Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Giời mưa ở Huế - Nguyễn Bính


Mưa. Mưa tầm tã. Mưa đến hôm nay là đã ba ngày mưa liên tếp. Mưa Hải Phòng còn buồn hơn mưa ở Huế của thi sỹ Nguyễn Bính. Chí ít ông còn có được một người bạn đối ẩm với mình dù chỉ là rượu suông nơi quán lá.
Sáng dậy, nhìn ra trời thấy mưa trắng trời trắng đất, mưa sủi bong bóng mũi. Biết là lại có một ngày vô vị và vô duyên, bốc máy lên gọi cho mấy ông bạn, ông em rủ sang uống rượu ngắm mưa. Ông trời ác nghiệt, bắt mình làm bạn với toàn những thằng chẳng có tâm hồn. Chúng nguây nguẩy từ chối, kêu bận với lại ngại mưa!

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p5)


Chương 21 - Tuổi già

Vị Bất tử, tâm trí xúc động vì những tư tưởng lớn, đi đi lại lại trong văn phòng đêm. Một thứ âm nhạc nội tâm dìu dặt vang lên trong hồn Người, một ban nhạc vô hình vĩ đại dường như đang tấu nhạc cho riêng Người thưởng thức.
Những kẻ bất mãn? Không sao. Ở đâu cũng có những kẻ bất mãn, thời nào cũng có những kẻ bất mãn. Sẽ không bao giờ hết được những kẻ bất mãn.
Kiểm điểm lại quá trình tiến hóa không mấy phức tạp lắm của lịch sử nhân loại, Stalin biết rằng với thời gian, con người sẽ tha thứ tất cả, sẽ quên hết, hơn thế nữa, sẽ nhớ lại những cái xấu như những cái tốt. Con người đều như Lady Anne, nàng sương phụ trong vở kịch Richard III của Shakespeare. Cơn giận của họ ngắn ngủi, chóng tàn, ý chí của họ không kiên cường, trí nhớ của họ yếu kém – và bao giờ con người cũng vui lòng thuận phục hoàn toàn kẻ thắng.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p4)


Chương 16 - Không có nước sôi pha trà

Đêm đó theo lệnh của Abakumov và do Sevastyanov truyền lại, Yakanov được gọi đến Bộ An ninh từ Viện Mavrino. Sau đó, có hai lệnh mật được gọi bằng điện thoại tới Viện Mavrino, mỗi lệnh tới cách nhau mười lăm phút, lệnh trước là lệnh đưa tù nhân Bobynin, lệnh sau là lệnh đưa tù nhân Pryanchikov về Bộ. Bobynin và Pryanchikov được đưa về trên hai chiếc xe khác nhau và được để ngồi chờ ở hai phòng đợi khác nhau, đề phòng họ đụng mặt nhau.
Nhưng dù hai tù nhân này có gặp mặt nhau, họ cũng không thể nói gì được với nhau, không thể hiểu ngầm nhau. Nói rõ hơn, Pryanchikov sẽ không sao có thể hiểu được Bobynin muốn gì ở chàng.

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p3)


Chương 11 - Số bảy

Không ai nói cho những người lính chiến trên mặt trận biết rằng những vị tướng tư lệnh dự định những gì, đặt kế hoạch ra sao nhưng luôn luôn họ biết, họ biết rõ, biết đúng nữa là khác, đơn vị của họ ở trong mũi dùi tấn công chính hay là ở cạnh sườn. Cũng giống như thế, ba trăm tù nhân chuyên viên sống trong Viện Mavrino biết rằng Phòng số bảy là nơi quan trọng nhất của Viện.
Không một tù nhân nào trong Viện được quyền biết về những việc làm trong Phòng số bảy nhưng trên thực tế, tất cả mọi người đều biết. Công tác chính của Phòng số bảy là thí nghiệm và hoàn thành một máy điện thoại đặc biệt cho Lãnh Tụ Tối Cao dùng. Đại khái người ta hiểu là tiếng nói vào máy này sẽ bị chia cắt thành những âm thanh hỗn độn, những âm thanh này sẽ được kết tụ lại do một cái máy khác và trở lại thành tiếng nói như khi mới được phát ra.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p2)


Dịch giả: Hải Triều

Chương 1 - Và anh là ai?

Đôi kim đồng hồ chỉ bốn giờ năm phút.
Trong ánh sáng hấp hối của một ngày tháng Chạp, mặt đồng của chiếc đồng hồ đặt trên giá trông như có màu đen.
Hai cánh cửa kiếng của khung cửa sổ cao nhìn xuống dãy phố đông đảo, nhộn nhịp bên dưới, nơi những người gác cửa đang dồn những mảnh tuyết nâu lại thành từng đống, tuyết tuy mới rơi nhưng đã ướt và dơ bẩn, những cây cào gỗ đẩy tuyết ngay dưới chân những người qua đường.

Tầng đầu địa ngục - A. Solzhenitsyn (p1)


Tác giả và tác phẩm

Aleksandr I. Solzhenitsyn được thi sĩ Yevgeny Yevtushenko, một nhà thơ trẻ tuổi được ái mộ nhất của văn nghệ Nga Xô gọi là “Nhà văn cổ điển duy nhất của chúng ta…”. Ở Nga Xô không có nhà văn nào xứng đáng với danh hiệu trên hơn là tác giả “Tầng đầu địa ngục”.
Solzhenitsyn ra đời năm 1918. Sau mười một năm sống trong những trại tập trung tù chính trị của chế độ Xô Viết, nơi ông thu thập, ghi nhận những tài liệu sống để viết thành hai tác phẩm Một ngày trong đời của Ivan Denisovich và Tầng đầu địa ngục, ông sống như một bệnh nhân trong một bệnh viện điều trị bệnh ung thư cho tới năm 1950.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Những vì sao - A. Daudet


Tác giả : Alphonse Daudet
Người dịch : Trúc Huy

Trong thời gian tôi chăn cừu trên miền núi Luberon (2), có khi suốt mấy tuần lễ liên tiếp tôi không trông thấy một bóng người, chỉ một mình tôi thui thủi trên cánh đồng cỏ với con chó Labri và đàn cừu của tôi. Thỉnh thoảng có vị tu sĩ sống ẩn dật ở núi Ure đi ngang qua đây để tìm kiếm dược thảo hoặc là tôi trông thấy bộ mặt lọ lem dính đầy bụi than của người thợ phu mỏ xứ Piémont, nhưng họ là những người chất phác, khuôn mặt lầm lì vì quen sống lâu ngày trong cảnh cô đơn, không còn hứng thú trò chuyện và chẳng biết gì về những chuyện trong làng ngoài tỉnh mà người ta đang bàn tán ở dưới đó.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Qua hoàng hôn - Mai Văn Phấn


Hoàng hôn như một cửa chùa
Hư không mười ngón tay vừa lọt qua
Ta ngồi nhập định với hoa
Hồi chuông ai thỉnh ngân nga ngoài thềm
Đưa tay gió dắt vào đêm
Linh hồn ta ngỡ bỏ quên cuối trời
Dấu chân xin cát chớ vùi
Cho ta lại được luân hồi kiếp sau.

Nơi ấy - thơ Lưu Quang Vũ


Ở nơi ấy có một đồi mua tím
Có con đường đất mịn mát chân đi
Ở nơi ấy có cánh rừng bưởi chín
Có người em bé nhỏ ngóng ta về

Tia nắng hạ sáng bừng trên lá cọ

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 9)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 9

Lời hứa cho Sarikov biết tay của bác sĩ Bormental sáng hôm sau đã không thực hiện được vì một nguyên nhân là Poligraph Poligraphovich đã biến khỏi căn hộ. Bormental rơi vào tình thế tuyệt vọng điên cuồng, tự rủa mình là đồ con lừa vì đã không cất chìa khóa cửa chính, hò hét rằng điều đó là không thể tha thứ được, và cuối cùng kết thúc bằng lời ước cho Sarikov rơi vào dưới bánh ô tô buýt, Philip Philippovieh ngồi trong phòng làm việc, thọc cả bàn tay vào mái tóc và nói:

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 8)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 8

Không rõ giáo sư Philip Philippovich đã quyết định điều gì.
Trong suốt cả tuần lễ sau đó ông không tiến hành một việc gì đặc biệt cả, và cũng có thể là do ông không hành động nên cuộc sống trong căn hộ của ông mới đầy ứ các sự kiện đến như vậy.

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 7)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 7

- Không, không, không được? - Bormental kiên quyết nói. - Xin anh mang vào.
- Chà, quả thật, mà... - Sarikov làu bàu khó chịu.
- Cám ơn bác sĩ, - Philip Philippovich dịu dàng nói. - Tôi nhắc nhở mãi đến phát ngấy lên rồi.

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 6)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 6

Một buổi chiều mùa đông, cuối tháng giêng. Vào trước giờ ăn cơm và tiếp bệnh nhân. Trên thanh đà thượng của cánh cửa dẫn vào phòng tiếp khách treo một tờ giấy trắng với dòng chữ do chính tay Preobrajenski viết:

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 5)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 5

Trích Nhật ký của bác sĩ Ivan Arnoldovich Bormental.
Tập vở mỏng bằng giấy khổ vừa. Nét chữ của Bormental viết kín. Hai trang đầu chữ nhỏ li ti, ngay ngắn, rõ ràng, còn càng về sau càng tháu, không đều; nhiều chỗ nhoè.

Ngày 22 tháng 12 năm 1924, thứ hai

Bệnh sử
Chó thí nghiệm khoảng hai năm tuổi. Giống đực. Nòi thường. Tên thường gọi - Sarik. Lông thưa mọc thành từng búi, mầu nâu nhạt, nhiều chỗ bị cháy sém. Đuôi mầu sữa đặc. Bên sườn phải có đám sẹo của vết bỏng đã khỏi hoàn toàn. Trước khi đến chỗ giáo sư ăn uống rất kém, sau một tuần đã được vỗ béo cao độ. Nặng 8 kg (dấu chấm than).

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 4)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 4

Con chó Sarik nằm duỗi thẳng chân trên chiếc bàn mổ hẹp, đầu bất lực dập dềnh trên chiếc gối trắng bọc vải sơn. Bụng của nó đã được cạo hết lông, còn bây giờ bác sĩ Bormental vừa thở nặng nề, vừa vội vã xộc tông đơ vào đám lông trên đầu Sarik để hớt trụi. Philip Philippovich chống hai bàn tay vào mép bàn, đưa cặp mắt lấp lánh như bộ gọng kính vàng của ông quan sát từng bước của cái thủtục này và nói bằng giọng hồi hộp:

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 3)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 3

Cá hồi thái thành từng miếng mỏng, cá chình ướp gia vị đựng trong những chiếc đĩa rộng vành mầu đen in hoa rất đẹp. Một mẩu pho mát ứa nhựa đặt trên tấm thớt nặng, còn trong chiếc thùng bạc lót tuyết là trứng cá. Một bộ ly mỏng tang và ba bình pha lê đựng vốtka nhiều mầu đứng giữa mấy chiếc đĩa. Tất cả những đồ vật đó bày trên một mặt bàn sứ nhỏ nằm ấm cúng cạnh chiếc tủ buýp phê khổng lồ bằng gỗ sồi chạm trổ hắt ra từng chùm ánh sáng bạc và trong suốt. Giữa phòng là chiếc bàn lớn phủ vải trắng tinh, trên bàn bày hai bộ đồ ăn, khăn ăn gấp hình mũ giáo hoàng, và ba chai mầu đen thẫm.

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 2)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 2

Việc học đọc là tuyệt đối chẳng để làm gì, một khi mùi thịt  đã bốc xa đến hàng dặm như thế này. Thêm vào đó, nếu như các  người sống ở Moskva và trong sọ dừa các người có ít nhiều nếp não, thì muốn hay không muốn trước sau các người cũng biết chữ, mà lại chẳng cần trường với lớp nào hết. Trong số bốn chục nghìn  con chó ở Moskva này hoạ chăng chỉ có một đứa nào thậm ngu chí dốt thì mới không biết xếp các chữ cái lại thành từ “Hàng giò chả”  mà thôi.

Trái tim chó - Mikhail Bulgacov (chương 1)

Trái tim chó

Tác giả: Mikhail Bulgacov
Dịch giả: Đoàn Tử Huyến
Nhà xuất bản Văn Học - Hà Nội  - 1989

Chương 1

Ư-ư-ư-ư-hư-hư-hư-ư!
Ôi khốn nạn thân tôi, tôi chết mất đây! Dưới vòm cổng, bão tuyết đang gào rít bản nhạc tống biệt tôi, và tôi cũng tru lên cùng với gió tuyết.
Đời tôi thế là hết, thế là hết thật rồi. Một thằng súc sinh đội mũ không vành cáu bẩn, cái lão đầu bếp ở nhà ăn bình dân của các nhân viên thuộc Hội đồng Kinh tế Quốc dân Trung ương ấy, đã hất nước sôi làm bỏng cả một bên sườn trái của tôi. Cái đồ đểu giả đến vậy, mà lại còn là vô sản nữa chứ ! Trời đất ơi, đức Chúa của tôi ơi, đau quá ! Nước sôi bỏng thấu tận xương.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Tình Yêu Cuộc Sống - Jack London


Sẽ còn lại, trong tất cả, điều này
Họ đã sống và đã gieo mãn cuộc :
Canh bạc đời chừng ấy – xem là được
Dù có mất đi vàng thoi sáu mặt thò lò.

Họ hì hụi tập tễnh bờ suối và có lần gã đi đầu trong số hai người loạng choạng giữa lớp đá lởm chởm. Họ mệt, yếu lử lả và mặt họ thuỗn ra cái vẻ nhẫn nại do chịu đựng gian khổ đã lâu. Họ mang những bó nặng bọc mềm có quai đeo vào vai. Những bọc này còn có những đai đầu choàng qua trán cho đỡ nặng. Mỗi người mang một cây súng trường. Họ bước đi trong tư thế lom khom, vai chúi hẳn về đằng trước, đầu còn nhô xa hơn, mắt cúi gằm xuống đất.
- Giá như chúng mình có độ hai viên đạn ở chỗ giấu của chúng mình.- người thứ hai nói.

Ngôi nhà của Matriona - Aleksandr Solzhenitsyn


Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn (sinh 1918), nhà văn Nga, giải thưởng Nobel Văn chương 1970.
Ngôi nhà của Matriona là một trong những truyện nổi tiếng nhất của ông. 

Phần 1
Tại km 184 tuyến đường sắt Matxcơva - Murom và Kazan, có đến hơn nửa năm sau ngày xảy ra sự cố, tất cả các chuyến tàu đều giảm tốc, chạy thật chậm. Hành khách cứ dán mũi vào cửa kính, kéo ra cửa lên xuống: đang sửa đường hay sao vậy? Hay tàu chạy sai giờ?
Không. Qua khỏi đoạn đường này, tàu lại bắt đầu tăng tốc, hành khách trở về chỗ. Riêng cánh lái tàu là biết rõ ngọn ngành. Và cả tôi nữa.

Chiếc lá cuối cùng – O’ Henry


Trong một khu nhỏ phia tây công viên Washington, các con đường chạy ngoằn nghoèo một cách điên dại, cắt quãng ở những mảnh đất nhỏ gọi là “quảng trường”. Những “quảng trường” này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con đường cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một họa sĩ đã có lần khám phá là con đường có một khả năng rất quý. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá đơn đòi tiền mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Một bài thơ quên đầu đề


Nhớ ngày nhiều dại, ít khôn
Tóc xanh như khói, mắt buồn như mây
Sàn nghiêng đón dấu bụi giầy
Cơm lưng lưng dạ, túi đầy đầy thơ
Óc phồng dự định, ước mơ