Lý Bạch (701 - 762) thi nhân đời Đường. Ông có bài thơ
“Trường Can hành”, miêu tả tình bạn tâm đầu ý hợp của hai đứa trẻ, một trai,
một gái. Bài thơ bắt đầu bằng bốn câu:
“Thiếp phát sơ phú ngạch,
Chiết hoa môn tiền kịch
Lang kỵ trúc mã lai,
Nhiễu sàng lộng thanh mai…”
Nghĩa là:
Em tóc vừa xõa trán, đang chơi trò bẻ hoa trước cửa, anh lấy
khúc tre làm ngựa, lấy cành mai xanh làm roi, cưỡi con ngựa tre chạy quanh
giường.
Tạm dịch:
“Em tóc vừa xõa trán,
Ngắt hoa chơi trước nhà.
Chàng vờ cưỡi ngựa đến,
Đuổi nhau quanh ghế ngồi…”
Đoạn thơ nói về hai đứa trẻ chơi rất thân với nhau, thường
cùng nhau chơi những trò chơi của con trẻ như bẻ cành tre làm ngựa, bẻ cành mai
làm roi. Rồi cùng chạy thi như người cưỡi ngựa.
Sau này, từ bài thơ của Lý, người ta rút ra thành ngữ “Thanh
mai trúc mã” để nói về mối tình của đôi trai gái thắm thiết từ ngày thơ ấu.
Thành ngữ này chỉ dùng để nói về tình bạn, nếu là anh chị em
trong nhà, không dùng thành ngữ này được
Thành ngữ này chỉ nói về tình bạn thân thiết của hai đứa trẻ
một trai, một gái. Nếu cùng là trai cả, hoặc cùng là gái cả thì dùng thành ngữ
này không thích hợp.
--------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét