Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Những cánh thơ vàng - Trần Huyền Trân


Đời tôi - em hỏi làm chi?
Đời tôi là chuyến tàu đi không người
Sông Tần bao ngả ngược xuôi
Đã vắng cái bến lại dài con sông

Tình tôi - em hỏi làm chi?
Tình muôn ngàn lối tôi đi một mình
Một mình dốc chén ly sinh
Men day dứt mãi, lòng mênh mông buồn

Duyên tôi - em hỏi làm chi

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính


Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn xum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau sut tối ngày

Có lần tôi thấy hai cô bé
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng làm một bóng
 “Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

Có lần tôi thấy một người yêu

Hành phương Nam - Nguyễn Bính


Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua, én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã *

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Một trời quan tái - Nguyễn Bính


Chiều lại buồn rồi, em vẫn xa
Lá rừng thu đổ, nắng sông tà
Chênh vênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu quạnh tiếng gà

Tôi đi mãi mãi vào sơn cước
Em vuốt tua rèm cửa vọng lâu
Lá úa kinh thành rơi ngập đất
Lòng vàng hỏi có nhớ thương nhau?

Có những mâm cau phủ lụa điều

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Chân quê - Nguyễn Bính


Đêm qua xem lại blog, thư mục  “bài thơ tôi thích”  (trước vốn là Thơ trong trí nhớ) thấy thơ của Nguyễn Bính, nhà thơ mình yêu thích nhất lại ít được đưa lên. Vậy là sao? Hôm nay đưa lên bài thơ của ông, bài Chân Quê. Bài thơ xác định chỗ ngồi của ông trong thi đàn Việt.

Chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Đêm giữa ban ngày - Vũ Thư Hiên (p3.ch11 - ch15)


Chương 11

- Anh ngủ tốt chớ, anh Hiên?
Không ngẩng lên, Huỳnh Ngự vừa lúi húi soạn chồng hồ sơ trên bàn vừa hỏi tôi thay lời chào.
Tôi biết thừa: y chẳng bận gì hết, y làm ra vẻ bận bịu để bắt tôi phải chờ, cho những gì sẽ xảy ra sau đó thêm quan trọng.
- Cảm ơn, tôi ngủ được. - tôi nhạt nhẽo đáp.
Ngồi vào vị trí thường ngày, tôi lơ đãng nhìn quanh.
Công việc hỏi cung được Huỳnh Ngự tiến hành theo lối du mục, không cố định một nơi, nay phòng này mai phòng khác, không hiểu tại Hỏa Lò thiếu phòng làm việc hay do nguyên nhân nào khác. Căn phòng hôm nay hẹp nên có vẻ ấm hơn. Cách bài trí bên trong thì phòng nào cũng như phòng nào - bàn chấp pháp đặt sát tường hậu, sau lưng chấp pháp là chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, với vài băng khẩu hiệu bên dưới. Ghế cho phạm(1) được đặt cách chỗ ngồi của chấp pháp hơn một tầm với, đề phòng sự tấn công bất ngờ. Bên phải hoặc bên trái, là cái bàn nhỏ dành cho phạm viết lời khai, phần lớn là bàn mộc, cái nào cái nấy lem nhem mực tím. Ghế cho phạm là ghế đẩu, thấp hơn ghế chấp pháp. Ở vị trí này bao giờ người bị hỏi cung cũng phải ngước mắt lên nhìn kẻ hỏi mình. Một cách tính toán để nâng cao uy thế cho chấp pháp. Cũng có lần tôi được đưa tới một căn phòng khác loại, bài trí theo kiểu phòng khách, được ngồi ghế có tựa, ở khoảng cách gần chấp pháp. Ðó là khi tôi chấp nhận một sự lùi bước.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Sầu chung - Trần Huyền Trân


Tặng Quách Thị Hồ

Tự cổ sầu chung kiếp xướng ca
Mênh mông trời đất vẫn không nhà
Người ơi! Mưa đấy hay sênh phách
Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa

Đời bảo nơi đây cõi mộng hờ

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Đêm giữa ban ngày - Vũ Thư Hiên (p2.ch6 - ch10)


Chương 6

Hôm sau, tôi lại bị gọi ra. Thấy Huỳnh Ngự ngồi trong phòng hỏi cung, tôi quay ngoắt lại. Huỳnh Ngự nghiến răng ken két sai cai ngục đưa tôi sang phòng bên. Tôi ngồi đấy, một mình trong căn phòng trống rỗng, ngáp ngắn ngáp dài. Ðến gần trưa quản giáo mới đưa tôi về.
Suất ăn lạnh ngắt đợi tôi ở xà lim. Trên phản, bên cái bát men đựng suất cơm tù là bộ quần áo tôi mặc trên người khi bị bắt.
Trong khi tôi vắng mặt quản giáo đã đem thức ăn vào cho tôi, nhân tiện trả lại tôi quần áo. Về sau mới biết việc quản giáo đưa cơm vào tận xà lim cho tù là ngoại lệ. Có vẻ người trong vụ chúng tôi được đối đãi khác, được nể nang hơn so với tù thường. Tôi nghĩ không phải chúng tôi được Ðảng yêu mến, mà chắc Ðảng lo chúng tôi có thể gây chuyện om sòm, không có lợi.

Đêm giữa ban ngày - Vũ Thư Hiên (p1.ch1 - ch5)


Tự Bạch

Tôi tặng cuốn sách này cho :
Những người con của nước Việt đã cống hiến đời mình cho một nước Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ.
Hương hồn cha tôi, và những người cộng sản đã chết bởi tay các đồng chí của họ.
Mẹ tôi, người dạy tôi sống không cúi đầu.
Vợ tôi, người cùng tôi chia sẻ vô vàn khốn khó trong những năm tháng đen tối của đời tôi.
Các bạn tù của tôi, cộng sản cũng như không cộng sản.
Các thế hệ sau tôi, hi vọng họ sẽ không bao giờ phải sống như tôi đã sống,dưới bất cứ gông cùm chuyên chế nào.

Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi ở miền Bắc Việt Nam nổ ra một vụ án lớn, cho đến nay vẫn còn là chuyện khó hiểu đối với nhiều người.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (phần cuối)


Chương 36 - Không phải nghề tôi

Yakanov đi sau Foma Oskolupov lên cầu thang, nhưng khi tới hành lang, y tiến lên đi cạnh Oskolupov. Oskolupov không ưa phải đi cạnh Yakanov vì hắn vừa mập vừa lùn, thân thể hắn chỉ có bề ngang. Dù đội mũ, hắn cũng chỉ cao tới vai Yakanov.
Yakanov có thể chọn lúc này để báo cho Oskolupov biết về chuyện kỹ sư tù nhân Sologdin đã chế ra được mẫu hình giàn máy điện thoại bí mật. Y biết nếu ý nói ra, thái độ bất nhã và hung hăng của Oskolupov sẽ biến đi ngay. Kể từ đêm oan nghiệt cả hai cùng bị Tổng trưởng Abakumov đe dọa, Oskolupov gần như không còn nể nang gì y nữa.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p7)


Chương 31 - Cuộc gặp

Tuy trong lúc ngồi chờ, Nadya khóc ròng, nhưng khi đến lượt nàng được vào gặp chồng, lòng nàng vui như mở hội.
Khi nàng hiện ra giữa khung cửa, Nerzhin đứng lên đón nàng và môi chàng mỉm cười. Nụ cười chỉ ở trên môi chàng khoảnh khắc nhưng Nadya cảm thấy tình yêu và hạnh phúc dào dạt trong tim nàng. Chồng nàng vẫn gần nàng như ngày xưa. Với nàng, chàng không thay đổi.
Người đàn ông thứ hai trong phòng có cái cổ bự như cổ trâu, bận bộ quần áo xám, trông như một tay găng-tơ về già giải nghệ, đi tới đứng ở đầu chiếc bàn nhỏ, nơi hai vợ chồng sẽ ngồi nói chuyện. Cái bàn và sự có mặt của gã này trong căn phòng nhỏ ngăn không cho họ chạm tay vào người nhau.

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p6)


Chương 26 - Dấu phạt

Vẫn hân hoan sung sướng, Sologdin đẩy mạnh cánh cửa phòng Đồ Hình và bước vào. Nhưng thay vì cảnh đông đảo hoạt động mà anh chờ đợi trông thấy, trong căn phòng rộng sáng nay chỉ có mỗi một người đàn bà đứng bên cửa sổ.
- Larisa Nikolayevna… Chỉ có mình cô ở đây thôi sao?
Sologdin ngạc nhiên hỏi. Anh vừa hỏi vừa rảo bước đi tới bàn làm việc của anh.
Larisa Nikolayevna Emina, một thiếu phụ ba mươi tuổi, nhân viên tự do và là nữ họa viên, quay lại từ cửa sổ, nàng cười với Sologdin.
- Dmitri Aleksandrovich…? Tôi tưởng cả sáng hôm nay tôi sẽ ngồi buồn một mình ở đây chứ…