
Nói về hai người họ, có một tình tiết rất vui nhộn. Nhất đẳng phi tào Sakai, Nishizawa và Ota làm thành một đội nhào lộn trên bầu trời căn cứ địa của địch. Ota là át chủ bài máy bay đồng đội của Sakai, không hề thua kém hai người kia. Khi đó, ba người hợp sức chắc hẳn đã bắn được hơn trăm chiếc ấy chứ. Nghe nói kế hoạch nhào lộn là do anh Sakai lên tiếng trước. Ngày hôm đó, trước khi xuất kích anh đã bảo với cả hai. “Hôm nay nhé!
Sau khi kết thúc không kích và không chiến, ba người phối hợp tạo thành một đội hình trên sân bay địch và diễn cho bọn chúng xem một màn nhào lộn vô cùng đẹp mắt, liên tục ba lần. Cả ba chiếc máy bay chuyển động đồng nhất, không chút hỗn loạn. Chúng tôi hoàn toàn không được biết trước nên chỉ đứng sững sờ ngắm nhìn.
Ba người ấy gan to đến mức vừa hạ độ cao vừa nhào lộn một lần nữa.
Phải là bậc thầy điêu luyện mới có thể tạo ra một màn nhào lộn đẹp mắt đến thế.
Điều ngạc nhiên là trong khoảng thời gian đó không có một phát pháo đối không nào từ sân bay địch. Khi nhào lộn lần thứ hai, các anh đã hạ cao độ xuống khá thấp nên xác suất pháo cao xạ có cơ hội bắn trúng rất lớn.
Họ không làm vậy là do tinh thần mã thượng. Nếu là các sĩ quan trường Quân sự Hải quân mặt đỏ au, chắc hẳn họ sẽ hét lên: “Bắn! Bắn! Bắn hạ chúng cho ta!
Nhất đẳng phi tào Ota đã thừa nhận sự rộng lượng của địch. “Mấy gã đó là những người đàn ông thật sự”.
Vài ngày sau, Lae gặp trận không kích của địch. Khi đó địch đã ném xuống một lá thư. “Màn nhào lộn của đội hình hôm trước rất hấp dẫn. Lần sau khi các ngươi tới, bọn ta sẽ đón tiếp”.
Giữa màn giành giật mạng sống gay gắt ấy lại có những chuyện như vậy đấy! Đó là một chương được viết nên nhờ tài nghệ của các phi công tại Rabaul.
Ta nghĩ lực lượng Reisen của đội phòng không Rabaul thời đó, nói không ngoa, là số một thế giới.
Miyabe đến Rabaul vào giữa tháng Bảy năm 1942.
Khi đó các thành viên phi đội từ đất liền liên tiếp được đưa ra Rabaul, trong đó có nhiều người đã có kinh nghiệm chiến đấu trên tàu sân bay.
Mặc dù không được công bố nhưng tin đồn 4 chiếc tàu sân bay bị đánh chìm trong trận Midway hồi tháng Sáu đã âm thầm lan truyền khắp phi hành đoàn. Chúng ta cũng cảm nhận cuộc chiến đang trở nên gay go nhưng không thấy lo ngại. Bọn ta nghĩ rằng chỉ cần có Reisen, phe ta như bất khả chiến bại, lực lượng chiến cơ của Anh-Mỹ sẽ không tài nào đọ được.
Nghe nói trong những phi công đến lần này có những người từng thuộc Hạm đội Không quân Một nên bọn ta cũng có lòng ganh đua. Đã là phi công của phi đội mẫu hạm thì chắc chắn là những người ưu tú, nhưng có phải ngày nào cũng có không chiến đâu. Ngược lại, bọn ta hằng ngày đều giành giật sinh mạng ở đây. Thêm nữa thẳng thắn mà nói bọn ta cũng nghĩ nếu họ thật sự là những phi công ưu tú thì đã không mắc phải sai lầm để tàu bị chìm như vậy.
Nhóm của Miyabe đã được các Chuko dẫn đường, điều khiển Reisen từ đất liền ra Đài Loan, Hijima, qua đảo Truk, bay một đoạn đường dài 6.000 km đến Rabaul.
Sau khi mọi người chào hỏi nhau rồi giải tán thì ta được một thành viên phi đội bắt chuyện. Đó là Miyabe.
Miyabe khá cao lớn. Nhìn huy hiệu cấp bậc ta biết anh ấy là Nhất đẳng phi tào, cấp bậc cao nhất của Hạ sĩ quan.
Ta chỉ trả lời dõng dạc. “Tôi là Nhất đẳng binh Izaki”.
Nhất đẳng binh Izaki! Tôi là Nhất đẳng phi tào Miyabe Kyuzo. Mong anh giúp đỡ”.
 Ta hơi bối rối nên nói khá lớn.
“Tôi cũng mong anh giúp đỡ!”
“Cách chiến đấu ở Rabaul như thế nào?”, Miyabe cười hỏi ta.
Ta trả lời “Vâng”. Rồi cũng chẳng biết nên đáp thế nào.
“Địch chiến đấu ra sao?”
“Vâng. Địch cũng rất đáng nể”.
“Mong cậu chỉ bảo giúp tôi”.
Ta khá bối rối trước những lời lịch sự của anh Miyabe. Trong quân đội cấp bậc là tất cả. Giữa Nhất đẳng phi tào và Nhất đẳng binh là một khoảng cách vô cùng lớn.
Anh Miyabe khẽ cúi đầu. Ta không biết phải tỏ thái độ như thế nào cho phải. Vào quân đội chưa lâu nhưng đây là lần đầu tiên ta gặp một thượng cấp như vậy. Ta đã nghĩ không biết con người này có giáo dục cao hay là loại ngớ ngẩn đây.
“Anh Miyabe đã từng chiến đấu trên tàu sân bay phải không?”
Miyabe đột nhiên im bặt. Ta nghĩ ngay rằng trận Midway là cơ mật quân sự, hoảng hốt định đổi chủ đề, nhưng trước khi ta kịp mở miệng thì anh ấy đã nói.
“Tôi từng chiến đấu trên tàu Akagi. Đã không còn có thể chiến đấu trên đó nữa rồi”.
Lời đồn quả là có thật.
“Không thể xem thường quân Mỹ. Họ là một đối thủ khó đối phó”. Miyabe nói rất rõ ràng.
Ta cũng không thể hỏi gì hơn thế. Chúng ta im lặng một khoảng lâu. Sau đó, ta kể anh ấy nghe cách chiến đấu thông thường ờ đây. Quân địch cũng đến thách thức không chiến theo đội hình như chúng ta. Ta cũng nói về các đợt tấn công bất ngờ, nhắm vào những nơi tập trung sau trận không chiến kết thúc. Anh Miyabe chăm chú nghe.
Thái độ của anh ấy thật ngoài tưởng tượng của ta. Những phi công lão luyện đã từng chiến đấu tại Trung Quốc thường đắc ý về kinh nghiệm chiến đấu của mình, và hầu như không thèm nghe chuyện của bọn ta. Không chiến ở Trung Quốc chủ yếu là một đối một. Tuy nhiên, ở đây địch liên lạc với nhau qua điện đàm, không chiến theo đội hình. Có những người vì cứ nghĩ chiến đấu một đối một như tại Trung Quốc nên bám sát địch, rồi bất ngờ bị một chiếc phi cơ khác tiêu diệt.
Ngày hôm sau, chúng ta xuất kích ở cảng Moresby.
Bọn ta thuộc đội khống chế không phận. Đội hình ba tiểu đội gồm 9 chiếc. Anh Miyabe lái chiếc thứ hai - thuộc đội của Nhất đẳng phi tào Hashimoto, ta lái chiếc thứ ba.
Ngày hôm đó khu vực New Guinea có nhiều mây. Mây đối với phi công rất đáng ghét, bởi không thể thấy được kẻ thù nấp trong đó. Mây trước mặt thì còn đỡ, nhưng mây bên hông hay ở đằng sau gây một cảm giác rất khó chịu. Bởi nó tiềm ẩn mối nguy máy bay địch đột nhiên xuất hiện trong đó và giáng đòn. Hiển nhiên, chúng ta cũng có thể sử dụng mây như vậy để chiến đấu nhưng thường thì phía phục kích đánh chặn sẽ có lợi thế.
Trong khi bay, ta dõi theo Miyabe nhiều lần. Anh ấy thấp thỏm, thường xuyên nhìn xung quanh, thỉnh thoảng thay đổi góc độ bay, cảnh giác xung quanh. Nhiều lần anh ấy còn bay ngửa, không lơ là góc chết phía dưới.
“Một người quá thận trọng”. Ta đã nghĩ vậy. Phi công Rabaul bọn ta vốn đã nổi tiếng là thận trọng, nhưng tính thận trọng của Miyabe có phần hơi quá.
Xuất kích được gần một tiếng đồng hồ thì các thành viên đều cười hành động đó, vì đang bay trong một đội hình đều như vậy, một chiếc thường xuyên bồn chồn, thăm dò xung quanh trở nên rất nổi bật.
Ta luôn tự hỏi không biết con người này quá hèn nhát hay quá thận trọng. Là loại nào đây?
Trước mắt bọn ta đã là dãy Owen Stanley, dãy núi hùng vĩ cao 4.000 mét.
Nó chia New Guinea thành hai phần, phía Nam là cảng Moresby và phía Bắc bên này là Lae.
Ta thật sự thích dãy núi này, vẻ đẹp của nó mới khắc nghiệt làm sao. Thật kỳ lạ, mỗi lần bay phía trên nó ta thấy mình dũng cảm hơn nhiều.
Khi chúng ta vượt qua dãy Stanley, chỉ còn một chút nữa là có thể nhìn thấy cảng Moresby, thì đột nhiên từ khe hở của đám mây trước mặt máy bay địch bất ngờ ồ ạt tấn công. Chúng ta xoay gấp về bên trái nhưng tiểu đội của ta ở phía sau cùng của đội nên xoay chậm. Chiếc máy bay đầu tiên của địch đã nhắm lấy ta mà bám theo. Địch đã thoáng thấy lưng máy bay của ta. “Xong đời rồi!”. Lúc đó ta chỉ kịp nghĩ vậy.
Đột nhiên chiếc máy bay đuổi theo ta bốc lửa và nổ tung. Máy bay của ta cũng bị trúng những mảnh va của nó. Giây sau đó, trước mắt ta một chiếc Reisen lướt qua với vận tốc kinh khủng - đó là máy bay số hai của Miyabe.
Anh ấy lại bắn rơi một chiếc nữa, rồi lén xoay vòng bám gắt phía sau chiếc máy bay địch đang định xoay vòng bỏ trốn, lại bắn rơi một chiếc nữa. Tất cả chỉ diễn ra trong vài giây.
Điêu luyện làm sao! Tài cán làm sao!
Ta nổi hết da gà. Nãy giờ vẫn tưởng máy bay của Miyabe đang bay bên cạnh, không biết từ khi nào đã di chuyển đến vị trí có thể bắn hạ địch.
Đội Reisen của ta lấy lại đội hình, sau đó chiến đấu với địch một trận ác liệt. Địch có ưu thế ban đầu nhưng ngay sau đó chúng ta đã đảo lộn tình thế. Ta cũng lấy lại tinh thần và bắn rơi một chiếc.
Địch thấy mình yếu thế nên rút lui. Chúng ta cũng không truy sát, lập lại đội hình tiến vào bầu trời cảng Moresby. Bị phục kích nhưng phe ta không thiệt hại gì.
Trên bầu trời cảng Moresby không có bóng dáng của máy bay đánh chặn, chỉ có pháo phòng không.
Kết thúc trận không kích, ta lập tức đến cảm ơn Miyabe khi trở về cứ địa, nhưng anh ấy chỉ cười.
“Khi đó anh đã thấy địch ở trên đám mây phải không?”
“Thoáng thấy máy bay địch từ khe hở của đám mây, tôi lập tức nổ súng thông báo cho đội trưởng. Sau đó, tôi định bay lên trước đội hình nhưng địch bổ nhào quá nhanh nên không kịp. Nếu tôi thông báo sớm một chút thì chắc chúng ta đã không bị bất ngờ”.
Ta thầm khâm phục Miyabe tự đáy lòng. Đội Reisen hôm nay đều là những chiến binh kỳ cựu của Rabaul. Vậy mà anh ấy đã phát hiện kẻ thù đánh chặn khi toàn đội chưa ai thấy, hơn thế, còn tiêu diệt kẻ thù. Người này hẳn phải là phi công hạng nhất.
Tuy nhiên, thực sự có một chuyên ta nghĩ không thông. Dáng vẻ chiến đấu của Miyabe trong trận hỗn chiến và vẻ đáng sợ khi bị tấn công bất ngờ là hai con người hoàn toàn khác.
Anh chú tâm vào nhiệm vụ hộ tống tiểu đội trưởng nhưng, nói sao nhỉ, có cảm giác như không tích cực chiến đấu.
Dường như anh ấy cố không để bị bắn hơn là bắn địch.
Chẳng bao lâu anh Miyabe đã trở thành đề tài bàn tán của cả đội, về chuyện quá cảnh giác khi đang bay.
“Dù thực sự phải thận trọng, nhưng nó lố quá”. Một phi công kỳ cựu nói.
“Đúng đó. Tụi mình cũng cảnh giác nhưng nó thì đã vậy ngay từ giây phút rời Rabaul. Sau đó cứ thế suốt cho đến khi quay lại căn cứ”.
“Nó không có não à?”
“Hay là sợ quá?”
“Hoặc giả đó là một thằng nhát gan bẩm sinh”.
Nhiều người ở đó đã cười. Ta cũng cười. Nhưng có một người không hùa theo. Đó là Nhất đẳng phi tào Nishizawa Hiroyoshi.
“Chúng ta cũng không thể không học tập cậu ấy”. Anh ấy nói. Lập tức tất cả đều im bặt.
Nhất đẳng phi tào Nishizawa là chiến binh kỳ cựu giữ vị trí quan trọng trong không chiến.
Sau này địch khiếp sợ gọi anh là “Ma vương của Rabaul”. Mắt của anh và Nhất đẳng phi tào Sakai tốt hơn hẳn những người khác. Họ luôn phát hiện được địch trước.
Không chiến thường được ví như võ judo. Điều đó cũng đúng, nhưng hơn thế nó là cách tấn công mà người phát hiện trước, tấn công từ vị trí ưu thế luôn đạt hiệu quả hơn.
