Chương 1- Ông thân
tôi là “mòng”
Nụ cười vẫn thường lộ trên cặp môi đỏ tựa thoa son, anh Vân
bỗng ủ dột, muốn như cỏ vẻ chán đời.
Do lẽ gì, cái thái độ trái ngược như vậy? Vì ông thân anh,
một cụ phán thượng hạng đã về hưu, hưu bổng hàng tháng rất to, với bà mẫu anh,
một người mẹ đảm, đã một tay tậu nổi mấy toà nhà lộng lẫy mà không để cho anh
được tự do tiêu, phá chăng? Vì ý trung nhân của anh, một cô gái tân thời óc
chứa đầy những tình cảm đã phụ anh chăng? Hay vì mảnh bằng tốt nghiệp của
trường cao đẳng thương mại chưa cho phép anh được chiếm một ghế ngồi trong
một.công sở? Lạ! Con một nhà giàu, lại sẽ, là chồng một mĩ nhân, địa vị như
thế, tại sao anh Vân lại chán đởi? Cái buồn của anh chàng này chắc có chứa sự bí
mật gì đây...
Chiều hôm ấy, anh Vân ghé vào tai tôi:
- Tôi đã đỡ được nỗi chán đời vì đã tìm ra được cách mở két
của ông cụ. Tôi mới có được một mẻng rất đáng yêu cả tinh thần lẫn xác thịt
nhưng phải cái hơi đáng giận là có cái đức lớn trong sự tiêu tiền. Tôi rất lấy
làm phàn nàn về điều đỏ, nhưng biết làm thế nào? Phụ nữ bây giờ hầu hết thế cả!
Tình thế này ép tôi phải tính... Đáng lẽ tôi cũng không dùng đến kế này, vì nó
bất lịch sự quá, nhưng anh tính : ông cụ đưa tiền cho mình tiêu thì tỏ ý xót xa
mà đến khi ngồi vào đám bạc, hết trăm này đến chục khác chẳng lấy làm tiếc, anh
bảo thế thì còn gì ức cho mình hơn? Nói tới đó, anh ngắt câu chuyện, đưa ra cho
tôi một lá thư còn ngỏ.
Ngoài bì đề:
Monsieur Ấm B...
N... Ruelle de
poissions Hanoi
(1)
Còn trong thư:
Bắc Ninh, le 26
février 1933 (2)
Thưa ngài,
Cùng nhau gắn bó đã
bao nhiêu lần, tôi vẫn để ý mãi, nay thật đến lúc phải phiền ngài rồi đây. Mong
ngài xếp cho một người có vẻ ông tham, ông phán, đúng chiều thứ bảy sang bên
tôi có hàng. Chính ông thân tôi là mòng. Chắc chắn lắm! Còn nhiều két khác nữa,
nhưng tôi chưa dám cam đoan vội, vì chưa xếp xong. Chỉ cần người chơi tổ tôm,
tài bàn giỏi thôi, không dùng đến bát, đĩa gì ca. Đáng lẽ tôi phải “thân hành”
sang cầu cứu song bận thu xếp, phải dùng chữ thay người, có điều đường đột,
ngài cũng xá đi cho. Và xin báo trước bằng thơ, nói rõ hình dạng người mà ngài
phái sang, đễ chúng tôi ra ga đón cho tiện. Xin nhớ, chúng tôi ở phố Tiền An,
số nhà...
Kính thư
Vân
Xem xong, bốn mắt gặp nhau, tôi cố nhịn cười:
- Anh gọi bịp về bắt ông cụ đấy à? Gớm! Có hiếu nhỉ!
Anh Vân chỉ mỉm cười một cách khoái chí rồi lấy hồ dán kín
phong thư.
* * *
Hai hôm sau. Trên con đường chạy ra ga Bắc Ninh với hai dãy
cây um tùm đứng giàn hai bên, một chiếc ô tô hàng đứng chờ, mấy cái xe cao su
lượn nghênh ngang, lùng khách. Anh Vân rảo bước đi bên tôi, cầm một lá thư lẩm
nhẩm: “Đúng 6 giờ chiều, ở ga xuống,
người nào mặc ta, cầm máy ảnh, mặc cả xe đến phố Tiền An là đích đấy...”
Đúng 6 giờ. Một hồi còi... Mười toa tàu lù lù đến sân ga,
nhả ra độ mười hành khách. Có người gọi vợ, gọi con, mặc cả xe om sòm, có người
bị phu xe túm bâu lấy mà chỉ biết kêu rối rít: “Không, không !...” Bỗng có một
giọng dõng dạc, to hơn hết, nổi lên trong đám khách ồn ào:
- Chủng mày, thằng nào biết, mau kéo tao đến phố Tiền An nhà
cụ...
- Đây rồi !
- Phải, đích người này rồi. áo gấm trong, áo sa tanh ngoài,
giày ban (3), tay có cầm máy ảnh. Răng vàng hé lộ mỗi khi cười lệch miệng, kính
đồi mồi nằm trên sống mũi dọc dừa nghiêm trang. Mặt láu lỉnh ra phết ăn người.
Ba chúng tôi bắt tay nhau. Anh Vân pha trò mà giới thiệu:
- Đây là chú nó... còn ngài này... “ân nhân” của tôi !
Ông ân nhân của tôi ấy là ông đến giết bố nó để cứu con, mấy
phút sau, được anh Vân rước về nhà kêu rầm lên: “Thưa thầy, thưa đẻ, có bác
tham (4) Ngọc vốn là bạn cũ sang chơi với con” thì được cả nhà đón chào mừng
rỡ. Nhất là lại được ông cụ già đạo mạo tiếp đãi ân cần, tự đem thân ra đóng
cái vai con chim mòng đậu vừa đúng tầm súng cho kẻ đi săn.
Cuộc gặp gỡ của chủ với khách bắt đầu gắn bó bằng một bữa
cơm bề bộn những thịnh soạn. Trong bữa tiệc kéo luôn hai tiếng đồng hồ, người
ta nói đến những chuyện giời nắng, giời mưa, nạn khủng hoảng (5), cuộc chiến
tranh Trung - Nhật, việc nhà nước thi hành chính sách tiết kiệm rút lương, thải
bớt người làm. Ông “tham Ngọc” của anh Vân ăn nói ôn tồn, đóng cái vai kịch của
mình một cách thạo lắm. Ông hết bàn luận về đạo nghị định ngày 6 Octobre 1931
(6) lại làm ra mặt học rộng, đả động đến cả bộ “mặt trái” của hội Quốc Liên
(7). Có khi ông tự giới thiệu: chỉ ham đọc sách và gặp dịp nhàn thì chỉ du
ngoạn những phong cảnh đẹp chớ ít khi để ý đến sự chơi bời. Thấy con người giỏi
mà nết na như vậy, cụ phán khâm phục ông ra mặt, ngợi khen mãi ông là người hữu
ích, chẳng lêu lổng như em Vân. Rồi cụ cười khà khà:
- Dù bác không chơi bời gì thì tổ tôm, tài bàn cũng phải
biết chứ?
Nụ cười vẫn giữ trên môi, ông “tham Ngọc” thong thả đáp lại:
- Bẩm vâng! Ngoài sự đọc sách với chơi ảnh ra, con cũng
chẳng còn cách gì giải trí nữa. Đi hát ả đào hay rượu chè, hút xách thì tai
hoạ, mà giai gái thì bẩm... chúng con đã quá tuổi rồi! Vả lại tổ tôm, tài bàn
là cái chơi thanh nhã, khác nào như cuộc đấu trí. Con cho đó là một cách giải
trí lịch sự mà người thượng lưu cần phải biết.
Thiết tưởng một phạm nhân can tội giết người mà được trạng
sư (8) cãi cho trắng án cũng vị tất đã có lòng kính phục, ngưỡng mộ, nhớ ơn ông
thầy cãi của mình như cụ phán của tôi kính phục, ngưỡng mộ, nhớ ơn ông “trạng
sư của tài bàn, tổ tôm” lúc ấy. Đánh trúng vào chỗ yếu của ông cụ rồi, tay bịp
già đã thèm nhận những lời ân cần mời mọc vào cuộc tài bàn ngay cho đâu!
- Bẩm con định sang hầu cụ với thăm anh Vân con rồi nhân
tiện đi chụp ít ảnh vì cảnh những đồi Lim đẹp đã có tiếng... chứ không nghĩ đến
sự sang đây lại được cụ ép đánh tài bàn !
Cụ phán cố phân trần cho ra lẽ:
- Nhưng còn cả ngày mai thì bác ngại gì? Tôi chỉ sợ bác chả
đem nổi vài vạn tấm kính sáng mà chụp cho xuể thôi.
Thế là thành cuộc. Bốn vai trò: ông “tham Ngọc” người đi
săn, anh Vân người hướng đạo, ông thân sinh ra anh, chim mòng, với tôi, một
người tò mò, đi xem. Tôi rất lấy làm lạ vì cứ thấy vai con chim mòng thắng
trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn. Chính anh Vân
cũng hơi tái mặt, chỉ sợ người mình lôi về chưa hẳn là thiện xạ, có bao nhiêu
lại đến chui hết cả vào két của ông cụ thì...
Làm ra bộ thua cay, nóng tiết, đang đánh một, hai, ba đồng,
ông “tham Ngọc” rủ đánh gấp đôi.
- Thưa cụ, đánh nhỏ con lại hay thua, có đánh to mới cao
được.
Gặp hồi đỏ, ông cụ hăng hái như đang say rượu nhận lời liền!
Thể là từ lúc đánh hai, bốn, sáu đồng, ông cụ năm thì mười hoạ mới được một ván
ù suông. Ù tài bàn, sửu bàn (9) chỉ riêng về ông “tham Ngọc”.
Thấy số giấy bạc trước mặt, trong tủi mình cứ lần lượt chui
ra rồi bay đi với gió, moi ví mãi nóng tiết, ông già thỉnh thoảng lại làm ván
ké một “rồng xanh” (10). Nhưng bao nhiêu cũng đều “giá vũ đằng vân” đi đâu mất
cả!
Cái ví lép kẹp của ông già giục cả làng tan chầu, đứng lên:
- Thôi, mời bác lên gác đi nghỉ với em. Bác đỏ và đánh cao
quá, thật số bác hôm nay phát tài. Tôi thua dễ đến hơn sáu chục !...
Ông cụ “tuy không ăn ớt mà cay” nhưng vẫn vui vẻ như thường,
vẫn thản nhiên, lộ cái vẻ yêu con người đã lịch thiệp lại có biệt tài, đánh tài
bàn cao.
Còn tôi, tuy tò mò ngồi để ý mất cả buổi tôi, cũng không sao
khám phá nổi những ngón bịp ! Vậy “mặt mũi” những ngón bịp thế nào?
* * *
Trên gác riêng của anh Vân, giữa lúc chia tiền.
- Vốn tôi đem sang: mười lăm đồng, vốn bác: năm đồng, mà đây
tám mươi ba tất cả, thế là cụ bị mất đút 63 đồng. Đáng lẽ ta chia ba, ông ấm
B... ở Hà Nội với tôi hai, còn bác một. Nghĩa là cả ba đạo binh cùng hưởng:
đoàn hướng đạo, đoàn quân thắng trận với bộ tham mưu. Nhưng mòng là cụ nhà bác
thì bác cứ cầm bốn mươi của. Anh em chúng tôi chỉ dùng 23 hòn đạn là đủ rồi.
Trước cái thái độ nhã nhặn và biết điều này, anh Vân đáp
bằng cái gật đầu, chìa tay ra nhận và nói:
- Để lần sau bác sang, tôi gọi cho mấy via (11) nữa đến, rồi
ta lại sẽ có dịp được chia hương hoả với nhau. Nhưng tôi muốn bác cho xem qua
các ngón để sau này mà tránh...
Nhà đi săn cười. Một cuộc phấn đẩu chốc lát trong óc anh
chàng: bí mật nhà nghề, cỏ nên? Hay không?
Sau một lúc lưỡng lự, “ông tham” có ý lấy chúng tôi làm chỗ
đồng chí, cũng chẳng phải ngại gì. Chúng tôi ngồi nghe như hai cậu học trò
trước một giáo sư dạy khoa quỷ thuật.
- Có ba lối tài bàn. Thứ nhất: lối đánh kiệu hay là nhị cập
nhất, hai người thông lưng nhau hại một người bằng những luật nhất định như để
tay vào đùi, vào gối, ống chân, bàn chân tuỳ theo quân chờ về hàng văn, hàng
sách, hàng vạn... Muốn ăn quân gì hoặc chờ quân gì, cứ việc ra hiệu để bên kia
để ý đánh cho mà ăn hoặc hạ ù. Nhưng đó chỉ là phương pháp của các bịp non, dễ
lộ tẩy, nếu người ta nghi hoặc, khám bài thấy rõ sự đánh tầm bậy, gian lận thì
nguy. Lối ấy không xứng đáng, tôi không thèm dùng.
Thứ nhì: hụt nọc. Lối chơi này cần mĩ thuật lắm, người đánh
phải có cả tài lẫn gan. Bắt cái xong, mình phải cầm lấy bài nọc vờ chang đi mấy
lớp. Thế là vài ba quân đã theo cái chang chui lọt, nằm gọn trong tay áo mình
rồi. Đến lúc lên bài, phải xoay đi cho phu nào vào phu ấy, lưng nào vào lưng
ấy. Thừa quân thì dễ ù lắm. Nếu ù... hạ bài xong cử để mặc làng khám cho kĩ.
Xong đâu đấy, gạt cả ra một góc chiếu cho người chia bài... là mấy quân bài
“trốn thẻ” trong tay áo đã thừa cơ chui tọt ra, theo cái lúc “hỗn quân hỗn
quan”, hợp với bọn lính thắng trận về cổng khải hoàn. Muốn đề phòng sự làng
nghi ngờ, thấy mình ù nhiều mà điểm lại bài nọc, bài rìa, thì có hai cách cản.
Một là thấy mình hạ xong ông “bạn đồng chí” cầm ngay lấy phần nọc vờ tìm quân
ông ta đang chờ, phàn nàn rầm lên, “gọi chó” rầm lên, ồ ạt xoá đi cho người kia
không kịp điểm nữa. Hai là rút ở nọc lên mà ù. Quần bài chờ ấy lẽ tất nhiên là
quân mình thụt được ở nọc từ trước đã giấu sẵn trong tay. Lúc xoa tay xuống nọc
vờ rút nó lên thì trong lòng bàn tay phải có sẵn cả những quân mình đã hụt, trả
vào nọc, chỉ “xách cổ” lên một quân chờ ù. Đến thế thì ván nào mình ù, làng có
điểm bài cũng không ngại gì nữa.
Lắm khi chơi với bọn thạo, không hụt nổi ở nọc thì mình phải
dùng đến chước thứ ba, nghĩa là hụt vào phần bài của ông “bạn đồng chí” với
mình. Bắt cái xong, cầm phần bài mình trong tay rồi, mình lại phải vớ lấy “phần
bài tòng phạm” liệng trả ông bạn. Trong cái liệng rất ý tứ mà ít ai để ý ấy,
ngón tay cái với ngón tay trỏ của mình đã “họp đảng” với nhau giữ lại vài quân,
trập phắt vào phần mình. Thế là ông bạn cầm phần bài thiếu phải đánh bậy bạ cho
qua cuộc, cốt sao “che mắt thế gian”.
Ấy, chỉ có thế thôi, bịp tài bàn cũng vậy hay tổ tôm cũng
vậy..Cốt nhất phải có bộ mặt tài tử đóng kịch, nghiễm nhiên, bệ vệ, cũng cốt
nhất là ngồi vào một chỗ không ai ám nổi, tránh cho xa những bác chầu rìa.
Trong cuộc giảng bài này, ông “tham” cho chúng tôi rõ cả phần thực hành lẫn
phần lí thuyết. Nhanh như chớp, ông giở ngón có bảo trước cho biết mà chúng tôi
chịu, không sao vớ được cái “thiên biến vạn hoá” của nhà quỷ thuật đại tài.
Bữa tiệc nào cũng phải có đồ nước nên nhà bạc bịp thuật thêm
một câu chuyện ngắn nữa để làm món đét-xe ( tráng miệng).
- Một lần, ngồi vào cuộc với hai ông khách lạ mà tôi tưởng là
quých, tôi vờ chang bài nọc, hụt xong, để xuống đĩa thì bỗng phải giật mình lo
sợ vì chỉ cuỗm có bốn quân mà sao phần nọc có lẽ thiếu nhiều? Đang mải ngẫm
nghĩ thì một ông khách lạ nắm chặt lấy tay tôi. Cuống quá, đã tái cả mặt nhưng
nhanh trí khôn, tôi cũng vội liều nắm chặt cổ tay ông ta làm cái “trả miếng”.
Rồi chúng tôi cùng buông nhau ra để cười sằng sặc, gập đôi người lại mà cười.
Tôi hụt bốn quân bài thì ông khách ấy cũng hụt ba quân cộng với một quân. Ông
ta chia thừa cho phần bài của ông mà tôi thì hụt nọc! Chúng tôi gọi buổi ấy là
ngày “anh hùng tương ngộ”, cũng là “bịp lũa” cả mà bên nọ còn tưởng bên kia là
mòng. Trước mặt anh chàng dắt khách lấy hồ hòng chuyện nọ kia, mặt tiu nghỉu
như chó bị thiến, chúng tôi vỗ vai nhau, bắt tay nhau một cách ân cần, gọi nhau
là “tri kỉ”.
------------------------
Chú thích:
1- Ông Ấm B. số... phố Hàng Cá. Hà Nội.
2- Bắc Ninh. ngày 26 tháng 2 năm 1933.
3- Giày da mềm dùng những khi nhảy đầm.
4- Tham tán là nhân viên hành chính trung cấp của các cơ
quan của Pháp.
5- Kinh tế khủng hoảng, nói tắt.
6- Mồng 6 tháng 10 năm 1931.
7- Hội các nước trên thế giới năm 1920, đến 1946 đổi thành
tên Liên Hiệp Quốc.
8- Luật sư.
9- Ù tài bàn là ăn một ván bài to nhất, sỉu bàn là to thử
hai.
10- Giấy bạc hai mươi đồng.
11- Nói theo tiếng Pháp: vieux nghĩa là ông già.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét