Những cây cầu ở quận Madison
Dịch giả: Thanh Vân
Nhà xuất bản Phụ Nữ - 2012
1. Robert Kincaid
Ngày 8 tháng 8 năm 1965, buổi sáng. Robert Kincaid đóng cửa
căn hộ hai phòng nhỏ xíu thuộc tầng ba trong một toà nhà hình dạng khá kỳ cục ở
Bellingham , tiểu bang Washington . Ông bước xuống cầu thang gỗ,
tay xách vali, còn chiếc ba lô đeo lưng chứa đầy dụng cụ nhiếp ảnh, qua hành
lang ra phía cửa dẫn đến chiếc xe tải cỡ nhỏ cũ kỹ của mình hiệu Chevrolet,
đang đậu ở chỗ dành riêng cho người sống trong chung cư.
Đôi khi họ cũng gặp nhau riêng, đi ăn tối, xem phim, uống
vài cốc bia và sau đó, làm tình với nhau. Bà này là một người từng trải - hai
đời chồng, từng phục vụ trong quán rượu để kiếm tiền ăn học. Bao giờ cũng vậy,
khi họ làm tình với nhau xong, nằm áp người vào nhau, bà bảo ông: “Anh là người
tuyệt nhất. Robert ạ, không ai sánh với anh được, cả bằng một phần mười của anh
cũng không sánh được”.
Chắc chắn một người đàn ông nào nghe thế cũng rất thoả dạ,
nhưng thật ra ông chẳng có cách nào để biết rõ bà này nói thật hay không. Dẫu
sao thì bà ta thú nhận một điều làm ám ảnh ông mãi: “Robert, nơi anh có một sức
mạnh mà em không đủ sức để giải phóng nó ra, em cũng không có sức mạnh để đạt
tới. Đôi khi em nghĩ rằng anh đã sống từ một thời gian rất xa xưa, dài hơn một
đời người, em tưởng như anh đã đi qua những vùng bí ẩn mà những người như em
không thể tưởng tượng ra. Anh làm em sợ, mặc dù anh rất dịu dàng với em. Nếu em
không hung bạo với chính mình để tự chế ngự, em có cảm giác rằng em sẽ đánh mất
mình mãi mãi...”
Ông mơ hồ biết bà ta muốn nói điều gì, mặc dù chính ông cũng
không thể nắm bắt được. Ông từng biết đến cái ý tưởng hỗn độn ấy, một nỗi buồn
man mác đi lần đến chỗ bi thảm, kết hợp với sức mạnh thể chất và trí tuệ rất
lớn của ông, khi ông còn rất bé, nơi một thị trấn nhỏ Ohio . Thời đó, khi những đứa bé trai như ông
hay hát “Row, row your boat” thì ông thích một bài ca hát trong quán rượu có
nguồn gốc Pháp.
Ông yêu các từ và hình ảnh của bài hát. “Xanh” là một trong
những từ ông ưa thích nhất. Ông thích thú cái cảm giác có được nơi môi và lưỡi
mình khi phát âm ra từ đó. Cái từ không chỉ có nghĩa mà còn có một thực tại vật
chất, ông nhớ lại mình thường nghĩ như vậy ngay từ khi còn bé. Ông cũng yêu
những từ khác như “xa”, “củi hồng”, “con đường”, “cổ xưa”, “lối đi”, “lữ hành”,
“Ấn Độ”... vì chính âm hưởng, khẩu vị và hình ảnh mà chúng gợi lên. Trong
phòng, ông treo các từ ông ưa thích lên tường:
Quá gần lửa
Tôi từ phương Đông trở
về với một nhóm lữ hành
Bùa ơi, bùa ơi, hãy
vén màn bí mật
Hoa tiêu, hoa tiêu ơi,
hãy chỉ cho ta đường về
...
Trước khi là người,
tôi là một mũi tên
Từ rất lâu rồi.
Rồi ông viết những nơi chốn, xứ sở mà tên gọi của chúng ông
rất yêu dấu: eo biển Somalia
, rặng núi Hatchet, eo biển Malacca và biết bao tên khác nữa. Vô số tờ giấy rời
viết các từ, câu, tên các xứ được dán cho đến khi tường phòng không còn một chỗ
trống.