Theo nghĩa đó, mắt sáng là thứ vũ khí lợi hại. Tuy nhiên, nói mắt sáng nhưng không chỉ có nghĩa là thị lực. Sức tập trung hay trực giác cũng rất cần thiết. Trên bầu trời mở rộng bốn bề 360° thì việc tìm thấy quân địch nhỏ như hạt hoa anh túc không hề dễ chút nào. Chỉ dựa vào mắt tốt thì không thể tìm thấy kẻ thù. Việc phát hiện kẻ thù trước dù chỉ một giây thôi cũng có lợi thế rất lớn.
Một câu nói khi đó của Nhất đẳng phi tào Nishizawa khiến mọi người im bặt. Dù vậy không ít kẻ nghĩ vẻ thận trọng của Miyabe là xuất phát từ sự hèn nhát. Còn ta ư? Ừm… thú thật thì ta cũng đã nghĩ như vậy. Ta từng được anh ấy cứu mạng vậy mà lại có thứ suy nghĩ tùy tiện ấy. Thật là...
Ngay sau đó, Miyabe trở thành tiểu đội trưởng, ta là thành viên đội bay của anh ấy. Nhân cơ hội này, ta đã yêu cầu anh.
“Xin anh đừng nói những lời trịnh trọng như thế nữa. Anh đã là tiểu đội trưởng, xin hãy nói những lời nghiêm khắc như một thượng cấp, nếu không sẽ bị những người của tiểu đội khác cho là kỳ quặc”.
Tiểu đội trưởng Miyabe suy nghĩ một lúc rồi cười nói. “Được, ta hiểu rồi”.
Thành tiểu đội trưởng rồi, Miyabe vẫn không lơ đễnh mà luôn cảnh giác.
Dù thế nào anh vẫn không ngừng ngoảnh lại phía sau. Mỗi lần như thế sẽ thay đổi góc độ của máy bay nên thành viên đội bay như tôi khá chú ý. Vả lại, anh ấy cũng thường xuyên bay vòng lại.
Đối với máy bay, phía dưới hầu như đều là góc chết. Dù vậy đa phần địch đều lợi dụng cao độ từ phía trên tấn công xuống nên khu vực phía dưới không cần lo lắng đến thế. Cũng vì thế mà có nhiều trường hợp để sơ suất khu vực dưới. Nên không chừng đó có thể là nơi nguy hiểm nhất. Như anh Sakai khi phát hiện địch chủ định tấn công thì sẽ bọc phía sau bên dưới, rồi bắn vào bụng dưới của địch.
Công kích từ bên dưới sẽ gặp nguy hiểm trong trường hợp bị địch phát hiện trước, bởi lúc đó địch sẽ tấn công từ vị trí có ưu thế hơn.
Dù hiểu cảnh giác không phải việc thừa nhưng ta nghĩ dáng vẻ thận trọng của Miyabe có phần hơi quá.
Còn một lý do nữa làm ta nghĩ Miyabe nhát gan, cũng xuất phát từ dáng vẻ chiến đấu đó. Ta biết được chuyện này vì ta cũng là một thành viên của đội bay. Anh ấy tuyệt nhiên không lưu lại lâu trong khu vực không chiến.
Khi nó trở thành cuộc hỗn chiến thì anh ấy nhanh chóng rút khỏi đó và nhắm vào các máy bay địch cũng đang trốn chạy.
Khi đó, vì còn trẻ nên ta cũng mê hỗn chiến, bởi có thể tiêu diệt dù chỉ là một máy bay địch. Nhưng nếu tiểu đội trưởng thoát ly khỏi khu vực không chiến thì thành viên đội bay cũng không thể không theo. Ta rất tức tối vì đã vài lần bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch chỉ vì lý do đó.
Tuy vậy, có một lần ta đã bất tuân lời căn dặn mà truy sát địch. Ta bám vào phía sau chiếc P40 định bỏ trốn sau khi tấn công Chuko. Địch định bổ nhào để thoát nhưng ta đã bám theo. Ta đuổi hắn chạy vòng vòng đến gần mặt biển thì nổ súng 7.7 li và pháo 20 li, máy bay địch đâm xuống biển.
Đúng lúc đó, ta nhìn thấy bên hông thân máy bay của ta có làn đạn đánh dấu. Ta đã bị bắn từ phía sau.
Quái lạ, không phải là hai chiếc P40 đang bám sát, đánh gọng kìm sau lưng ta đấy chứ? Khi nãy ta nhìn phía sau đâu thấy chúng, vậy mà... Tuy vẫn còn xa nhưng vì địch bổ nhào nên trong nháy mắt khoảng cách đã thu hẹp.
Ta đã thấy đạn đánh dấu chạy dọc hai bên thân máy bay. Trái phải, tránh bên nào cũng không được. Ta gần như đã sẵn sàng để chết.
Khoảnh khắc sau đó, làn đạn đánh dấu bao quanh ta biến mất. Ngoảnh lại một máy bay địch đã bốc cháy, rơi xoáy xuống. Chiếc còn lại bổ nhào chạy trốn. Phía sau ta có một chiếc Reisen. Là tiểu đội trưởng. Ta được Miyabe cứu mạng lần thứ hai.
Khi trở về Guadalcanal, ta đã nói với Miyabe.
“Tiểu đội trưởng, hôm nay cám ơn anh”.
“Được rồi Izaki”, Miyabe nói nhưng không cười. “So với việc bắn rơi địch thì việc không bị địch bắn trúng luôn quan trọng hơn”.
“Vâng”.
“Hay là cậu sẽ đổi mạng của mình lấy mạng của một người Mỹ?”
“Không ạ”.
“Vậy, lấy bao nhiêu mạng của địch thì đổi được?”
Ta suy nghĩ một chút rồi trả lời.
“Chắc khoảng 10 người là được”.
“Đồ ngốc”, Tiểu đội trưởng Miyabe nở nụ cười đầu tiên. Sau đó, bất ngờ thẳng thắn nói. “Mạng sống của cậu rẻ vậy sao?”
Ta cũng bất giác mỉm cười.
“Nếu còn sống thì vẫn còn cơ hội để bắn hạ máy bay địch. Nhưng...”. Mắt của tiểu đội trưởng không còn cười nữa... “để bị bắn dù chỉ một lần thì cũng xem như chấm hết”.
“Vâng”.
Tiểu đội trưởng nói giọng như mệnh lệnh cuối cùng.
“Vì thế, trước hết hãy suy nghĩ về việc sống sót”.
Những lời tiểu đội trưởng nói khi đó đã ảnh hưởng sâu đậm tới ta. Sau này, ta vẫn sống sót qua các cuộc không chiến đều nhờ câu nói ấy của tiểu đội trưởng Miyabe. Có lẽ vì vừa cảm nhận được cái chết gần kề nên ta càng tiếp thu nó nghiêm túc hơn.
Những điều tiểu đội trưởng Miyabe dạy bảo không phải chỉ có thể. Tiểu đội trưởng luôn rời phòng ngủ vào nửa đêm, hơn một tiếng vẫn chưa trở về. Khi trở về toàn thân đầy mồ hôi, thở hắt. Ta nghĩ có lẽ tiểu đội trưởng Miyabe đến nơi nào đó xa phòng nghỉ để thủ dâm.
Chúng ta đều là những chàng trai trẻ tráng kiện trên dưới 20 tuổi. Dù chiến đấu cả ngày lẫn đêm không biết đến ngày mai thì cũng có tính dục.
Mà có lẽ vì cận kề cái chết nên càng sôi sục hơn. À không, cái đó thì ta không biết.
Tuổi thanh xuân của chúng ta chỉ có một lần, vì thế không thể so sánh với những quãng đời khác được.
Nói chuyện này cũng thật xấu hổ, bản thân ta cũng đã làm vậy nhiều lần.
Ban đêm trên giường ngủ cũng có, trong nhà xí cũng có. Đôi khi lại đi xa khỏi phòng ngủ ra cánh đồng không có ai xung quanh. Ở Rabaul có nhà tiêu khiển, ta cũng đã đến đó vài lần, nhưng ở nơi khỉ ho cò gáy Lae nay thì không có gì cả. Ta còn bị dục tính quấy nhiễu thì người đã có vợ như Miyabe hẳn lại càng nôn nao mãnh liệt hơn chứ. Vậy nên, ta không tìm hiểu việc tiểu đội trưởng đi đâu vào ban đêm.
Một hôm khi trời đã chạng vạng, một mình đi câu ở con sông cách doanh trại khá xa, ta nghe có tiếng rên trong bụi cỏ. Dù rất sợ nhưng do không thắng được tính tò mò nên ta chầm chậm lẻn đến gần hướng phát ra âm thanh.
Phía sau đám cỏ, có một người đàn ông đang nâng một vật. Đó là tiểu đội trưởng Miyabe. Tiểu đội trưởng ở trần, tay phải nắm nòng súng máy của chiếc máy bay hỏng, nâng lên hạ xuống. Ta không thể lén lút đến gần rồi xưng danh nên đành đứng nhìn trộm.
Toàn thân tiểu đội trưởng Miyabe đỏ rần rần. Anh nghỉ một lát, rồi vắt chân treo ngược lên cành cây gần đó, tập trung cao độ. Khuôn mặt anh ấy đỏ lựng, các huyết mạch trên trán đua nhau nổi lên, căng phồng. Ta từng nghĩ liệu nó có vỡ ra không. Anh ấy đã tập như thế rất lâu.
Rốt cuộc ta cũng hiểu tại sao tiểu đội trưởng Miyabe lại tập luyện chăm chỉ đến vậy, đó là để rèn luyện cho các cuộc không chiến. Máy bay chiến đấu khi xoay vòng hay nhào lộn thì sức nặng của cần điều khiển sẽ lớn hơn rất nhiều do trọng lực. Phi công vừa phải điều khiển chiếc cần đó bằng một tay vừa chiến đấu. Bình thường chúng ta cũng tập chống đẩy và nâng xà đơn để luyện lực tay, nhưng ta chưa từng thấy cách luyện tập nào như thế này. Treo ngược cũng là một bài tập để khi xoay vòng, lộn nhào trong không chiến, phi công có thể chịu được việc máu dồn xuống đầu.
Sau khi tiểu đội trưởng Miyabe đi rồi, ta đến nắm thử chiếc nòng sung, và hoàn toàn sửng sốt vì không tài nào nhấc nổi. Dù có tận lực xoay sở, chiếc nòng súng vẫn bám dính vào mặt đất chẳng hể suy chuyển.
Dồn toàn bộ sức, ta dùng cả hai tay nắm chặt và nâng nòng súng lên, cuối cùng mới làm được. Sao anh ấy có thể nâng nó lên xuống chỉ bằng một cánh tay thôi vậy? Kỹ thuật điều khiển tuyệt xảo của Nhất đẳng phi tào Miyabe ắt được hỗ trợ bởi sức mạnh siêu nhiên này.
Ngày hôm sau, ta nói với Miyabe khi anh ấy định ra khỏi phòng ngủ.
Cho tôi đi cùng được không ạ?
Tiểu đội trưởng lộ vẻ ngạc nhiên nhưng lập tức mỉm cười. “Bị cậu bắt gặp rồi à?
Xin lỗi. Tôi khống có ý nhìn trộm. Trên đường đi câu cá về tôi vô tình trông thấy”.
Không sao, cũng chẳng phải bí mật gì”.
Tiểu đội trưởng đến nơi hôm trước, lặp lại bài luyện tập. Không lý nào lại im lặng nhìn tiểu đội trưởng ra sức tập luyện, ta cũng tập chống đẩy.
Tập xong, ta nói:
Tiểu đội trưởng giỏi thật. Tôi đã thử nhưng hoàn toàn không nhấc nổi”.
Tất cả do thói quen thôi. Chỉ cần kiên trì, sức mạnh sẽ tăng lên rõ rệt”.
Vậy ạ?”, Ta biết tiểu đội trưởng nói vậy chỉ để động viên, nhưng vẫn vui vẻ đáp lại. “Tiểu đội trưởng oách thật”.
Chẳng oách gì đâu. Chuyện đó ai cũng làm mà”.
Vậy ạ?”
Sakai, và cả Nishizawa nữa, mọi người đều vậy”.
Tôi không hề biết chuyện đó đấy”.
Tiểu đội trưởng Miyabe cười.
Đâu có ai làm thế cho mọi người xem chứ”.
Đúng thật, anh Sakai cũng thường dùng cây cột kèo trong phòng để tập xà đơn. Ta thật ngớ ngẩn khi nghĩ rằng đó chỉ là sở thích, và rằng những người như anh ấy bẩm sinh đã là thiên tài.
Thời còn là thực tập sinh, mỗi ngày ta đều phải khổ luyện với những bài tập như chạy cự li xa, bơi dài, xà đơn. Khi trở thành phi công, ta thấy biết ơn những bài tập đó hơn bất cứ thứ gì. Nghĩ lại, tất cả cũng là cho chính mình thôi.
Rất mệt phải không?”, Ta hỏi tiểu đội trưởng như ngụy biện cho chính mình.
Tất nhiên rồi. Nhưng so với nỗi đau của cái chết thì có đáng gì”.
Tiểu đội trưởng ngày nào cũng tập sao?
Tiểu đội trưởng Miyabe im lặng gật đầu.
Ngay cả những ngày chúng ta xuất kích?
Anh ấy lại gật đầu. Ngưỡng mộ thật! Mỗi tối sau ngày xuất kích, ta mệt đến mức chẳng cựa nổi mình. Vậy mà...
Có ngày nào anh nghĩ “Thôi! hôm nay ngưng tập một bữa” không?
Tiểu đội trưởng không trả lời mà chậm rãi rút từ trong túi áo trước ngực ra một chiếc túi vải. Trong đó là một tờ giấy gấp lại, gói một tấm ảnh được dán giấy bóng rất cẩn thận.
Đây là ảnh gia đình ta”.
Cho tôi xem được không?
Tiểu đội trưởng Miyabe nhẹ nhàng đưa cho ta như một báu vật. Ta cũng đưa hai tay ra nhận lấy. Trong hình là một thiếu phụ trẻ đang bồng đứa bé sơ sinh.
Nghe nói chụp ở tiệm ảnh gần nhà”.
Ta cảm nhận được sự trân trọng trong lời nói của tiểu đội trưởng Miyabe.
Chắc vì lúc ấy chỉ có hai người, nên anh ấy mới bộc bạch về mình nhiều như vậy.
Người phụ nữ trong bức ảnh ấy rất đẹp. Ta vẫn còn nhớ cảm giác mình đã ganh tỵ thế nào.
Đó là Kiyoko. Viết là Thanh Tử”.
Cô Kiyoko thật xinh đẹp”.
Tiểu đội trưởng cười như có chút ngượng.
Vợ ta tên là Matsuno. Kiyoko là con gái ta”.
Mặt ta đỏ ửng vì xấu hổ, liền lúng túng nói. “Cô bé dễ thương quá”.
Con bé sinh vào tháng Sáu, đúng lúc ta từ Midway về. Nhưng vì không lấy được ngày phép nên đến giờ ta vẫn chưa một lần được gặp con”.
Vậy ra tin đồn những người sống sót trong trận Midway bị quản thúc một thời gian là có thật.
Mỗi khi mệt mỏi quá, muốn bỏ cuộc, ta lại nhìn tấm ảnh này. Những lúc như vậy, ta lại có thêm dũng khí”. Tiểu đội trưởng Miyabe cười có chút ngượng ngùng. “Không nhìn ảnh thì không có dũng khí. Nghe thảm hại quá phải không?
Không phải vậy đâu”, ta nói nhưng chắc tiểu đội trưởng Miyabe chẳng còn nghe nữa, anh ấy đang thả hồn chăm chú nhìn tấm ảnh.
Sau đó, tiểu đội trưởng cất ảnh vào túi áo và thầm thì:
Để được gặp con gái, dù thế nào ta cũng không thể chết”.
Từ đó về sau, ta đã thay đổi hẳn cách nhìn về tiểu đội trưởng. Ta được dạy một điều còn hơn trăm ngàn lời nói về việc sống sót quan trọng như thế nào.
Ta nghe theo bất cứ điều gì tiểu đội trưởng chỉ bảo.
Trước khi xuất kích, tiểu đội trưởng thường nhấn mạnh.
Tuyệt đối không được phá vỡ đội hình. Dù có chuyện gì cũng không được tách khỏi ta”.
Giờ ta có thể nói chuyện với các cháu ở đây cũng vì ta đã luôn tuân theo những lời căn dặn của Miyabe đấy.
Hỗn chiến trên không là việc rất khủng khiếp, bởi ta không thể biết khi nào sẽ bị tiêu diệt từ phía sau. Đó chính là định mệnh. Thế nhưng Miyabe không thích đặt cược bản thân vào vận mệnh như thế.
Ta luôn mong muốn được trở thành một phi công át chủ bài như Sakai.
Nhưng sau khi là thành viên đội bay của tiểu đội trưởng Miyabe, ta nghĩ rằng việc sống sót còn quan trọng hơn. Nhưng chẳng bao lâu, trận chiến quanh đảo Guadalcanal bắt đầu. So với Guadalcanal thì trận chiến cảng Moresby chỉ như khúc dạo đầu. Đối với các thành viên phi đội, Guadalcanal mới đúng là cánh cửa địa ngục.
Guadalcanal là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Solomon, phía nam Thái Bình Dương, lệch về phía đông Rabaul trên đảo New Britain. Hòn đảo hoang này có rừng rậm bao phủ. Nếu không có chiến tranh Thái Bình Dương cái tên và sự tồn tại của nó sẽ chẳng được mấy người biết đến.
Khi ấy quân Nhật có ý định cắt đứt đường liên Ịạc giữa Mỹ và Úc. Phe ta đã xây phi trường tại Guadalcanal và tạo ra một tàu sân bay không thể chìm, để chứng tỏ uy quyền ở phía nam Thái Bình Dương.
Mùa xuân năm 1942, Nhật tiến đến Guadalcanal, bắt đầu xây dựng phi trường ở đây, dự định sau khi hoàn thành sẽ di chuyển hầu hết máy bay ở Rabaul sang Guadalcanal.
Đội xây dựng Hải quân xẻ rừng, mất một tháng để xây dựng đường băng.
Vừa xong thì Guadalcanal bị quân Mỹ tấn công ác liệt, rốt cuộc, phi trường vừa hoàn thành đã bị chiếm mất. Quân Mỹ đã đợi đến khi đường băng được xây xong mới tấn công. Quân Nhật ở Guadalcanal hầu hết đều là lính công binh nên không chống cự được. Quân ta trong phút chốc đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tuy nhiên, những chuyện này ta chỉ biết được sau chiến tranh. Còn khi đó, ta hoàn toàn không biết gì về cái tên Guadalcanal và việc Hải quân xây dựng căn cứ trên đó.
Chắc Đại bản doanh cũng không nghĩ rằng quân Mỹ lại công kích trực tiếp một hòn đảo nhỏ như thế. Họ chỉ nghĩ đó là một trận chiến nhỏ. Thế nhưng hòn đảo ấy lại là chiến địa khốc liệt nhất Thái Bình Dương.
Ngày 7 tháng Tám năm 1942 là một ngày định mệnh. Như đã dự liệu, vài ngày trước chúng ta đã từ Lae trở vể Rabaul bảo trì máy bay, kết hợp cho thành viên phi đội nghỉ dưỡng sức.
Tin Guadalcanal bị chiếm cũng truyền đến Rabaul trong ngày hôm đó. Phi đội nhanh chóng ngừng không kích cảng Moresby, chuyển sang tấn công đoàn tàu vận tải của địch ở Guadalcanal.
Guadalcanal ở đâu vậy?
Ta hỏi Tam đẳng phi tào Saito cùng phân đội.
Ta không biết. Còn chưa từng nghe chuyện có sân bay trên cái đảo đó”.
Các thành viên phi đội không một ai biết về nó. Ngay lúc ấy, tin về đội bảo vệ hòn đảo Tulaghi đối diện đảo Guadalcanal đó tự sát đang lan truyền. Trong đội tràn ngập không khí nặng nề.
Bộ tư lệnh triệu tập mọi người và phát bản đồ hàng không. Theo đó, ta biết nó cách Rabaul 560 hải lý, tức khoảng 1.000 km.
Không thể được”, Tiểu đội trưởng Miyabe tự nói. “Không thể chiến đấu với khoảng cách như thế được”.
Miyabe nói giọng đau đớn. Lúc đó ta nghe tiếng quát lớn.
Ai vừa nói không thể được?
Một viên sĩ quan trẻ với cơn giận xung thiên, dáng vẻ hung tợn đi tới.
Mày, vừa nói gì?
Tên sĩ quan vừa nói đã đấm thẳng vào mặt Miyabe.
Sáng nay, các anh em chiến sĩ đã cảm tử ở Tulaghi. Đội thủy phi cơ Tulaghi bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến đấu phục thù mới đúng là quân nhân!
Thành thật xin lỗi!
Miyabe cương quyết nói, nhưng tên sĩ quan lại đấm anh ấy một lần nữa, rách cả miệng.
Mày là Miyabe? Tao đã nghe những lời đồn về mày rồi. Thằng hèn!”. Tên sĩ quan gào lên. “Lần sau, nếu mày còn nói những câu yếu hèn như khi nãy, thì không xong với tao đâu!
Tên sĩ quan nói rồi bỏ đi.
Tiểu đội trưởng! Tệ thật. Sao lại nói những lời ấy chứ?”. Ta lấy khăn quàng cổ của mình lau máu trên miệng anh ấy.
Mắt Miyabe tối sầm, hạ giọng nói:
Trận chiến lần này, mọi tính toán cho đến bây giờ hoàn toàn là sai lầm”.
Anh biết Gualdacanal à?
“Không, nhưng ta biết khoảng cách 560 hải lý là như thế nào”, Miyabe nói nhỏ. “Nó không phải khoảng cách mà Reisen có thể chiến đấu được”.
Sáng sớm hôm đó, đội khống chế không phận được chọn gồm những phi công kỳ cựu của Rabaul gồm Trung úy Sasai, Nhất đẳng phi tào Sakai, Nhất đẳng phi tào Nishizawa và Nhất đẳng phi tào Ota. Không có tên Miyabe và đương nhiên cũng không có tên ta.
Nhất đẳng phi tào Sakai Saburo... từ thời đó đã là cái tên nổi tiếng đến độ trong các phi hành đoàn Hải quân không ai là không biết. Anh ta đích thị là phi công át chủ bài tài năng. Khi ấy, anh đã bắn rơi hơn 60 máy bay địch.
Anh là người có mắt sáng đến mức thấy được cả những vì sao vào ban trưa, bậc thầy đã đạt đến cảnh giới nhập thần trong kỹ thuật không chiến. Còn Nhất đẳng phi tào Nishizawa là người sau này trở thành phi công át chủ bài mà quân Mỹ kinh hãi nhất.
Cả Trung úy Sasai và Nhất đẳng phi tào Ota đều là những chiến binh lão luyện. Ngoài ra, những thành viên đội Reisen được chọn vào đội công kích Guadalcanal buổi sáng hôm đó còn có Nhất đẳng phi tào Takatsuka Toraichi, Nhị đẳng phi tào Yamazaki Ichirobei, Nhị đẳng phi tào Endo Masuaki. Họ đều là những bậc thầy không chiến cả.
Chắc hẳn Bộ Tư lệnh cũng phán đoán được công kích ở khoảng cách 560 hải lý là quá nguy hiểm. 18 chàng trai đặc tuyển đã tham gia vào cuộc công kích.
7 giờ 50 phút sáng, tại phi trường trên núi Vunakanau 24 chiếc máy bay tấn công mặt đất kiểu số 1 cất cánh. Từ sân bay phía Đông dưới chân núi, 18 chiếc Reisen cất cánh có một chiếc do động cơ gặp vấn đề nên phải rút lui.
17 chiếc Reisen tạo thành một đội hình đẹp trên bầu trời Rabaul, bay hướng về bầu trời phía đông rực đỏ ánh bình minh. Quang cảnh các phi công đẳng cấp nhất của Hải quân Nhật Bản tạo nên ngày hôm đó cho tới giờ ta vẫn không quên. Chúng ta cứ vẫy tay theo suốt.
Ngày hôm đó, trễ hơn một chút, 9 chiếc máy bay trên tàu sân bay kiểu 99 cũng tiến công. Nhưng vì tầm hoạt động của máy bay ném bom kiểu 99 không đủ xa, nên từ đầu họ đã xác định chỉ tấn công một chiều. Sau khi công kích đoàn tàu vận tải của địch ở Guadalnacal, họ dự định sẽ hạ cánh khẩn cấp xuống biển và chờ được cứu trợ. Khi hay tin về cuộc công kích quyết tử đó, bụng ta thót lại.
Sẽ không sao chứ?”. Sau khi tiễn đội Reisen, ta hỏi Miyabe đứng bên cạnh.
Ta nghĩ có Saikai và Nishizawa thì sẽ không có gì khinh suất”, Miyabe lại nói thêm. “Dù thế, khoảng cách 560 hải lý không hề dễ dàng. Bay với tốc độ tiết kiệm xăng nhất phải mất ba giờ. Thời gian chiến đấu trên không Guadalcanal chỉ vỏn vẹn mười phút phải không”.
Đến độ như vậy sao?
Tính đến nhiên liệu cho đoạn đường trở về, cuộc không chiến chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã nguy hiểm rồi. Chuko có tầm hoạt động xa hơn Reisen, lại có trinh sát viên tính toán đường bay giữa đường nên ta còn yên tâm, nhưng Reisen chỉ có một mình phi công. Nếu bị nhầm phương hướng, bay theo một đường vô định thì e là không thể quay về”.
Nhưng đi kèm với Chuko nên chắc sẽ không thể đi lạc?
Khi đi thì không sao nhưng sau khi xảy ra không chiến trên bầu trời Guadalcanal, nếu lạc mất đội hình thì sau đó chỉ có thể tự lực trở về Rabaul. Bay trên biển 560 hải lý chỉ với bản đồ và compa không phải là chuyện đơn giản”.
Khi nghe Miyabe nói, ta nghĩ đúng là những lời của một nguyên phi công tàu sân bay, đã từng lặp đi lặp lại việc phải bay mấy trăm hải lý trên vùng biển rộng lớn để nhắm vào các tàu của địch mà không có đánh dấu, chẳng có gì cả, sau đó lại bay trở về tàu sân bay.
Trong buổi sáng hôm ấy, toàn căn cứ tràn ngập không khí nặng nề.
Những thành viên phi đội đã nêu cao tinh thần quyết trả thù cho đội bảo vệ Guadalcanal, khi bình tĩnh lại xem xét, cũng hiểu việc không kích một hòn đảo cách xa 560 hải lý là chuyện thế nào.
Nhìn vào bản đồ, nếu bay theo hướng Đông vượt đảo thì có thể đến được. Nói cách khác dù có bị lạc khỏi đội hình thì chỉ cần bay ngược lại là có thể về được. Thế nhưng nếu bị những đám mây dày đặc bao phủ không thể thấy được đảo mục tiêu, thì chỉ có thể dựa vào bản đồ và compa.
Quá trưa, nghe thấy tiếng gầm rú quen thuộc, ta chạy thật nhanh ra khỏi doanh trại, nhìn lên bầu trời thì thấy máy bay của quân ta. Các máy bay của đội công kích Guadalcanal đã trở về. Từ khi xuất kích đến giờ đã hơn bảy giờ đồng hồ.
Các máy bay không còn bay theo đội hình mà tiếp đất từng nhóm hai ba chiếc một. Các Chuko hầu như đều đầy lỗ đạn. Nhìn là đoán được cuộc chiến đã gay go đến độ nào. Chấn động nhất là số lượng Reisen, trong số 17 chiếc xuất kích, chỉ có 10 chiếc trở về. Gần nửa số Reisen đã bị tiêu diệt.
Các phi công Reisen đáp xuống đường băng, ai nấy mặt mày phờ phạc vì kiệt sức. Nhất đẳng phi tào Nishizawa mặt mày hốc hác, như thể cuối cùng anh cũng được xuống khỏi máy bay. Sau đó ta mới biết rằng, ngày hôm đó Nishizawa đã nỗ lực bắn hạ 6 chiếc Grumman.
Bọn họ lập tức đi đến phòng chỉ huy, báo cáo tình hình chiến đấu. Ta chạy đến bên Nhất đẳng phi tào Nishizawa.
Nhất đẳng phi tào Sakai đâu ạ?
Ta nghĩ không có chuyện gì đâu, Sakai mà. Anh ấy đâu phải là người dễ bị hạ gục”, Nhất đẳng phi tào Nishizawa cười, vỗ vai ta. Gương mặt kiệt sức ấy cuối cùng cũng nở được một nụ cười.
Hóa ra, do bị tan tác trên bầu trời địch nên các máy bay trở về rải rác vài ba nhóm. Vì vậy, cũng không phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, trong 7 chiếc chưa trở về có cả Nhất đẳng phi tào Sakai khiến sự bất an của ta càng lớn.
Nhất đẳng phi tào Nishizawa là một tiểu đội trưởng rất ưu tú. Đến tận lúc đó, anh chưa để mất một thành viên đội bay nào. Chuyện Sakai Saboru đã bắn hạ mấy chục chiếc máy bay luôn tràn ngập ánh hào quang, nhưng riêng với ta, việc Nishizawa chưa một lần để thành viên đội bay bị tiêu diệt mới là tuyệt vời hơn cả. Nhắc đến chuyện này, Nishizawa cũng chưa lần nào để mất thành viên đội bay. Ta nghe nói anh ấy chỉ để mất thành viên đội bay vào trận không chiến cuối cùng của đời mình.
Dù sao đi nữa, Nhất đẳng phi tào Sakai mà bỏ đội bay, tách khỏi đội hình là việc bất thường.
Không lâu sau, có tin từ đảo Buga, nằm về phía Đông Rabaul, 5 chiếc Reisen đã hạ cánh vì hết nhiên liệu nên không thể trở về Rabaul. Tuy thế, theo báo cáo trong số đó cũng không có máy bay của Nhất đẳng phi tào Sakai.
Một giờ nữa trôi qua, Sakai vẫn chưa quay về. Theo lẽ thường thì lúc đó máy bay đã hết nhiên liệu.
Hơn 4 giờ chiều, đột nhiên, phía xa xuất hiện một chiếc Reisen. Dưới căn cứ huyên náo. Chiếc Reisen đó loạng choạng hạ cánh. Có gì đó không ổn.
Sakai chưa bao giờ tiếp đất lảo đảo như thế.
Chiếc Reisen dần hạ xuống. Ta thấy kính chắn gió đã vỡ, có nghĩa là ghế điểu khiển đã bị bắn. Chiếc Reisen giống như do một người mới tập hạ cánh điều khiển, nảy lên tiếp đất, rồi cứ thế trượt tới, chẳng bao lâu thì dừng lại.
Phi đội trưởng thiếu tá Nakashima và trung úy Sasai leo lên cánh, mở kính chắn gió bị hỏng, kéo Nhất đẳng phi tào Sakai từ ghế ngồi ra ngoài. Nhìn cảnh đó, tất cả phi công chạy đến xem đều rùng mình. Bởi gương mặt anh nhuộm sẫm máu, toàn thân trên cũng bê bết.
Nhất đẳng phi tào Sakai vừa xuống đã nói với giọng sắc bén: “Đi báo cáo”.
Trung úy Sasai hét lên. “Chữa thương trước đã”.
Sasai và Nishizawa đỡ lấy Sakai. Ta cũng đỡ người anh từ phía sau. Mùi tanh của máu xộc lên cả mũi.
Không. Phải báo cáo trước”. - Nhất đẳng phi tào Sakai nói chắc nịch. Con người ấy là quỷ hay sao vậy.
Nishizawa nói: “Phi công tiền nhiệm, anh không hiểu tình trạng thương tích của mình”.
Nhưng Sakai vẫn kiên quyết tự mình bước đến phòng chỉ huy. Sau khi anh báo cáo ở phòng chỉ huy xong, lập tức được đưa đến phòng y tế.
Câu chuyện của Sakai nhanh chóng lan khắp phi đội. Nhất đẳng phi tào Sakai sau trận không kích Guadalcanal, trên đường trở về đã nhìn nhầm đội hình máy bay ném bom trên tàu sân bay địch là đội hình máy bay chiến đấu, nên đã tấn công từ phía sau.
Người như Nhất đẳng phi tào Sakai lại mắc một lỗi lớn như thế. Phía sau máy bay chiến đấu một người ngồi hoàn toàn không được trang bị phòng vệ, nhưng phía sau máy bay ném bom là một xạ thủ với hai khẩu súng máy linh hoạt. Nhất đẳng phi tào Sakai lại đột kích từ phía sau đội hình 8 chiếc máy bay ném bom đó. Súng của máy bay ném bom so với súng của chiến đấu cơ thì xác suất trúng thấp hơn rất nhiều, nhưng nếu bị 8 chiếc nhắm phải thì khó tránh khỏi. Nhất đẳng phi tào Sakai đã đột kích trong màn mưa đạn của 16 khẩu súng máy.
Đạn bắn xuyên vào ghế điều khiển của máy bay, trúng đầu của Sakai. Rồi mảnh kính vỡ lại đâm vào mắt, khiến hai mắt của anh đều bị thương nặng.
Với đôi mắt như vậy và tay trái bị tê liệt, anh ấy đã bay về Rabaul chỉ bằng một tay trong tình trạng máu từ đầu chảy xuống không ngừng.
Chính vì anh ấy là Nhất đẳng phi tào Sakai nên mới có thể trở về. Quả thật là một con người phi thường”. Tiểu đội trưởng Miyabe run run nói.
Thật sự, Sakai quá phi thường!”. Tiểu đội trưởng lặp lại.
Ta cũng lẳng lặng gật đầu.
Tuy nhiên, chúng ta không phải là Sakai. Nishizawa và Sakai là những chiến binh kỳ cựu. Không phải ai cũng có thể làm được vậy. Cuộc chiến lần này sắp gay go rồi đây”.
Ngữ điệu của tiểu đội trưởng đã không còn vẻ cảm động nữa, mà trở nến bi đát, dự đoán trận chiến tàn khốc sắp đến.
Ngày hôm đó có 5 chiếc Chuko không trở về, số lượng Reisen không trở về gồm cả những chiếc bị rơi ở Buga là 7. Đau lòng nhất là 9 chiếc Kanbaku tấn công một chiều. Đội Kanbaku đã định sau khi cuộc tấn công kết thúc sẽ buộc phải hạ cánh bất đắc dĩ trên biển.
Tàu sân bay chỉ cứu được 4 chiếc.
14 phi công lão luyện đã hy sinh.
Ngày hôm sau, lúc 8 giờ sáng, ta xuất kích hướng đến Guadacanal với nhiệm vụ là máy bay thứ hai của tiểu đội trưởng Miyabe. Tổng số Reisen xuất kích là 14 chiếc.
Đó là toàn bộ những chiếc còn sử dụng được của Rabaul.
Đội Chuko có 23 chiếc. Hôm đó, toàn bộ đều được trang bị ngư lôi. Trong cuộc công kích hôm trước Chuko được trang bị bom. Mục tiêu tấn công ban đầu là Moresby gấp rút được thay đổi thành các đoàn tàu vận tải Rabaul, vì thế hôm trước đó đã không kịp tái trang bị ngư lôi.
Đội Reisen chúng ta bay kèm Chuko, bay mãi bay mãi mà chỉ thấy toàn mây và biển. Ta mới cảm nhận được Guadalcanal xa đến chừng nào.
Chuko có tốc độ chậm, chênh lệch so với Reisen, nên bọn ta phải bay zigzag, được gọi là kiểu bay kéo xén tóc. Tầm hoạt động của Reisen ngắn hơn, chính vì thế phải cố gắng tiết kiệm nhiên liệu. Vậy nên việc bay zigzag không phải một cảm giác dễ chịu. Đội Reisen trên đường đi sẽ kèm Chuko nhưng khi về có lẽ phải về đơn lẻ, chính vì thế ta vừa bay vừa dùng thước và compa đánh dấu vị trí bản đồ.
Trước khi xuất kích, tiểu đội trưởng Miyabe không ngừng dặn dò: “Không chỉ chiến đấu trong lúc giao chiến mà phải chiến đấu cho đến lúc trở về”. Ta đã từng nghe rằng trên đại dương, không hiếm phi công lạc mất vị trí và không thể trở về.
Ta nhìn đồng hồ, đã hơn 11 giờ, đoán chừng sắp đến nơi rồi. Thoát khỏi đám mây xa xa phía trước là có thể nhìn thấy đảo Guadalcanal. Khi liếc nhìn mặt biển Guadalcanal, ta không khỏi kinh hãi. Phía dưới là vô số tàu thuyền neo đậu quanh cảng. Ta sửng sốt, chẳng lẽ để cướp một hòn đảo nhỏ bé thế này mà phải dùng đến lượng tàu lớn đến thế ư? Với số lượng quân địch ở đó thì 23 chiếc Chuko có thể làm được gì đây?
Tâm trạng ta u ám nhưng nếu đã tấn công thì phải tấn công cho ra trò. Ta lấy lại tinh thần, phấn chấn trở lại. Ngày hôm đó, ta nằm trong đội yểm trợ Chuko. Máy bay hộ tống có hai nhóm, một là đội khống chế không phận, hai là đội yểm trợ. Đội khống chế có nhiệm vụ khống chế không phận trên bầu trời địch, đội yểm trợ phải theo sát, bảo vệ Chuko khỏi chiến cơ địch.
Ta đã thấy chiến đấu cơ của địch phía trước. Đội khống chế không phận xuất kích trước đang chiến đấu với chúng. Họ nỗ lực chiến đấu không cho máy bay địch tiếp cận Chuko. Thế nhưng, chúng vẫn lọt qua được. Chiếc đầu tiên ta thấy là Grumman. Sau chiến tranh ta mới biết, đội chiến cơ của Mỹ lúc đó gồm những chiếc máy bay chiến đấu trên 3 mẫu hạm Saratoga, Enterprise và Hornet. Vì trận Guadalcanal, quân Mỹ đã dồn hết toàn bộ mẫu hạm đến đây.
Máy bay địch từ trên không tấn công xuống, sử dụng chiến thuật “bắn và chạy”, tức là kiểu tấn công đơn thuần từ phía trên đâm xuống bắn xả, sau đó cứ thế trốn xuống phía dưới.
Reisen không phải là mục tiêu cua địch. Chúng chỉ tập trung tấn công Chuko. Nhiệm vụ chính của chúng ta là yểm trợ Chuko nên ta tập trung vào xua đuổi máy bay chiến đấu của địch hơn là không chiến. Hơn nữa, sứ mệnh của đội yểm trợ là dù hy sinh bản thân cũng phải bảo vệ Chuko.
Đội khống chế không phận cũng cần nhiên liệu để trở về được nên không thể đuổi sát. Địch trốn xuống dưới lại quay đầu bay lên tiếp tục tấn công.
Đội khống chế không phận tiến đến những máy bay chiến đấu địch bố trí phía trên, nhưng chúng lại né tránh và hướng vào đội Chuko. Trận chiến hôm đó, chúng ta bị tấn công lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần.
Máy bay yểm trợ cố hết sức bảo vệ Chuko nhưng các cuộc tấn công cứ lặp đi lặp lại không ngừng khiến các Chuko lần lượt bị tiêu diệt. Đám tàu địch ở ngay trước mắt mà các Chuko lại bốc lửa, rơi xuống. Không còn gì đau đớn hơn thế.
Chuko là loại máy bay ném bom tiêu biểu cho Hải quân nhưng có một nhược điểm là phòng vệ rất kém, đến mức bị quân Mỹ đặt cho cái tên lóng khó ưa là “bật lửa dùng một lần”. Dù Chuko là máy bay ném bom nhưng lại không có bình nhiên liệu chống đạn, đến cả giáp bảo vệ ghế điểu khiển cũng không có. Vì thế, nếu bị tấn công, nó rất dễ bị bắn hạ. Nhắc đến đây, năm 1943 chiếc máy bay mà Tổng tư lệnh Hạm đội Liên hợp, Đại tướng Yamamoto Isoroku, đã dùng và bị bắn hạ chính là chiếc máy bay tấn công căn cứ mặt đất kiểu Một này.
Dù vậy, cuối cùng đội Chuko cũng đã tiếp cận tàu vận tải của địch. Các chiến cơ địch vừa tản ra, từ dưới một cơn bão pháo đối không dữ dội thổi lên. Các máy bay yểm trợ cũng tránh pháo đối không, phải rút lên trên nhưng đội Chuko vì nhiệm vụ phóng lôi kích nên đã bay xuống thấp hơn trong màn lửa hung tợn.
Chẳng bao lâu đội Chuko đã bay là là mặt biển vào đường bay ném ngư lôi. Đạn pháo đối không dữ dội từ tàu địch vây bủa. Các Chuko lần lượt bốc cháy, và chìm xuống biển. Dù thế, đội Chuko dũng cảm vẫn đột phá vào màn pháo lửa đó. Thật sự kinh hoàng.
Ta thấy các tàu vận tải của địch bị trúng những quả ngư lôi chết người.
Nhưng ngay sau đó, các chiến cơ địch lại tiếp tục tấn công đội Chuko. Đội Reisen cũng kiên quyết bám chặt. Trận công kích của địch kéo dài khiến đội Chuko khá căng thẳng.
Ngày hôm đó nghe nói phe ta đã bắn chìm 2 tàu địch và 9 chiếc tàu vận tải. Nhưng khi ta xem lại tư liệu của quân Mỹ sau chiến tranh thì được biết chúng ta chỉ đánh chìm tàu khu trục và tàu vận tải mỗi loại một chiếc.
Hôm đó, ta xuất kích vào lúc 8 giờ sáng, trở về lúc 3h giờ chiều, ngồi trên ghế điểu khiển suốt bảy giờ đồng hồ.
Trận không kích Guadalcanal đầu tiên này khiến ta mệt mỏi đến kiệt sức.
Khi đáp xuống Rabaul, toàn thân ta như rã rời. Cuối cùng cũng được bước khỏi máy bay. Ta vẫn còn nhớ cảm giác mặt đất như chao đảo bồng bềnh khi đi về phía doanh trại. Nếu có thể, ta muốn ngã lăn ngay ra đất.
Những phi cơ không trở về ngày hôm đó gồm 18 chiếc Chuko và 2 chiếc Reisen.
Trong vòng hai ngày ngắn ngủi, đã mất 9 chiếc Kanbaku kiểu 99, 23 chiếc tấn công mặt đất kiểu 1, và 10 chiếc Reisen. Gần hết máy bay tấn công và một nửa Reisen ở Rabaul bị tiêu diệt. Tổn thất phi hành viên là 130 người.
Phi hành đoàn máy bay tấn công mặt đất kiểu 1 gồm 7 người, nên nếu một chiếc bị bắn rơi thì 7 mạng người cùng mất. Những chàng trai điêu luyện, những phi công, trinh sát, xạ thủ, thông tín viên đều là những thành viên phi hành đoàn quý giá, được rèn giũa qua nhiều năm. Thế mà chỉ trong hai ngày 150 người đã tử trận.
Ta nhớ lại những lời Miyabe đã nói: “Cuộc chiến đang trở nên cam go”.
Và tổn thất ngày hôm ấy, tuyệt nhiên không phải là ngoại lệ.
------------
Còn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét