Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Đại nghĩa diệt thân - Phạm Đại Vũ (TQ)


Năm 1958, tôi vừa tròn 15 tuổi, học cấp 2 lớp 6. vào một ngày trung tuần tháng tư, đi học về vừa bước vào cửa, bỗng tôi ngạc nhiên và vui mừng khi thấy bố tôi đang ngồi trầm ngâm bên bàn giữa nhà.
- Ô kìa bố! Sao bố được về nhà vào đận này? – tôi hỏi vậy bởi bố tôi vốn đang giảng dạy tại một trường Cao đẳng Sư phạm mãi tận tỉnh Hà Bắc, mỗi năm chỉ đến dịp nghỉ hè hay nghỉ đông bố tôi mới được về Bắc Kinh đoàn tụ với gia đình ít ngày.
Bố tôi vội ngẩng lên nhìn tôi, cố tỏ ra vui vẻ:

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Yêu vô vọng - Guy de Maupassant


Vào cuối bữa ăn chiều khai mạc cho một mùa săn, gia đình Hầu tước Bertrans cùng khách khứa ngồi quanh một cái bàn thắp đèn sáng rực, đầy ắp trái cây và hoa. Câu chuyện chuyển sang đề tài tình yêu. Ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi rằng phải chăng chúng ta có thể yêu không chỉ một lần.
Những người đã một lần yêu đưa ra minh chứng cho tình yêu của họ; thật khác với những người đã mãnh liệt yêu nhiều lần. Đàn ông cho rằng niềm đam mê ấy, như những căn bệnh, có thể đến với con người vài lần, trừ phi nó chết hẳn.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Không đề - thơ Thạch Quỳ


Anh yêu em anh phạm lỗi thường tình
Khó thức ngủ theo giấc giờ điều độ
Có một nửa đang đi tìm một nửa
Như vầng trăng ngoài cửa, phía trời xa

Đêm ba mươi trăng vẫn sáng trên trời

Thằng ăn mày - Guy de Maupassant


Mặc dầu khốn khó và tàn tật, trước kia hắn đã từng được biết những ngày khấm khá hơn.
Năm mười lăm tuổi, hắn bị xe nghiền nát hai chân trên đường cái đi Varville. Từ đó, hắn đi ăn mày lê lết trên các ngả đường, qua sân các trại ấp, đu người trên đôi nạng làm hai vai hắn so lên đến mang tai. Đầu hắn như tụt vào giữa hai ngọn núi.
Là một đứa trẻ được cha xứ ở Billettes tìm thấy trong một cái hố, đêm hôm trước ngày lễ Vong nhân, hắn được đặt tên là Nicholas Toussaint, được nuôi làm phúc, chẳng biết học hành là cái gì, bị què quặt sau khi uống vài cốc rượu mạnh của bác làm bánh mì trong làng mời - chuyện đùa để cười chơi - và, từ đấy, trở thành kẻ du đãng, hắn chẳng biết làm gì khác ngoài việc ngửa tay đi ăn xin.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Xuồng đầy - thơ Nguyễn Duy


Con ơi mẹ dặn câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi
            - ca dao -

Người dưng, người ở đâu về
Đi cùng ta một chuyến đi xuồng đầy

Hớ hênh nghiêng chút bên này
Sông sâu chới với bàn tay chia lìa
Hớ hênh nghiêng chút bên kia
Giọt đau thương sẽ đầm đìa mắt ai
Biết rồi vai cứ kề vai
Kệ cho mấp mé cả hai mạn xuồng

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Một anh hùng thời đại - M. Lermontop (p5)


M. Lermontop

Anh Trúc dịch

Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội – 2000
(Dịch từ nguyên bản tiếng Nga: “Gheroi Nasevo Vremenhi” của M. Lermontop - NXB “Tiếng Nga” - Matxcơva – 1988)
ГЕРОЙ НАШЕГО ВРЕМЕНИ – Издательство Москва 1988
--------------------------
Phần thứ năm
(Phần cuối nhật ký của Pêtsôrin)          

II. Công tước tiểu thư Meri (tiếp theo & hết)

16 tháng 6
Sáng hôm nay ở bên giếng, người ta chỉ bàn tán về cuộc đột kích ban đêm của tụi Tserkex. Khi đã uống hết số cốc nước khoáng Nardan theo đơn bác sĩ, và sau khi qua lại mười lần dưới hàng cây gia trên con đường dạo mát dài hun hút, tôi đã gặp ông chồng Vêra vừa mới đi Piatigoxkơ về: ông ta nắm lấy cánh tay tôi, và chúng tôi cũng vào tiệm ăn để ăn sáng, ông ta rất đỗi lo lắng cho bà vợ. Ông nói: “Hồi đêm nhà tôi sợ hết hồn, mà việc ấy lại xảy ra đúng lúc tôi đi vắng mới chết chứ!”.

Một anh hùng thời đại - M. Lermontop (p4)


M. Lermontop

Anh Trúc dịch

Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội – 2000
(Dịch từ nguyên bản tiếng Nga: “Gheroi Nasevo Vremenhi” của M. Lermontop - NXB “Tiếng Nga” - Matxcơva – 1988)
ГЕРОЙ НАШЕГО ВРЕМЕНИ – Издательство Москва 1988
--------------------------
Phần thứ tư
(Phần cuối nhật ký của Pêtsôrin)          

II. Công tước tiểu thư Meri (tiếp theo)

29 Tháng 5
Những ngày này tôi không một lần đi chệch khỏi nguyên tắc của mình. Câu chuyện của tôi bắt đầu làm cô tiểu thư thích; tôi kể cho nàng nghe một số trường hợp kỳ dị của đời tôi, và nàng bắt đầu xem tôi như một người khác thường. Tôi cười nhạo tất cả mọi thứ trên đời, nhất là tình cảm; điều đó bắt đầu làm cho nàng hoảng sợ. Trước mặt tôi nàng không dám nói chuyện tâm tình với Grusnixki nữa, và đã mấy lần, để đáp lại những lời nói ngộ nghĩnh của anh chàng, nàng chỉ mỉm cười chế giễu, nhưng mỗi lần anh ta sán tới gần nàng tôi bèn làm ra vẻ nhẫn nhục và bỏ đi để hai người ngồi với nhau. Lần thứ nhất điều đó làm cho nàng thích thú, hay nàng cố tỏ ra như thế, lần thứ hai thì nàng bực bội với tôi; lần thứ ba thì với Grusnixki.

Một anh hùng thời đại - M. Lermontop (p3)


M. Lermontop

Anh Trúc dịch

Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội – 2000
(Dịch từ nguyên bản tiếng Nga: “Gheroi Nasevo Vremenhi” của M. Lermontop - NXB “Tiếng Nga” - Matxcơva – 1988)
ГЕРОЙ НАШЕГО ВРЕМЕНИ – Издательство Москва 1988
--------------------------
Phần thứ ba
(Phần cuối nhật ký của Pêtsôrin)          

II. Công tước tiểu thư Meri

11 Tháng 5.
Hôm qua, tôi tới Piatigorxkơ thuê một căn phòng ở ngoại ô, một nơi cao nhất, ở chân núi Masuk; vào những lúc trời nổi giông tố, mây sà xuống tận mái nhà tôi. Sáng nay, lúc năm giờ, khi tôi mở của sổ thì căn phòng tôi sực nức mùi hương của những bông hoa nở trong mảnh vườn con trước nhà. Những cành anh đào nở hoa nhìn vào của sổ phòng tôi, và đôi khi gió rắc những cánh hoa trắng lên bàn làm việc của tôi.

Một anh hùng thời đại - M. Lermontop (p2)


M. Lermontop

Anh Trúc dịch

Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội – 2000
(Dịch từ nguyên bản tiếng Nga: “Gheroi Nasevo Vremenhi” của M. Lermontop - NXB “Tiếng Nga” - Matxcơva – 1988)
ГЕРОЙ НАШЕГО ВРЕМЕНИ – Издательство Москва 1988
--------------------------
Phần thứ hai

Nhật ký của Petsorin

Lời nói đầu

Gần đây tôi được biết Pêtsôrin đã qua đời khi ở Ba Tư về. Tin này làm cho tôi rất vui: tôi được quyền cho công bố những trang ký này, và lợi dụng cái chết ấy để ký tên mình vào một tác phẩm không phải của tôi. Lạy chúa, mong sao độc giả không trừng phạt tôi về cái chuyện man trá vô tội này!

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Một anh hùng thời đại - M. Lermontop (p1)


M. Lermontop

Anh Trúc dịch

Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội – 2000
(Dịch từ nguyên bản tiếng Nga: “Gheroi Nasevo Vremenhi” của M. Lermontop - NXB “Tiếng Nga” - Matxcơva – 1988)
ГЕРОЙ НАШЕГО ВРЕМЕНИ – Издательство Москва 1988

Phần thứ nhất

I. Bela

Tôi tới Tiflix [2] bằng xe trạm. Hành lý trên xe chỉ có mỗi chiếc va ly nhỏ mà phân nửa là chứa những tập bút ký về cuộc hành trình qua xứ Gruzi. Thật may cho các bạn là phần lớn những tập ký ấy đã bị mất, nhưng lại may cho tôi là đồ đạc trong va ly thì vẫn còn nguyên. Tôi tới thung lũng Kôisau thì mặt trời cũng bắt đầu lặn xuống sau đỉnh núi phủ tuyết. Lão đánh xe người Ôxetin rán hết sức hát thật to và hối hả ra roi thúc ngựa để kịp lên núi Kôisau trước khi trời tối. Thung lũng là một nơi danh thắng tuyệt vời. Bốn bể núi non hiểm trở, những vách đá màu hồng, treo lơ lửng những sợi trường xuân xanh xanh, điểm xuyết những bụi tiêu huyền phương Đông; những bờ dốc đất vàng, chằng chịt những mương xói, và cao cao trên đỉnh núi là một dải tuyết vàng, phía dưới là dòng sông Aragva, sau khi hội lưu với một dòng suối nhỏ không tên đang ồn ã vọt ra khỏi hẻm đá tối đen, con sông trải dài ra như một sợi chỉ bạc, óng ánh như vảy rắn.

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Luyến tiếc - Guy de Maupassant


Savale, mà cả vùng Mante gọi sau lưng là ông lão Savale, vừa mới ngủ dậy. Hôm ấy là một ngày thu ảm đạm. Lá cây rụng lả tả. Lá chầm chậm rơi trong mưa, và ta tưởng như có hai trận mưa đồng thời, chỉ có điều trận mưa thứ hai to hạt hơn và thong thả hơn. Savale không vui. Ông đi đi lại lại từ lò sưởi ra mé cửa sổ, từ cửa sổ về phía lò sưởi. Trong cuộc đời ai cũng có những ngày đen tối. Đối với ông thì sẽ không có những ngày khác thế nữa, ông đã sáu mươi hai tuổi. Ông sống một mình, không vợ con, không người thân thích. Thật khổ tâm khi cứ như thế này mà chết đi, trong cô độc, không ai gắn bó, cũng chẳng ai quan tâm.
Savale ngẫm nghĩ về cuộc đời xiết bao nhạt nhẽo và vô tích sự của ông. Ông nhớ lại thời quá khứ xa xưa: thời thơ ấu, ngôi nhà bố mẹ, hai cụ thân sinh của ông.

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Kẻ lang thang - Guy de Maupassant


Bốn mươi ngày nay, anh đi khắp nơi tìm việc. Anh đã rời bỏ Ville-Avary ở vùng Manche, quê hương anh, vì nơi đó thiếu việc. Anh là thợ làm nhà, hai mươi bảy tuổi, người lương thiện, ham làm, anh là con cả nhưng đã phải ăn bám gia đình mất hai tháng, vì trong tình cảnh thất nghiệp chung, anh chỉ còn khoanh đôi cánh tay lực lưỡng lại mà chịu thúc thủ. Trong nhà, bánh mì mỗi ngày một hiếm; hai cô em đi làm công nhật nhưng kiếm chả được là bao. Còn anh, Jacques Randel khỏe mạnh nhất thì lại chẳng làm gì vì chẳng có gì mà làm và phải sống nhờ người khác.
Anh đến hỏi ở tòa Thị chính, người thư ký cho anh biết là có thể tìm được việc làm ở miền Trung.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Sợi dây chuyền Kim cương - Guy de Maupassant


Cô là một thiếu nữ xinh đẹp, dáng dấp đài các, cao sang, nhưng trớ trêu thay định mệnh lại chọn cho cô vào một gia đình công chức tầm thường. Không của hồi môn, thì làm sao có duyên cơ gặp gỡ đàn ông giàu có, danh giá, để được tìm hiểu, yêu đương rồi đi tới hôn nhân? Thế nên cô chấp nhận về làm vợ của một anh lục sự “thường thường bậc trung” tại bộ thông tin. 
Tài chính không cho phép cô ăn diện, và cô lấy làm phiền lòng vô cùng, như thể mình từ một địa vị cao rơi xuống. 
Dung nhan diễm lệ, dáng dấp kiêu sa, chẳng là những yếu tố khắc phục thứ bậc, tầng lớp mà số phận đã an bài? 
Tài năng thiên phú, bản năng nhận thức, một đầu óc thích nghi có phải là đẳng cấp duy nhất?

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Thôi chào nhé... - S. A. Yesenin


(Thơ tuyệt mệnh)

S. A. Yesenin

Thôi chào nhé, bạn ơi, chào nhé!
Bạn thân yêu, tôi mang bạn giữa lòng
Cuộc chia ly tự bao giờ định sẵn
Hẹn một ngày tái ngộ chờ mong.

Thôi chào nhé, không một lời bịn rịn

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Nhà tôi - thơ Nguyễn Bính


Nhà tôi có một vườn dâu
Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần
Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm
Em tôi là gái mười lăm
Quét sân, chạy chợ, chăn tằm. ươm tơ…
Thày tôi dạy học chữ nho