Chính mẹ ông cũng thấy ông có cái gì khác thường. Ông không
nói một tiếng cho đến khi lên ba, rồi thì bắt đầu nói cả câu trọn vẹn, và đọc
giỏi từ lúc lên năm.
Ở trường, ông là một cậu học sinh hờ hững thường khiến các
thầy giáo nhầm về ông. Khi thấy kết quả trắc nghiệm trí thông minh của ông có
chỉ số rất cao, một trong các thầy giáo đã viết vào sổ liên lạc đề nghị trao
đổi với gia đình.
Mẹ Robert Kincaid gặp đủ các giáo viên của trường. Khi các
ông này nói sự phản kháng thụ động, về khả năng của ông, bà đã trả lời: “Robert
sống trong thế giới của nó. Nó là con tôi, nhưng đôi khi tôi sinh ra nó, mà nó
phát xuất từ một nơi nào khác và nó luôn luôn muốn trở về”.
Nhưng ông lại rất thích đọc các chuyện phiêu lưu và du lịch
tìm được nơi thư viện thị xã. Thì giờ còn lại ông muốn ở một mình. Suốt ngày
ông lang thang bên bờ con sông chảy ngang qua thành phố, tránh tất cả buổi
khiêu vũ, cuộc chơi bóng của bạn bè. Ông câu cá, bơi lội, đi lang thang hoặc
nằm dài trong đám cỏ cao để lắng nghe những tiếng nói từ rất xa mà ông tự bảo
chỉ có mình ông nghe thấy. “Nơi kia có rất nhiều linh hồn. Nếu mình yên lặng
chăm chú, chúng sẽ nói chuyện với mình” - Ông tự nhủ. Và ông cũng ao ước có một
con chó để chia sẻ với mình những lúc như vậy.
Gia đình không đủ tiền để ông vào đại học, vả lại cũng không
hề có ý định đó. Cha ông phải làm việc vất vả; ông ta lo lắng cho vợ và con
trai, nhưng công việc trong nhà máy chỉ cho phép họ thoả mãn những nhu cầu hết
sức tối thiểu chứ không thể có gì khác hơn, ngay cả sắm một con chó cũng vậy. Robert
mười tám tuổi khi cha qua đời, và cuộc sống càng khốn khó, ông phải vào quân
đội để có thể giải quyết nhu cầu sinh sống cho mình và cho mẹ. Ông chỉ ở quân
ngũ bốn năm, nhưng bốn năm đó đã thay đổi cuộc sống của ông.
Trong quân đội, ông được bổ nhiệm làm phụ tá nhiếp ảnh, mặc
dù khi đó Robert Kincaid chưa biết đến cả cách lắp một cuộn phim vào máy ảnh.
Thế mà, với công việc mới này, bỗng nhiên ông khám phá ra nghề nghiệp của mình.
Chi tiết kỹ thuật đối với ông không có gì khó khăn. Chưa đầy một tháng, ông
không những đảm trách được công việc rửa ảnh trong phòng tối mà còn có thể tự
mình thực hiện được những đồ án đơn giản nữa.
Một trong các nhiếp ảnh gia là Jim Peterson rất thích ông.
Ông ta dành rất nhiều thời gian để dạy cho Robert những điều tinh tuý của nghề
nghiệp. Robert mượn nhiều sách nhiếp ảnh và sách nghệ thuật tại thư viện địa
phương về nghiên cứu ngày đêm. Ngay từ đầu, ông đã đặc biệt yêu thích các hoạ
sĩ ấn tượng Pháp cũng như cách sử dụng ánh sáng nơi tranh của Rembrandt. Dần
dà, chính ánh sáng mới là cái mà ông tìm cách nắm bắt, chứ không phải đồ vật.
Đồ vật chẳng qua chỉ là cái để nâng đỡ sự phản chiếu của ánh sáng. Nếu sử dụng
ánh sáng tốt, người ta có thể chụp bất cứ vật gì. Ngoài cái máy 35 li thời ấy
đang được ưa chuộng, ông còn kiếm được một máy Leica tình cờ nơi một cửa hiệu
nhỏ. Trong tuần nghỉ phép, ông mang máy này đến Cape May ở New Jersey đi chụp ảnh suốt tuần ở bờ sông.
Một lần khác, ông đáp xe hàng đi Maine, dừng lại ở bờ biển,
chụp ảnh cảnh chiếc tàu chở thư đi giữa Stonington và các hòn đảo kế cận. Ông
cắm trại luôn tại bờ biển, rồi sau đó dùng phà vượt vịnh Fundy đến Nova-Scotia.
Ông bắt đầu ghi chú những cảnh, nơi ông muốn trở lại khi ông giải ngũ. Mới hai
mươi hai tuổi, ảnh của ông được đánh giá cao và ông kiếm được một chức phụ tá
cho một nhiếp ảnh viên thời trang có tiếng ở New York .
Các cô người mẫu thời trang thì thiếu gì người đẹp, ông quen
với một cô và gần như yêu cô này; rồi khi cô ta đi Paris, cô bảo ông: “Robert,
em không biết rõ thực sự anh là ai, nhưng nếu anh muốn, hãy đến tìm em ở Paris ”. Ông trả lời là
ông sẽ đến. Khi đó ông nói thật, nhưng rồi ông chẳng bao giờ đi. Rất nhiều năm
sau, khi ông thực hiện một phóng sự ảnh ở bờ biển Normandie, ông tìm thấy tên
cô ta trong một cuốn niên giám điện thoại. Ông gọi điện cho cô và hai người gặp
nhau nơi sân thượng một quán cà phê ở Paris .
Cô đã thành hôn với một nhà làm phim và đã có ba đứa con.
Thời trang chẳng làm ông ưa thích chút nào. Người ta chạy
theo kiểu này kiểu nọ, đôn đáo bắt chước theo kiểu váy ngắn, váy dài Âu châu.
Ông thấy điều đó thật là ngốc và thấy nhục khi phải chụp những kiểu ảnh như
vậy. Cuối cùng ông xin thôi việc.
Mẹ ông qua đời khi ông đã ở New York hơn một năm. Ông về Ohio để chôn cất bà cụ
và ngồi trước mặt một luật sư nghe đọc di chúc. Cũng chẳng có điều gì quan
trọng lắm. Và ông cũng không chờ đợi gì. Nhưng ông khá ngạc nhiên khi biết là
cha mẹ ông đã dành dụm được một số vốn nho nhỏ cùng với ngôi nhà bé tí mà họ ở
từ khi lấy nhau. Ông bán ngôi nhà, và cùng với tiền họ để lại, mua một số dụng
cụ tốt nhất, nghĩ đến những năm tháng cực nhọc để dành từng đô la, nghĩ đến
cuộc sống khốn khổ mà cha mẹ ông đã sống.
Một số ảnh ông chụp bắt đầu xuất hiện ở các tạp chí nhỏ. Rồi
tờ National Geographic gọi cho ông. Họ có xem tấm ảnh đăng trên cuốn lịch ông
chụp mũi May. Ông thảo luận với họ, hoàn toàn tự tin về nghề nghiệp. Họ nhận
ông.
Nhưng quân đội lại gọi ông một lần nữa năm 1943. Ông theo
thuỷ quân lục chiến đi suốt những con đường dọc bờ biển Nam Thái Bình Dương,
với chiếc máy ảnh lắc lư trên vai hoặc lủng lẳng sau lưng, chụp những khuôn
mặt. Ông đã thấy những con người bị một làn đạn liên thanh cắt làm đôi, đã thấy
họ kêu Chúa trời hoặc kêu mẹ. Ông chịu đựng tất cả, sống sót và không bao giờ
biểu lộ tính chất oai hùng hay lãng mạn trong các phóng sự chiến trường.
Năm 1945, giải ngũ, ông liền gọi cho tờ National Geographic.
Họ vẫn đợi ông. Ông mua một chiếc mô tô lái xuống Big Sur, bắt tình với một cô
nàng nhạc công vĩ cầm rồi đi ngược lên tham quan cảnh bang Washington . Ông yêu thích xứ này và quyết
định ở hẳn tại đây...
Giờ đây, tuổi đã năm hai, ông vẫn luôn luôn quan sát ánh
sáng như thuở nào. Ông đã đi thăm hầu hết các nơi mà địa danh viết đầy trên
tường phòng ông thuở bé. Ông thấy cảm khái tuyệt vời khi đến các nơi đó, khi
ngồi nơi quán rượu ở một xứ xa xôi, khi ngược giòng Amazone bằng chiếc xuồng
máy, hay khi lắc lư theo nhịp bước của lạc đà xuyên qua sa mạc Rajasthan...
Bờ Thượng Hồ cũng đẹp như sách miêu tả. Ông ghi chú vào địa
điểm, chụp vài ảnh rồi đi về nam, dọc sông Mississippi . Trước đây ông chưa bao giờ ở
vùng Iowa
này, nhưng những ngọn đồi xanh mướt bao quanh phía Đông - Bắc con sông quyến rũ
ông vô cùng. Ông dừng xe ở thành phố nhỏ Clayton, ở trong một quán trọ dành cho
người câu cá và để hết hai buổi sáng để đi chụp ảnh các tàu kéo, còn buổi chiều
thì chụp cảnh một chiếc tàu đáy bằng, theo lời yêu cầu của một thuỷ thủ tình cờ
gặp trong quán rượu.
Cắt đường về phía lộ 65, ông lái xe đi sớm ngày Thứ hai, 16
tháng 8 năm 1965, nhắm về phía Tây bang Iowa, hướng về quận Madison và những
chiếc cầu có mái che chắc phải có ở vùng này, theo lời khẳng định tờ National
Geographic.
Quả vậy, người ở trạm xăng Texaco xác nhận với ông và còn
cho biết có tất cả bảy câu cầu như vậy.
Ông tìm thấy sáu cây cầu dễ dàng, và lên kế hoạch chọn góc
độ để chụp. Cây cầu thứ bảy, tên là Roseman, thì không tìm thấy. Trời nóng bức,
ông cũng nóng và Harry - tên chiếc xe tải nhỏ của ông - máy cũng nóng sùng sục,
mà ông thì như đang ở trên đường qua cõi vô tận.
Khi đến một xứ lạ, ông dùng phương pháp “hỏi ba lần”. Ông
khám phá ra rằng với ba câu trả lời, dẫu đều sai, cũng sẽ hướng dẫn ta dần dần
về nơi ta định đến. ở nơi đây thì có lẽ chỉ cần hai lần là đủ.
Ông thoáng thấy một hộp thư, dựng trước một lối đi độ chừng
100 mét. Trên hộp có dòng chữ: “Richard Johnson, RR2”. Ông cho xe chậm lại,
quẹo vào ngõ để hỏi thăm đường. Khi ông dừng xe trước sân, một người đàn bà
đang ngồi trên hiên. Ông thấy trời mát hẳn và người đàn bà này đang uống một
cái gì đó còn mát hơn nữa.
Người đàn bà rời hiên và tiến lại phía ông. Ông xuống xe rồi
nhìn bà, nhìn gần hơn nữa, gần hơn nữa. Một người đàn bà tuyệt vời, như thể
thuộc về một thời đại nào đó của quá khứ. Và tức khắc ông cảm thấy mình bị tràn
ngập bởi cơn choáng váng xa xưa luôn luôn chế ngự ông khi ông đối diện với
những phụ nữ mà ông khao khát, dẫu một cách mơ hồ…
....
… Trong xe, có một ba lô khác, một thùng đựng nước đá cỡ
nhỏ, vài bao Camel, một bình thuỷ, một giỏ trái cây. Sau “cốp” xe, để một cây
đàn ghi-ta. Ông đặt hai xắc vào chỗ ngồi, còn thùng nước đá và giá máy ảnh thì
để nằm trên sàn. Vòng ra phía sau nhét lại cây đàn và chiếc vali, chèn thêm một
bánh xe “xơ cua” vào cho khỏi lắc, rồi buộc bằng một sợi dây vải. Dưới sợi dây,
ông còn phủ một miếng vải dầu cho chắc ăn.
Rồi ông ngồi vào tay lái, đốt một điếu Camel và đưa mắt nhìn
đồ đạc đem theo một lần cuối: gần 200 tấm phim các loại, nhất là phim
Kodachrome tốc độ chậm; mấy cái giá ba chân, thùng nước đá, ba máy ảnh và năm
ống kính; mấy chiếc quần jean và ka-ki, sơ-mi. Ô kê. Đủ rồi. Nếu có quên gì thì
có thể mua dọc đường.
Kincaid mặc một chiếc quần Levi’s bạc màu, ủng đi đường hiệu
Red Wing cũ mèm, áo sơ mi ka-ki, dây đeo quần màu vàng. Nơi chiếc nịt bằng da
to bự đeo một con dao loại của quân đội dùng, nằm trong bao.
Ông nhìn đồng hồ: 8 giờ 17. Chiếc xe tải nhỏ nổ máy. Ông
phóng nhanh qua những ngõ hẹp dưới ánh mặt trời đang còn bị che khuất. Ông băng
qua Bellingham , theo hướng Nam về đường Washington
11, men đường ở Puget Sound vài kilômét rồi
theo đường quốc lộ hơi chếch về hướng Tây trước khi đến giao lộ để đi vào đường
20.
Ông chuyển vào con lộ dài và ngoằn ngoèo xuyên qua rặng
Cascades dưới ánh mặt trời. Ông thích vùng này và cảm thấy rất tự do, khi ngừng
lại chỗ này chỗ kia để ghi chú, đề phòng lần sau có thể ghé lại hoặc để chụp
một vài tấm ảnh mà ông gọi là loại ảnh “aide-mémeire”. Sau đó ông có thể xem lại
và nếu thấy thích thì có thể nghiên cứu kỹ càng hơn. Cuối chiều, Kincaid đi về
phía Bắc đến lộ 2 dẫn tới phía Bắc Hoa kỳ, tới Duluth
của bang Minnesota .
Hàng ngàn lần trong đời, ông tự nhủ mình cần có một con chó,
chắc là một loại chó săn màu vàng, để đem theo trong những chuyến đi như thế
này và làm bạn đồng hành khi về nhà. Nhưng ông thường đi vắng quá, và cuộc sống
như thế không phù hợp với súc vật. Dẫu vậy, ông vẫn mãi nghĩ đến điều đó. Một
vài năm nữa, ông sẽ quá già, không làm nổi những phóng sự về phong cảnh đất đai
như thế này nữa. “Lúc đó có lẽ mình sẽ kiếm một con chó” - ông nói với hàng
thông đang vút xa nơi kính chiếu hậu.
Những cuộc đi xa như thế này càng thôi thúc ông ý định đó.
Con chó sẽ là bạn đường. Bởi Robert Kincaid là một người cô đơn. Ông là đứa con
duy nhất, cha mẹ đều chết, một gia đình xa vời đã mất dấu, như chính ông đã mất
dấu về mình, không một người bạn. Ông chỉ biết tên của người chủ hiệu bán thực
phẩm ở Bellingham
và người chủ tạp chí mà ông cung cấp ảnh. Ngoài ra, ông chỉ giữ mối liên lạc
nghề nghiệp hoàn toàn hình thức với người chủ biên của tạp chí. Ngoài những
người này ra, ông hầu như không biết một ai và cũng chẳng ai biết ông. Những
người du mục là những kẻ khó kết bạn nhất với những người bình thường mà ông
thì có một ít chất du mục trong người.
Ông nghĩ tới Marian. Bà đã chia tay ông chín năm trước đây,
sau năm năm chung sống. Giờ đây ông 52 tuổi, vậy thì bà ta hẳn phải 40. Marian
ước muốn thành nhạc công hoặc ca sĩ dân ca. Bà biết tất cả các bài hát của
Weaver và trước đây hát khá hay trong các quán ăn ở Seattle . Vào thời đó, những khi ông ở nhà,
ông thường dẫn bà đi nghe nhạc và cố ở lại trong phòng đợi đến phiên bà lên sân
khấu.
Những lần vắng mặt dài - có khi hàng hai, ba tháng - đè nặng
lên cuộc sống vợ chồng của họ. Ông biết thế. Khi cưới nhau, Marian biết cuộc
sống của ông là như thế, nhưng cả hai nghĩ mơ hồ rằng họ có thể hòa hợp với
nhau. Hoá ra không thể. Lần nọ, khi ông trở về sau một hành trình làm phóng sự
ở Băng Đảo, Marian không còn ở nhà. Bà chỉ nhắn lại vỏn vẹn: “Robert, không thể
như thế này mãi được. Em để lại cây ghi-ta. Sẽ liên lạc với nhau”.
Ông không liên lạc. Bà cũng vậy. Khi nhận được giấy tờ ly
hôn - một năm sau đó - ông ký rồi ngay ngày hôm sau lên máy bay sang Úc. Bà
không đòi hỏi điều gì ngoài sự tự do.
Tại Kalispell, bang Montana ,
khá khuya, ông dừng lại để nghỉ. Quán trọ giá rẻ, phục vụ cũng tốt. Ông chuyển
đồ đạc vào phòng, có hai ngọn đèn giường, một bóng mờ. Ông duỗi dài trên
giường, nhấp một ngụm bia, đọc “Những ngọn đồi xanh ở Châu Phi” rồi ngủ thiếp.
Sáng sớm, ông xuống chạy bộ độ hơn nửa giờ, làm mười lăm cái
hít đất rồi đi sửa soạn máy ảnh như thế đó là phần cuối của bài thể dục...
Ông đi xuyên qua Montana ,
tiến vào North Dakota .
Cái vùng đất bát ngát, bằng phẳng và khô khan này cũng quyến rũ ông như là vùng
núi hay biển. Nó toát ra một vẻ đẹp khắc khổ và ông phải dừng lại nhiều lần,
đặt giá ảnh để chụp mấy tấm ảnh đen trắng các nông trại cũ kỹ. Cái xứ sở khô
cằn này hợp với khuynh hướng khắc kỷ, khổ hạnh của ông. Các vùng đất dành riêng
cho người da đỏ này mang một vẻ u buồn trầm uất vì nhiều lý do mà người ta có
thể biết hoặc không biết.
Sáng 14 tháng 8, ông ở lại hai tiếng ở Duluth , rồi quặt về phía Tây Bắc, theo đường
đến Bibbing và qua các mỏ sắt. Qua màn bụi đỏ, người ta có thể thấy những chiếc
máy khổng lồ và những đoàn toa xe chở quặng sắt đến tận những chiếc tàu bốc
hàng neo ở vùng Thượng Hồ. Ông nghỉ lại suốt chiều, đi dạo ở Hibbin và thấy
rằng nơi đây không phải là chốn thích hợp với ông, cho dù Bob Dylan có sinh ra
ở đây đi nữa.
“Cô gái từ miền phía Bắc” là bài hát duy nhất của Dylan mà
ông không bao giờ thích, dù ông có thể vừa chơi ghi-ta bài này vừa hát. Ông vừa
hát nhẩm cho mình nghe vừa rời khỏi cái vùng đầy hang hốc màu đỏ khổng lồ này.
Trước đây, Marian đã dạy ông để ông đệm đàn cho bà hát. “Bà ấy để lại cho mình
nhiều hơn là mình để lại cho bà”, ngày nọ ông đã nói như thế với một anh hoa
tiêu đang chếnh choáng trong quán rượu Mac Elroy, nằm đâu đó ở vùng châu thổ
Amazone. Và điều đó đúng.
Rừng vùng này đẹp, thật đẹp. Y như một giấc mơ cho người lữ
khách. Từ thuở còn trẻ, ông đã ước chi thời đại của những nhà du hành lớn vẫn
còn để mình có thể tham dự. Ông lái xe xuyên qua những cánh đồng xanh mướt,
trông thấy ba con tuần lộc, một con chồn lông đỏ và rất nhiều nai. Ông dừng xe
trước mặt một cái hồ và chụp mặt nước phản chiếu một cành cây có hình dáng lạ.
Chụp xong, ông ngồi xuống nơi bậc xe làm môt ngụm cà phê,
hút một điếu Camel và lắng nghe tiếng gió lùa qua rặng cây phong.
“Thật dễ chịu nếu bên mình có một ai đó, một người đàn bà
chẳng hạn”. Ông vừa nghĩ vừa nhìn làn khói thuốc lan dần trên mặt hồ. “Cứ về
già là người ta hay có cái ý tưởng như vậy đó”. Nhưng mà cái kiểu ông cứ vắng
mặt hoài như vậy thật khó cho bất cứ người phụ nữ nào đợi ông ở nhà. Thì ông đã
có kinh nghiệm về chuyện này rồi mà!
Hồi ở Bellingham , thỉnh
thoảng ông cũng gặp gỡ một bà làm giám đốc mỹ thuật cho một hãng quảng cáo ở Seattle . Ông gặp bà ta
khi thực hiện một số tấm hình cho hãng này. Bốn mươi hai tuổi, thông minh. Một
phụ nữ khá thú vị, nhưng ông không bao giờ yêu bà này.
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét