Nhà Giả Kim
Tác giả: Paulo Coelho
Dịch giả: Lê Chu Cầu
NXB
Lao Động - 2002
11
Chàng trai cố đọc tiếp nhưng không tập trung nổi nữa. Cậu thấp thỏm và căng thẳng vì biết những gì ông già nói là đúng sự thật. Cậu lại xe kem mua một cây kem rồi cân nhắc xem có nên kể cho người bán kem những gì ông già vừa nói không.
“Đôi khi nên để yên cho mọi sự tiếp diễn là khôn ngoan hơn”, cậu nghĩ và bình tâm lại. Nếu cậu nói ra thì biết đâu người bán kem sẽ băn khoan suốt vài ba ngày liền, rằng có nên tung hê hết tất cả không, mà anh ta lại đã quá quen với cái xe kem rồi.
Cậu thấy đừng nên làm người bán kem phải lo nghĩ nữa. Thế là cậu đi lang thang thơ thẩn trên đường phố, ra đến bến cảng. Ở đây có một ngôi nhà nhỏ với quầy bán vé đi châu Phi. Ai Cập ở bên châu Phi mà!
“Cậu cần gì?” người đàn ông ngồi ở quầy hỏi.
“Mai hẵng hay”, cậu đáp rồi vội vã đi ra. Chỉ cần bán đi một con cừu là đủ tiền qua eo biển thôi mà. Ý nghĩ này khiến cậu băn khoăn.
“Lại một tay mơ mộng vẩn vơ”, gã ngồi quầy nói với đồng nghiệp trong lúc cậu đi ra. “Hắn cóc có tiền mua vé đâu”.
Lúc đứng ở quầy vé, cậu chăn cừu nhớ tới lũ cừu của mình và chợt thấy cần phải về với chúng. Trong vòng hai năm cậu đã học được hết mọi việc của nghề chăn cừu; cậu xén lông được này, săn sóc các con có mang này, bảo vệ chúng trước chó sói này. Và cậu cũng biết rành mọi đồng cỏ vùng Andalusia. Cậu biết cả giá mua và bán của từng con một.
Cậu chọn con đường vòng vo xa nhất để về chuồng của người bạn. Thành phố này cũng có ngôi thành cổ, thế là cậu quyết định leo hết bậc thang đá, lên chỗ cao nhất để ra ngồi nơi công sự. Có ai đó đã giải thích cho cậu rằng người Mauren đã qua eo biển này chiếm cứ gần hết Tây Ban Nha trong nhiều năm. Cậu căm ghét người Mauren, vì chính họ đã đưa người Digan đến đây. Từ trên cao này cậu nhìn thấy gần hết thành phố, cả cái bãi chợ nơi cậu trò chuyện với ông già.
“Cái giây phút đã xui khiến ta gặp gỡ lão già kia thật là đáng nguyền rủa”, cậu ngẫm nghĩ trong tuyệt vọng. Cậu chỉ muốn tìm mụ già giải mộng thôi. Thế mà cả mụ lẫn lão già đều chẳng cần biết cho rằng cậu là một gã chăn cừu. Hẳn họ là những người rất cô đơn, chẳng còn tin gì vào cuộc đời nữa nên không hiểu rằng người chăn cừu gắn bó với lũ vật của mình như thế nào. Cậu biết rõ đặc điểm của từng con một: con nào đi cà nhắc, con nào hai tháng nữa sẽ đẻ và con nào lười nhất hạng. Cậu cũng biết phải xén lông thế nào, phải mổ thịt chúng ra sao. Nếu cậu bỏ chúng mà đi thì chúng sẽ khốn khổ thôi.
Gió nhẹ thổi. Cậu biết loại gió này; người ta gọi nó là gió Levante (Levante: vùng đất trải từ đông Địa Trung Hải tới sông Euphrat, sông Nil và bờ biển vùng Tiểu Á), vì bọn người Mauren xưa đã từ Cận Đông theo gió này mà tới đây. Trước khi đến Tarifa cậu không hề biết rằng châu Phi gần đến thế. Nhưng cũng là mối nguy lớn đấy, vì bất cứ lúc nào người Mauren cũng có thể lại tấn công sang được.
Gió mạnh hơn.
“Mình kẹt giữa một bên là lũ cừu và một bên là cái kho tàng”, cậu nghĩ. Cậu phải chọn giữa một bên là những gì quen thuộc, gần gũi và một bên là cái cậu muốn sở hữu. Còn cô gái nữa chứ, nhưng cô không cần được cậu lo cho bằng bầy cừu vì cô không lệ thuộc vào cậu. Có thể cô không còn cả nhớ cậu là ai nữa. Cậu dám chắc rằng nếu hai ngày nữa cậu không xuất hiện ở đó thì cô cũng chẳng biết. Với cô thì một ngày như mọi ngày; và khi ngày nào cũng như ngày nấy thì con người cũng chẳng nhận biết được những việc hay ho xảy đến trong đời.
“Mình đã giã từ cha mẹ và ngôi thành cổ của quê hương ra đi. Cha mẹ và ngôi thành cổ đã quen với chuyện ấy rồi, giống như mình cũng đã quen vậy. Thế thì lũ cừu cũng sẽ quen với sự vắng mặt của mình thôi”, cậu ngẫm nghĩ. Từ chỗ cao này cậu nhìn rất rõ bãi chợ. Người bán kem vẫn còn đó. Một đôi trai gái còn trẻ ngồi trao nhau nụ hôn dài trên cái ghế cậu và ông già đã ngồi.
“Chà, người bán kem”, cậu buột miệng rồi không nói tiếp vì gió Levante thổi thốc vào mặt. Gió này tuy mang theo người Mauren thật, nhưng đưa đến cả mùi thơm của sa mạc và hương thơm của các phụ nữ đeo khăn che mặt (phụ nữ nhiều nước Hồi giáo thường đeo khăn che kín mặt). Nó đem theo cả mùi mồ hôi và giấc mơ của những người đàn ông một ngày nào đó đã lên đường vào chốn vô định để tìm vàng, tìm sự phiêu lưu, tìm cả Kim Tự Tháp nữa. Cậu chợt ganh tị với ngọn gió tự do kia và thấy rằng mình cũng có thể được tự do không kém. Chẳng có gì ngăn cản được cậu, trừ chính cậu ra. Bầy cừu, cô con gái chủ tiệm vải, những cánh đồng cỏ vùng Andalusia chỉ là những chặng trên con đường đời của cậu thôi.
12
Hôm sau, cậu chăn cừu dẫn theo sáu con cừu đến gặp ông già.
- Cháu ngạc nhiên lắm, - cậu nói , - vì bạn cháu chịu mua ngay số cừu kia. Anh ta bảo rằng đã từ lâu mơ ước được thành người chăn cừu và đây quả là dấu hiệu tốt cho anh ấy.
- Bao giờ cũng thế cả, - ông già đáp. - Cái đó gọi là nguyên lí thuận lợi (Guenstige Prinzip; Principle of favorability). Lần đầu tiên khi ta liều chơi đỏ đen thì thường là ta thắng. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ mà.
- Nhưng tại sao mới được chứ?
- Tại vì cuộc đời muốn rằng ta mãi đi theo con đường mình chọn.
Rồi ông xem xét lũ cừu, phát hiện một con bị què. Cậu cả quyết rằng thật chẳng đáng kể vì con cừu nọ thông minh nhất và cho nhiều lông nhất.
“Thế kho tàng ở đâu hở ông?” cậu hỏi.
“Ở Kim Tự Tháp bên Ai Cập”.
Cậu thót cả người. Bà già kia cũng nói y như thế mà chẳng đòi gì hết.
“Để đến được đó thì cậu phải lần theo các dấu hiệu. Chúa vạch đường để người người theo. Chỉ cần cậu biết nhận ra Người dùng dấu hiệu gì để vạch đường cho cậu”.
Cậu chưa kịp nói gì thì có một con bướm bay lượn giữa cậu và ông già, làm cậu nhớ đến ông nội của cậu. Hồi cậu còn nhỏ ông nội cậu bảo rằng bướm mang lại điềm lành, tương tự như dế, cỏ ba lá bốn cánh và móng ngựa. (Cỏ ba lá mà lại bốn cánh rất hiếm. Móng ngựa được dân nhiều nước châu Âu treo trong nhà hoặc gắn trên xe, coi đó là biểu tượng cho may mắn).
“Đúng thế”, ông già nói vì đọc được cậu đang nghĩ gì. “Nó giống như ông nội cậu đã dạy cậu vậy. Chúng cũng là những dấu hiệu đấy.”
Rồi ông mở áo khoác. Cậu nhìn mà thán phục và nhớ tới ánh rực rỡ đã thấy hôm qua: ông già đeo giáp che ngực bằng vàng ròng, gắn đầy đá quý đủ màu. Nhất định ông phải là vua thật rồi. Chắc ông khoác thêm áo ngoài là để tránh bị cướp thôi.
“Cậu hãy cầm lấy”, ông già nói và rứt từ giữa áo giáp bằng vàng kia một viên đá trắng và một viên đen. “Hai viên đá này tên là Urim và Thummim. Viên đen nghĩa là có, viên trắng nghĩa là không. Nếu cậu không tự mình nhận ra được dấu hiệu thì hai viên đá này hữu ích cho cậu đấy. Phải luôn luôn đặt câu hỏi khách quan. Song tốt nhất là cậu tự quyết định lấy. Kho tàng nằm ở Kim Tự Tháp, cậu đã biết rồi. Nhưng nhờ có ta cậu mới quyết định, nên cậu phải trả sáu con cừu”.
Cậu nhét hai viên đá vào bị. Trong tương lai cậu sẽ tự mình quyết định lấy mọi chuyện.
“Đừng bao giờ quên rằng tất cả là một tổng thể. Cũng đừng quên ngôn ngữ của dấu hiệu. Nhất là đừng quên đi cho hết con đường mình tự chọn. Trước khi chia tay ta muốn kể cho cậu nghe một câu chuyện:
Một ngày nọ, một thương nhân gửi con trai của mình đến một nhà thông thái bậc nhất không ai bằng để nhờ ông dạy cho người con bí quyết đạt được hạnh phúc.
Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao. Nhà thông thái anh muốn tìm đang ở đó. Thay vì gặp một vị thánh thì anh lại vào một gian phòng đầy người sinh hoạt tất bật. Thương nhân hết đến rồi đi, người khác túm tụm ở các góc phòng bàn tán, một dàn nhạc chơi các ca khúc lảnh lót, lại có cả một bàn tiệc đầy sơn hào hải vị cùng đó. Nhà thông thái chuyện vãn với từng người một và anh ta phải chờ suốt hai tiếng mới đến lượt mình được tiếp.
Nhà thông thái lắng nghe anh ta trình bày rồi đáp rằng hiện ông không rảnh để chỉ dạy anh bí quyết của hạnh phúc. Ông bảo anh hãy đi xem khắp lâu đài rồi hai tiếng sau trở lại.
“Nhưng ta yêu cầu anh làm hộ một điều”, nhà thông thái nói rồi đưa cho anh một muỗng con có hai giọt dầu. “Trong lúc đi xem thì anh cầm theo muỗng này và nhớ giữ đừng làm sánh dầu nhé”.
Anh ta lên lầu, xuống lầu mắt không rời cái muỗng. Sau hai giờ anh quay lại gặp nhà thông thái.
“Sao”, ông hỏi, “anh đã thấy các tấm thảm Ba Tư quý giá trong phòng ăn của ta chưa? Cả cái vườn tráng lệ mà người làm vườn đã phải khổ công mười năm xây dựng? và những cuộn giấy da tuyệt hảo trong thư viện của ta nữa?”
Anh ta ngượng ngùng thú nhận rằng chẳng hề để mắt đến gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó.
“Thế thì anh hãy đi thêm lần nữa và ngắm cho kĩ những thứ tuyệt mĩ trong thế giới của ta”, nhà thông thái nói. “Không thể đặt tin tưởng vào một người khi mình không hề biết người ấy sống trong một ngôi nhà như thế nào”.
Yên dạ hơn, anh ta lại cầm muỗng đi một vòng. Lần này anh chăm chú xem xét những vật quý treo trên tường và trên trần nhà. Anh ngắm khu vườn có núi vây quanh, với đủ thứ hoa thơm cỏ lạ và mỗi tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đều được để đúng chỗ thích hợp. Trở lại gặp nhà thông thái anh kể chi tiết tất cả những gì đã nhìn thấy.
- Thế còn hai giọt dầu ta nhờ anh giữ đâu rồi ? - nhà thông thái hỏi. Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi.
- Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh, - nhà thông thái nhất thế gian nói. “Bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mỹ trên thế gian này mà không hề quên hai giọt dầu trên muỗng”.
Cậu chăn cừu không nói gì cả. Cậu hiểu ý nghĩa câu chuyện ông vua vừa kể. Người chăn cừu thích đi, đi mãi nhưng không bao giờ bỏ quên bầy cừu của mình.
Ông già thân mật nhìn cậu rồi xòe cả hai bàn tay làm vài động tác lạ lùng trên đầu cậu. Sau đó ông dẫn bầy cừu đi.
Phía trên cao thành phố Tarifa có một ngôi thành cổ do người Mauren xây. Ngồi trên tường thành có thể trông thấy bãi chợ, người bán kem và một mẩu của châu Phi.
Xế trưa hôm ấy, Melchisedek, vua xứ Salem, ngồi trên chỗ tường thành nhô ra, hứng gió Levante. Lũ cừu ở cạnh ông ngọ nguậy mãi vì lo sợ trước ông chủ mới và những đổi thay vừa xảy ra. Bởi chúng vốn chỉ cần ăn và uống thôi mà.
Melchisedek nhìn theo con tàu nhỏ chạy bằng hơi nước vừa rời bến. Ông sẽ không bao giờ gặp lại cậu chăn cừu, cũng như ông đã không hề gặp lại Abraham sau khi đã nhận một phần mười. Đó là phần việc của ông.
Thần thánh không nên có mơ ước gì, bởi họ không tùy thuộc định mệnh. Tuy thế ông vua xứ Salem vẫn thầm mong cậu chăn cừu sẽ thành công.
“Tiếc rằng rồi cậu ấy sẽ sớm quên mất tên ta”, ông thầm nghĩ. “Lẽ ra ta phải nhắc đi nhắc lại tên ta thường hơn để sau này cậu ấy sẽ kể về Melchisedek, vua xứ Salem.”
Rồi ông nhìn trời, nói với vẻ ăn năn:
“Đúng là có cao ngạo thật đấy, nhưng mà một ông vua già thỉnh thoảng cũng được phép tự hào về mình đấy chứ nhỉ?”
“Châu Phi thật lạ lùng”, cậu chăn cừu thầm nghĩ.
Cậu ngồi trong một quán nước giống như nhiều quán nước khác mà cậu thấy nhan nhản dọc các con đường hẹp của thành phố. Mấy người đàn ông hút chung một cái ống điếu to xù, chuyền từ người này sang người khác. Chỉ trong vài giờ từ khi đến nơi cậu đã được chứng kiến bao điều lạ: đàn ông nắm tay nhau đi ngoài đường phố, phụ nữ dùng khăn che mặt và các thầy tu leo lên các tháp cao nghệu, ê a đọc kinh như hát trong lúc mọi người quanh đấy quỳ lạy xì xụp, vập trán xuống nền đất. “Đây là tập tục của người ngoại đạo”, cậu tự nhủ. Thuở nhỏ cậu vẫn hay ngắm nhìn trong ngôi nhà thờ ở nguyên quán pho tượng thánh Santiago de Compostela tay vung thanh kiếm to bản, phóng ngựa qua những hình nhân trông giống như người dân ở đây. Cậu thấy bất an và cô độc quá chừng. Những người ngoại đạo trông mới dễ sợ làm sao.
Nhất là do vội vã lên đường, cậu quên bẵng một điều - điều cỏn con duy nhất thôi - khiến cậu có thể còn lâu mới đến được kho tàng: ở đất nước này người ta nói tiếng Arập.
Khi chủ quán lại gần, cậu chỉ vào một thứ thức uống trên bàn bên cạnh. Đó là thứ trà đắng ngắt. Uống vang thú hơn nhiều. Nhưng cậu thấy không nên bận tâm vì chuyện ấy, mà chỉ nên nghĩ tới kho tàng thôi, bằng cách nào và đi đường nào đến đấy. Cậu bán bầy cừu được khối tiền và cậu biết rằng tiền như có ma thuật. Có tiền thì không đơn độc bao giờ. Không lâu đâu, có khi chỉ vài ngày nữa thôi, cậu sẽ có mặt ở Kim Tự Tháp cho mà xem. Một ông già đầy vàng trên ngực cần gì phải lừa cậu lấy sáu con cừu chứ.
Ông già từng nói về dấu hiệu. Lúc ngồi trên tàu qua eo biển cậu đã ngẫm nghĩ về thứ dấu hiệu này. Phải, cậu biết ý ông nói về cái gì chứ: hồi còn rong ruổi trên các cánh đồng cỏ Andalusia cậu vẫn tập thói quen nhìn đất, nhìn trời tìm dấu hiệu xem nên đi hướng nào. Cậu nghiệm ra rằng có một giống chim báo hiệu có rắn ở gần đấy và một loại bụi cây cho biết quanh đấy có nước. Tất cả là do lũ cừu dạy cho cậu đấy.
“Khi Chúa đã dẫn dắt bầy cừu đi đúng đường thì Người cũng sẽ hướng dẫn con người y như vậy”, cậu ngẫm nghĩ và yên dạ, thấy trà như bớt đắng hơn.
“Anh là ai?” cậu nghe có người hỏi ngay bên cạnh bằng tiếng Tây Ban Nha.
Cậu nhẹ cả lòng. Cậu vừa nghĩ đến dấu hiệu, thế là có người xuất hiện ngay.
“Do đâu mà anh biết tiếng Tây Ban Nha?” cậu hỏi.
Anh chàng kia còn trẻ, mặc âu phục, tuy màu da giống người bản xứ hơn. Khổ người và tuổi anh ta trạc như cậu.
“Ở đây hầu như ai cũng nói được tiếng Tây Ban Nha cả. Đây tới đó chỉ mất ngót ngét hai tiếng thôi mà.”
“Anh ngồi xuống đây và gọi thức uống, tôi trả tiền”, cậu bảo anh ta, “Gọi cho tôi một ly vang. Tôi ghét thứ trà này quá”.
“Ở đây không có vang đâu”, anh kia đáp. “Đạo Hồi không cho phép uống rượu”.
Cậu bèn kể rằng mình phải tới Kim Tự Tháp. Suýt tí nữa thì cậu buột miệng kể luôn về kho tàng, nhưng kịp thôi vì nếu cậu kể ra thì nhất định anh chàng Arập kia sẽ đòi chia chác mới chịu dẫn cậu đi. Cậu nhớ đến lời cảnh báo của ông già rằng không nên hứa trả ai cái gì mình chưa thật có.
“Nếu được thì tôi yêu cầu anh đi cùng tôi đến đó. Tất nhiên tôi trả tiền dẫn đường”.
“Anh đã mường tượng sẽ đi đến đó như thế nào chưa?”.
Cậu để ý thấy chủ quán đứng gần đấy dỏng tai nghe lỏm. Sự có mặt của ông làm cậu bực mình. Nhưng đã tìm được người dẫn đường rồi thì cậu không bỏ lỡ dịp được.
“Anh phải băng qua sa mạc Sahara; muốn thế anh phải có nhiều tiền. Tôi muốn biết anh có đủ tiền không đã”.
Cậu thấy câu hỏi thật lạ lùng. Nhưng cậu tin tưởng ở lời ông già, khi ông quả quyết rằng nếu ta quyết tâm thì cả vũ trụ sẽ cùng chung sức. Thế là cậu moi bị lấy tiền cho anh chàng nọ xem. Chủ quán cũng xích lại nhìn. Rồi hai người lớn tiếng với nhau bằng tiếng Arập. Chủ quán có vẻ bực tức.
“Mình đi thôi”, anh chàng kia nói. “Hắn không muốn bọn mình ngồi đây”.
Cậu chăn cừu như trút được gánh nặng, đứng dậy trả tiền; nhưng chủ quán túm tay cậu, cao giọng nói một tràng dài đầy vẻ giận dữ. Cậu tuy sức trai nhưng ở trên đất lạ thành thử đành phải để người bạn mới gỡ hộ thế bí, đẩy chủ quán sang một bên, kéo cậu ra đường.
“Hắn muốn lấy tiền của anh đó”, chàng kia nói. “Thành phố Tanger (Tanger: thành phố cảng ở Bắc Marốc) này không như những nơi khác của châu Phi đâu. Đây là một phố cảng mà cảng nào thì cũng đầy trộm cắp cả.”
Anh bạn này thật đáng tin quá đi chứ. Chẳng gì anh ta cũng đã cứu cậu thoát cảnh khó xử vừa rồi. Cậu đem tiền ra đếm.
“Ngày mai bọn mình đã có thể đến Kim Tự Tháp rồi”, anh chàng kia nói rồi cầm tiền. “Nhưng tôi phải tìm mua hai con lạc đà đã”.
Thế là cả hai đi vòng vèo qua những ngõ ngách của Tanger. Đâu đâu cũng thấy bày hàng quán. Cuối cùng họ đến một bãi chợ to. Cả nghìn người đang mặc cả, mua, bán. Rau quả xếp bên cạnh gươm dao. Thảm bày bên đủ loại ống điếu thuốc lào. Cậu không rời mắt khỏi người bạn mới. Anh ta cầm trọn số tiền cậu có. Cậu muốn đòi lại quá, nhưng sợ rằng như thế sẽ bất lịch sự. Dẫu sao cậu chưa biết gì về phong tục của đất nước lạ này.
“Mình chỉ cần coi chừng hắn thôi”, cậu tự trấn an; hơn nữa cậu to khỏe hơn anh chàng kia mà.
Chợt cậu nhìn thấy giữa đống rau quả một thanh kiếm tuyệt đẹp. Bao kiếm bằng bạc, chuôi kiếm màu đen cẩn đá đủ màu. Cậu nhất quyết khi từ Ai Cập về sẽ mua thanh kiếm này.
“Anh hỏi hộ người bán hàng xem thanh kiếm giá bao nhiêu”, cậu định nói với anh chàng kia như thế thì mới hỡi ôi! Trong lúc ngắm nhìn thanh kiếm cậu đã để gã kia lọt khỏi tầm mắt, dù chỉ có hai giây thôi. Tim cậu thót lại. Cậu sợ phải quay đầu tìm vì trực giác cho cậu biết điều gì đã xảy ra. Cậu đăm đăm nhìn thanh kiếm thêm một lúc nữa đến lúc đủ can đảm nhìn quanh. Quanh cậu là chợ với biết bao kẻ buôn, người bán lớn tiếng rao hàng, mặc cả; thảm bày cạnh trái phỉ, rau sống chen giữa mâm bạc, đàn ông nắm tay nhau, đàn bà che mặt, mùi thơm ngào ngạt của các món ăn lạ. Còn người bạn kia đã biệt tăm, chẳng để lại chút dấu vết gì.
Mới đầu cậu còn cố tin rằng hai người sơ ý mà lạc nhau nên đứng nán lại đó một lúc, chờ gã nọ. Một lát sau có người leo lên tòa tháp kia ngân nga đọc kinh. Mọi người quỳ vập trán xuống đất, ngân nga theo. Sau đó họ - cần mẫn như đàn kiến - gỡ quầy hàng, rời khỏi chợ.
Mặt trời dần lặn. Cậu nhìn theo cho đến khi mặt trời xuống khuất sau những ngôi nhà màu trắng dựng quanh chợ. Cậu hồi tưởng rằng mới đó, khi mặt trời mọc, mình còn ở một châu lục khác, còn là một gã chăn cừu, chủ một bầy cừu sáu mươi con và có hẹn với một cô gái. Sáng nay, trên cánh đồng cỏ, cậu còn điểm qua một lần suốt các chặng đường của cuộc đời mình. Thế mà giờ đây, khi mặt trời lặn, cậu đứng trên một đất nước xa lạ, không hiểu nổi cả tiếng người ta nói. Cậu không còn là gã chăn cừu nữa; trắng tay; ngay cả vài đồng lẻ để quay về, lần nữa làm lại cuộc đời cũng không có nốt.
“Mọi sự diễn ra chỉ từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn thôi”, cậu quá nản chí. Cậu thấy thương thân vì đôi khi cuộc đời thay đổi hẳn chỉ trong khoảnh khắc, nhanh đến nỗi không hiểu chuyện gì đã xảy đến với mình.
Thật ra cậu rất xấu hổ khi phải khóc. Không bao giờ cậu khóc trước bầy cừu cả. Nhưng giờ đây cậu đứng giữa chợ không một bóng người, quê nhà xa tít tắp. Cậu khóc. Khóc vì Chúa thật bất công nên mới bắt một người vững tin vào giấc mơ của mình phải chịu số phận này.
“Khi còn chăn cừu thì mình rất hạnh phúc và đem lại niềm vui cho mọi người chung quanh. Người ta mong mình đến và tiếp đón ân cần. Bây giờ mình buồn nản và bất hạnh. Phải làm sao đây? Mình sẽ giận và hoài nghi hết mọi người chỉ vì có một kẻ đã lừa gạt mình. Mình sẽ thù ghét tất cả những kẻ tìm được kho tàng vì mình không tìm được kho tàng của mình. Và rồi đây mình sẽ ôm rịt lấy chút của cải có được, vì mình quá hèn mọn không thể chinh phục thế giới”.
Cậu mở bị, xem thử còn những gì. Biết đâu còn sót lại chút bánh mì khi ăn trên tàu. Nhưng cậu chỉ tìm thấy quyển sách dày, cái áo khoác và hai viên đá ông già cho.
Nhìn hai viên đá cậu thấy nhẹ cả lòng. Cậu đã đổi sáu con cừu lấy hai viên đá quý từ cái áo giáp bằng vàng. Cậu có thể bán lấy tiền mua vé về nước.
“Từ nay mình phải khôn hơn”, cậu tự nhủ rồi nhặt hai viên đá ra khỏi bị để đút túi quần. Đây là một phố cảng và gã kia nói đúng ở một điểm: cảng lúc nào cũng đầy kẻ cắp.
Bây giờ thì cậu chợt rõ vì sao người chủ quán nổi giận: ông chỉ muốn nói cho cậu hiểu rằng đừng nên tin gã kia.
“Mình như mọi người thôi: nhìn thế giới và thấy theo ý mình muốn chứ không phải như trong thực tế”.
Cậu ngắm nghía hai viên đá, gượng nhẹ sờ, tay cảm nhiệt độ và mặt láng của chúng. Chúng là tất cả gia tài của cậu. Chỉ cần sờ chúng là cậu thấy lòng thanh thản dần. Chúng gợi nhớ đến ông già.
“Chỉ cần cậu tha thiết muốn thì cả vũ trụ sẽ tác động để cậu đạt được”, ông già đã nói thế.
Cậu suy nghĩ thật lung để hiểu ý ông. Cậu đang đứng giữa một bãi chợ vắng tanh, không tiền, không cừu. Nhưng hai viên đá rõ ràng là một bằng cớ cậu đã gặp một ông vua mà ông vua này biết về chuyện đời cậu, biết về khẩu súng của bố cậu và về kinh nghiệm tình dục lần đầu của cậu nữa.
“Hai viên đá này dùng để dự báo. Chúng tên là Urim và Thummim”.
Cậu nhét đá vào bị và muốn thử một lần xem sao. Ông già bảo rằng phải đặt cậu hỏi thật rõ ràng vì đá chỉ hữu ích khi ta biết ta muốn cái gì. Thế là cậu hỏi: ông già còn tiếp tục phù hộ cậu không? Cậu lấy ra một viên. Câu trả lời là “Có”.
“Tôi có tìm được kho tàng không?” cậu hỏi tiếp rồi lại thò tay vào bị, định lấy ra một viên đá thì cả hai viên đều rơi xuống đất, qua một lỗ thủng. Cậu không biết bị của mình thủng. Cậu cúi xuống định nhặt lên. Song khi thấy chúng nằm trên nền đất cậu lại nhớ đến một câu nói khác của ông già: “Hãy học cách nhận ra dấu hiệu và đi theo nó”.
Đây hẳn lại là một dấu hiệu. Cậu cười nhẹ nhõm rồi nhặt đá lên, nhét vào bị. Cậu sẽ không vá bị; hai viên đá cứ việc rơi. Cậu hiểu rằng có những điều không nên hỏi để khỏi lẩn tránh số phận. “Vả lại mình đã muốn là sẽ tự quyết định mà”, cậu nhớ lại.
Dẫu sao hai viên đá cũng đã cho cậu biết rằng ông già vẫn phù hộ cậu, khiến cậu thêm vững tâm. Cậu lại nhìn quanh bãi chợ vắng tanh, nhưng không còn thấy tuyệt vọng như lúc nãy nữa. Đây không phải là một thế giới lạ, chỉ mới thôi. Vả lại đó chính là điều cậu vẫn ước ao : được biết những chân trời mới. Cho dù cậu không bao giờ tới được Kim Tự Tháp đi nữa thì thế này cũng đã là đi xa hơn bất cứ người chăn cừu nào cậu quen biết rồi. Chà, nếu họ biết được rằng chỉ cách hai giờ tàu biển thôi mà có bao nhiêu là điều lạ.
Tuy thế giới mới của cậu lúc này mới chỉ là bãi chợ vắng tanh thôi, nhưng cậu đã được biết lúc chợ đông như thế nào rồi và sẽ không bao giờ quên. Giờ cậu nhớ đến thanh gươm. Quả đấy là một giá rất đắt cậu đã phải trả để ngắm nghía nó, nhưng trước kia cậu chưa từng được thấy thanh kiếm nào đẹp như thế cả. Chợt cậu thấy rằng mình có thể nhìn cả thế giới hoặc với con mắt của một kẻ khốn khổ bị cướp sạch hoặc của một kẻ phiêu lưu trên đường đi tìm kho tàng.
“Ta là một kẻ phiêu lưu đi tìm kho tàng”, cậu còn nghĩ như thế trước khi thiếp đi vì mệt.
Cậu bừng mắt vì có ai đó thúc vào người. Hóa ra cậu nằm ngủ ngay giữa chợ, giờ lại đang tấp nập. Cậu ngơ ngác nhìn quanh tìm lũ cừu của mình rồi sực nhớ ra mình đang ở một thế giới khác. Song thay vì buồn phiền cậu lại thấy sung sướng. Bây giờ cậu không cần tìm cỏ và nước nữa mà có thể đi tìm kho tàng. Không có tí tiền nào trong túi nhưng cậu tin vào cuộc sống. Chiều tối hôm trước cậu đã quyết định thành một kẻ phiêu lưu, giống như những nhân vật anh hùng cậu đọc trong sách.
Cậu thong thả đi dạo trên bãi chợ. Các nhà buôn dựng quầy của họ. Cậu giúp một người bán bánh kẹo dựng quầy. Khuôn mặt rạng rỡ nụ cười cho thấy ông ta vui vẻ, yêu đời và sẵn sàng bắt đầu một ngày làm việc mới. Nụ cười này có nét gì đó làm cậu nhớ đến ông già, vị vua đầy bí ẩn mà cậu đã gặp.
“Ông già buôn này chắc chắn không phải bán bánh kẹo vì muốn sẽ có một ngày đi du lịch hay vì muốn cưới được con gái một thương nhân. Ông làm bánh kẹo chỉ vì ông thích”, cậu thầm nghĩ và thấy rằng mình cũng làm được điều ông vua già hồi đó đã từng làm: nhận ra được một người đang đi gần hay đang xa rời con đường sống của họ. Chỉ qua quan sát thôi. “Thật đơn giản, thế mà trước đây mình không hề biết”.
Khi quầy đã dựng xong, nhà buôn nọ đưa cậu cái kẹo đầu tiên ông làm ra. Cậu ăn, cám ơn rồi đi tiếp. Đi được một quãng cậu mới chợt nhớ rằng quầy hàng nọ vừa do một người nói tiếng Arập và một người nói tiếng Tây Ban Nha cùng dựng lên. Và hai người rất là hiểu nhau.
“Có một thứ ngôn ngữ nằm ngoài câu chữ”, cậu nghĩ. “Trước đây mình đã nghiệm thấy như thế với lũ cừu, giờ đây với cả con người”.
Cậu học nhiều điều mới. Có những điều đã từng biết nhưng giờ đây thấy như mới vì trước kia cậu không hề quan tâm. Và sở dĩ cậu không để tâm đến vì quá quen với chúng.
“Nếu mình học được cách giải đoán thứ ngôn ngữ không lời này thì mình sẽ giải đoán được thế giới”.
“Tất cả chỉ là một”, ông già đã nói.
Cậu quyết định đi thong thả, chậm rãi qua các con đường hẹp của Tanger. Chỉ như thế thì cậu mới nhận ra được dấu hiệu. Phải kiên nhẫn vô cùng, đó chính là đức tính đầu tiên kẻ chăn cừu phải học. Cậu lại chợt nghiệm ra rằng mình đang áp dụng vào trong thế giới mới lạ này những bài học mà lũ cừu đã dạy mình.
“Tất cả chỉ là một”, ông già đã nói.
Người bán hàng pha lê nhìn mặt trời lên rồi, như mọi buổi sáng, thấy lòng phiền muộn. Ông đã ở nơi này suốt gần ba mươi năm nay, mở một cửa hàng nằm tận đỉnh dốc, nơi chỉ có ít người qua lại. Bây giờ mà đổi thay, làm nghề gì khác thì đã quá muộn màng. Cả đời ông học chỉ có mỗi một việc là mua và bán pha lê. Có một thời cửa hàng ông đông khách lắm: khách thương Arập này, các nhà địa chất Anh và Pháp này, lính Đức này, tất cả đều tiền đầy túi. Hồi đó nghề bán bình pha lê thật tuyệt và ông hả hê hình dung mình sẽ giàu sụ, rồi khi về già được sống giữa các bà vợ đẹp.
Nhưng rồi thành phố Ceutar phát triển mạnh hơn Tanger và việc buôn bán bị xoay chiều. Xóm giềng dọn đi gần hết, vẫn còn một ít cửa hàng vẫn còn trụ lại bên sườn núi. Nhưng ai rỗi hơi leo tuốt lên cao chỉ vì vài ba hàng quán cơ chứ? Nhưng người bán pha lê không còn con đường nào khác. Ba mươi năm nay ông chỉ buôn và bán hàng pha lê thì chọn nghề khác bây giờ là quá muộn.
Suốt buổi sáng ông nhìn ra con đường lèo tèo hàng quán. Ông nhìn như thế hàng năm rồi nên biết rõ giờ giấc từng cửa hàng một. Bỗng đâu trước giờ nghỉ trưa ít phút có một gã ngoại quốc trẻ đứng trước tủ kính cửa hàng ông. Gã ăn mặc bình thường, nhưng với đôi mắt lão luyện ông biết gã không có tiền. Tuy thế ông vẫn nấn ná chưa đi ăn, định chờ thêm một lúc cho gã đi khỏi đã.
Tấm biển treo trước cửa cho biết chủ tiệm này nói được nhiều thứ tiếng. Cậu nhìn người đàn ông sau quầy hàng.
“Cháu có thể chùi sạch những bình này, nếu ông muốn”, cậu nói. “Như thế này thì chẳng ai thèm mua đâu”.
Người bán hàng pha lê nhìn cậu không nói gì.
“Cháu chỉ xin ông trả một bữa ăn thôi”.
Ông ta vẫn lặng thinh, còn cậu thấy phải tự quyết định. Trong bị có cái áo khoác, chắc cậu sẽ không cần đến nó trên sa mạc. Thế là cậu lôi áo ra, dùng để lau chùi ngay những li tách với bình hoa. Sau nữa giờ cậu lau sạch hết mọi thứ bầy trong tủ kính, trong lúc đó có hai người khách đến mua vài cái li pha lê.
Lau chùi xong, cậu xin ông ta cho mình ăn.
“Ta đi ăn chung”, người bán hàng pha lê nói.
Ông ta treo một tấm biển trước cửa rồi hai người đi tới một cái quán nhỏ xíu trên sườn núi. Khi họ đã ngồi vào cái bàn duy nhất trong quán, ông ta mới cười.
“Lẽ ra cậu không cần phải lau chùi gì hết”, ông nói. “Điều răn của kinh Koran buộc chúng tôi cho người đói ăn”.
“Thế tại sao ông lại cứ để cháu lau chùi?”. Cậu hỏi.
“Vì những li, bình ấy bụi bặm bẩn thỉu. Hai chúng ta, cậu cũng như ta, đều phải gột sạch những tạp niệm trong đầu”.
Ăn xong, người bán hàng pha lê nói với cậu:
“Ta muốn cậu giúp việc cho ta. Hôm nay, trong lúc cậu lau chùi thì có hai người đến mua hàng; đó là điềm lành”.
“Người ta nói quá nhiều về điềm này, điềm nọ”, cậu thầm nghĩ. “Nhưng họ không ý thức điều họ nói. Giống như mình không ý thức rằng đã từ lâu mình với lũ cừu giao cảm với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nằm ngoài tiếng nói”.
“Cậu ưng làm việc cho ta chứ?”. Ông ta hỏi tới.
“Được, cháu sẽ làm nốt ngày hôm nay”, cậu đáp. “Đến sáng sớm mai cháu sẽ lau chùi hết mọi món hàng pha lê trong tiệm ông. Đổi lại cháu muốn có được đủ tiền để đi Ai Cập ngay buổi sáng mai”.
Nghe thế người bán pha lê bật cười.
“Dù cậu có lau chùi số hàng của ta suốt một năm và ngay cả khi cậu có được tiền hoa hồng kha khá do bán được hàng thì cậu vẫn còn phải vay thêm tiền thì mới đến được Ai Cập. Giữa Tanger và Kim Tự Tháp là cả nghìn cây số sa mạc”.
Tất cả như chết lặng đi trong giây lát, như thể thành phố này chìm sâu trong giấc ngủ. Không còn hàng quán nữa, không còn những nhà buôn mặc cả nữa, không còn những người ngân nga trên tháp giáo đường, không còn cây kiếm báu với cán cẩn đá quí. Không còn hi vọng và phiêu lưu nữa, hết luôn cả những ông vua già và những đường đời tự vạch, hết luôn những kho tàng và Kim Tự Tháp. Cả thế giới như nín lặng bởi vì tâm hồn cậu câm nín. Không đau đớn, không khổ, không thất vọng. Chỉ có một cái nhìn trống không qua cửa quán ăn và một khát khao được chết, muốn rằng tất cả chấm dứt ngay giây phút ấy.
Người bán hàng pha lê lo lắng nhìn cậu. Tất cả sự vui sống mới đây ông thấy ở cậu như chợt biến đâu mất hết.
“Ta có thể cho cậu tiền để về nước”, ông an ủi.
Cậu vẫn lặng thinh, rồi chợt đứng phắt lên, xốc áo quần ngay ngắn, cầm lấy bị.
“Cháu sẽ làm việc cho ông”, cậu đáp.
Sau một lát, cậu nói tiếp:
“Cháu cần tiền để mua dăm ba con cừu”.
* * *
Đã gần một tháng nay cậu làm việc cho chủ tiệm pha lê, nhưng công việc không làm cậu thoải mái lắm. Ông ta đứng suốt ngày sau quầy hàng với vẻ mặt ngán ngẩm, luôn miệng nhắc cậu phải cẩn thận kẻo vỡ.
Tuy thế cậu vẫn tiếp tục làm vì tuy ông già này bẳn tính nhưng sòng phẳng và tiền hoa hồng cho mỗi món hàng bán được cũng kha khá, thành ra cậu cũng đã dành dụm được một chút ít. Sáng hôm ấy cậu nhẩm tính: nếu tiếp tục làm như từ trước đến giờ thì cậu cần một năm mới mua nổi dăm ba con cừu.
“Cháu muốn đóng một cái kệ bày hàng pha lê”, cậu nói với chủ tiệm. “Ta có thể kê kệ trước cửa tiệm để lôi kéo khách đến đây”.
“Ta không đóng kệ cũng bởi vì sợ người đi va phải, bể hết li tách”, chủ tiệm đáp.
“Ngày trước, khi cháu dẫn cừu đi thì lúc nào cũng có nguy cơ chúng bị rắn cắn, nhưng đã làm thân cừu và người chăn chúng thì phải chấp nhận thôi”.
Người chủ tiệm tiếp một ông khách; ông này mua luôn ba bình hoa. Hàng họ bán chạy hơn bao giờ hết, khác nào thế giới quay lại cái thời mà con đường này là một trong những nơi hấp dẫn du khách nhất Tanger.
“Hàng họ bán chạy quá”, chủ tiệm nói với cậu sau khi người khách kia đi khỏi. “Tiền này sẽ cho phép ta được sống thoải mái hơn và chẳng bao lâu nữa cậu lại có một bầy cừu. Thế thì việc gì phải làm thêm cho nhọc nhằn chứ?”.
“Vì chúng ta phải làm theo dấu hiệu”, cậu đáp để rồi hối tiếc đã lỡ lời, vì chủ tiệm pha lê đã từng gặp ông vua nào đâu.
“Cái đó gọi là thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Vì cuộc đời muốn rằng anh phải đi theo con đường của riêng mình”, ông vua già đã nói thế mà.
Thế mà ông chủ tiệm cũng hiểu ý cậu đấy. Ngay sự có mặt của cậu trong cửa tiệm đã là một dấu hiệu rồi. Rồi khi tiền bắt đầu vào như nước thì ông không hối tiếc đã thuê chàng trai Tây Ban Nha này. Lúc đầu vì ông nghĩ rằng không thể bán nhiều hơn trước nên đã đề nghị trả cậu tiền hoa hồng khá cao, thành ra cậu kiếm được nhiều hơn bình thường. Nhưng trực giác ông cho biết chàng trai này nay mai thế nào cũng trở về với lũ cừu của cậu thôi.
“Vì lí do gì cậu lại muốn biết Kim Tự Tháp chứ?”. Ông hỏi để lái khỏi chuyện cái kệ.
“Vì cháu nghe kể hoài về chúng”, cậu đáp nhưng tránh không đả động đến giấc mơ. Cái kho tàng đã trở thành một kỉ niệm đau đớn nên cậu cố không nghĩ tới nữa.
“Ta chẳng quen biết một ai ở đây muốn vượt sa mạc chỉ để xem Kim Tự Tháp cả”, chủ tiệm nói. “Đó chẳng qua chỉ là những đống đá thôi. Cậu có thể tự xếp lấy một cái ngay trong vườn cũng được cơ mà”.
“Coi bộ ông không mơ ước được đi đây đi đó nhỉ”, cậu đáp rồi quay qua tiếp một người khách mới bước vào tiệm.
Hai hôm sau chủ tiệm tìm cậu để nói về vụ cái kệ.
“Ta không ưa thay đổi”, ông nói. “Cậu và ta không giống như nhà đại phú thương Hassan kia. Lỡ mua nhầm hàng thì ông ta cũng chẳng bận tâm gì. Nhưng nếu một trong hai chúng ta nhầm lẫn thì khổ thân to”.
“Đúng thế thật”, cậu thầm nghĩ.
“Cậu cần cái kệ để làm gì?”. Chủ tiệm hỏi.
“Cháu muốn được trở về với lũ cừu càng sớm càng tốt. Chúng ta phải tận dụng thời gian được may mắn. Người ta gọi đó là nguyên lí đãi ngộ hay thánh nhân đãi kẻ khù khờ”.
Ông chủ tiệm già im lặng một lúc rồi nói:
“Đấng tiên tri cho chúng ta kinh Koran và để lại có năm điều răn thôi để chúng ta tuân thủ trong đời sống. Điều răn quan trọng nhất là: chỉ có một Thượng đế duy nhất. Những điều răn kia là: mỗi ngày cầu nguyện năm lần, ăn chay trong tháng Ramadan, giúp kẻ bần hàn”.
Ông ngừng nói. Mắt ông rưng rưng khi nhắc đến Đấng Tiên Tri. Vì ngoan đạo cho nên dù đôi khi bẳn tính ông vẫn cố sống theo lời răn của đạo Hồi.
“Thế còn điều răn thứ năm?”. Cậu hỏi.
“Hai hôm trước cậu bảo rằng ta không có ước mơ đi đây đi đó”, nhà buôn pha lê đáp. “Bổn phận thứ năm của một người Hồi giáo là ít nhất một lần trong đời hành hương đến thánh địa Mekka. Mekka còn xa hơn Kim Tự Tháp nhiều. Hồi trẻ, ta muốn dành dụm ít tiền để mua cửa tiệm này. Lúc ấy ta nghĩ đến một ngày đủ khá giả để đi Mekka. Rồi ta kiếm được khá tiền nhưng lại không nhờ ai trông hàng được vì pha lê rất dễ vỡ. Mà ta lại thấy nhiều người đi hành hương Mekka kéo qua trước cửa nhà. Có vài người giàu kéo theo cả đoàn người làm và lạc đà, nhưng phần lớn họ nghèo hơn ta nhiều. Ai nấy hớn hở trở về và treo dấu hiệu của chuyến hành hương trên cửa. Một người trong bọn họ, chỉ là thợ sửa giầy thôi, kể ta nghe rằng ông ta đã mất suốt gần một năm để vượt sa mạc, thế mà vẫn thấy không cực bằng đi lùng trong khu phố Tanger tìm cho ra loại da thuộc thích hợp”.
“Nếu thế thì sao ông không đi Mekka ngay lúc này?”, cậu hỏi.
“Vì Mekka giúp ta có được sức sống, chịu đựng nổi cái đơn điệu nhàm chán của đời sống ngày này qua ngày khác đối diện với những món hàng vô tri trên kệ kia và nuốt cho trôi những bữa ăn trong cái quán kinh khủng nọ. Ta sợ sau khi đã đạt được ước mơ rồi thì không còn gì thúc đẩy mình tiếp tục sống nữa. Cậu mơ có cừu và được thấy Kim Tự Tháp. Cậu khác hẳn ta vì cậu muốn đạt được ước mơ. Còn ta chỉ muốn mơ về Mekka thôi. Ta đã từng trăm lần hình dung mình vượt sa mạc, đến được quảng trường có đặt tảng đá thiêng và phải đi quanh bảy vòng trước khi được sờ tảng đá. Ta đã mường tượng sẽ có những ai ở quanh mình lúc đó, những kinh cầu và cả những lời chúng ta nói với nhau. Song sợ bị thất vọng não nề, nên ta chọn cách chỉ mơ thôi”.
Hôm ấy chủ tiệm đồng ý cho đóng kệ trưng bày hàng.
Ông và cậu, mỗi người có một quan niệm riêng về mơ ước.
Lại thêm hai tháng nữa trôi qua và cái kệ đã đem lại cho tiệm pha lê thêm nhiều khách. Chàng trai tính rằng sáu tháng sau cậu sẽ về lại Tây Ban Nha và sẽ mua lại sáu chục con cừu và không chừng thêm sáu chục con nữa ấy chứ. Chưa đầy một năm sau đàn cừu của cậu sẽ tăng gấp đôi và cậu sẽ có thể buôn bán được với người Arập vì bây giờ cậu hiểu được thứ ngôn ngữ lạ lùng này rồi. Từ cái buổi sáng đầu tiên trên bãi chợ không người đến nay cậu không đụng tới hai viên đá Urim và Thummim nữa, vì đối với cậu Ai Cập chỉ còn là giấc mộng, xa xôi như thể Mekka đối với chủ tiệm pha lê. Giờ thì cậu thích việc mình làm và luôn nghĩ đến lúc sẽ đặt chân lên Tarifa như một kẻ chiến thắng.
“Hãy luôn nhớ đến điều cậu muốn đạt được”, ông vua già đã từng bảo thế. Bây giờ thì cậu đã hiểu và cố công thực hiện. Có thể kho tàng của cậu chính là đến được xứ lạ này, gặp phải một tay bợm và rồi tậu được bầy cừu nhiều gấp đôi mà chẳng phải trả tí gì hết. Cậu thấy tự hào. Chả gì cậu cũng đã học được nhiều điều quan trọng, chẳng hạn biết bán hàng pha lê, dùng ngôn ngữ không lời nói và hiểu dấu hiệu. Một buổi xế trưa nọ cậu gặp một người trên triền núi, ông ta phàn nàn rằng sau cái dốc cao vòi vọi này chẳng tìm ra đâu một chỗ cho đàng hoàng có bán giải khát. Do đã hiểu được ngôn ngữ của dấu hiệu, cậu bèn tìm chủ tiệm, nói rằng:
“Ta nên bán trà cho những người leo dốc lên đây”.
“Quanh đây đã có đủ nơi bán trà rồi”, chủ tiệm đáp.
“Ta có thể mời trà đựng trong ly pha lê. Trà sẽ ngon hơn và người ta sẽ mua luôn cả li, vì cái đẹp thường quyến rũ con người nhiều nhất”.
Chủ tiệm lặng im nhìn cậu một lúc. Ông không nói gì cả. Nhưng chiều tối hôm ấy, sau khi cầu nguyện xong và đóng cửa tiệm, ông ngồi xuống lề đường rồi bảo cậu cùng hút Nargileh - một loại ống điếu thuốc lào người Arập thường hút - với ông.
“Thật ra cậu muốn gì nào?”, chủ tiệm hỏi.
“Như cháu đã nói, cháu muốn tậu lại bầy cừu, nên cháu cần tiền”.
Chủ tiệm bỏ thêm than vào điếu rồi rít một hơi dài.
“Từ ba mươi năm nay ta làm chủ cửa tiệm này. Ta biết phân biệt giữa pha lê xấu và tốt; ta cũng biết rõ phải buôn bán cách nào. Nay nếu cậu bán trà trong li pha lê thì hàng họ sẽ phất đấy nhưng mà ta sẽ phải thay đổi nếp sống”.
“Như thế có gì là không hay ạ?”
“Ta đã quen sống thế này rồi. Trước khi cậu đến ta vẫn còn nghĩ rằng mình đã bỏ phí quá nhiều ngày giờ ở đây, trong khi các bạn ta dọn đi nơi khác rồi hoặc họ làm ăn khấm khá, hoặc thất bát. Ta lấy thế làm buồn. Nhưng rồi nhận ra rằng mình nghĩ sai: tầm cỡ cửa tiệm này đúng như ta mong muốn. Ta không muốn sửa đổi gì nữa cả chỉ vì không biết sửa đổi thế nào. Ta đã quá quen sống thế này rồi”.
Vì chàng trai không biết trả lời sao nên ông nói tiếp:
“Cậu đúng là phước lành Thượng đế ban cho ta. Ngay nay ta mới hiểu nếu cự tuyệt thì phước lành sẽ thành mối họa. Ta thật không còn mong ước gì cho đời mình nữa. Nhưng cậu lại ép ta nhìn thấy sự giàu sang phú quý và vô vàn chân trời mới lạ ta chưa hề biết. Bây giờ thấy những thứ ấy rồi và thấy cả khả năng vô hạn của ta nữa thì ta lại cảm thấy mình khốn khổ hơn vì biết rằng muốn thì sẽ được, thế mà ta lại không muốn”.
“May mà hồi đó mình không nói gì với anh chàng bán kem”, cậu thầm nghĩ.
Mặt trời bắt đầu lặn mà họ vẫn ngồi hút Nargileh thêm một chặp nữa. Họ trò chuyện tiếp và chàng trai hài lòng vì nói được tiếng Arập. Có một thời cậu đã nghĩ rằng lũ cừu có thể dạy được cho cậu biết mọi thứ trên đời, nhưng tiếng Arập thì chúng không dạy cậu được.
“Chắc chắn trên đời này còn nhiều thứ lũ cừu không dạy mình nổi”, cậu lặng thinh ngẫm nghĩ và quan sát người chủ tiệm. “Nói cho cùng thì chúng chỉ lo tìm cái ăn và nước uống. Có thể nói không phải chúng dạy mình mà chính là do mình học được”.
“Maktub”, chủ tiệm lên tiếng.
“Nghĩa là gì ạ?”
“Phải là người Arập mới hiểu được”, ông đáp. “Nhưng tạm dịch ra thế này: Trong kinh Koran có viết …”
Rồi trong khi dập tắt than trong Nargileh ông bảo rằng từ nay cậu có thể bán trà trong li cà phê được đấy. Đôi khi không có cách gì ngăn được dòng đời.
Người nào leo hết dốc tới nơi đều mệt nhoài. Rồi họ thấy ở cửa hàng pha lê trên đó có bán trà bạc hà. Họ vào uống và trà được bưng ra trong những li mài rất đẹp.
“Thế mà bà vợ mình không nghĩ ra”, một người trầm ngâm rồi mua vài cái li, vì tối hôm ấy nhà ông có khách. Khách của ông ta nhất định sẽ trầm trồ những cái li đẹp này. Kẻ khác quả quyết rằng trà đựng trong li pha lê ngon hơn nhiều vì giữ được mùi thơm hơn. Người thứ ba cho rằng truyền thống của phương Đông là uống trà trong li pha lê mài vì chúng có những lực kì diệu.
Chẳng bao lâu sau tin lan truyền đi và nhiều người cố công leo lên dốc tìm cho được một cửa tiệm xưa nay chuyên bán một loại hàng, giờ thêm một thứ mới. Nhiều tiệm khác cũng bắt chước bán trà trong li pha lê nhưng lại không nằm trên đỉnh dốc, thế là luôn luôn vắng khách.
Ít lâu sau, ông chủ tiệm đã phải thuê thêm hai người nữa. Cùng với bình pha lê, ông nhập một khối lượng lớn trà cho các ông, các bà ngày ngày khao khát thưởng thức cái mới. Sáu tháng liền như thế trôi qua.
------------
Còn tiếp.
13
Phía trên cao thành phố Tarifa có một ngôi thành cổ do người Mauren xây. Ngồi trên tường thành có thể trông thấy bãi chợ, người bán kem và một mẩu của châu Phi.
Xế trưa hôm ấy, Melchisedek, vua xứ Salem, ngồi trên chỗ tường thành nhô ra, hứng gió Levante. Lũ cừu ở cạnh ông ngọ nguậy mãi vì lo sợ trước ông chủ mới và những đổi thay vừa xảy ra. Bởi chúng vốn chỉ cần ăn và uống thôi mà.
Melchisedek nhìn theo con tàu nhỏ chạy bằng hơi nước vừa rời bến. Ông sẽ không bao giờ gặp lại cậu chăn cừu, cũng như ông đã không hề gặp lại Abraham sau khi đã nhận một phần mười. Đó là phần việc của ông.
Thần thánh không nên có mơ ước gì, bởi họ không tùy thuộc định mệnh. Tuy thế ông vua xứ Salem vẫn thầm mong cậu chăn cừu sẽ thành công.
“Tiếc rằng rồi cậu ấy sẽ sớm quên mất tên ta”, ông thầm nghĩ. “Lẽ ra ta phải nhắc đi nhắc lại tên ta thường hơn để sau này cậu ấy sẽ kể về Melchisedek, vua xứ Salem.”
Rồi ông nhìn trời, nói với vẻ ăn năn:
“Đúng là có cao ngạo thật đấy, nhưng mà một ông vua già thỉnh thoảng cũng được phép tự hào về mình đấy chứ nhỉ?”
14
“Châu Phi thật lạ lùng”, cậu chăn cừu thầm nghĩ.
Cậu ngồi trong một quán nước giống như nhiều quán nước khác mà cậu thấy nhan nhản dọc các con đường hẹp của thành phố. Mấy người đàn ông hút chung một cái ống điếu to xù, chuyền từ người này sang người khác. Chỉ trong vài giờ từ khi đến nơi cậu đã được chứng kiến bao điều lạ: đàn ông nắm tay nhau đi ngoài đường phố, phụ nữ dùng khăn che mặt và các thầy tu leo lên các tháp cao nghệu, ê a đọc kinh như hát trong lúc mọi người quanh đấy quỳ lạy xì xụp, vập trán xuống nền đất. “Đây là tập tục của người ngoại đạo”, cậu tự nhủ. Thuở nhỏ cậu vẫn hay ngắm nhìn trong ngôi nhà thờ ở nguyên quán pho tượng thánh Santiago de Compostela tay vung thanh kiếm to bản, phóng ngựa qua những hình nhân trông giống như người dân ở đây. Cậu thấy bất an và cô độc quá chừng. Những người ngoại đạo trông mới dễ sợ làm sao.
Nhất là do vội vã lên đường, cậu quên bẵng một điều - điều cỏn con duy nhất thôi - khiến cậu có thể còn lâu mới đến được kho tàng: ở đất nước này người ta nói tiếng Arập.
Khi chủ quán lại gần, cậu chỉ vào một thứ thức uống trên bàn bên cạnh. Đó là thứ trà đắng ngắt. Uống vang thú hơn nhiều. Nhưng cậu thấy không nên bận tâm vì chuyện ấy, mà chỉ nên nghĩ tới kho tàng thôi, bằng cách nào và đi đường nào đến đấy. Cậu bán bầy cừu được khối tiền và cậu biết rằng tiền như có ma thuật. Có tiền thì không đơn độc bao giờ. Không lâu đâu, có khi chỉ vài ngày nữa thôi, cậu sẽ có mặt ở Kim Tự Tháp cho mà xem. Một ông già đầy vàng trên ngực cần gì phải lừa cậu lấy sáu con cừu chứ.
Ông già từng nói về dấu hiệu. Lúc ngồi trên tàu qua eo biển cậu đã ngẫm nghĩ về thứ dấu hiệu này. Phải, cậu biết ý ông nói về cái gì chứ: hồi còn rong ruổi trên các cánh đồng cỏ Andalusia cậu vẫn tập thói quen nhìn đất, nhìn trời tìm dấu hiệu xem nên đi hướng nào. Cậu nghiệm ra rằng có một giống chim báo hiệu có rắn ở gần đấy và một loại bụi cây cho biết quanh đấy có nước. Tất cả là do lũ cừu dạy cho cậu đấy.
“Khi Chúa đã dẫn dắt bầy cừu đi đúng đường thì Người cũng sẽ hướng dẫn con người y như vậy”, cậu ngẫm nghĩ và yên dạ, thấy trà như bớt đắng hơn.
“Anh là ai?” cậu nghe có người hỏi ngay bên cạnh bằng tiếng Tây Ban Nha.
Cậu nhẹ cả lòng. Cậu vừa nghĩ đến dấu hiệu, thế là có người xuất hiện ngay.
“Do đâu mà anh biết tiếng Tây Ban Nha?” cậu hỏi.
Anh chàng kia còn trẻ, mặc âu phục, tuy màu da giống người bản xứ hơn. Khổ người và tuổi anh ta trạc như cậu.
“Ở đây hầu như ai cũng nói được tiếng Tây Ban Nha cả. Đây tới đó chỉ mất ngót ngét hai tiếng thôi mà.”
“Anh ngồi xuống đây và gọi thức uống, tôi trả tiền”, cậu bảo anh ta, “Gọi cho tôi một ly vang. Tôi ghét thứ trà này quá”.
“Ở đây không có vang đâu”, anh kia đáp. “Đạo Hồi không cho phép uống rượu”.
Cậu bèn kể rằng mình phải tới Kim Tự Tháp. Suýt tí nữa thì cậu buột miệng kể luôn về kho tàng, nhưng kịp thôi vì nếu cậu kể ra thì nhất định anh chàng Arập kia sẽ đòi chia chác mới chịu dẫn cậu đi. Cậu nhớ đến lời cảnh báo của ông già rằng không nên hứa trả ai cái gì mình chưa thật có.
“Nếu được thì tôi yêu cầu anh đi cùng tôi đến đó. Tất nhiên tôi trả tiền dẫn đường”.
“Anh đã mường tượng sẽ đi đến đó như thế nào chưa?”.
Cậu để ý thấy chủ quán đứng gần đấy dỏng tai nghe lỏm. Sự có mặt của ông làm cậu bực mình. Nhưng đã tìm được người dẫn đường rồi thì cậu không bỏ lỡ dịp được.
“Anh phải băng qua sa mạc Sahara; muốn thế anh phải có nhiều tiền. Tôi muốn biết anh có đủ tiền không đã”.
Cậu thấy câu hỏi thật lạ lùng. Nhưng cậu tin tưởng ở lời ông già, khi ông quả quyết rằng nếu ta quyết tâm thì cả vũ trụ sẽ cùng chung sức. Thế là cậu moi bị lấy tiền cho anh chàng nọ xem. Chủ quán cũng xích lại nhìn. Rồi hai người lớn tiếng với nhau bằng tiếng Arập. Chủ quán có vẻ bực tức.
“Mình đi thôi”, anh chàng kia nói. “Hắn không muốn bọn mình ngồi đây”.
Cậu chăn cừu như trút được gánh nặng, đứng dậy trả tiền; nhưng chủ quán túm tay cậu, cao giọng nói một tràng dài đầy vẻ giận dữ. Cậu tuy sức trai nhưng ở trên đất lạ thành thử đành phải để người bạn mới gỡ hộ thế bí, đẩy chủ quán sang một bên, kéo cậu ra đường.
“Hắn muốn lấy tiền của anh đó”, chàng kia nói. “Thành phố Tanger (Tanger: thành phố cảng ở Bắc Marốc) này không như những nơi khác của châu Phi đâu. Đây là một phố cảng mà cảng nào thì cũng đầy trộm cắp cả.”
Anh bạn này thật đáng tin quá đi chứ. Chẳng gì anh ta cũng đã cứu cậu thoát cảnh khó xử vừa rồi. Cậu đem tiền ra đếm.
“Ngày mai bọn mình đã có thể đến Kim Tự Tháp rồi”, anh chàng kia nói rồi cầm tiền. “Nhưng tôi phải tìm mua hai con lạc đà đã”.
Thế là cả hai đi vòng vèo qua những ngõ ngách của Tanger. Đâu đâu cũng thấy bày hàng quán. Cuối cùng họ đến một bãi chợ to. Cả nghìn người đang mặc cả, mua, bán. Rau quả xếp bên cạnh gươm dao. Thảm bày bên đủ loại ống điếu thuốc lào. Cậu không rời mắt khỏi người bạn mới. Anh ta cầm trọn số tiền cậu có. Cậu muốn đòi lại quá, nhưng sợ rằng như thế sẽ bất lịch sự. Dẫu sao cậu chưa biết gì về phong tục của đất nước lạ này.
“Mình chỉ cần coi chừng hắn thôi”, cậu tự trấn an; hơn nữa cậu to khỏe hơn anh chàng kia mà.
Chợt cậu nhìn thấy giữa đống rau quả một thanh kiếm tuyệt đẹp. Bao kiếm bằng bạc, chuôi kiếm màu đen cẩn đá đủ màu. Cậu nhất quyết khi từ Ai Cập về sẽ mua thanh kiếm này.
“Anh hỏi hộ người bán hàng xem thanh kiếm giá bao nhiêu”, cậu định nói với anh chàng kia như thế thì mới hỡi ôi! Trong lúc ngắm nhìn thanh kiếm cậu đã để gã kia lọt khỏi tầm mắt, dù chỉ có hai giây thôi. Tim cậu thót lại. Cậu sợ phải quay đầu tìm vì trực giác cho cậu biết điều gì đã xảy ra. Cậu đăm đăm nhìn thanh kiếm thêm một lúc nữa đến lúc đủ can đảm nhìn quanh. Quanh cậu là chợ với biết bao kẻ buôn, người bán lớn tiếng rao hàng, mặc cả; thảm bày cạnh trái phỉ, rau sống chen giữa mâm bạc, đàn ông nắm tay nhau, đàn bà che mặt, mùi thơm ngào ngạt của các món ăn lạ. Còn người bạn kia đã biệt tăm, chẳng để lại chút dấu vết gì.
Mới đầu cậu còn cố tin rằng hai người sơ ý mà lạc nhau nên đứng nán lại đó một lúc, chờ gã nọ. Một lát sau có người leo lên tòa tháp kia ngân nga đọc kinh. Mọi người quỳ vập trán xuống đất, ngân nga theo. Sau đó họ - cần mẫn như đàn kiến - gỡ quầy hàng, rời khỏi chợ.
Mặt trời dần lặn. Cậu nhìn theo cho đến khi mặt trời xuống khuất sau những ngôi nhà màu trắng dựng quanh chợ. Cậu hồi tưởng rằng mới đó, khi mặt trời mọc, mình còn ở một châu lục khác, còn là một gã chăn cừu, chủ một bầy cừu sáu mươi con và có hẹn với một cô gái. Sáng nay, trên cánh đồng cỏ, cậu còn điểm qua một lần suốt các chặng đường của cuộc đời mình. Thế mà giờ đây, khi mặt trời lặn, cậu đứng trên một đất nước xa lạ, không hiểu nổi cả tiếng người ta nói. Cậu không còn là gã chăn cừu nữa; trắng tay; ngay cả vài đồng lẻ để quay về, lần nữa làm lại cuộc đời cũng không có nốt.
“Mọi sự diễn ra chỉ từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn thôi”, cậu quá nản chí. Cậu thấy thương thân vì đôi khi cuộc đời thay đổi hẳn chỉ trong khoảnh khắc, nhanh đến nỗi không hiểu chuyện gì đã xảy đến với mình.
Thật ra cậu rất xấu hổ khi phải khóc. Không bao giờ cậu khóc trước bầy cừu cả. Nhưng giờ đây cậu đứng giữa chợ không một bóng người, quê nhà xa tít tắp. Cậu khóc. Khóc vì Chúa thật bất công nên mới bắt một người vững tin vào giấc mơ của mình phải chịu số phận này.
“Khi còn chăn cừu thì mình rất hạnh phúc và đem lại niềm vui cho mọi người chung quanh. Người ta mong mình đến và tiếp đón ân cần. Bây giờ mình buồn nản và bất hạnh. Phải làm sao đây? Mình sẽ giận và hoài nghi hết mọi người chỉ vì có một kẻ đã lừa gạt mình. Mình sẽ thù ghét tất cả những kẻ tìm được kho tàng vì mình không tìm được kho tàng của mình. Và rồi đây mình sẽ ôm rịt lấy chút của cải có được, vì mình quá hèn mọn không thể chinh phục thế giới”.
Cậu mở bị, xem thử còn những gì. Biết đâu còn sót lại chút bánh mì khi ăn trên tàu. Nhưng cậu chỉ tìm thấy quyển sách dày, cái áo khoác và hai viên đá ông già cho.
Nhìn hai viên đá cậu thấy nhẹ cả lòng. Cậu đã đổi sáu con cừu lấy hai viên đá quý từ cái áo giáp bằng vàng. Cậu có thể bán lấy tiền mua vé về nước.
“Từ nay mình phải khôn hơn”, cậu tự nhủ rồi nhặt hai viên đá ra khỏi bị để đút túi quần. Đây là một phố cảng và gã kia nói đúng ở một điểm: cảng lúc nào cũng đầy kẻ cắp.
Bây giờ thì cậu chợt rõ vì sao người chủ quán nổi giận: ông chỉ muốn nói cho cậu hiểu rằng đừng nên tin gã kia.
“Mình như mọi người thôi: nhìn thế giới và thấy theo ý mình muốn chứ không phải như trong thực tế”.
Cậu ngắm nghía hai viên đá, gượng nhẹ sờ, tay cảm nhiệt độ và mặt láng của chúng. Chúng là tất cả gia tài của cậu. Chỉ cần sờ chúng là cậu thấy lòng thanh thản dần. Chúng gợi nhớ đến ông già.
“Chỉ cần cậu tha thiết muốn thì cả vũ trụ sẽ tác động để cậu đạt được”, ông già đã nói thế.
Cậu suy nghĩ thật lung để hiểu ý ông. Cậu đang đứng giữa một bãi chợ vắng tanh, không tiền, không cừu. Nhưng hai viên đá rõ ràng là một bằng cớ cậu đã gặp một ông vua mà ông vua này biết về chuyện đời cậu, biết về khẩu súng của bố cậu và về kinh nghiệm tình dục lần đầu của cậu nữa.
“Hai viên đá này dùng để dự báo. Chúng tên là Urim và Thummim”.
Cậu nhét đá vào bị và muốn thử một lần xem sao. Ông già bảo rằng phải đặt cậu hỏi thật rõ ràng vì đá chỉ hữu ích khi ta biết ta muốn cái gì. Thế là cậu hỏi: ông già còn tiếp tục phù hộ cậu không? Cậu lấy ra một viên. Câu trả lời là “Có”.
“Tôi có tìm được kho tàng không?” cậu hỏi tiếp rồi lại thò tay vào bị, định lấy ra một viên đá thì cả hai viên đều rơi xuống đất, qua một lỗ thủng. Cậu không biết bị của mình thủng. Cậu cúi xuống định nhặt lên. Song khi thấy chúng nằm trên nền đất cậu lại nhớ đến một câu nói khác của ông già: “Hãy học cách nhận ra dấu hiệu và đi theo nó”.
Đây hẳn lại là một dấu hiệu. Cậu cười nhẹ nhõm rồi nhặt đá lên, nhét vào bị. Cậu sẽ không vá bị; hai viên đá cứ việc rơi. Cậu hiểu rằng có những điều không nên hỏi để khỏi lẩn tránh số phận. “Vả lại mình đã muốn là sẽ tự quyết định mà”, cậu nhớ lại.
Dẫu sao hai viên đá cũng đã cho cậu biết rằng ông già vẫn phù hộ cậu, khiến cậu thêm vững tâm. Cậu lại nhìn quanh bãi chợ vắng tanh, nhưng không còn thấy tuyệt vọng như lúc nãy nữa. Đây không phải là một thế giới lạ, chỉ mới thôi. Vả lại đó chính là điều cậu vẫn ước ao : được biết những chân trời mới. Cho dù cậu không bao giờ tới được Kim Tự Tháp đi nữa thì thế này cũng đã là đi xa hơn bất cứ người chăn cừu nào cậu quen biết rồi. Chà, nếu họ biết được rằng chỉ cách hai giờ tàu biển thôi mà có bao nhiêu là điều lạ.
Tuy thế giới mới của cậu lúc này mới chỉ là bãi chợ vắng tanh thôi, nhưng cậu đã được biết lúc chợ đông như thế nào rồi và sẽ không bao giờ quên. Giờ cậu nhớ đến thanh gươm. Quả đấy là một giá rất đắt cậu đã phải trả để ngắm nghía nó, nhưng trước kia cậu chưa từng được thấy thanh kiếm nào đẹp như thế cả. Chợt cậu thấy rằng mình có thể nhìn cả thế giới hoặc với con mắt của một kẻ khốn khổ bị cướp sạch hoặc của một kẻ phiêu lưu trên đường đi tìm kho tàng.
“Ta là một kẻ phiêu lưu đi tìm kho tàng”, cậu còn nghĩ như thế trước khi thiếp đi vì mệt.
15
Cậu bừng mắt vì có ai đó thúc vào người. Hóa ra cậu nằm ngủ ngay giữa chợ, giờ lại đang tấp nập. Cậu ngơ ngác nhìn quanh tìm lũ cừu của mình rồi sực nhớ ra mình đang ở một thế giới khác. Song thay vì buồn phiền cậu lại thấy sung sướng. Bây giờ cậu không cần tìm cỏ và nước nữa mà có thể đi tìm kho tàng. Không có tí tiền nào trong túi nhưng cậu tin vào cuộc sống. Chiều tối hôm trước cậu đã quyết định thành một kẻ phiêu lưu, giống như những nhân vật anh hùng cậu đọc trong sách.
Cậu thong thả đi dạo trên bãi chợ. Các nhà buôn dựng quầy của họ. Cậu giúp một người bán bánh kẹo dựng quầy. Khuôn mặt rạng rỡ nụ cười cho thấy ông ta vui vẻ, yêu đời và sẵn sàng bắt đầu một ngày làm việc mới. Nụ cười này có nét gì đó làm cậu nhớ đến ông già, vị vua đầy bí ẩn mà cậu đã gặp.
“Ông già buôn này chắc chắn không phải bán bánh kẹo vì muốn sẽ có một ngày đi du lịch hay vì muốn cưới được con gái một thương nhân. Ông làm bánh kẹo chỉ vì ông thích”, cậu thầm nghĩ và thấy rằng mình cũng làm được điều ông vua già hồi đó đã từng làm: nhận ra được một người đang đi gần hay đang xa rời con đường sống của họ. Chỉ qua quan sát thôi. “Thật đơn giản, thế mà trước đây mình không hề biết”.
Khi quầy đã dựng xong, nhà buôn nọ đưa cậu cái kẹo đầu tiên ông làm ra. Cậu ăn, cám ơn rồi đi tiếp. Đi được một quãng cậu mới chợt nhớ rằng quầy hàng nọ vừa do một người nói tiếng Arập và một người nói tiếng Tây Ban Nha cùng dựng lên. Và hai người rất là hiểu nhau.
“Có một thứ ngôn ngữ nằm ngoài câu chữ”, cậu nghĩ. “Trước đây mình đã nghiệm thấy như thế với lũ cừu, giờ đây với cả con người”.
Cậu học nhiều điều mới. Có những điều đã từng biết nhưng giờ đây thấy như mới vì trước kia cậu không hề quan tâm. Và sở dĩ cậu không để tâm đến vì quá quen với chúng.
“Nếu mình học được cách giải đoán thứ ngôn ngữ không lời này thì mình sẽ giải đoán được thế giới”.
“Tất cả chỉ là một”, ông già đã nói.
Cậu quyết định đi thong thả, chậm rãi qua các con đường hẹp của Tanger. Chỉ như thế thì cậu mới nhận ra được dấu hiệu. Phải kiên nhẫn vô cùng, đó chính là đức tính đầu tiên kẻ chăn cừu phải học. Cậu lại chợt nghiệm ra rằng mình đang áp dụng vào trong thế giới mới lạ này những bài học mà lũ cừu đã dạy mình.
“Tất cả chỉ là một”, ông già đã nói.
16
Người bán hàng pha lê nhìn mặt trời lên rồi, như mọi buổi sáng, thấy lòng phiền muộn. Ông đã ở nơi này suốt gần ba mươi năm nay, mở một cửa hàng nằm tận đỉnh dốc, nơi chỉ có ít người qua lại. Bây giờ mà đổi thay, làm nghề gì khác thì đã quá muộn màng. Cả đời ông học chỉ có mỗi một việc là mua và bán pha lê. Có một thời cửa hàng ông đông khách lắm: khách thương Arập này, các nhà địa chất Anh và Pháp này, lính Đức này, tất cả đều tiền đầy túi. Hồi đó nghề bán bình pha lê thật tuyệt và ông hả hê hình dung mình sẽ giàu sụ, rồi khi về già được sống giữa các bà vợ đẹp.
Nhưng rồi thành phố Ceutar phát triển mạnh hơn Tanger và việc buôn bán bị xoay chiều. Xóm giềng dọn đi gần hết, vẫn còn một ít cửa hàng vẫn còn trụ lại bên sườn núi. Nhưng ai rỗi hơi leo tuốt lên cao chỉ vì vài ba hàng quán cơ chứ? Nhưng người bán pha lê không còn con đường nào khác. Ba mươi năm nay ông chỉ buôn và bán hàng pha lê thì chọn nghề khác bây giờ là quá muộn.
Suốt buổi sáng ông nhìn ra con đường lèo tèo hàng quán. Ông nhìn như thế hàng năm rồi nên biết rõ giờ giấc từng cửa hàng một. Bỗng đâu trước giờ nghỉ trưa ít phút có một gã ngoại quốc trẻ đứng trước tủ kính cửa hàng ông. Gã ăn mặc bình thường, nhưng với đôi mắt lão luyện ông biết gã không có tiền. Tuy thế ông vẫn nấn ná chưa đi ăn, định chờ thêm một lúc cho gã đi khỏi đã.
17
Tấm biển treo trước cửa cho biết chủ tiệm này nói được nhiều thứ tiếng. Cậu nhìn người đàn ông sau quầy hàng.
“Cháu có thể chùi sạch những bình này, nếu ông muốn”, cậu nói. “Như thế này thì chẳng ai thèm mua đâu”.
Người bán hàng pha lê nhìn cậu không nói gì.
“Cháu chỉ xin ông trả một bữa ăn thôi”.
Ông ta vẫn lặng thinh, còn cậu thấy phải tự quyết định. Trong bị có cái áo khoác, chắc cậu sẽ không cần đến nó trên sa mạc. Thế là cậu lôi áo ra, dùng để lau chùi ngay những li tách với bình hoa. Sau nữa giờ cậu lau sạch hết mọi thứ bầy trong tủ kính, trong lúc đó có hai người khách đến mua vài cái li pha lê.
Lau chùi xong, cậu xin ông ta cho mình ăn.
“Ta đi ăn chung”, người bán hàng pha lê nói.
Ông ta treo một tấm biển trước cửa rồi hai người đi tới một cái quán nhỏ xíu trên sườn núi. Khi họ đã ngồi vào cái bàn duy nhất trong quán, ông ta mới cười.
“Lẽ ra cậu không cần phải lau chùi gì hết”, ông nói. “Điều răn của kinh Koran buộc chúng tôi cho người đói ăn”.
“Thế tại sao ông lại cứ để cháu lau chùi?”. Cậu hỏi.
“Vì những li, bình ấy bụi bặm bẩn thỉu. Hai chúng ta, cậu cũng như ta, đều phải gột sạch những tạp niệm trong đầu”.
Ăn xong, người bán hàng pha lê nói với cậu:
“Ta muốn cậu giúp việc cho ta. Hôm nay, trong lúc cậu lau chùi thì có hai người đến mua hàng; đó là điềm lành”.
“Người ta nói quá nhiều về điềm này, điềm nọ”, cậu thầm nghĩ. “Nhưng họ không ý thức điều họ nói. Giống như mình không ý thức rằng đã từ lâu mình với lũ cừu giao cảm với nhau bằng một thứ ngôn ngữ nằm ngoài tiếng nói”.
“Cậu ưng làm việc cho ta chứ?”. Ông ta hỏi tới.
“Được, cháu sẽ làm nốt ngày hôm nay”, cậu đáp. “Đến sáng sớm mai cháu sẽ lau chùi hết mọi món hàng pha lê trong tiệm ông. Đổi lại cháu muốn có được đủ tiền để đi Ai Cập ngay buổi sáng mai”.
Nghe thế người bán pha lê bật cười.
“Dù cậu có lau chùi số hàng của ta suốt một năm và ngay cả khi cậu có được tiền hoa hồng kha khá do bán được hàng thì cậu vẫn còn phải vay thêm tiền thì mới đến được Ai Cập. Giữa Tanger và Kim Tự Tháp là cả nghìn cây số sa mạc”.
Tất cả như chết lặng đi trong giây lát, như thể thành phố này chìm sâu trong giấc ngủ. Không còn hàng quán nữa, không còn những nhà buôn mặc cả nữa, không còn những người ngân nga trên tháp giáo đường, không còn cây kiếm báu với cán cẩn đá quí. Không còn hi vọng và phiêu lưu nữa, hết luôn cả những ông vua già và những đường đời tự vạch, hết luôn những kho tàng và Kim Tự Tháp. Cả thế giới như nín lặng bởi vì tâm hồn cậu câm nín. Không đau đớn, không khổ, không thất vọng. Chỉ có một cái nhìn trống không qua cửa quán ăn và một khát khao được chết, muốn rằng tất cả chấm dứt ngay giây phút ấy.
Người bán hàng pha lê lo lắng nhìn cậu. Tất cả sự vui sống mới đây ông thấy ở cậu như chợt biến đâu mất hết.
“Ta có thể cho cậu tiền để về nước”, ông an ủi.
Cậu vẫn lặng thinh, rồi chợt đứng phắt lên, xốc áo quần ngay ngắn, cầm lấy bị.
“Cháu sẽ làm việc cho ông”, cậu đáp.
Sau một lát, cậu nói tiếp:
“Cháu cần tiền để mua dăm ba con cừu”.
* * *
Phần II
18
Đã gần một tháng nay cậu làm việc cho chủ tiệm pha lê, nhưng công việc không làm cậu thoải mái lắm. Ông ta đứng suốt ngày sau quầy hàng với vẻ mặt ngán ngẩm, luôn miệng nhắc cậu phải cẩn thận kẻo vỡ.
Tuy thế cậu vẫn tiếp tục làm vì tuy ông già này bẳn tính nhưng sòng phẳng và tiền hoa hồng cho mỗi món hàng bán được cũng kha khá, thành ra cậu cũng đã dành dụm được một chút ít. Sáng hôm ấy cậu nhẩm tính: nếu tiếp tục làm như từ trước đến giờ thì cậu cần một năm mới mua nổi dăm ba con cừu.
“Cháu muốn đóng một cái kệ bày hàng pha lê”, cậu nói với chủ tiệm. “Ta có thể kê kệ trước cửa tiệm để lôi kéo khách đến đây”.
“Ta không đóng kệ cũng bởi vì sợ người đi va phải, bể hết li tách”, chủ tiệm đáp.
“Ngày trước, khi cháu dẫn cừu đi thì lúc nào cũng có nguy cơ chúng bị rắn cắn, nhưng đã làm thân cừu và người chăn chúng thì phải chấp nhận thôi”.
Người chủ tiệm tiếp một ông khách; ông này mua luôn ba bình hoa. Hàng họ bán chạy hơn bao giờ hết, khác nào thế giới quay lại cái thời mà con đường này là một trong những nơi hấp dẫn du khách nhất Tanger.
“Hàng họ bán chạy quá”, chủ tiệm nói với cậu sau khi người khách kia đi khỏi. “Tiền này sẽ cho phép ta được sống thoải mái hơn và chẳng bao lâu nữa cậu lại có một bầy cừu. Thế thì việc gì phải làm thêm cho nhọc nhằn chứ?”.
“Vì chúng ta phải làm theo dấu hiệu”, cậu đáp để rồi hối tiếc đã lỡ lời, vì chủ tiệm pha lê đã từng gặp ông vua nào đâu.
“Cái đó gọi là thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Vì cuộc đời muốn rằng anh phải đi theo con đường của riêng mình”, ông vua già đã nói thế mà.
Thế mà ông chủ tiệm cũng hiểu ý cậu đấy. Ngay sự có mặt của cậu trong cửa tiệm đã là một dấu hiệu rồi. Rồi khi tiền bắt đầu vào như nước thì ông không hối tiếc đã thuê chàng trai Tây Ban Nha này. Lúc đầu vì ông nghĩ rằng không thể bán nhiều hơn trước nên đã đề nghị trả cậu tiền hoa hồng khá cao, thành ra cậu kiếm được nhiều hơn bình thường. Nhưng trực giác ông cho biết chàng trai này nay mai thế nào cũng trở về với lũ cừu của cậu thôi.
“Vì lí do gì cậu lại muốn biết Kim Tự Tháp chứ?”. Ông hỏi để lái khỏi chuyện cái kệ.
“Vì cháu nghe kể hoài về chúng”, cậu đáp nhưng tránh không đả động đến giấc mơ. Cái kho tàng đã trở thành một kỉ niệm đau đớn nên cậu cố không nghĩ tới nữa.
“Ta chẳng quen biết một ai ở đây muốn vượt sa mạc chỉ để xem Kim Tự Tháp cả”, chủ tiệm nói. “Đó chẳng qua chỉ là những đống đá thôi. Cậu có thể tự xếp lấy một cái ngay trong vườn cũng được cơ mà”.
“Coi bộ ông không mơ ước được đi đây đi đó nhỉ”, cậu đáp rồi quay qua tiếp một người khách mới bước vào tiệm.
Hai hôm sau chủ tiệm tìm cậu để nói về vụ cái kệ.
“Ta không ưa thay đổi”, ông nói. “Cậu và ta không giống như nhà đại phú thương Hassan kia. Lỡ mua nhầm hàng thì ông ta cũng chẳng bận tâm gì. Nhưng nếu một trong hai chúng ta nhầm lẫn thì khổ thân to”.
“Đúng thế thật”, cậu thầm nghĩ.
“Cậu cần cái kệ để làm gì?”. Chủ tiệm hỏi.
“Cháu muốn được trở về với lũ cừu càng sớm càng tốt. Chúng ta phải tận dụng thời gian được may mắn. Người ta gọi đó là nguyên lí đãi ngộ hay thánh nhân đãi kẻ khù khờ”.
Ông chủ tiệm già im lặng một lúc rồi nói:
“Đấng tiên tri cho chúng ta kinh Koran và để lại có năm điều răn thôi để chúng ta tuân thủ trong đời sống. Điều răn quan trọng nhất là: chỉ có một Thượng đế duy nhất. Những điều răn kia là: mỗi ngày cầu nguyện năm lần, ăn chay trong tháng Ramadan, giúp kẻ bần hàn”.
Ông ngừng nói. Mắt ông rưng rưng khi nhắc đến Đấng Tiên Tri. Vì ngoan đạo cho nên dù đôi khi bẳn tính ông vẫn cố sống theo lời răn của đạo Hồi.
“Thế còn điều răn thứ năm?”. Cậu hỏi.
“Hai hôm trước cậu bảo rằng ta không có ước mơ đi đây đi đó”, nhà buôn pha lê đáp. “Bổn phận thứ năm của một người Hồi giáo là ít nhất một lần trong đời hành hương đến thánh địa Mekka. Mekka còn xa hơn Kim Tự Tháp nhiều. Hồi trẻ, ta muốn dành dụm ít tiền để mua cửa tiệm này. Lúc ấy ta nghĩ đến một ngày đủ khá giả để đi Mekka. Rồi ta kiếm được khá tiền nhưng lại không nhờ ai trông hàng được vì pha lê rất dễ vỡ. Mà ta lại thấy nhiều người đi hành hương Mekka kéo qua trước cửa nhà. Có vài người giàu kéo theo cả đoàn người làm và lạc đà, nhưng phần lớn họ nghèo hơn ta nhiều. Ai nấy hớn hở trở về và treo dấu hiệu của chuyến hành hương trên cửa. Một người trong bọn họ, chỉ là thợ sửa giầy thôi, kể ta nghe rằng ông ta đã mất suốt gần một năm để vượt sa mạc, thế mà vẫn thấy không cực bằng đi lùng trong khu phố Tanger tìm cho ra loại da thuộc thích hợp”.
“Nếu thế thì sao ông không đi Mekka ngay lúc này?”, cậu hỏi.
“Vì Mekka giúp ta có được sức sống, chịu đựng nổi cái đơn điệu nhàm chán của đời sống ngày này qua ngày khác đối diện với những món hàng vô tri trên kệ kia và nuốt cho trôi những bữa ăn trong cái quán kinh khủng nọ. Ta sợ sau khi đã đạt được ước mơ rồi thì không còn gì thúc đẩy mình tiếp tục sống nữa. Cậu mơ có cừu và được thấy Kim Tự Tháp. Cậu khác hẳn ta vì cậu muốn đạt được ước mơ. Còn ta chỉ muốn mơ về Mekka thôi. Ta đã từng trăm lần hình dung mình vượt sa mạc, đến được quảng trường có đặt tảng đá thiêng và phải đi quanh bảy vòng trước khi được sờ tảng đá. Ta đã mường tượng sẽ có những ai ở quanh mình lúc đó, những kinh cầu và cả những lời chúng ta nói với nhau. Song sợ bị thất vọng não nề, nên ta chọn cách chỉ mơ thôi”.
Hôm ấy chủ tiệm đồng ý cho đóng kệ trưng bày hàng.
Ông và cậu, mỗi người có một quan niệm riêng về mơ ước.
19
Lại thêm hai tháng nữa trôi qua và cái kệ đã đem lại cho tiệm pha lê thêm nhiều khách. Chàng trai tính rằng sáu tháng sau cậu sẽ về lại Tây Ban Nha và sẽ mua lại sáu chục con cừu và không chừng thêm sáu chục con nữa ấy chứ. Chưa đầy một năm sau đàn cừu của cậu sẽ tăng gấp đôi và cậu sẽ có thể buôn bán được với người Arập vì bây giờ cậu hiểu được thứ ngôn ngữ lạ lùng này rồi. Từ cái buổi sáng đầu tiên trên bãi chợ không người đến nay cậu không đụng tới hai viên đá Urim và Thummim nữa, vì đối với cậu Ai Cập chỉ còn là giấc mộng, xa xôi như thể Mekka đối với chủ tiệm pha lê. Giờ thì cậu thích việc mình làm và luôn nghĩ đến lúc sẽ đặt chân lên Tarifa như một kẻ chiến thắng.
“Hãy luôn nhớ đến điều cậu muốn đạt được”, ông vua già đã từng bảo thế. Bây giờ thì cậu đã hiểu và cố công thực hiện. Có thể kho tàng của cậu chính là đến được xứ lạ này, gặp phải một tay bợm và rồi tậu được bầy cừu nhiều gấp đôi mà chẳng phải trả tí gì hết. Cậu thấy tự hào. Chả gì cậu cũng đã học được nhiều điều quan trọng, chẳng hạn biết bán hàng pha lê, dùng ngôn ngữ không lời nói và hiểu dấu hiệu. Một buổi xế trưa nọ cậu gặp một người trên triền núi, ông ta phàn nàn rằng sau cái dốc cao vòi vọi này chẳng tìm ra đâu một chỗ cho đàng hoàng có bán giải khát. Do đã hiểu được ngôn ngữ của dấu hiệu, cậu bèn tìm chủ tiệm, nói rằng:
“Ta nên bán trà cho những người leo dốc lên đây”.
“Quanh đây đã có đủ nơi bán trà rồi”, chủ tiệm đáp.
“Ta có thể mời trà đựng trong ly pha lê. Trà sẽ ngon hơn và người ta sẽ mua luôn cả li, vì cái đẹp thường quyến rũ con người nhiều nhất”.
Chủ tiệm lặng im nhìn cậu một lúc. Ông không nói gì cả. Nhưng chiều tối hôm ấy, sau khi cầu nguyện xong và đóng cửa tiệm, ông ngồi xuống lề đường rồi bảo cậu cùng hút Nargileh - một loại ống điếu thuốc lào người Arập thường hút - với ông.
“Thật ra cậu muốn gì nào?”, chủ tiệm hỏi.
“Như cháu đã nói, cháu muốn tậu lại bầy cừu, nên cháu cần tiền”.
Chủ tiệm bỏ thêm than vào điếu rồi rít một hơi dài.
“Từ ba mươi năm nay ta làm chủ cửa tiệm này. Ta biết phân biệt giữa pha lê xấu và tốt; ta cũng biết rõ phải buôn bán cách nào. Nay nếu cậu bán trà trong li pha lê thì hàng họ sẽ phất đấy nhưng mà ta sẽ phải thay đổi nếp sống”.
“Như thế có gì là không hay ạ?”
“Ta đã quen sống thế này rồi. Trước khi cậu đến ta vẫn còn nghĩ rằng mình đã bỏ phí quá nhiều ngày giờ ở đây, trong khi các bạn ta dọn đi nơi khác rồi hoặc họ làm ăn khấm khá, hoặc thất bát. Ta lấy thế làm buồn. Nhưng rồi nhận ra rằng mình nghĩ sai: tầm cỡ cửa tiệm này đúng như ta mong muốn. Ta không muốn sửa đổi gì nữa cả chỉ vì không biết sửa đổi thế nào. Ta đã quá quen sống thế này rồi”.
Vì chàng trai không biết trả lời sao nên ông nói tiếp:
“Cậu đúng là phước lành Thượng đế ban cho ta. Ngay nay ta mới hiểu nếu cự tuyệt thì phước lành sẽ thành mối họa. Ta thật không còn mong ước gì cho đời mình nữa. Nhưng cậu lại ép ta nhìn thấy sự giàu sang phú quý và vô vàn chân trời mới lạ ta chưa hề biết. Bây giờ thấy những thứ ấy rồi và thấy cả khả năng vô hạn của ta nữa thì ta lại cảm thấy mình khốn khổ hơn vì biết rằng muốn thì sẽ được, thế mà ta lại không muốn”.
“May mà hồi đó mình không nói gì với anh chàng bán kem”, cậu thầm nghĩ.
Mặt trời bắt đầu lặn mà họ vẫn ngồi hút Nargileh thêm một chặp nữa. Họ trò chuyện tiếp và chàng trai hài lòng vì nói được tiếng Arập. Có một thời cậu đã nghĩ rằng lũ cừu có thể dạy được cho cậu biết mọi thứ trên đời, nhưng tiếng Arập thì chúng không dạy cậu được.
“Chắc chắn trên đời này còn nhiều thứ lũ cừu không dạy mình nổi”, cậu lặng thinh ngẫm nghĩ và quan sát người chủ tiệm. “Nói cho cùng thì chúng chỉ lo tìm cái ăn và nước uống. Có thể nói không phải chúng dạy mình mà chính là do mình học được”.
“Maktub”, chủ tiệm lên tiếng.
“Nghĩa là gì ạ?”
“Phải là người Arập mới hiểu được”, ông đáp. “Nhưng tạm dịch ra thế này: Trong kinh Koran có viết …”
Rồi trong khi dập tắt than trong Nargileh ông bảo rằng từ nay cậu có thể bán trà trong li cà phê được đấy. Đôi khi không có cách gì ngăn được dòng đời.
20
Người nào leo hết dốc tới nơi đều mệt nhoài. Rồi họ thấy ở cửa hàng pha lê trên đó có bán trà bạc hà. Họ vào uống và trà được bưng ra trong những li mài rất đẹp.
“Thế mà bà vợ mình không nghĩ ra”, một người trầm ngâm rồi mua vài cái li, vì tối hôm ấy nhà ông có khách. Khách của ông ta nhất định sẽ trầm trồ những cái li đẹp này. Kẻ khác quả quyết rằng trà đựng trong li pha lê ngon hơn nhiều vì giữ được mùi thơm hơn. Người thứ ba cho rằng truyền thống của phương Đông là uống trà trong li pha lê mài vì chúng có những lực kì diệu.
Chẳng bao lâu sau tin lan truyền đi và nhiều người cố công leo lên dốc tìm cho được một cửa tiệm xưa nay chuyên bán một loại hàng, giờ thêm một thứ mới. Nhiều tiệm khác cũng bắt chước bán trà trong li pha lê nhưng lại không nằm trên đỉnh dốc, thế là luôn luôn vắng khách.
Ít lâu sau, ông chủ tiệm đã phải thuê thêm hai người nữa. Cùng với bình pha lê, ông nhập một khối lượng lớn trà cho các ông, các bà ngày ngày khao khát thưởng thức cái mới. Sáu tháng liền như thế trôi qua.
------------
Còn tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét