Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Thị trấn hoa quỳ vàng - truyện của Trần Thùy Mai

Bây giờ, Ng, cũng không nhớ tại sao hai người lại chọn cái thị trấn xơ xác ấy làm nơi gặp gỡ. Mười năm trước họ không biết gì về nó, ngoài một địa danh bất chợt nhặt ra từ trí nhớ mông lung, địa danh mơ hồ, gợi lên một vùng đất xa xôi ven biển. Dường như sự lựa chọn ấy cũng tiền định, vì trong những giấc mơ cản đường thoát của mình, Ng. luôn luôn thấy người ấy hiện ra trước mắt nàng giữa tiếng sóng gầm dữ dội. Biển, biển sôi trào, và trái tim nàng cũng sôi lên như biển.
Trong mười năm trời, năm nào họ cũng gặp nhau vào ngày tháng ấy, bên chân sóng ấy. Lần này, Ng lại đến, y như trong lần đầu, nàng bước xuống xe và ngơ ngác nhìn ánh nắng vàng hoe, lấm tấm bụi. Mỗi năm, thị trấn mỗi khác đi, những ngôi nhà như sinh nở thêm, mái tôn, mái ngói xúm xít quanh bến xe. Mấy chiếc dù hoa sặc sỡ vừa mọc đây đó, như những chấm màu vui vui trên khung cảnh lộn xộn của một vùng nửa thôn quê, nửa phố xá. Chỉ có ngọn gió thổi qua đỉnh rặng phi lao là vẫn thế, đẫm mùi nước mặn, mùi nồng nàn của ngàn khơi.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Tiếng Gọi Đời Thường - Knut Hamsun

Knut Hamsun

Tiếng Gọi Đời Thường



Ở gần khu cảng của Copenhagen, có một con đường tên là Vestervold, tuy mới nhưng vắng vẻ. ở đó chỉ có vài ngôi nhà, mấy ngọn đèn hơi đốt và hầu như không người qua lại. Ngay cả lúc này, mùa hè, cũng khó mà thấy ai đi dạo ở đó.
Vậy mà, đêm qua tôi đã gặp một chuyện ngạc nhiên trên con đường ấy.
Tôi đang đi loanh quanh thì có một phụ nữ từ phía ngược đi tới. Quanh đó không bóng người. Ngọn đèn đường có đốt, nhưng vẫn tối, tối đến tôi không nhìn rõ mặt bà ta. Tôi thầm nghĩ, hẳn cũng là loài đi ăn đêm đây, và đi qua bà ta.
Đến cuối đường tôi thả bộ vòng lại. Bấy ấy cũng quay lại và chúng tôi chạm mặt lần nữa. Tôi nghĩ bà ta đang chờ ai đó và bỗng tò mò muốn biết người đó là ai, thế là tôi lại đi qua bà ta.
Khi chạm mặt lần thứ ba, tôi khẽ bỏ mũ và nói:
- Xin chào bà ! Chắc bà đang đợi ai?

Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới - Milan Kundera

Milan Kundera

Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới


Cao Việt Dũng dịch

Lời giới thiệu của dịch giả:

Cũng giống “Trò chơi xin quá giang”, “Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới” tả một cuộc làm tình, và quan trọng hơn, là những gì xảy ra trong đầu các nhân vật chính trước và trong lúc làm tình ấy. Những sợ hãi, lo lắng dành cho cơ thể của chính mình và trước cái nhìn của cái khác trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi, nỗi ám ảnh thuộc hiện sinh, sẽ còn xuất hiện đi xuất hiện lại ở rất nhiều nhân vật sau này của tiểu thuyết Kundera, rõ nhất là ở Jaromil của “Cuộc sống không ở đây” và Tereza của “Đời nhẹ khôn kham”.

1

Anh trở về nhà, đi dọc một phố của một thành phố nhỏ vùng Bohême nơi anh đã sống từ nhiều năm nay, buộc phải sống một cuộc đời không mấy vui thú, với những người hàng xóm lắm điều và với sự thô thiển đơn điệu vây bọc ở cơ quan, và anh bước đi, hờ hững đến nỗi (người ta vẫn thường như thế khi đi trên một con đường đã qua hàng trăm lần) suýt nữa không nhận ra bà. Nhưng bà đã nhận ra anh từ xa, và vừa đi đến gần bà nhìn anh cười, vào đúng phút cuối cùng khi anh đi ngang qua bà, nụ cười đó làm bật lên một lóe chớp trong ký ức anh và kéo anh ra khỏi sự uể oải.

Viết cho con - thơ Hải Quỳnh

Nửa đời mẹ dại chữ yêu
Nửa đời ngẫm lại những điều được thua

Đem yêu thương đổi lọc lừa
Tỉnh ra thì đã quá trưa mất rồi

Bao nhiêu cay đắng ở đời
Mẹ xin nhận hết cho người ngày xưa

Ngồi buồn đếm cái chát chua

Miếng bít-tết - J. London

Miếng bít-tết


Thịnh Đông dịch.

Tôm Kinh dùng mẩu bánh mì cuối cùng lau sạch chút bột còn lại trong đĩa xốt bột, rồi anh vừa chậm rãi nhai mẩu bánh dính xốt cuối cùng đó vừa ngẫm nghĩ. Anh đứng dậy, rời bàn ăn, cái cảm giác đói nguyên đè nặng. Tuy thế, chỉ một mình anh được ăn. Hai đứa con đã được đưa đi ngủ sớm ở buồng bên để qua giấc ngủ, chúng có thể quên là chưa được ăn tối. Vợ anh không động đến một tí gì. Chị ngồi lặng lẽ, đưa cặp mắt băn khoăn nhìn chồng. Chị là một phụ nữ gầy gò, héo hon, thuộc lớp người lao động, tuy trên gương mặt chị vẫn còn lưu lại vẻ đẹp xưa. Bột nấu xốt là do chị vay của bác hàng xóm ở gian bên kia hành lang. Hai xu cuối cùng, chị đã dốc hết để mua bánh mì.

Người Mehico - J. London

Người Mehico


Thịnh Đông dịch

Chẳng ai biết lai lịch của anh. Những người trong nhóm lãnh đạo lại càng biết ít hơn ai biết. Anh là “điều bí ẩn nhỏ”, là “nhà yêu nước lớn lao”của họ. Anh làm việc theo cách của anh cho cuộc cách mạng sắp tới của Mêhicô, hăng say không kém gì họ. Những người trong nhóm lãnh đạo không nhận ra ngay điều này, bởi vì chẳng ai ưa anh. Ngày đầu tiên anh chợt bước vào căn phòng đông đúc nhộn nhịp của họ, mọi người đều ngờ anh là một tên do thám, một trong những tên tay sai bán mình cho tổ chức mật vụ của Điadơ. Đã quá nhiều đồng chí bị giam trong các loại nhà tù dân sự và quân sự rải rác trên khắp nước Mỹ. Và biết bao đồng chí chân xiềng, tay xích, bị giải sang bên kia biên giới, xếp thành hàng trên bức tường gạch thô và bị bắn hàng loạt.

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Người dưng - thơ khuyết danh

Người Dưng

Bất ngờ gặp lại người xưa
Nắng mưa ngày cũ cũng vừa phôi phai
Xa nhau biết mấy dặm dài
Thời gian đếm sợi tóc mai bạc rồi
Rằng yêu đến hết cuộc đời

Đồi Thỏ - Richard Adams - Phần IV. Thủ lĩnh Cây Phỉ

Phần  IV. Thủ lĩnh Cây Phỉ


Chương 39. Cây Cầu


Thuyền nhân nhảy múa, thuyền nhân hát
Thuyền nhân làm đủ việc trên đời
Nhảy múa, thuyền nhân ơi, nhảy múa
Nhảy cả đêm cho đến tận sáng ngày
Buổi sáng về nhà với các cô em gái
Hây hô, thuyền nhân cùng chèo
Xuôi theo dòng đến tận Ohio.
(Dân ca Mỹ)
*
Với hầu hết những con sông khác, kế hoạch của Mâm Xôi sẽ không thực hiện được. Con thuyền sẽ không rời khỏi bờ hoặc nếu có thì rồi nó cũng sẽ mắc cạn hoặc vướng vào bãi cỏ hay một vật cản nào khác. Nhưng ở đây, trên con sông Test này, nơi không hề có những cành cây sà xuống mặt nước hoặc những doi đất hay thềm cỏ nổi trên mặt nước thì mọi chuyện đều khác. Từ bờ bên này sang bờ bên kia, đều đều và không thay đổi, dòng nước trôi lững lờ như một người đang đi dạo. Con thuyền trôi xuôi dòng một cách êm ru thuận lợi và tốc độ mà nó đạt được chỉ trong vài mét sau khi rời bờ cũng chẳng hề thay đổi.

Đồi Thỏ - Richard Adams - Phần III. Efrafa

Phần III. Efrafa


Chương 30. Cuộc Hành Trình Mới


Một món lợi lớn, nhưng chẳng có ai để biết nó là cái gì.
(Công ty Prospectus vùng South Sea Bubble)
*
Tuy thiếu mất Gạc Nai nhưng lại có thêm Hoa Chuông, đoàn thỏ xuất phát từ bìa rừng phía Nam của rừng sồi vào tờ mờ sáng hôm sau lại chính là những người đã rời Sandleford cùng với Cây Phỉ năm tuần trước đó. Cây Phỉ không nói gì thêm để thuyết phục họ, cảm thấy rằng sẽ tốt hơn nhiều nếu cứ để mọi việc diễn ra tự nhiên theo ý nguyện mỗi người. Chú biết rằng ai cũng sợ, vì chính chú cũng thế. Thực vậy, chú đoán rằng các bạn cũng như chú không thể thoát khỏi những ám ảnh về Efrafa và bọn Cốt Cán dữ tợn.

Đồi Thỏ - Richard Adams -.Phần II. Trên ngọn đồi Watership

Phần II. Trên ngọn đồi Watership


Chương 18. Ngọn Đồi Watership


Những gì giờ đã được chứng minh trước kia vốn chỉ là tưởng tượng.
(Cuộc hôn nhân giữa thiên đường và địa ngục của William Blake)
*
Đó 1à vào buổi tối ngày hôm sau.

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Đồi Thỏ - Richard Adams -.Phần I - Hành Trình

Richard Adams

Đồi Thỏ


Dịch giả: Hồng Vân

Phần I - Hành Trình


Chương 1. Tấm Biển Thông Báo


DÀN ĐỒNG CA: Sao nhà ngươi gào to lên như thế, trừ phi nhìn thấy cảnh tượng kinh khủng nào đó?
CASSANDRA: Ngôi nhà kia sặc mùi hôi tử khí và khắp nơi đầy máu tươi.
DÀN ĐỒNG CA: Này, chuyện ấy thì sao? Đấy là mùi của vật hiến tế.
CASSANDRA: Mùi hôi thối giống như hơi thở tự nấm mồ!
(Vở Agamemnon của Aeschylus)
*
Mùa hoa anh thảo đã đi qua. Phía bìa rừng, nơi mặt đất bắt đầu trải rộng và dốc xuống phía hàng rào cũ và cái hào mọc đầy những bụi mâm xôi, chỉ thấy thấp thoáng vài bụi anh thảo nhàn nhạt đang tàn xen lẫn giữa những bụi cây thủy thần dại và những gốc sồi. Phía bên kia hàng rào là phần đất cao hơn của cánh đồng nơi có rất nhiều hang thỏ. Ở những nơi mà cỏ chết hết và đâu đâu cũng chỉ thấy những đống phân khô, chỉ có cỏ lưỡi chó mới mọc lên được.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Đói - Knut Hamsun (Chương 20 - Chương cuối)

20.


Tôi đứng yên, suy nghĩ về điều này, lưng tựa vào tường của một ngôi nhà nơi quảng trường và phố Cảng giao nhau. Bỗng nhiên tôi rùng mình, định lẩn trốn. Nhưng tôi không kịp làm điều đó. Tôi trâng tráo ngước đầu lên - thực ra tôi chẳng còn cách nào khác - và thấy trước mình là “Huân tước”.
Tôi cũng không hiểu vì sao tôi mạnh dạn như thế - thậm chí tôi còn bước lên phía trước một bước để “Huân tước” nhìn tôi rõ hơn. Tôi làm điều ấy không phải để ông thấy và thương hại tôi. Không, đó là cách tôi tự trừng phạt mình. Tôi muốn làm nhục mình, bắt mình phải giơ đầu chịu nhục. Tôi sẵn sàng nằm xuống đất, yêu cầu “Huân tước” dẫm lên mặt tôi, đè nát tôi ra. Thậm chí tôi còn không chào ông.

Đói - Knut Hamsun (Chương 10 - Chương19)

10.


Không được trả lời, tôi buộc phải rút lui. Suốt cả buổi nói chuyện, người - cầm - kéo không hề nhìn tôi lần nào. Hắn đã nhận ra tôi qua giọng nói. “Ở đây mày đã bị khinh ghét thế đấy, - tôi tự bảo mình, - đến mức mày hỏi, người ta không thèm trả lời”. Lẽ nào ông chủ bút ra lệnh cho hắn đối xử với mình như vậy? Thật ra mà nói, sau cái bài báo nổi tiếng mang lại cho tôi mười curon ấy, tôi đã đổ lên đầu ông ta hàng đống các bài khác. Tôi tới đây gần như hàng ngày, mang theo những trang viết nhảm nhí mà ông ta buộc phải đọc và trả lại cho tôi. Có lẽ ông ta muốn kết thúc chuyện này, và đã ra lệnh cho hắn... Tôi đi tới trung tâm thành phố.